Cảng Sài Gòn: được thành lập vào ngày 22 tháng 2 năm 1860 dưới thời thuộc địa Pháp với tên gọi là thương cảng Sài Gòn. Cảng nằm dọc theo sông Sài Gòn, cách biển 45 dặm (83 km) với tổng diện tích 3,860,000 m2 bao gồm 5 khu vực:
- Khu vực Hàm Nghi: 4 km dọc bờ phải sông Sài Gòn với 3 cầu tàu cho tàu nội địa.
- Khu vực Nhà Rồng (vị trí cũ): dọc sông Tàu Hủ với 3 cầu tàu cho tàu nước ngoài.
- Khu vực Khánh Hội: dài 1.25 km với 11 cầu tàu cho tàu nước ngoài.
- Khu vực chợ cá: 3 cầu tàu và 2 bến.
Từ ngày 25 tháng 7 năm 1975, thương Cảng Sài Gòn đổi tên mới là Cảng Sài Gòn theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục đường biển. Cảng Sài Gòn có tổng diện tích là 475,000 m2, 3 bến xếp dỡ với chiều dài cầu tàu:
- Bến Nhà Rồng (428 m)
- Bến Khánh Hội (1,264 m)
- Bến Tân Thuận (866.5 m)
và nhiều phao buộc neo dọc hai bên bờ sông
129 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2856 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đồ án Qui trình công nghệ xếp dỡ hàng hóa tại công ty xếp dỡ nhà rồng - Khánh hội – cảng sài gòn . thiết kế xe nâng chạc hai khung động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY XẾP DỠ
NHÀ RỒNG – KHÁNH HỘI
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển cảng Sài Gòn.
Cảng Sài Gòn: được thành lập vào ngày 22 tháng 2 năm 1860 dưới thời thuộc địa Pháp với tên gọi là thương cảng Sài Gòn. Cảng nằm dọc theo sông Sài Gòn, cách biển 45 dặm (83 km) với tổng diện tích 3,860,000 m2 bao gồm 5 khu vực: - Khu vực Hàm Nghi: 4 km dọc bờ phải sông Sài Gòn với 3 cầu tàu cho tàu nội địa. - Khu vực Nhà Rồng (vị trí cũ): dọc sông Tàu Hủ với 3 cầu tàu cho tàu nước ngoài. - Khu vực Khánh Hội: dài 1.25 km với 11 cầu tàu cho tàu nước ngoài. - Khu vực chợ cá: 3 cầu tàu và 2 bến. Từ ngày 25 tháng 7 năm 1975, thương Cảng Sài Gòn đổi tên mới là Cảng Sài Gòn theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục đường biển. Cảng Sài Gòn có tổng diện tích là 475,000 m2, 3 bến xếp dỡ với chiều dài cầu tàu: - Bến Nhà Rồng (428 m) - Bến Khánh Hội (1,264 m) - Bến Tân Thuận (866.5 m)và nhiều phao buộc neo dọc hai bên bờ sông.
Qua nhiều giai đoạn phát triển, ngày nay, Cảng Sài Gòn là một cảng quốc tế, cảng chính của miền Nam Việt Nam. Tổng diện tích mặt bằng là 570,000 m2 gồm 5 bến cảng (Nhà Rồng, Khánh Hội, Tân Thuận I, Tân Thuận II và Cần Thơ) với 2,830 m cầu tàu; 2,500 m2 bãi và 80,000 m2 kho hàng. Mới đây, Cảng Sài Gòn đã thực hiện thành công dịch vụ trung chuyển container, mở đường cho giai đoạn phát triển mới của nghành Hàng hải Việt Nam trong qua trình hội nhập quốc tế.
* Nhiệm Vụ:
Phát triển bền vững như Càng hàng đầu của đất nước, mở ngõ hàng hải chính của nước Việt Nam đi đến các nước trong khu vực và trên thế giới. * Mục tiêu:
- Cải tiến các tiêu chuẩn dịch vụ so với các cảng khác trong khu vực.
