Lạng Sơn nơi địa đầu tổ quốc, là đầu mối giao thông quan trọng giữa quốc lộ 1A, 1B, 4A và 4B nối với thủ đô Hà Nội,đi các vùng cảng biển Quảng Ninh, đi Thái Nguyên, Cao Bằng và gần với các cửa khẩu Quốc tế và Quốc gia.
Hiện nay tình hình kinh tế – xã hội của nước ta ngày càng phát triển và từ khi quan hệ biên gới Việt- Trung được khai thông trở lại việc thông thương giữa nước ta với Trung Quốc diễn ra khá sôi động cả đường bộ lẫn đường sắt. Lạng Sơn thực sự là đầu mối giao lưu thông thương quan trọng giữa nước ta và Trung Quốc.
Dân số tỉnh Lạng Sơn ngày càng tăng nhanh, nhu cầu xây dựng ngày càng cao, lưu lượng giao thông tăng nhanh; để phù hợp với tình hình phát triển cần sớm đưa thị xã Lạng Sơn phát tiển lên tầm hiện đại- xứng đáng là một tỉnh biên giới cửa ngõ của cả nước.
Vậy việc quy hoạch giao thông Thị xã Lạng Sơn là rất cần thiết.
50 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1410 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đồ án Quy hoạch giao thông thị xã lạng sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỔNG HỢP
QUY HOẠCH GIAO THÔNG THỊ XÃ LẠNG SƠN.
PHẦN I QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG
A. GIỚI THIỆU CHUNG
I. Sự cần thiết hình thành thị xã Lạng Sơn:
Lạng Sơn nơi địa đầu tổ quốc, là đầu mối giao thông quan trọng giữa quốc lộ 1A, 1B, 4A và 4B nối với thủ đô Hà Nội,đi các vùng cảng biển Quảng Ninh, đi Thái Nguyên, Cao Bằng và gần với các cửa khẩu Quốc tế và Quốc gia.
Hiện nay tình hình kinh tế – xã hội của nước ta ngày càng phát triển và từ khi quan hệ biên gới Việt- Trung được khai thông trở lại việc thông thương giữa nước ta với Trung Quốc diễn ra khá sôi động cả đường bộ lẫn đường sắt. Lạng Sơn thực sự là đầu mối giao lưu thông thương quan trọng giữa nước ta và Trung Quốc.
Dân số tỉnh Lạng Sơn ngày càng tăng nhanh, nhu cầu xây dựng ngày càng cao, lưu lượng giao thông tăng nhanh; để phù hợp với tình hình phát triển cần sớm đưa thị xã Lạng Sơn phát tiển lên tầm hiện đại- xứng đáng là một tỉnh biên giới cửa ngõ của cả nước.
Vậy việc quy hoạch giao thông Thị xã Lạng Sơn là rất cần thiết.
II. Các căn cứ thiết kế quy hoạch giao thông thị xã Lạng Sơn:
Bản đồ địa hình tỉ lệ 1/10000 do Viện quy hoạch Đô thị- Nông thôn BXD đo vẽ tháng 10/1998.
Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2000-2020.
Đồ án quy hoạch khu kinh tế đô thị Đồng Đăng- Lạng Sơn do Viện quy hoạch Đô thị Nông thôn BXD lập năm 1996.
Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung do Viện quy hoạch Đô thị Nông thôn BXD lập năm 1993.
Báo cáo dự án xây dựng đường cao tốc Hà Nội- Lạng Sơn của bộ giao thông vận tải năm 1994.
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam tập I ban hành theo quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/02/1996 của Bộ xây dựng.
Quy định về lập đồ án quy hoạch xây dựng theo quyết định số 322/BXD/ĐT của bộ trưởng bộ xây dựng.
Và các tài liệu khác.
III.Mục tiêu và nhiệm vụ của đồ án:
1. Mục tiêu:
-Cụ thể hoá đồ án quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Lạng Sơn đã được nhà nước phê duyệt.
-Điều hoà sự phát triển của các bộ phận chức năng trong đô thị và các vùng ảnh hưởng bên ngoài đô thị, nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên, cảnh quan đô thị, bảo tồn các di tích và an toàn cho phát triển của đô thị trong tương lai.
-Nhằm xây dựng thị xã Lạng Sơn thành một đô thị trung tâm kinh tế , chính trị, văn hoá xã hội của tỉnh.
-Đáp ứng yêu cầu đối nội , đối ngoại của khu vực
-Tạo cơ sở để lập luận chứng kinh tế kỹ thuật và cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng theo quy hoạch.
2. Nhiệm vụ:
-Đánh giá tổng hợp các nguồn tiềm năng và động lực phát triển đô thị.
