Đồ án Thiết kế Cần trục sennebogen 640m-K2

Lời đầu tiên tôi muốn nói là một lời tri ân. Cho tôi gởi tới gia đình, thầy cô, bạn bè một lời cảm ơn chân thành nhất!

Trong suốt thời gian qua tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm của gia đình, sự dạy bảo tận tình của thầy cô và những sự động viên chia sẻ của bạn bè Đó là nền tản để tôi hoàn thành tốt khóa học tại trường, để rồi cuối khóa tôi có được cái vinh dự được nhận đồ án tốt nghiệp. Tôi thật vui nhưng trong lòng cũng đầy sự lo lắng. Lo lắng vì sự hạn chế nhiều mặt của bản thân; kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm không có được nhiều, quan hệ xã hội còn non nớt Nhưng bù lại, tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô, các bạn và các cô chú tại nơi thực tập tốt nghiệp. Đặc biệt là sự hướng dẫn của thầy Thái Bá Đức, kho kiến thức của thầy thật quý báu. Chính điều đó đã giúp tôi hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Và do sự hạn chế của bản thân tôi nên chắc chắn rằng trong đồ án này vẫn còn nhiều sai sót. Nhưng tất cả những gì tôi đã làm là sự cố gắng hết mình. Tôi rất mong nhận được ý kiến của các thầy cô, góp ý của các bạn để tôi hoàn thiện mình hơn.

Xin chúc mọi người sức khỏe và hạnh phúc!

Tôi xin chân thành cảm ơn!

 

doc181 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1353 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đồ án Thiết kế Cần trục sennebogen 640m-K2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu. Lời đầu tiên tôi muốn nói là một lời tri ân. Cho tôi gởi tới gia đình, thầy cô, bạn bè một lời cảm ơn chân thành nhất! Trong suốt thời gian qua tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm của gia đình, sự dạy bảo tận tình của thầy cô và những sự động viên chia sẻ của bạn bè…Đó là nền tản để tôi hoàn thành tốt khóa học tại trường, để rồi cuối khóa tôi có được cái vinh dự được nhận đồ án tốt nghiệp. Tôi thật vui nhưng trong lòng cũng đầy sự lo lắng. Lo lắng vì sự hạn chế nhiều mặt của bản thân; kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm không có được nhiều, quan hệ xã hội còn non nớt…Nhưng bù lại, tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô, các bạn và các cô chú tại nơi thực tập tốt nghiệp. Đặc biệt là sự hướng dẫn của thầy Thái Bá Đức, kho kiến thức của thầy thật quý báu. Chính điều đó đã giúp tôi hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Và do sự hạn chế của bản thân tôi nên chắc chắn rằng trong đồ án này vẫn còn nhiều sai sót. Nhưng tất cả những gì tôi đã làm là sự cố gắng hết mình. Tôi rất mong nhận được ý kiến của các thầy cô, góp ý của các bạn…để tôi hoàn thiện mình hơn. Xin chúc mọi người sức khỏe và hạnh phúc! Tôi xin chân thành cảm ơn! Người viết: Trương Vũ An. MỤC LỤC. Mục trang Phần 1: GIỚI THIỆU VỀ NƠI THỰC TẬP TỐT NGHIỆP. 4 Phần 2: GIỚI THIỆU VỀ CẦN TRỤC SENNEBOGEN 640M-K2. 6 Chương 1: Giới thiệu chung 6 Chương 2: Giới thiệu các cơ cấu của cần trục. 8 2.1: Cơ cấu nâng. 8 2.2: Cơ cấu nâng hạ cần. 9 2.3: Cơ cấu quay. 10 2.4: Cơ cấu chân chống. 