- Phát triển và khai thác cảng nước sâu như là Cảng chiến lược quốc gia ở miền Nam Việt Nam.* Truyền thống của Cảng Sài Gòn : Với lịch sử phát triển lâu dài, Cảng Sài Gòn đã khẳng định được truyền thống hoạt động và cống hiến tốt đẹp của mình vì lợi ích của khách hàng và từ đó góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Với nhiệm vụ xuất sắc và sự cống hiến hiệu quả của Cảng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước, Cảng Sài Gòn đã được Chính phủ tặng Danh hiệu Anh hùng Lao động. Ngày 5 tháng 6 được chọn làm ngày truyền thống của Cảng Sài Gòn. Ngày này được chọn để tưởng nhớ ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911 tại Bến Nhà Rồng.
1.2. Một số đặc điểm địa lý của Cảng Sài Gòn: a. Luồng Lạch: Từ điểm hoa tiêu Vũng Tàu (phao số 0) đến cảng Sài Gòn qua sông Soài Rạp: - Điểm hoa tiêu: 10020’N – 107003’E - Chiều dài luồng: 85km, Depth: -8,5m, Draft: 11m - Thủy triều: bán nhật triều không điều, chênh lệch bình quân: 3,0m - Vị trí cảng tại khu vực Tp.HCM: 10050’N – 106045’E. - Cở tàu lớn nhất có thể tiếp nhận: 32,000 DWT (Mớn nước 11m) (60,000 DWT tại khu vực chuyển tải Thiên Liềng, độ sâu –13.5m) - Vị trí cảng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long : 10003’N – 105042’E từ cửa biển Định An.
b. Cầu Bến:
Khu vực
Chiều dài (m)
Độ sâu (m)
Thiết bị
Tàu/Hàng
Nhà Rồng (5 wharves)
883
8.5-9.1
-
BH/Hành khách
Khánh Hội (5 wharves)
861
8.5 - 10
-
BH/Container
Tân Thuận (4 wharves)
713
9.6 - 11
-
RoRo/Hàngg rời/Container
Tân Thuận II (1 wharf)
210
10.5
-
Hàng rời/Bao
Cần Thơ (1 wharf)
160
10
-
BH/Container
Cang Nha Rong
Khanh Hoi Terminal
Tan Thuan Terminal
Can Tho Terminal
1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật: a. Kho bãi: Tổng diện tích mặt bằng: 500,000m2 - Kho: 70,167m2 (CFS: 8,200m2) - Bãi: 227,638 m2 (khu vực chất xếp container: 140,000 m2). - Ổ cắm lạnh: 167 - Tổng năng suất kho bãi: 628,000 (container: 15,000 teus).
`
Cộng
43,141
6 - 10
Bách hĩa
KHÁNH HỘI
Inter - hedsRTGCCo gioi
33,89112,4778,37712,522
6-106-106-106-10
BH/ContainerContainer"-""-"
TÂN THUẬN
Inter - hedsC1C2C3C4
2,52017,66818,70030,60016,827
6-106-106-106-10
General Cargo/ContainerContainer"-""-"
TÂN THUẬN II
TT.II
17,000
6-10
Hàng rời
CẦN THƠ
19,300
6-10
General Cargo/Container
KHO CHỨA TÂN THUẬN
B
35,071
4-6
Container
c. Thiết bị:
DANH MỤC
BẾN
SỨC NÂNG
NHÀ RỒNG
KHÁNH HỘI
TÂN THUẬN
TÂN THUẬN II
CẦN THƠ
Cẩu giàn XD container
2
40 MT under spreader (20/40/45’)
Cẩu bờ di động
6
27
25
1
2
80 ~ 100 MT 10 ~ 30 MT
Cẩu khung bánh lốp
2
40 MT
Cẩu bánh xích
3
25 ~ 90 MT
Cẩu di động trên ray
6
2
5 ~ 15 MT
Xe nâng chụp
3
1
42 MT with spreader
Xe nâng đống rút hàng container
13
9
1.5 ~ 2.5 MT
Xe ủi gạt
2
14
7
2
Xe nâng
25
42
12
6
6
2.5 ~ 42 MT
Xe tảI
3
34
4
12 MT load
Ổ cắm lạnh
117
50
Line power source
Toa moĩc
2
14
40’ container
Đầu kéo
4
10
5
20’/40’ container
Tàu lai
19
425 HP & 2400 HP
Thiết bị đĩng bao
21 lines (alongside) + in sheds
Xà lan chở Container
Khanh Hoi Transport and Marine Service Company
16 TEU
Xà lan
4 of the Saigon Port Tugboat Services Company
1.4. Sơ đồ tổ chức cảng.
1.5. Lịch sử hình thành - phát triển của Công Ty Xếp Dỡ Nhà Rồng - Khánh Hội:
Xí Nghiệp Xếp Dỡ Khánh Hội là 1 trong ba xí nghiệp xếp dỡ thành phần của Cảng Sài Gòn. Đây là đơn vị xếp dỡ chủ lực của Cảng, có tính chất tổng hơpï, có trang thiết bị phục vụ cho công tác xếp dỡ hàng hóa dồi dào và đa dạng hơn so với hai xí nghiệp xếp dỡ Nhà Rồng và Tân Thuận.
Từ sau tháng 04/1975, Cảng bao gồm các đội bốc xếp quốc doanh và tư nhân. Năm 1978, nhà nước cải tạo không còn tư nhân, các đội bốc xếp vào quốc doanh và Cảng bao gồm hai khu vực bốc xếp là: Nhà Rồng, Khánh Hội là khu vực bốc xếp thứ I ; Tân Thuận là khu vực bốc xếp thứ II. Năm 1980ø khu vực bốc xếp thứ I hình thành 2 khu bốc xếp riêng biệt là khu bốc xếp Khánh Hội gồm 5 đội bốc xếp chủ lựcvà khu bốc xếp Nhà Rồâng gồm 2 đội bốc xếp .
Bằng quyết định 274 ngày 06/03/1986 do Giám Đốc Cảng ký, khu bốc xếp Khánh Hội được nâng lên thành Xí Nghiệp Xếp Dỡ Khánh Hội, biên chế 38 tổ bốc xếp trực tuyến chỉ đạo của Ban Giám Đốc, bỏ cấp đội.
Theo quyết định số 279/TCCB ngày 08/05/1999 xí nghiệp chính thức mang tên Công Ty Xếp Dỡ Khánh Hội, là một trong tám thành viên của Cảng Sài Gòn và là một trong ba công ty xếp dỡ thành phần của Cảng, đây là đơn vị xếp dỡ chủ lực có thiết bị xếp dỡ hàng hóa dồi dào và đa dạng hơn so với hai Công Ty Xếp Dỡ Nhà Rồng và Tân Thuận.
Hiện nay Công Ty nằm trên địa bàn quận 4 bên cạnh các Công ty thành phần nhằn tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau.
1.6. Nhiệm vụ của Công Ty Xếp Dỡ Nhà Rồng - Khánh Hội:
Tổ chức xếp dỡ, vận chuyển, giao nhận, bảo quản hàng hóa tốt, thuận tiện cho kế hoạch của Giám Đốc Cảng Sài Gòn .
Tổ chức quản lý, sữa chữa, sử dụng phương tiện, thiết bị, công cụ, kho bãi, nguyên vật liệu đúng quy định.
Tổ chức quản lý, sử dụng lao động, bồi dưỡng nghiệp vụ, chính trị, chuyên môn và tổ chức phong trào thi đua lao động xã hội chủ nghĩa nhằm hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao.
Tổ chức áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình công nghệ hợp lý, tổ chức lao động khoa học, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế .
CHƯƠNG 2:
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XẾP DỠ HÀNG HÓA
Do quy trình của chúng ta có sự tham gia của xe nâng, mà xe nâng là loại thiết bị vạn năng có thể xếp dỡ nhiều loại hàng hóa. Tùy từng loại hàng mà ta sẽ có các phương án xếp dỡ khác nhau. Vì vậy ta chỉ chọn một loại hàng hóa đặt trưng để nguyên cứu quy trình xếp dỡ của nó. Ở đây ta chọn loại hàng bách hóa để nguyên cứu.
2.1. Đặc điểm hàng hóa và phân định nhóm hàng:
Hàng bách hóa đóng trong thùng carton gồm các loại hàng thông thường như đồ gia dụng, công nghệ phẩm, thực phẩm chế biến công nghiệp như mì ăn liền, nông lâm hải sản, trà, cà phê… có trọng lượng đóng thùng nhỏ hơn hoặc bằng 50kg.