-Dự báo về quy mô dân số, đất đai và xác định các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
-Dựa vào quy hoạch chung , quy hoạch định hướng phát triển không gian đưa ra các phương án quy hoạch giao thông và đưa ra được phương án hợp lý.
-Trên cơ sở phương án chọn phân loại mạng lưới đường giao thông trong thị xã.
-Thiết kế các công trình trong mạng lưới : Ga , Bến xe , Bãi đỗ xe , Nút giao thông.
IV. Điều kiện tự nhiên:
1. Vị trí và ranh giới nghiên cứu:
Thị xã Lạng Sơn nằm giữa bồn địa thuộc máng Trũng kiến tạo từ trung sinh( Cao Bằng- Lạng Sơn- Thất Khê).
Khu vực nghiên cứu quy hoạch thị xã Lạng Sơn có diện tích 1354ha được xác định như sau:
Bắc giáp xã Hoàng Đồng và xã Hợp Thành.
Nam giáp xã Mai Pha.
Đông giáp thị trấn Cao Lộc.
Tây giáp xã Quảng Lạc.
Khu vực nghiên cứu nằm trong phạm vi của 5 phường gồm:
Phường Hoàng Văn Thụ, Vĩnh Trại, Tam Thanh, Đông Kinh, Chi Lăng.
2. Điều kiện địa hình:
Thị xã Lạng Sơn nằm giữa bồn địa thuộc máng trũng kiến tạo từ trung sinh( Cao Bằng, Lạng Sơn- Thất Khê)
Do xảy ra sự hạ thấp rất mạnh, các vùng hồ hình thành, sau đó được lấp đầy trầm tích và tạo thành cánh đồng nằm ở độ cao trung bình +255m- các đồi điệp thạch bao quanh cao chừng +350m- giữa bồn địa Lạng Sơn có địa hình castơ ( động Nhị- Tam Thanh).
Trong bồn địa hình thành các địa hình:
- Đồi thấp bao quanh bồn địa.
- Bãi bồi tích sông có độ cao từ +255m đến +275m còn được bồi đắp tiếp, hiện nay đang là nơi được canh tác lúa nước.
*Phân tích địa hình các khu vực trong thị xã Lạng Sơn:
A/ Khu Chi Lăng: có địa hình bằng phẳng, cao độ nền trung bình +256,80m, chỗ cao nhất đến +258m( rất ít) như khu nhà thờ, khu UBND tỉnh, Tỉnh uỷ, thị uỷ cũ. Chỗ thấp nhất là khu Lò Mổ có cốt nền +255,8m, chủ yếu là dải đất ven sông Kỳ Cùng ở phía Bắc. Độ dốc địa hình hiện tại từ 0.004 đến 0.006. Khu vực phía Tây có độ dốc lớn hơn từ 0.02 đến 0.04. Hướng dốc thuận lợi cho thoát nước và dốc về phía ven sông Kỳ Cùng.
Khu Chi Lăng: nền địa hình có mặt phủ tương đối bằng phẳng, ổn định, mặt đường trải nhựa, sân vườn phần lớn đã được ổn định.
B/ Khu Kỳ Lừa: khu này có địa hình dốc về phía hồ Phai Loạn và về phía Nam. Độ dốc từ 0.005 đến 0.01 chỗ cao nhất là khu đồi phía Bắc khu Kỳ Lừa có độ cao nền từ +260m đến +267.5m.
C/ Khu Đông Kinh:
Về hai phía, phía suối Nao Ly và phía sông Kỳ Cùng.
Dải đất ven suối Nao Ly và ven sông Kỳ Cùng có độ cao nền thấp: +256m đến 257m phía Đông( gần đường sắt) có cao độ nền cao hơn biến thiên từ +258m dến +260m. Địa hình có mái dốc từ Đông sang Tây và từ bắc xuống nam và một phần nghiêng về phía suối Nao Ly.
D/ Khu vực núi Nhị- Tam Thanh: Khu này có nhiều núi đá vôi nên có nhiều hang động Castơ. Địa hình chung quanh thấp, cao độ nền biến thiên trong khoảng +256m đến 257m. Ngoài ra trong khu vực này có nhiều vệt trũng và ao hồ thấp, cao độ nền thường thấp hơn cốt +255.5m.
3. Điều kiện khí hậu:
Do đặc điểm là một vùng máng trũng tương đối rộng có đồ núi thấp bao bọc, là vị trí ở địa đầu phía Bắc nước ta, thị xã Lạng Sơn có đặc điểm khí hậu như sau:
Về mùa đông rất lạnh, tháng giêng nhiệt độ trung bình13,7°C
biến thiên biên nhiệt năm từ 13°C đến 14°C, nhiệt độ thấp nhất là -2°C, mùa đông khô hanh.
Độ ẩm trung bình 76% nhiều năm có xuất hiện sương muối.