11 Chương 3: Sơ đồ truyền động cần trục Sennebogen 640 M-K2. 11 Phần 3: KIỂM NGHIỆM CÁC BỘ PHẬN CỦA CẦN TRỤC SENNEBOGEN 640 M-K2. 12 Chương 1: Kiểm nghiệm cơ cấu nâng. 12 1.1: Xác định các thông số kỹ thuật của cơ cấu nâng. 12 1.1.1: Xác định sơ đồ mắc cáp và bội suất của hệ pa lăng. 12 1.1.2: Xác định các thông số kỹ thuật của cáp. 13 1.1.3: Xác định các thông số kỹ thuật của puly. 14 1.1.4: Xác định các thông số kỹ thuật của móc treo. 15 1.1.5: Xác định các thông số của cụm móc treo. 16 1.1.6: Xác định các thông số kỹ thuật của tang. 17 1.1.7: Xác định các thông số của hộp giảm tốc. 17 1.1.8: Xác định các thông số kỹ thuật của động cơ. 18 1.1.9: Xác định các thông số kỹ thuật của bơm. 19 1.1.10: Xác định các thông số kỹ thuật của động cơ. 19 1.1.11. Khớp nối và phanh. 20 1.2.Tínhtoán kiểm nghiệm. 20 a. Động cơ đốt trong. 20 b. Khả năng nâng hạ. 20 c. Kiểm tra cáp. 21 d. Vận tốc nâng. 21 e. Chiều cao nâng. 22 f. Kiểm tra tang. 22 g. Kiểm tra puly. 23 h. Kiểm tra móc treo và cụm móc treo. 23 i. Kiểm tra công suất của động cơ thủy lực. 24 k. Khớp nối. 24 m. Tính toán các giá trị tại vị trí kẹp cáp trên tang. 25 n. Tính toán các giá trị cần thiết của phanh. 25 Chương 2: Kiểm nghiệm cơ cấu quay. 26 2.1: Xác định các thông số kỹ thuật của động cơ 26 2.2. Xác định các thông số của bộ truyền. 27 2.3. Tính toán kiểm nghiệm vận tốc quay. 27 2.4. Kiểm tra công suất động cơ. 28 Chương 3: Kiểm nghiệm cơ cấu thay đổi tầm với. 29 3.1. Xác định các thông số kỹ thuật của xy lanh thủy lực. 29 3.2. Xác định các thông số kỹ thuật của bơm thủy lực. 29 3.3. Tính toán kiểm nghiệm. 29 Chương 4: Tính toán kiểm nghiệm kết cấu thép hệ cần của cần trục sennebogen 640 m-k2. 31 4.1. Giới thiệu về kết cấu thép. 31 4.2. Cách lắp ghép cần khi khai thác. 34 4.3. Mối quan hệ giữa chiều dài cần với các thông số khác. 34 4.4: Các trường hợp tải trọng và tổ hợp tải trọng. 35 4.5. Tính toán cho tổ hợp IIa. 37 4.6. Tính toán cho tổ hợp IIb. 79 4.7. Tính toán cho tổ hợp IIc. 112 4.8. Xác định nội lực lớn nhất của thanh biên và thanh bụng. 145 4.9. Kiểm tra tình hình chịu lực của các thanh. 146 Phần 4: THIẾT LẬP HỒ SƠ KỸ THUẬT. 147 Phần 5: LẬP QUY TRÌNH DI DỜI CẦN TRỤC SENNEBOGEN 640 M-K2 TỪ CẢNG SÀI GÒN ĐẾN CẢNG QUỐC TẾ DUNG QUẤT. 157 5.1. Yêu cầu vận chuyển cần trục. 157 5.2. Các vấn đề cần quan tâm trong quá trình vận chuyển cần trục Sennebogen 640 M-K2. 157 5.3. Lựa chọn phương án vận chuyển. 161 5.4. Quy trình vận chuyển. 163 5.6. Các công việc tại cảng Dung Quất. 177 Phần 6: QUY TRÌNH THỬ TẢI CẦN TRỤC SENNEBOGEN 640 M-K2. 177 6.1. Thử tải tĩnh. 177 6.2. Thử tải động. 178 PHẦN 1. GIỚI THIỆU VỀ NƠI THỰC TẬP TỐT NGHIỆP. - Khu kinh tế Dung Quất nằm trên địa bàn huyện Bình Sơn - tỉnh Quảng Ngãi.  + Cách Thủ đơ Hà Nội 880km về hướng Nam.  + Cách thành phố Hồ Chí Minh 870km về hướng Bắc.  + Cách thành phố Đà Nẵng 100km và nằm kề với sân bay Chu Lai (tỉnh Quảng Nam).  