Đặc tính: dể rách vỡ, kỵ ẩm, kỵ lửa.
Kích thước: L x B x H = (450 - 600) x (300 - 350) x (250 - 300)mm.
Theo cách phân loại nhóm hàng thì thùng kiện bách hóa thông thường 50kg thuộc loại hàng kiện ký hiệu là K ở nhóm 1 tức K1.
Toàn bộ hàng hóa ở Cảng hiện nay được chia thành 9 loại căn cứ theo: tính chất lý hóa, hình thức bao gói, thùng kiện, kích thước, kỹ thuật xếp dỡ và năng suất lao động khác nhau. Cụ thể là có 9 loại:
- Loại hàng thùng tiêu chuẩn (container) Ký hiệu là loại hàng: C
- Loại hàng bao B
- Loại hàng rời R
- Loại hàng thùng kiện K
- Loại hàng thùng phuy, nhựa T
- Loại hàng sắt thép S
- Loại hàng gỗ G
- Loại hàng mây tre nứa (mỹ nghệ) MT
- Loại hàng tươi sống TS
* Trong đó loại hàng thùng kiện được chia thành 9 loại khác nhau:
- Bách hóa thông thường: thực phẩm, văn phòng phẩm, đồ dùng gia đình, trang trí nội thất, thể thao, chi tiết phụ tùng xe đạp, xe máy, thuốc lá, chè, hạt giống đồ hộp các loại thông thường hoặc đông lạnh. Được chứa trong thùng carton hoặc thùng gỗ ≤ 50kg. Ký hiệu là loại hàng: K1.
- Bách hóa loại đặt biệt: máy móc vi tính, điện tử có giá trị cao, dụng cụ y tế, đồ cổ, đồ quý hiếm dể vỡ, đồ thủy tinh các loại. Loại hàng này không được bao bì. Ký hiệu là loại hàng: K2.
- Bách hóa thông thường (giống như K1). Trọng lượng >50kg. Ký hiệu là loại hàng: K3.
- Kiện thiết bị, kiện bách hóa thông thường nhưng có trọng lượng >100kg kể cả cao su pallet. Loại thùng gỗ, tôn có trọng lượng 100 đến 1000kg. Ký hiệu là loại hàng: K4.
- Máy móc thiết bị. Trọng lượng >1000kg. Ký hiệu là loại hàng: K5.
- Máy móc thiết bị. Trọng lượng >2000kg. Ký hiệu là loại hàng: K6.
- Bông vải sợi, day, bao bố, giấy ram. Được đóng kiện bằng carton, gỗ, vải, bao bố nylon. Ký hiệu là loại hàng: K7.
- Giấy cuộn tròn, cáp cuộn tròn. Ký hiệu là loại hàng: K8.
- Tôn kẽm, Fibrô ximăng đóng kiện. Được đóng trong khung, đai bằng gỗ hoặc nẹp sắt. Ký hiệu là loại hàng: K9.
Trong nhiều loại hàng đã liệt kê trên ta chọn loại hàng có ký hiệu là K1 để đề ra các phương án xếp dỡ cụ thể.
2.2. Xác định các quy trình công nghệ xếp dỡ:
Nhóm K1 qua Cảng với cả hai chiều xuất nhập và được thực hiện đủ 3 quy trình đặc trưng.
QT 1: Quy trình chuyển thẳng (xuất nhập).
QT 2: Quy trình tàu - kho (ngược lại).
QT 3: Quy trình rút hàng (ngược lại).
2.2.1. Quy trình 1:
Hàng trên tàu sẽ được chuyển lên các phương tiện cận chuyển của khách hàng như ôtô hay xà lan. Để phục vụ cho tàu theo quy trình này thì Cảng vụ phải thông báo cho các chủ hàng trên bờ chuẩn bị sẳn các phương tiện vận chuyển khi nhận được lịch thông báo tàu cập Cảng. Đồng thời Cảng phải chuẩn bị tập trung các thiết bị xếp dỡ khi tàu không sử dụng cẩu tàu để xếp dỡ hàng. Quy trình này gọi là quy trình chuyển thẳng.