Lượng mưa từ tháng 5 đến tháng 9 khoảng 1056mm cả năm là 1400mm.
Bão đến sớm, khoảng tháng 7,8 tốc độ gió lớn nhất là 35m/s.
Mưa đến sớm, mưa thường lớn, xuất hiện vào tháng 7 hàng năm.
Giao nhiệt giữa ngày và đêm mạnh mẽ.
4. Điều kiện thuỷ văn:
Thị xã Lạng Sơn có sông Kỳ Cùng chảy qua. Sông Kỳ Cùng bắt nguồn từ núi Đình Lập, là một vùng núi đá sa thạch, ít giữ nước.
Sông Kỳ Cùng dài 121km( đến thị xã Lạng Sơn, sau đó chảy theo máng trũng Na Sầm, Thất Khê rồi sang Trung Quốc). Đoạn qua thị xã Lạng Sơn sông rộng khoảng 100m, mực nước lòng sông trong giữa hai mùa chênh lệch ít chỉ khi có mưa lớn đột ngột. Nước lũ sông cũng rút rất nhanh.
5. Điều kiện địa chất công trình và địa chất thuỷ văn:
Báo cáo địa chất công trình vùng thị xã Lạng Sơn được thành lập trên cơ sở tổng hợp các số liệu và kết quả thăm dò địa chất công trình của đội khảo sát xây dựng công trình đã thực hiện năm 1990 đến nay.
Sau đây là kết qủa nghiên cứu địa tầng của các khu vực trong thị xã như sau:
a./ Địa tầng khu Chi Lăng:
Khu Chi Lăng có tổng chiều dày các lớp đất trầm tích đệ tứ h=11-21.5m.
b./ Địa tầng khu Đông Kinh:
Khu Đông Kinh có tổng chiều dày các lớp đất trầm tích đệ tứ h= 10.6- 17.1m.
c./ Địa tầng khu Kỳ Lừa:
Khu Kỳ Llừa có tổng chiều dày các lớp đất trầm tích đệ tứ h= 6.5-13.0m.
d./ Địa tầng khu bến Bắc:
Khu bến Bắc có tổng chiều dày các lớp đất trầm tích đệ tứ h=6.0-11.0m.
Đặc điểm địa chất thuỷ văn:
Nước dưới đất thị xã Lạng Sơn chia làm hai loại:
* Nước trầm tích đệ tứ.
* Nước trong đá vôi .
Các hiện tượng địa chất vật lý:
Trong tầng trầm tích đệ tứ tại vùng thị xã Lạng Sơn các hiện tượng địa chất vật lý hiện đại( sụt lở, mương xói, xói ngầm...) không gặp.
Trong đá vôi có hiện tượng Karoter tương đối phát triển ( gặp một số hang hốc nhỏ) nhưng ở thời kỳ già nua và ở độ sâu khá lớn, vì vậy không ảnh hưởng đến công tác thi công xây dựng công trình.
Nhận xét chung:
Qua các số liệu về địa chất công trình thuỷ văn của khu vực dự kiến xây dựng, phát triển thị xã có những nhận xét sau:
1. Cường độ chịu nén của các lớp đất cơ bản là lớp sét pha lớp cát, lớp sạn sỏi đây là các lớp đất có cường độ chịu lực từ 1.8-2kg/cm2 thuận lợi cho xây dựng.
2. Mực nước ngầm ở 4 khu vực đều ổn định ở mức 5-7m không ảnh hưởng đến việc thi công các công trình xây dựng.
3. Trong tầng đá vôi có hiện tượng Castơ, nhưng lớp đá này ở rất sâu và lại ở thời kỳ già nua nên không ảnh hưởng đến việc xây dựng, cho việc lựa chọn phạm vi quy hoạch phát triển thị xã, cũng như việc xác định vị trí cho từng công trìnhphù hợp với yêu cầu bảo vệ của công trình đó.
V. Hiện trạng:
1.Cơ sở kinh tế- kỹ thuật:
a./ Công nghiệp+ TTCN:
Bao gồm các ngành công nghiệp: cơ khí sửa chữa, công nghiệp vật liệu xây dựng , công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến lâm sản với tổng diện tích đất khoảng 28.5Ha. Tổng cán bộ công nhân viên khoảng trên 3500. Giá trị sản xuất toàn ngành đạt khoảng 65.53 tỷ đồng (1998), một số loại sản phẩm chủ yếu, khai thác quặng Boxit 22500 viên, vôi cục 1269 tấn...
Nhìn chung các cơ sở công nghiệp còn nhỏ bé, một số cơ sở sản xuất gặp khó khăn, thua lỗ, dây chuyền công nghệ lạc hậu.
b./ Thương mại + Dịch vụ:
Thương mại dịch vụ là một trong những ngành kinh tế quan trọng. Tổng số hộ kinh doanh lên tới 2740 hộ. Tổng giá trị sản xuất đạt khoảng 35.2 tỷ đồng ( 1998). Tại thị xã hiện nay có nhiều trung tâm thương mại lớn: chợ Đông Kinh, chợ Kỳ Lừa v.v... năm 1998, GDP ngành thương mại , dịch vụ chiếm khoảng 72.06% GDP.
c./ Nông lâm nghiệp:
Ngành sản xuất nông lâm nghiệp hiện vẫn còn giữ vai trò tương đối quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thị xã. Tổng giá trị sản xuất đạt 26.87 tỷ đồng( 1998), trong đó ngành nông nghiệp chiếm 95.17%, ngành lâm nghiệp chiếm 4.12%, ngành thuỷ sản 0.71%, ngành nông lâm ngư nghiệp đã tạo việc làm trên 3500 lao động.
2. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật:
a./ Nhà ở:
Tổng quỹ nhà ở khoảng 716000m2 sân, phần lớn đã xuống cấp, diện tích nhà là nhà liền kề, hai, ba tầng, nhà ở trong các lớp 2,3( ngõ phố, các làng đô thị hoá chủ yếu là nhà vườn. Tổng diện tích đất xây dựng nhà ở khoảng 300Ha.
b./ Công trình công cộng:
Tại khu Chi Lăng đã xây dựng phục hồi được một số cơ quan của tỉnh.
Công trình hành chính chính trị thị xã đóng trên trục đường Lê Lợi.
Công trình dịch vụ công cộng thương nghiệp,chợ... chủ yếu trên trục đường Trần Đăng Ninh.
Các công trình văn hoá đang tiếp tục đang phát triển nhìn chung còn thiếu.
Bệnh viện đa khoa ở phía Tây Bắc sông Kỳ Cùng, bệnh viện y học dân tộc ở phường Chi Lăng nhìn chung mạng lưới y tế đồng bộ.
Trường chuyên nghiệp dạy nghề hiện có 12 trường hầu hết là nhà cấp 3,4 đóng phân tán ở các phường Chi Lăng, Đông Kinh... Trên địa bàn thị xã có một số trường học chuyên nghiệp như: Cao đẳng sư phạm- 1400 học sinh; trung học kinh tế- 600 học sinh; trung học y tế. Ngoài ra còn có các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, trung tâm vi tính, ngoại ngữ.
Cây xanh có vườn hoa Đắc Lắc nhưng bỏ hoang từ lâu. Cây xanh hai bên đường thưa thớt. Chưa có kế hoạch xây dựng công viên cũng như trồng cây bóng mát cải tạo vi khí hậu.
Cảnh quan thị xã nằm trên thung lũng tương đối bằng phẳng, xung quanh là núi đồi, hang động.
Phía tây nam có dãy núi Văn Vi là điểm cao cho khách du lịch ngắm cảnh đẹp của toàn bộ đô thị ,ở chân đèo có Núi Tiên, Chùa Tiên,Giếng Tiên với những cảnh đẹp và truyền thuyết ly kì hấp dẫn.
Phía bắc có quần thể núi- hang động Nhị- Tam Thanh, Hòn Vọng Phu, Thành Nhà Mạc... đã nổi tiếng trong dân gian.
Tại phường Chi Lăng còn có núi Hang Dê, núi Phai Đeo, và đặc biệt ở phường Đông Kinh có núi Cổng Trời( Phai Vệ) là nơi Bác Hồ đã gặp gỡ dồng bào khi bác đến thăm xứ Lạng.
Ngoài cảnh đẹp núi non, thị xã Lạng Sơn còn có dòng sông Kỳ Cùng, suối Nao Ly uón khúc chảy qua.
Sông núi hữu tình- đó là nét độc đáo của thị xã Lạng Sơn.
3. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật:
a./ Hệ thống giao thông:
. Đường bộ:
Quốc lộ 1A chạy qua thị xã đồng thời là trục chính của thị xã dài khoảng 5km mặt đường bê tông nhưạ đã được cải tạo mở rộng lòng đường 10.5km( đường Trần Hưng Đạo) và ( đường Trần Đăng Ninh). Hiện nay dự án đường cao tốc Hà Nội- Đồng Đăng đang được thi công, đoạn đi qua thị xã Lạng Sơn đang ngày càng được hoàn thiện.
Quốc lộ 4B- nối quốc lộ 1A đầu cầu Kỳ Lừa qua ga Lạng Sơn mới đi Quảng Ninh mặt đường tráng nhựa, đoạn trục ga mới cải tạo lòng đường rộng 15m hè mỗi bên 6m đoạn còn lại lòng đường rộng 7m.
Quốc lộ 4A Lạng Sơn Cao Bằng.