Dung Quất nằm ở một vị trí địa lý thuận lợi về giao thơng đường bộ, hàng hải cũng như hàng khơng. Nằm bên Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc - Nam, Quốc lộ 24 nối với các tỉnh Tây Nguyên và các nước thuộc Tiểu vùng sơng Mê Kơng (một trong 5 tuyến đường ngang của hệ thống đường xuyên Á chạy qua Việt Nam: tuyến Dung Quất - Ngọc Hồi - Paksé - Upon). Vịnh Dung Quất cĩ lợi thế để phát triển cảng biển và các ngành kinh tế gắn với cảng. Vịnh Dung Quất cĩ diện tích mặt nước hữu ích trên 4 km2, cĩ độ sâu trung bình 10 đến 19m, nằm sát các tuyến hàng hải quan trọng nhất như: Cách tuyến hàng hải quốc tế 90km, cách các tuyến vận tải nội thuỷ khoảng 30km và là nơi hội tụ đủ các điều kiện, để hình thành cảng biển nước sâu và đa chức năng gồm: Cảng chuyên dùng dầu khí và cảng chuyên dụng cho các ngành cơng nghiệp nặng (Cảng tổng hợp và cảng trung chuyển quốc tế). Vịnh này cũng là nơi thuận lợi để hình thành Khu bảo thuế và các ngành dịch vụ cảng biển. Đây là một trong những yếu tố cĩ ý nghĩa quyết định để mở cửa thu hút các nhà đầu tư đến với Khu Kinh tế Dung Quất. Trong thời gian tới, cảng nước sâu Dung Quất được quy hoạch phát triển theo mục tiêu đầu tư và khai thác, gắn với ngành cơng nghiệp và dịch vụ hậu cần cảng. Trước mắt, tập trung mọi nguồn lực để hồn thành việc đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác bến cảng tổng hợp số 1 và số 2, bảo đảm yêu cầu cho tàu cĩ trọng tải trên 30.000 DWT cập cảng; hình thành các tuyến container nội địa và quốc tế. Mở rộng bến cảng số 1 và xây dựng 10 bến cảng dầu khí, phục vụ cho quá trình xây dựng và hoạt động của Nhà máy lọc dầu và các ngành xăng dầu, hố chất. Hình thành cảng chuyên dùng cho các nhà máy cơng nghiệp nặng đầu tư sản xuất - kinh doanh và cảng trung chuyển container quốc tế gắn với quá trình hình thành, xây dựng Khu bảo thuế. Đầu tư, phát triển Khu Bảo thuế và khu dịch vụ hậu cần cảng Dung Quất (khoảng 200-250 ha) và Khu Bảo thuế gắn với phía Nam sân bay Chu Lai (khoảng 200 ha). Mục tiêu và nhiệm vụ phát triển cảng nước sâu Dung Quất nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu phát triển của Khu kinh tế Dung Quất trong giai đoạn tăng tốc đầu tư cịn nhiều thách thức đang chờ phía trước. Một trong những nhiệm vụ cấp bách cĩ tính đột phá mà Ban quản lý Khu Kinh tế Dung Quất đang tập trung giải quyết đĩ là huy động các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng Khu kinh tế đáp ứng tình hình mới như: Đẩy mạnh phát triển cảng nước sâu, xây dựng kè chắn cát, hình thành Liên hợp đĩng và sửa chữa tàu biển, thúc đẩy những dự án đầu tư xây dựng các bến cảng tổng hợp. Trong "Quy hoạch phát triển Khu Kinh tế Dung Quất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020". Cảng nước sâu Dung Quất được xác định là nhân tố quan trọng cho sự vươn lên của Khu kinh tế. Đến năm 2008, cảng nước sâu Dung Quất sẽ đĩng vai trị chính trong việc đem lại nguồn thu cho tỉnh Quảng Ngãi thơng qua các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hố qua cảng và là động lực cho sự phát triển của Khu Kinh tế Dung Quất gắn với các lĩnh vực cơng nghiệp. Cho đến thời điểm này, hệ thống cơ sở hạ tầng KCN Dung Quất tương đối hồn chỉnh. Các tuyến giao thơng trục chính đến cảng Dung Quất, thành