- Quy trình 1.1: Quy trình tàu – cẩu tàu – ôtô đi thẳng. Quy trình này được thực hiện khi tàu xếp dỡ hàng bằng cẩu tàu, hàng được chuyển từ hầm tàu lên ôtô do chủ hàng đưa tới.
- Quy trình 1.2: Quy trình tàu – cẩu tiền phương – ôtô đi thẳng. Quy trình này được thực hiện khi tàu không sử dụng cẩu tàu, hàng hóa được xếp dỡ từ hầm tàu chuyển lên ôtô chủ hàng bằng cẩu bánh xích hay bánh lốp của Cảng.
2.2.2. Quy trình 2:
Hàng trên tàu được chuyển vào kho Cảng thông qua các phương tiện xếp dỡ ở tuyến phụ. Hàng hóa đựơc dỡ từ tàu lên cầu Cảng, từ cầu Cảng hàng được đưa lên các phương tiện xếp dỡ ở tuyến phụ rồi đưa hàng vào kho Cảng.
Quy trình 2 gồm các quy trình cụ thể sau:
- Quy trình 2.1: Quy trình tàu – cẩu tàu – xe nâng – kho. Hàng trên tàu sẽ được chuyển xuống bãi tạm tại cầu tàu bằng cẩu tàu và tại cầu tàu xe nâng sẽ xúc hàng chuyển vào kho chứa của Cảng.
- Quy trình 2.2: Quy trình tàu – cẩu tiền phương – xe nâng – kho. Quy trình này giống quy trình 2.1 nhưng hàmg được dỡ từ tàu xuống cầu tàu bằng cẩ ôtô của Cảng.
2.2.3. Quy trình 3:
Là quy trình xếp dỡ hàng từ kho chứa của Cảng lên phương tiện vận chuyển để đưa hàng về kho chứa của chủ hàng. Các phương tiện vận chuyển do chủ hàng đưa tới.
- Quy trình 3.1: kho – xe nâng – ôtô chủ hàng. Là quy trình hàng từ bãi chứa được đưa lên xe của chủ hàng bằng xe nâng.
- Quy trình 3.2: kho – thủ công – ôtô chủ hàng. Quy trình này giống quy trình 3.1 nhưng hàng từ bãi chứa được đưa lên xe của chủ hàng bằng thủ công (do các công nhân ở Cảng thực hiện).
* Các quy trình chi tiết (quy trình công nghệ xếp dỡ) gồm:
QT 11: Tàu - Cầu tàu - Ôtô chủ hàng (ngược lại).
QT 12: Tàu - Cẩu tiền phương - Ôtô chủ hàng (ngược lại).
QT 21: Tàu - Cẩu tàu - Xe nâng - Kho (ngược lại).
QT 22: Tàu - Cẩu tiền phương - Xe nâng - Kho (ngược lại).
QT 31: Kho - Xe nâng - Ôtô chủ hàng (ngược lại).
QT 32: Kho - Thủ công - Ôtô chủ hàng (ngược lại).
Ngoài các quy trình đã kể trên hàng bách hóa còn có các quy trình xếp dỡ khác có thể thi công được. Ví dụ như ta dùng đầu kéo để đưa hàng từ cầu tàu đến kho để rồi ta dùng xe nâng để xếp dỡ hàng tại kho. Đối với quy trình này thì nó không khả thi vì khoảng cách từ cầu tàu đến kho ở Cảng chỉ ở khoảng 100 đến 200m mà đây là điều kiện để cho máy nâng hoạt động hiệu quả nhất. Vì thế ta chỉ nguyên cứu các quy trình trên.
2.3. Xác định thao tác của các quy trình xếp dỡ:
Thao tác 1: Cẩu hàng từ tàu lên bến (ngược lại).
Thao tác 2: Lập mã hàng, móc cáp, phụ cẩu ở hầm tàu và trên bến.
Thao tác 3: Chuyển hàng từ bến vào kho Cảng.
Thao tác 4: Xếp dỡ hàng trong kho.