Bến xe liên nội tỉnh: tình trạng đỗ xe bừa bãi đón khách rất phổ biến gây ách tắc và cản trở giao thông lớn.Đặc biệt dọc quốc lộ 1A và 4B.
Mạng lưới đường thị xã đã và đang được hình thành tương đối hoàn chỉnh, trong quá trình phát triển tự nhiên chỉ giới xây dựng không rõ ràng. Trong đó đường nhựa chiếm 60% còn lại đường cấp phối cấp đất đá.
Thị xã xây dựng phát triển mạnh hai bên bờ sông Kỳ Cùng nhưng hiện nay chỉ có duy nhất một chiếc cầu nối khu trung tâm hành chính với trung tâm thương mại.
. Đường săt:
Tuyến đường sắt Hà Nội- Lạng Sơn- Biên Giới đã khai thông khổ đường 1000mm lồng 1435mm.
Khu vực thị xã hiện có hai ga:
Ga Chi Lăng là ga hành khách cũ sơ sài và mất vệ sinh nay đã phá bỏ.
Ga Mỹ Sơn nay đổi thành ga chính của thị xã Lạng Sơn.
. Hàng không:
- Sân bay mai pha từ lâu đã bị bỏ hoang không sử dụng
. Đánh giá hiện trạng giao thông:
- Thị xã Lạng Sơn trong giai đoạn mở cửa, quá trình đô thị hoá nhanh, mật độ giao lưu lớn.
- Mạng lưới giao thông đã có nhưng chưa hoàn chỉnh.
- Các tuyến đường chủ yếu phục vụ giao thông thuần tuý chưa có dáng dấp phố và đường phố. Chỉ giới xây dựng và chỉ giới đường đỏ không rõ ràng.
-Không có hệ thống bãi đỗ xe, các loại xe đỗ đón khách, bốc hàng tuỳ tiện gây ách tắc và mất an toàn giao thông.
-Cầu Kỳ Lừa chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân.
b./ Hệ thống cấp điện:
. Nguồn điện:
Lưới điện Lạng Sơn nằm trong lưới điện quốc gia. Nguồn điện từ trạm 110/35/10Kv- 25MKv Đồng Mỏ. Từ Đồng Mỏ lên thị xã Lạng Sơn dài 35km.
Đường dây 35KV Đồng Mỏ- Lạng Sơn dùng dây AC70& AC95 ( 3Km đầu là AC70) cấp điện cho 3 trạm trung gian.
Trạm Lạng Sơn 35/6KV- 2 x 1800KVA.
Trạm Lâm Sản gồm 2 cấp điện áp:
35/6KV- 1800 KVA.
35/10KV- 1800KVA.
Trạm Cao Lộc: 35/6KV- 1800KVA.
Ngoài ra lô 35KV này còn cấp tiếp cho khu mỏ Na Dương và huyện Lộc Bình với chiều dài 23Km và khu Đồng Đăng với chiều dài 16Km tính từ thị xã.
. Đánh giá hiện trạng cấp điện:
Đường dây 35KV từ Đồng Mỏ lên Lạng Sơn quá dài gây nhiều tổn thất lớn.
c./ Hệ thống cấp nước:
Hiện tại thị xã Lạng Sơn sử dụng hoàn toàn nước ngầm cho sinh hoạt, nguồn nước này chỉ đủ dùng cho hiện tại. Chất lượng nước tốt, song phải khử trùng để đảm bảo vệ sinh đáp ứng nhu cầu sinh hoạt theo tiêu chuẩn quy phạm. Trong quy hoạch để đáp ưng nhu cầu sinh hoạt của thị xã cần bổ xung thêm nguồn nước ngầm hoặc nước mặt.
d./ Hệ thống thoát nước:
Hệ thống đã quá cũ, không được nạo vét tu bổ thường xuyên.
Tiết diện lại nhỏ, phạm vi phân bố chỉ tập trung ở vài nơi chính, nhiều khu vực trong thị xã chưa có hệ thống thoát nước.
Bảng hiện trạng tổng hợp sử dụng đất:
Stt
Danh mục sử dụng đất
Diện tích(M2)
Tỷ lệ(%)
A
Đất dân dụng
515.1
83.0
A1
Đất dân dụng phụ thuộc vào dân số
456.5
73.6
1
Đất các đơn vị ở
335.5
54.06
2
Đất CTCC
24.5
3.95
3
Đất cây xanh- TDTT
13.5
2.18
4
Đất giao thông đô thị
83.0
13.37
A2
Đất dân dụng khác không phụ thuộc vào quy mô dân số
58.6
9.44
1
Đất cơ quan không thuộc QLĐT
30.5
4.9
2
Đất các trường chuyên nghiệp
8.6
1.4
3
Đất di tích- tôn giáo- du lịch
19.5
3.1
B
Đất ngoài dân dụng
105.5
17.0
1
Đất công nghiệp
28.5
4.6
2
Đất giao thông đối ngoại
18
2.9
3
Đất công trình đầu mối kỹ thuật
18.5
3.0
4
Mặt nước
16
2.6
5
Đất quân sự
24.5
3.9
Tổng
620.6
100
4. Đánh giá tổng hơp hiện trạng:
. Các mặt mạnh:
Thị xã Lạng Sơn có vị trí thuận lợi về giao thông đường bộ, đường sắt, nằm trong khu vực có tiềm năng phát triển về công nghiệp, thương mại cũng như du lịch nghỉ ngơi giải trí.