phố Vạn Tường, nối Quốc lộ 1A, các tuyến phụ đến các nhà máy đã được thơng suốt. Trong giai đoạn 2004 - 2006, Đường Cao tốc Quảng Ngãi - Đà Nẵng và tuyến Dung Quất - Trà Bồng - Trà My - Tắc Pơ - Đắc Tơ (nối với đường Hồ Chí Minh), tuyến đường sắt nối Đường sắt xuyên Việt với Cảng Dung Quất và các Phân KCN sẽ được khởi cơng xây dựng tạo điều kiện giao thơng thơng suốt nối Dung Quất với các tỉnh trong khu vực. Ngồi ra các cơng trình điện, nước, bưu chính viễn thơng, trường đào tạo nghề, bệnh viện quốc tế, trạm quan trắc mơi trường, các khu du lịch dịch vụ…đã và đang được xây dựng để phục vụ yêu cầu của KCN. Cĩ cảng nước sâu Dung Quất, cách tuyến nội hải 30 km và cách tuyến hàng hải quốc tế 90 km. Về mặt địa lý, Dung Quất cĩ thể được xem là vị trí trung tâm điểm của Việt Nam và của Đơng Nam Cảng Dung Quất: với diện tích 1.158ha gồm 458 ha mặt nước hữu ích, 421 ha mặt bằng và kho bãi, độ sâu -19m cĩ thể tiếp nhận tàu hàng đến 3 vạn tấn, cĩ chức năng là cảng nước sâu đa chức năng gồm nhiều khu cảng như: cảng dầu khí, cảng tổng hợp, cảng chuyên dụng, cảng conterner. Cảng tổng hợp Dung Quất được xây dựng tại xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn thuộc (KKT) Dung Quất với diện tích trên 116.000m2, trong đĩ diện tích mặt nước chiếm 2/3 với tổng vốn đầu tư cho cơng trình lên tới trên 575 tỉ đồng. Giai đoạn 1 sẽ được triển khai thi cơng và đưa vào hoạt động từ quý 1/2007. Khi bến số 1 Cảng tổng hợp Dung Quất hồn thành sẽ đáp ứng cho tàu cĩ trọng tải 30.000DWT cập cảng xuất nhập khẩu hàng hố cho KKT Dung Quất và miền Trung. PHẦN 2: GIỚI THIỆU VỀ CẦN TRỤC SENNEBOGEN 640 M-K2. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG. Cần trục Sennebogen 640 M-K2 là loại cần trục tựï hành bánh lốp do Đức sản xuất. Nó được dùng nhiều trong các bến cảng, công trường để phục vụ cho việc xếp dỡ hàng hóa. Cần trục hoạt động theo nguyên lý Diesel-Thủy lực. Nguồn động lực chính của cần trục là một động cơ diesel. Động cơ này có nhiệm vụ tạo ra nguồn động lực dẫn động để dẫn động các bơm thủy lực và máy phát điện. Khi các bơm thủy lực quay sẽ truyền cho dầu thủy lực một nguồn năng lượng cần thiết. Dầu thủy lực có áp suất cao này sẽ được phân phối đến các cơ cấu của cần trục thông qua hệ thống các ống dẫn, các van và các bộ phận điều khiển. Các bộ phận điều khiển này có chức năng đóng mở hoặc thay đổi chiều chuyển động của các cơ cấu trên xe như: cơ cấu nâng hạ, cơ cấu thay đổi tầm với, cơ cấu quay, cơ cấu chân chống và hệ thống di chuyển của xe. Còn máy phát điện có nhiệm vụ tạo ra một nguồn điện cần thiết để cung cấp cho các thiết bị trên xe như: đèn chiếu sáng, đèn báo hiệu, còi báo động, hệ thống chỉ thị, hệ thống điều khiển, hệ thống an toàn, hệ thống thông gió… Cần trục Sennebogen 640 M-K2 là loại cần trục bánh lốp nên có tính cơ động rất cao. Với hệ thống truyền động thủy lực nên kích thước của các cơ cấu được giảm đi rõ rệt so với các loại cần trục có hệ thống truyền động khác. Việc truyền động rất êm và dể dàng điều khiển. Bên cạnh đó, hệ cần được thiết kế với kích thước nhỏ gọn, có thể lắp thêm các đoạn cần với mục đích tăng tầm với cho cần trục để đáp ứng yêu cầu làm hàng. Đặc biệt, cần trục được trang bị một hệ thống an toàn rất hiện đại và ưu việt. Ngoài thiết bị hạn chế hành trình nâng móc, thiết bị hạn chế việc nhả cáp quá nhiều, thiết bị hạn chế góc nâng cần, cần trục còn được lắp đặt một thiết bị an toàn cao cấp – hệ thống LMB. Hệ thống này có chức năng cảm nhận chiều dài cần, góc nghiêng cần, độ nghiêng của cần trục, tải trọng nâng. Các dữ liệu này được truyền đến hệ thống máy tính để phân tích, tính toán và so sánh. Nếu các dữ liệu thu nhận vào phù hợp với tiêu chuẩn, khả năng của cần trục thì công việc đó mới được thực hiện. Ngược lại, hệ thống LMB không cho phép thực hiện và hiển thị thông báo cho người điều khiển biết. Vì vậy mà trong khai thác cần trục làm việc rất an toàn, hạn chế được những tai nạn lao động do người dùng thiếu hiểu biết. Do những đặc điểm đó mà cần trục Sennebogen 640 M-K2 được người dùng khá ưa chuộng và được sử dụng ngày càng nhiều. Kết cấu chung của cần trục như sau: Hình 1.1: cần trục bánh lốp Sennebogen 640 M-K2. 1- Gầm xe; 2 – Đối trọng; 3 - Phần trên xe với: động cơ phát động, hệ thống điện, hệ thống thủy lực, bình nhiên liệu, bình dầu thủy lực…; 4 – Xy lanh thủy lực nâng hạ cần; 5 - Thiết bị chống giật ngược; 6 – Cáp nâng vật; 7 – Cáp nâng cần; 8- Hệ cần; 9 – Cụm móc treo; 10 – Cụm puly đầu cần; 11 – Buồng lái; 12 – Chân chống; 13- Hộp số; 14 – Bánh xe; 15 – Vành răng của cơ cấu quay. CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÁC CƠ CẤU CỦA CẦN TRỤC. 2.1: Cơ cấu nâng. Cơ cấu nâng của cần trục Sennebogen 640 M-K2 được mô tả bằng hình vẽ sau: Hình 2.1: Cơ cấu nâng của cần trục Sennebogen 640 M-K2. 1 – Gối đỡ trục tang; 2 – Tang cuốn cáp; 3 – Khớp nối; 4 – Động cơ thủy lực có bố trí phanh; 5 – Truc tang; 6 – Giá đỡ; Động cơ thủy lực (7) được nối với trục tang (5) qua khớp răng (6). Phanh của hệ thống (10) là phanh thủy lực được bắt trên trục (9) của động cơ. Hộp giảm tốc của cơ cấu là bộ giảm tốc hành tinh được bố trí nằm phía trong lòng tang (2). Sơ đồ động của cơ cấu như sau: Hình 2.2: Sơ đồ động cơ cấu nâng. 1 – Phanh thủy lực; 2- Động cơ thủy lực; 3 – Khớp nối; 4 – Bộ giảm tốc hành tinh; 5 – Vỏ tang; 6- Trục tang; 7 – Trục động cơ. 2.2: Cơ cấu nâng hạ cần. Cơ cấu nâng hạ cần của cần trục Sennebogen 640 M-K2 có chức năng thay đổi tầm với của cần trục bằng cách thay đổi góc nghiêng của cần. Dầu thủy lực từ bơm phân phối chảy đến xy lanh thủy lực nâng hạ cần qua van điều khiển và các van đặc dụng để tạo ra chuyển động của xy lanh, do vậy cần được nâng lên hoặc hạ xuống tùy theo yêu cầu khai thác. Cơ cấu này được mô tả bằng hình vẽ sau: Hình 2.3: Cơ cấu thay đổi tầm với của cần trục Sennebogen 640 M-K2. 1 - Khớp bản lề; 2 – Giá nâng hạ cần; 3 – Khớp bản lề lắp thanh chống lật; 4 – Thanh giằng; 5 – Cáp nâng hạ cần; 6 – Khớp bản lề đầu cần piston; 7 – Cần piston; 8 – Vỏ xy lanh; 9 – Khớp bản lề. Sơ đồ động như sau: Hình 2.4: Sơ đồ động cơ cấu thay đổi tầm với. 1- Hệ cần; 2- Cáp dằn cần; 3- Xy lanh thủy lực; 4- Thanh dằn; 5- Khớp bản lề. 2.3: Cơ cấu quay: Cơ cấu quay của cần trục Sennebogen 640 M-M2 được mô tả bằng hình vẽ sau: Hình 2.5: Cơ cấu quay của cần trục Sennebogen 640 M-K2. 