2.4. Thiết bị và công cụ xếp dỡ:
2.4.1. Thiết bị:
- Cẩu tiền phương 6T, tầm với 10m.
- Xe nâng 3T.
2.4.2. Công cụ mang hàng:
- Dây siling þ(28 - 30) x 12m.
- Võng nilon dẹp 0,8 x 2m.
- Võng nilon tròn 2,4 x 2,4m.
- Mâm xe nâng 2,5 x 2,4m.
- Kệ chuyển tiếp lên xe.
2.4.3. Số lượng cho từng phương án:
Số
TT
Quy trình
Thiết bị xếp dỡ
Công cụ mang hàng
Ghi chú
Cẩu tiền phương
Xe nâng
Dây
Võng tròn
Võng dẹp
Mâm
Kệ
1
2
3
4
5
6
QT 11
QT 12
QT 21
QT 22
QT 31
QT 32
1
1
3
3
1
4
4
4
4
3
3
1
1
1
2.5. Chỉ tiêu định mức cho từng thao tác:
Đơn vị tính: Tấn/giờ thao tác
Số
TT
Quy trình
Thao tác 1
Thao tác 2
Thao tác 3
Thao tác 4
TB
LĐ
ĐM
TB
LĐ
ĐM
TB
LĐ
ĐM
TB
LĐ
ĐM
1
2
3
4
5
6
QT 11
QT 12
QT 21
QT 22
QT 31
QT 32
1
1
2
2
2
2
7
6
8
7
8
8
8
8
7
6
8
7
3
3
3
3
8
7
1
7
6
7
6
Qua bảng chỉ tiêu định mức cho từnh thao tác ta thấy quy trình xếp dỡ hàng bách hóa không thể thực hiện hoàn toàn bằng máy móc hoàn toàn bằng thủ công cho nên người công nhân sẽ luôn có mặt để nhận vai trò phụ cho các thiết bị xếp dỡ hoạt động. Chính vì vậy mà mức độ cơ giới hóa của quy trình này chỉ đạt được mức độ là 70%.
2.6. Diễn tả các thao tác chung cho các qui trình:
2.6.1. Duới hầm tàu:
Công nhân xếp dỡ gồm 6 người chia thành 3 nhóm mỗi nhóm 2 người thành lập một mã hàng. Trước tiên trải day hoặc vòng xuống mặt bằng dưới ham tàu, từng người bê kiện hàng đạt ngay ngắn tương đối lên công cụ xếp dỡ, mỗi mã hàng 16 -20 kiện. Khi cần trục hạ móc câu xuống, công nhân móc cẩu vào mã hàng cho cần trục kéo lên bờ.
2.6.2. Tại cầu tàu:
- Mã hàng hạ xuống mâm xe xúc: Khi mã hàng hạ xuống cách mâm xe 0,5m công nhân vào điều chỉnh cho mã hàng hạ đúng vị trí thích hợp. Sau đó tháo mã hàng khỏi móc cần trục, móc công cụ xếp dỡ không hàng cho cần trục đưa xuống hầm tàu. Khi đủ hàng xếp trên xe xúc, xúc mâm có hàng chạy vào kho.
- Hàng xếp trên ôtô: Khi mã hàng hạ xuống cách sàn xe 0,5m công nhân leo lên sau xe điều chỉnh cho mã hàng hạ xuống vị trí thích hợp, tháo mã hàng khỏi móc cần trục, móc công cụ xếp dỡ không hàng cho cần trục đưa xuống hầm tàu.
2.6.3. Trong kho:
Khi xe xúc hoặc ôtô di chuyển mang hàng vào trong kho đậu vào vị trí thích hợp công nhân tiến hành xếp hàng từ sàn xe lên đống hàng. Nhóm công nhân chia thành 2 nhóm: 2 người trên sàn xe vận chuyển hàng từ sàn xe lên đống hàng, 4 người đứng trên đống hàng xếp các kiện hàng vào vị trí thích hợp.
2.7. Kỹ thuật chất xếp và bảo quản:
2.7.1. Tại hầm tàu:
- Với tàu có trọng tải nhỏ có 1 hoặc 2 hầm hàng nắp hầm mở toàn diện lấy hàng trong từng khoang. Hàng lấy từng lớp mỗi lớp sâu 4 kiện. Tại nơi tiếp giáp với khoang bên cạnhchwa khai thác lấy hàng tạo thành bề mặt hình bậc thang.