Tại đây cũng đã có các hệ thống hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ công cộng ban đầu, cũng như quy mô dân số cơ sở cho việc hình thành và phát triển đô thị.
Điều kiện địa chất thuỷ văn có nhiều diện tích đất thuận lợi cho xây dựng.
Khu vực có cảnh quan đẹp, cũng như các điều kiện địa hình tự nhiên như hồ, đồi tạo điều kiện bố trí các điểm dân cư đô thị có đặc trưng riêng biệt.
. Các nặt hạn chế:
Về mặt địa hình khu vực là một thung lũng bị núi bao xung quanh, làm hạn chế hướng phát triển đô thị. Hệ thống hạ tầng gây khó khăn cho việc tổ chức bán kính phục vụ hệ thống công trình công cộng.
B. QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG
I. Nội dung định hướng quy hoạch xây dựng và phát triển thị xã Lạng Sơn đến năm 2020
1. Cơ sở hình thành và phát triển thị xã:
1.1/ Tác động liên hệ vùng:
Theo dự kiến phát triển kinh tế xã hội và phân vùng, tỉnh Lạng Sơn chia làm 4 vùng kinh tế:
Vùng I:
3 huyện: Thất Khê- Bình Gia- Bắc Sơn.
Dân tộc: Tày, Nùng, Kinh, Giao.
Kinh tế chủ yếu: tự túc lương thực, khai thác lâm nghiệp cung cấp cho công nghiệp giấy, chăn nuôi trâu bò...
Vùng II:
2 huyện: Na Sầm- Văn Quán.
Dân tộc: Tày, Nùng, Kinh, Hoa.
Kinh tế chủ yếu: trồng cây công nghiệp( hồi, trẩu).
Cây ăn quả: mận, lê...
Chăn nuôi: trâu, bò...
Vùng sản xuất lương thực.
Vùng III:
Huyện : Cao Lộc- Lộc Bình- Đình Lập.
Dân tộc: Tày, Nùng, Kinh,Sán Chỉ.
Kinh tế chủ yếu: cây công nghiệp( đậu tương, lạc).
Chăn nuôi: Bò, lợn, gia cầm.
Lâm nghiệp: trồng gỗ trụ mỏ.
CN khai thác: Than Na Dương
Vùng IV:
2 huyện: Chi Lăng- Hữu Lũng.
Dân tộc: Tày ,Nùng, Kinh, Dao.
Kinh tế chủ yếu: Vùng lương thực tập trung cây công ngiệp ngắn ngày( mía, thuốc lá, đậu tương, trồng cây trụ mỏ...)
Công nhiệp: xi măng, phân lân.
Mối quan hệ vùng đã có tác dộng hình thành phát triển đô thị qua 4 yếu tố chính: Điều kiện kinh tế- xã hội, địa lý tự nhiên, tài nguyên , phong cảnh và cửa khẩu biên giới. Qua phân tích 4 vùng kinh tế trên, thị xã Lạng Sơn tuy chưa có kinh tế TW, nhưng thị xã Lạng Sơn nằm giữa trung tâm hợp lưu 2 trục kinh tế chính của tỉnh là quốc lộ 1A và quốc lộ 4 đi cửa khẩu biên giới, đồng thời Lạng Sơn có nhiều nơi phong cảnh đẹp và các di tích lịch sử nổi tiếng đó là điều kiện tốt để phát triển du lịch và thương mại, nhằm phát huy hết tiềm năng các vùng di tích cảnh đẹp độc đáo hiếm có của tỉnh.
1.2/ Tính chất của thị xã:
Từ những phân tích trên rút ra tính chất của thị xã Lạng Sơn như sau:
- Thị xã Lạng Sơn là thị xã tỉnh lỵ, trung tâm kinh tế chính trị, văn hoá, du lịch nghỉ ngơi của tỉnh Lạng Sơn.
-Là cửa ngõ phía Bắc rất quan trọng cả đường sắt lẫn đường bộ.
-Là đầu mối giao thông chiến lược quan trọng về kinh tế và quốc phòng.