1 – Động cơ piston ro to hướng trục; 2 – Hộp giảm tốc hành tinh; 3 – Bánh răng; Cơ cấu quay của cần trục Sennebogen 640 M-K2 gồm có hai bộ truyền động đặt lệch nhau 1800 trên mặt phẳng vành răng (5). Nguyên lý hoạt động của nó như sau: Động cơ (1) quay sẽ truyền chuyển động qua hộp giảm tốc hành tinh (2) rồi truyền tới bánh răng (3). Vì bánh răng (3) ăn khớp với bánh vành răng (4) được cố định trên máy nên khi bánh răng (3) quay sẽ làm cho cả khối gồm: bánh răng (3), hộp giảm tốc hành tinh (2), động cơ thủy lực (1) quay quanh trục vành răng. Bánh răng (3) vừa quay quanh trục của nó vừa quay quanh trục của vành răng. Sơ đồ động cơ cấu quay của cần trục Sennebogen được mô tả như sau: Hình 2.6: Sơ đồ động cơ cấu quay cần trục Sennebogen 640 M-K2. 1 –Phanh thủy lực; 2 –Hộp giảm tốc hành tinh; 3–Bánh răng; 4–Vành răng; 5–Động cơ thủy lực. 2.4: Cơ cấu chân chống. Cơ cấu chân chống của cần trục Sennebogen 640 M-M2 được mô tả bằng hình vẽ sau: Hình 2.7: Cơ cấu chân chống. 1 – Xy lanh thủy lực; 2 – Tấm đệm; 3 – Dầm ngoài; 4 – Xy lanh thủy lực; 5 – Dầm trong. Cơ cấu chân chống có chức năng tăng độ ổn định cho cần trục. Piston của xy lanh thủy lực (4) được đẩy xuống phía dưới khi cần trục làm việc. Cả 4 xy lanh thủy lực này được điều khiển cùng một lúc hoặc điều khiển từng cái một để điều chỉnh cho cần trục đứng cân bằng. Còn xy lanh thủy lực (2) có nhiệm vụ đẩy dầm (5) ra ngoài hoặc kéo vào trong. Bằng sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ cấu, cần trục Sennebogen 640 M-K2 đáp ứng đầy đủ các yêu cầu làm hàng. CHƯƠNG 3: SƠ ĐỒ TRUYỀN ĐỘNG CẦN TRỤC SENNEBOGEN 640 M-K2. Cần trục Sennebogen 640 M-K2 là loại cần trục bánh lốp, truyền động điesel – thủy lực. Sơ đồ truyền động như sau: Hình 3.1: Sơ đồ truyền động của cần trục Sennebogen 640 M-K2. 1 – Động cơ đốt trong; 2 – Biến tốc thủy lực; 3, 4 – Bơm; 5 – Máy phát điện; 6 – Cơ cấu chân chống; 7- Cơ cấu co dãn chân chống; 8 - Cơ cấu thay đổi tầm với; 9 – Cơ cấu quay; 10 – Cơ cấu di chuyển xe; 11 – Cơ cấu nâng chính; 12 – Cơ cấu nâng phụ. Trên sơ đồ truyền động ta thấy: Động cơ điesel có nhiệm vụ dẫn động cho hai bơm thủy lực và máy phát điện. Bơm thủy lực tạo ra dòng chất lỏng có áp suất và phân phối cho các cơ cấu. PHẦN 3: KIỂM NGHIỆM CÁC BỘ PHẬN CỦA CẦN TRỤC SENNEBOGEN 640 M-K2. CHƯƠNG 1: KIỂM NGHIỆM CƠ CẤU NÂNG. Cơ cấu nâng của cần trục Sennebogen 640 M-K2 được dùng để nâng hạ hàng theo phương thẳng đứng. Hình dạng, kết cấu và sơ đồ động của cơ cấu nâng đã được trình bày ở phần 1. 1.1: Xác định các thông số kỹ thuật của cơ cấu nâng. 1.1.1: Xác định sơ đồ mắc cáp và bội suất của hệ pa lăng. Cơ cấu nâng của cần trục Sennebogen 640 M-K2 có sơ đồ mắc cáp như sau: Hình 1.1: Sơ đồ mắc cáp. 1 – Tang cuốn cáp; 2 – Cáp nâng; 3 – Cụm puly đầu cần; 4 – Puly chuyển hướng cáp; 5 – Cụm puly dưới móc câu. - Số lượng puly đầu cần: 2 puly. - Số lượng puly ở cụm móc treo: 2 puly. - Số lượng puly chuyển hướng: 1 puly. - Số nhánh cáp treo vật: 4 nhánh. - Số nhánh cáp đi vào tang: 1 nhánh. Bội suất của pa lăng được xác định như sau: a = (1.7) [1]. Trong đó: + m – số nhánh cáp treo vật. + k – số nhánh cáp đi vào tang. Do đó: a = = 4. 