- Với tàu có các hầm riêng biệt miệng hầm nhỏ hơn chu vi đáy hầm lấy hàng từ miệng hầm trước sau đó lấy dần vào phía trong từng lớp.
- Nếu kéo một lần 2 mã hàng phải được thành lập song song và sát nhau. Những kiện hàng bể rách phải xếp riêng và kéo bằng võng.
2.7.2. Trên ôtô:
Hàng xếp từng chồng bắt đầu từ phía cabin xe đầu về phía dưới. Chiều cao của lớp hàng trên cùng chỉ cao hơn thùng xe 1/3 kích thước kiện hàng. Tổng trọng lượng các kiện hàng phải nhỏ hơn hoặc bằng tải trọng cho phép của xe.
2.7.3. Trong kho:
- Trước khi xếp hàng phải dùng palết lót nền kho.
- Đống hàng cách tường kho 0,5m.
- Khi lên cao cứ 3 lớp thùng thì lớp tiếp theo xếp lui vào trong 0,2m.
- Chiều cao lớp hàng đảm bảo áp lực cho phép nề kho.
2.7.4. Bảo quản:
- Khi xếp hàng không được quăng, kéo kiện hàng, không làm rơi hoặc rách bao bì.
- Vận chuyển hàng đi xa phải có bạt chống mưa.
- Bảo đảm hàng ở nhiệt độ bình thường, không bị ẩm ướt.
- Những kiện rách, bể phải được bảo quản riêng.
2.8. An toàn lao động:
- Sau khi mở nắp hầm 20 phút công nhân mới được xuống hầm làm việc.
- Trước khi làm việc phải được kiển tra an toàn kỹ thuật các thiết bị và công cụ xếp dỡ.
- Công nhân thực hiện đầy đủ các nội qui an toàn lao động trong xếp dỡ hàng hóa.
- Không được lăn bẩy kiện hàng gây tai nạn.
CHƯƠNG 3:
GIỚI THIỆU CHUNG XE NÂNG
3.1. Giới thiệu chung xe nâng:
3.1.1. Kết cấu tổng thể:
Hình 3.1: Kết cấu xe nâng.
1-Chạc. 2-Bàn trượt. 3-Khung nâng. 4-Xilanh nâng khung. 5-Xilanh nghiêng khung.
6-Cầu trước. 7-Đối trọng. 8-Chassis. 9-Cầu sau.
3.1.2. Mô tả kết cấu.
Xe nâng là một trong những loại máy nâng có tính cơ động cao. Khi xếp và dỡ hàng, hàng được nâng hạ theo phương thẳng đứng theo hai mức chiều cao tối đa:
- Chiều cao tối đa của bàn trượt trên hành trình di chuyển trong khung động thứ nhất (khung trong): hàng được nâng lên độ cao cần thiết nằm trong giới hạn chiều cao của container, trong khi khung động vẫn ở vị trí thấp nhất.
- Khung trong mang bàn trượt đang ở vị trí đạt đến hành trình cuối trong nó nối tiếp nâng lên và đến độ cao lớn nhất khi xe nâng làm việc ngoài container nghĩa là không gian không bị hạn chế về chiều cao.
Kết cấu của bộ phận công tác được mô tả như sau:
a. Chạc nâng:
Được chế tạo từ thép có sức bền thỏa điều kiện, sau đó được gia công nhiệt luyện tại góc của chạc với khoảng cách 300mm về phía hai góc để đạt được độ cứng HB=250÷295.
Chạc được treo trên bàn trượt và định vị bằng vít. Để ổn định vị trí chạc cũng như giữ khoảng cách giữa chúng trong quá trình làm việc và dịch chuyển, phía lưng chạc tựa trên rãnh của dầm ngang bàn trượt.
b. Bàn trượt:
Bàn trượt di chuyển trong lồng khung trong, sự dịch chuyển này độc lập so với sự di chuyển của khung trong so với khung giữa.