2. Cơ sở kinh tế- kỹ thuật và quy mô dân số:
2.1. Các ngành kinh tế chủ yếu tạo động lực phát triển đô thị:
Dự án phát triển kinh tế xã hội của thị xã Lạng Sơn đã xác định tiếp tục phát triển theo hướng thương nghiệp dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nông lâm sản.
Dự kiến cơ cấu kinh tế thị xã Lạng Sơn:
1995
2000
2010
Ngành công nghiệp
17.6%
23.24%
31.71%
Thương mại- dịch vụ
76.8%
71.46%
65.5%
Nông- lâm nghiệp
5.4%
5.3%
2.79%
Như vậy thị xã Lạng Sơn tiếp tục phát triển chủ yếu trên cơ sở các ngành kinh tế khu vực III ( thương mại- dịch vụ) và khu vực II ( công nghiệp+ xây dựng).
. Thương mại dịch vụ bao gồm:
a.1/ Thương mại- dịch vụ:
*Trung tâm thương mại khu vực Đông Bắc, cửa khẩu quốc tế đường bộ, đường sắt ( cửa khẩu phía Bắc Quan trọng nhất nước).
* Dịch vụ kho ngoại quan ( xuất nhập khẩu) thuế quan.
* Dịch vụ thuê bao các loại bảo hiểm.
* Bảo quản hàng hoá kho tàng.
* Dịch vụ đóng gói.
* Gia công chế tạo làm tăng giá trị hàng hoá xuất khẩu.
* Dịch vụ tài chính, thông tin thương mại ( hội chợ, triển lãm, quảng cáo...)
Trên cơ sở đó hình thành các trung tâm thương mại củng cố nâng cấp các chợ đã có, xây thêm các trung tâm thương mại mới.
Hình thành các cụm kinh tế- thương mại- dịch vụ để thu hút tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp thu hút đầu tư nước ngoài.
a.2/ Du lịch:
Du lịch là một trong những thế mạnh cần phát huy GDP du lịch đạt khoảng 64.35 tỷ đồng, bằng 4.5% tổng GDP, 11.8% tổng GDP ngành dịch vụ.
Dự báo lượng khách du lịch tới thị xã Lạng Sơn ngày càng tăng với tốc độ cao, năm 2005 dự kiến đạt 53- 73 vạn lượt người,năm 2010 đự báo đạt khoảng 82 vạn đến 1.7 triệu lượt khách và 1.6- 2.3 triệu lượt khách năm 2020.
Như vậy ngành du lịch giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động ( cả lao động trực tiếp và lao động gián tiếp).
* Các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế như:
- Núi Vọng Phu + thành nhà Mạc.
- Động Tam Thanh ( 3 động: Nhất Thanh- Nhị Thanh- Tam Thanh).
- Núi Mẫu Sơn ( phục vụ du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, văn hoá, thể thao).
- Khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Lũng.
- Cụm du lịch Chi Lăng và phụ cận ( du lịch tham quan, nghiên cứu, sinh thái...).
. Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp- xây dựng:
1./ Công nghiệp chế biến nông lâm sản- thực phẩm:
Ưu tiên phát triển nhanh công nghiệp trọng điểm: công nghiệp chế biến, bảo quản hàng nông lâm sản- thực phẩm phục vụ tiêu dùng tại chỗ và xuất khẩu.
2./ Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và khai khoáng:
* Khai thác tiềm năng nguyên vật liệu của địa phương sản xuất các sản phẩm đáp ứng nhu cầu mọi tỉnh: vôi cục, đá xây dựng, gạch men, vật liệu trang trí nội ngoại thất.
* Mở rộng khai khoáng đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
3./ Công nghiệp cơ khí điện tử và sản xuất hàng tiêu dùng:
Sửa chữa, sản xuất các sản phẩm sinh hoạt thông dụng, tiến tới lắp ráp các trang thiết bị điện, điện tử cao cấp phục vụ các nhu cầu trong nước và xuất khẩu...
2.2/ Xác định quy mô dân số nội thị:
Thị xã Lạng Sơn là một điểm dân cư đô thị đã được hình thành và phát triển từ rất lâu đời. Dân số qua các thời kỳ điều tra đều cho thấy sự phát triển là có mức độ.