1.1.2: Xác định các thông số kỹ thuật của cáp. Cáp thép là một chi tiết quan trọng, nó được dùng hầu hết ở các loại máy nâng. Cấu tạo của cáp như sau: Hình 1.2: Mặt cắt cáp nâng hàng. 1 – Lỏi cáp; 2 – Dánh cáp. - Đường kính cáp: D = 22 mm. - Lực kéo đứt cáp: 58,2 T. ( theo DIN 15 020) - Vật liệu làm lỏi: đay. - Số dánh cáp: 6 dánh. - Số sợi thép trên một dánh: 19 sợi. Khi chọn cáp thép, ta thường chọn theo điều kiện sau: Smax.n ≤ Sđ (1.1) [1]. Trong đó: + Smax – lực căng cáp lớn nhất trong quá trình làm việc không kể đến các tải trọng động. + n – hệ số an toàn bền của cáp. + Sđ – tải trọng phá hủy cáp (do nhà chế tạo xác định). 1.1.3: Xác định các thông số kỹ thuật của puly. Trong máy nâng puly được dùng để thay đổi lực căng cáp hoặc thay đổi lực căng cáp. Hình dạng puly được mô tả như sau: Hình 1.3: Puly. Các thông số kỹ thuật đo đạc được như sau: + Đường kính puly tính đến tâm lớp cáp: D = 398 mm. + Góc giữa hai thành bên puly: 2µ = 600 + Chiều cao thành puly: h = 36 mm. + Bán kính cung tròn đáy puly: r = 12,5 mm. + Đường kính tính đến đáy puly: Dp = 376 mm. 1.4: Xác định các thông số kỹ thuật của móc treo. Móc treo là dụng cụ mang hàng thông dụng nhất. Nó có hình dạng như sau: Hình 1.4: Móc treo. Các thông số kỹ thuật xác định được: + Loại móc treo: đơn. + Đường kính vòng trong của móc: D = 45 (mm). + Chiều rộng miệng móc: a = 35 (mm). 1.5: Xác định các thông số của cụm móc treo. Cấu tạo cụm móc treo được mô tả như hình vẽ sau. Hình 1.5: Cụm puly treo móc. Móc; 2 – Trục treo móc; 3 – Thanh treo; 4 – Tấm chắn; 5 – trục puly; 6 – Puly. Số lượng các chi tiết quan sát được: + Số puly: 2 puly. + Số móc: 1 móc. + Số trục: 2 trục (1 trục treo móc và 1 trục treo puly). + Số ổ đỡ trục: 4 ổ đỡ. Tải trọng nâng được ghi trên móc: 40T. Trọng lượng cụm móc treo: 400 Kg. 1.6: Xác định các thông số kỹ thuật của tang. Tang là chi tiết dùng để cuốn cáp, biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến của hàng, truyền lực dẫn động tới cáp và các bộ phận khác. Cấu tạo của tang được mô tả bằng hình vẽ sau: Hình 1.6: Tang cuốn cáp. Thành tang; 2 – Vỏ tang; 3 –Trục tang quay; 4 – Truc tang cố định. Các kích thước chính của tang: + Chiều dài tang: Lt = 700 mm. + Đường kính tang: Dt = 400 mm. + Đường kính tính đến tâm lớp cáp thứ nhất: D1 = 422 mm. + Đường kính thành tang: D = 600 mm. + Chiều dày vỏ tang: b = 24 mm. + Chiều dày thành tang: 24 mm. 1.7: Xác định các thông số của hộp giảm tốc: Hộp giảm tốc có chức năng giảm tốc độ quay, tăng momen xoắn từ đầu vào đến đầu ra của nó. Sơ đồ động của hộp giảm tốc như sau: Hình 1.7: Sơ đồ động của hộp giảm tốc. 1 – Trục vào; 2 – Vành răng; 3, 6 – Bánh răng hành tinh; 4 – Vỏ hộp giảm tốc; 5 – Cần; 7 – Bánh răng; 8 – Trục cố định. Thông số kỹ thuật: + Nhà sản xuất: Sennebogen. + Xuất xứ: Đức + Mã sản phẩm: GBS420V. + Loại hộp giảm tốc: vi sai hai cấp. + Tỉ số truyền: 78,5 Nhận xét: hộp giảm tốc cơ cấu nâng có kích thước nhỏ gọn, kết cấu chắc chắn, được đặt trong lòng tang nên cơ cấu nâng có kích thước không lớn lắm, tiết kiệm không gian trên sàn máy. 1.8: Xác định các thông số kỹ thuật của động cơ. Trong cần trục Sennebogen 640 M-K2, động cơ diesel là nguồn động lực chính. Các thông số kỹ thuật: + Hãng sản xuất: CAT. + Kiểu động cơ: 3306 DITA. + Loại: 6 xylanh, 4 thì. + Bộ làm nguội: nước. + Công suất cực đại theo ISO 9249/ tốc độ quay: 222kW/ 2200 vòng/phút. + Dung tích xylanh: 8,270cc. + Momen xoắn cực đại/ tốc độ: 1.112Nm/ 1400 vòng/ phút. + Đường kính x hành trình piston: 114 x 135. + Độ nghiêng cho phép của động cơ (đây là độ nghiêng cho phép của động cơ phát động, không phải là độ nghiêng cho phép của xe: Trái: 300 , (ngắn hạn, khoảng 5 phút: 450). Phải: 300 , (ngắn hạn, khoảng 5 phút: 450). Trước: 300 , (ngắn hạn, khoảng 5 phút: 450). Sau: 300 , (ngắn hạn, khoảng 5 phút: 450). + Hệ thống điện phát hành: 24V; 2x143Ah. Nhận xét: động cơ điesel là một bộ phận quan trọng của cần trục. Nếu công suất của động cơ giảm sẽ ảnh hưởng nhiều đến tốc độ nâng hạ hàng, cũng như khả năng của các hệ thống khác. Do vậy mà động cơ diesel phải luôn được bảo dưỡng và theo dõi thường xuyên. Trong trường hợp công suất động cơ nhỏ hơn 90% (sau một thời gian khai thác) so với công suất định mức ban đầu thì ta phải tiến hành sửa chữa lại động cơ. Qua khảo sát thực tế ta thấy: động cơ diesel của cần trục đã được tháo ra khỏi xe để tiến hành sữa chữa. Một yêu cầu đặt ra là sau khi sữa chữa là động cơ phải đạt trên 90% công suất thì động cơ đó mới được đưa vào sử dụng. Theo số liệu thu thập được, ở phòng kỹ thuật của cảng Nhà Rồng thì: + Công suất thực tế còn lại lớn nhất của động cơ: 213,12 kW, còn 96%. + Số vòng quay cực đại: 2108 vòng/phút. + Momen ứng với số vòng quay cực đại: 965,4 Nm. 1.9: Xác định các thông số kỹ thuật của bơm. Trong hệ thống truyền động, bơm thủy lực có chức năng tạo ra một dòng chất lỏng áp suất cao để cung cấp cho các cơ cấu chấp hành.Trong cần trục Sennebogen 640 M-K2, bơm thủy lực được dùng là loại bơm piston roto hướng trục loại đĩa nghiêng, có các thông số kỹ thuật sau: + Loại bơm: piston roto hướng trục, loại đĩa nghiêng. + Đặc điểm: điều chỉnh lưu lượng kiểu A10VSO. + Nhãn hiệu: Rexroth. + Xuất xứ: Đức. + Mã số sản phẩm: G-340-3565. + Lưu lượng: max 210 lít/ phút. + Số vòng quay: max 1024 vòng/ phút. + Aùp suất: max 330 bar. + Số piston: 9 piston. Đặc điểm của bơm là thay đổi lưu lượng dễ dàng, thuận tiện cho vệc điều khiển tự động công suất theo phụ tải, được

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclv.doc
  • bakCCQUAY.bak
  • dwgCCQUAY.dwg
  • bakcocaunang.bak
  • dwgcocaunang.dwg
  • bakket cau thep.bak
  • dwgket cau thep.dwg
  • docly lichsennebogen.doc
  • docmucluc.doc
  • dwgquytrinhlapdung.dwg
  • dwgSDTD.dwg
  • baksodothuyluc.bak
  • dwgsodothuyluc.dwg
  • bakTONGTHE.bak
  • dwgTONGTHE.dwg
  • dwgvan chuyen.dwg
Tài liệu liên quan