Kết hợp phương pháp tính toán theo tỷ lệ tăng tự nhiên, cơ học và cân bằng lao động cho kết quả dự báo quy mô dân số thị xã Lạng Sơn đến năm 2005 và 2020 như sau:
Dân số được xác đinh dựa trên số dân năm 1998:
Dân số hiện trạng 1998:
STT
Tên phường
Dân số ( người)
1
Hoàng Văn Thụ
11 .815
2
Phường Tam Thanh
9.615
3
Phường Vĩnh Trại
9.910
4
Phường Đông Kinh
8.500
5
Phường Chi Lăng
11.610
Tổng cộng
51.450
Bảng dự báo quy mô dân số:
Danh mục
Hiện trạng 1998 (%)
Dự báo
Phương án I
Phương án II
2005
2020
2005
2020
1. Tỷ lệ tăng chung
6,55
5,00
2,44
4,5
2,5
- Tỷ lệ tăng tự nhiên
1,2
1,1
0,85
1,1
0,80
- Tỷ lệ tăng cơ học
5,35
3,90
1,59
3,40
1,70
2. Quy mô dân số
65.000
80.000
63.000
77.000
Dự báo cơ cấu lao động trong thị xã Lạng Sơn:
STT
Danh mục
Hiện trạng 1998
Dự báo
2005
2020
1
Tổng dân số
51.450
65.000
80.000
2
Số lao động trong các ngành kinh tế
Tỷ lệ % so với dân số
19.800
38,48%
33.600
51,7%
55.700
70%
3
Khu vực I
Tỷ lệ % so với lao động
3.500
17,7%
3.000
89%
1.000
1,8%
Khu vực II
Tỷ lệ % so với lao động
3.900
20%
8.400
25%
19.460
35%
Khu vực III
Tỷ lệ % so với lao động
12.340
62,3%
22.200
66,1%
35.220
63,2%
2.3/ Dự báo về quy mô đất đai:
bảng tổng hợp nhu cầu đất xây dựng đô thị:
STT
Danh mục
Năm 2005
Năm 2020
Diện tích
( Ha)
Bình quân
M2/ng
Diện tích
(Ha)
Bình quân
M2/ng
A
Đất dân dụng
567,6
101,3
692,1
86,5
AI
Đất dân dụng phụ thuộc vào quy mô dân số
507
78
624
78
1
Đất ở
292,5
45
360
45
2
Đất công cộng
26
4
32
4
3
Đất cây xanh- TDTT
58,5
9
72
9
4
Đất giao thông
130
20
160
20
AII
Đất dân dụng không phụ thuộc quy mô dân số
60,6
8,51
68.1
8.51
5
Đất cơ quan không phụ thuộc quản lý đô thị
32,5
5
40
5
6
Đất các trường chuyên nghiệp
8,6
1,32
8,6
1,0
7
Đất di tích,tôn giáo
19,5
3,0
19,5
2,43
B
Đất ngoài dân dụng
130,9
20,1
152,5
19,0
1
Đất công nghiệp kho tàng
44,2
6,8
55
6,8
2
Đất giao thông đối ngoại
26
4
32
4
3
Đất công trình đầu mối kỹ thuật
20,2
3,12
25
3,12
4
Đất thuỷ lợi, mặt nước
16
2,46
16
2
5
Đất quân sự
24,5
3,76
24,5
3
C
Đất dự trữ phát triển
180,7
27,8
223
27,8
Tổng
879,2
150,2
1.067,6
133,4
2.4/ Đánh giá và phân hạng quỹ đất xây dựng:
a./ Vùng đất xây dựng thuận lợi:
Tiêu chuẩn phân loại đất thuận lợi cho phát triển đô thị là loại đất có độ dốc >10%, khu đất không bị ngập lụt.
Vùng đất thuận lợi chủ yếu tập trung ở phía Bắc ( khu Kỳ Lừa).
Diện tích tổng cộng 959Ha.
b./ Vùng đất xây dựng ít thuận lợi:
Là khu đất phía Nam khu Đông Kinh ven sông Kỳ Cùng là nơi luồng lũ đi qua gây ngập lụt.
Diện tích 89Ha.
c./ Vùng đất xây dựng không thuận lợi:
Là vùng các khu đất đồi núi cao có độ dốc lớn hơn 30%.
Diện tích 211Ha.
d./ Vùng đất cấm xây dựng:
Khu di tích lịch sử diện tích 79Ha.
Bảng tổng hợp phân loại đất:
STT
Các loại đất
T/c phân loại
Diện tích
(Ha)
Tỷ lệ
(%)
1
Đất xây dựng thuận lợi
Độ dốc<10%
959
70,82
2
Đất xây dựng ít thuận lợi
Do ngập úng
89
6,57
3
Đất XD không thuận lợi
Độ dốc>30%
211
15,58
4
Đất cấm xây dựng
Di tích lịch sử, danh lam.
79
5,83
5
Sông suối, hồ ao.
Mặt nước
16
1,18
Tổng
Quỹ đất trong phạm vi nghiên cứu
1.354
100
Chọn hướng phát triển:
-Kết hợp tình hình hiện trạng xây dựng và kết quả đánh giá đất đai xây dựng có thể chọn hướng phát triển thị xã như sau:
- Ngoài ranh giới bảo tồn di tích lịch sử đã