Bàn trượt được dẫn hướng nhờ bốn cặp con lăn: một cặp con lăn phụ phía trên cùng, ba cặp con lăn chính lần lượt nằm phía dưới. Trục lắp con lăn chính được hàn vào kết cấu khung. Trục con lăn phụ liên kết với kết cấu khung bằng bu lông và ống chêm. Đỉnh mỗi dầm chính khung trong có lắp tấm chặn bằng cao su cùng với tấm chặn lắp phía dưới con lăn chính dưới cùng của bàn trượt sẽ ngăn chuyển động vượt ra khỏi khung trong của bàn trượt.
Hình 3.2: Kết cấu bàn trượt.
Bàn trượt liên kết bởi hai xích nâng. Một đầu xích định vị cố định trên khung trong, tại vị trá này có thể điều chỉnh chiều dài xích.
Kết cấu thép bàn trượt là khung dầm hình chữ nhật trượt tương đối (trên ray rãnh) so với khung trong nhờ xilanh piston tác dụng hai chiều. Dầm ngang trên của khung dầm ngoài được xẻ rãnh để thay đổi vị trí chạc nâng.
c. Khung nâng:
Là một kết cấu khung dầm thép liên kết với nhau bằng mối hàng. Bao gồm các phần:
* Khung trong:
Hình 3.3: Kết cấu khung trong.
Khung trong di chuyển tương đối so với khung giữa. Gồm hai dầm chính là thép chữ C được hàn thêm dầm chữ nhật tại bản thành phía ngoài, dầm chữ nhật này làm thanh dẫn hướng cho con lăn của khung chính. Hai dầm chính được liên kết với nhau nhờ ba dầm ngang thép hình cũng làm nhiệm vụ của các thanh giằng.
Dầm ngang dưới cùng của khung trong là nơi định vị xích nâng, cán xilanh nâng bàn trượt. Puly dẫn hướng xích được đặt trên đầu piston nâng bàn trươtï.
Phần đoạn dưới cùng bản thành phía ngoài mỗi dầm chính lắp con lăn lăn trên bản cánh của khung trong.
* Khung giữa:
Hình 3.4: Kết cấu khung giữa.
Khung giữa di chuyển tương đối so với khung ngoài. Gồm hai dầm chính là thép chữ C được hàn thêm dầm chữ nhật tại bản thành phía ngoài, dầm chữ nhật này làm thanh dẫn hướng cho con lăn của khung chính. Hai dầm chính được liên kết với nhau nhờ ba dầm ngang thép hình cũng làm nhiệm vụ của các thanh giằng.
Dầm ngang phía trên có đỉnh lắp hai công xon là nơi định vị đầu piston xilanh nâng khung. Cặp xilanh nâng khung tạo chuyển động tương đối khung trong so với khung giữa và khung ngoài.
Phần đoạn dưới cùng bản thành phía ngoài mỗi dầm chính lắp con lăn lăn trên bản cánh của khung chính.
* Khung ngoài:
Hình 3.5: Kết cấu khung ngoài.
Gồm hai dầm chính là thép kết cấu hình chữ C được đặt thẳng đứng, liên kết với nhau nhờ bốn dầm ngang thép hình cũng có tác dụng như những thanh giằng. Ngoài ra còn có hai dầm chữ nhật vừa làm nhiệm vụ giằng dọc vừa là nơi lắp nữa giá đỡ liên kết khung nâng với cầu trước của ôtô, nữa giá đỡ còn lại được định vị trên cầu trước bằng bu lông đai ốc, liên kết giữa khung chính với cầu trước là liên kết động bằng bạc trượt.
Phần đoạn giữa bản thành phía ngoài của mỗi dầm chính là nơi định vị một đầu xilanh-piston nghiêng, cặp xilanh-piston nghiêng này liên kết khung nâng với chassis. Để giảm bớt chiều dài phần công xon của chạc nâng giúp cho chạc nâng lấy hàng được thuận lợi, nhờ cặp xilanh-piston nghiêng này bộ phận nâng hàng có thể nghiêng về phía trước so với phương thẳng đứng. Ngoài ra để tạo ổn định cho khung nâng khi di chuyển không hàng bộ phậ nâng còn có thể nghiêng về phía sau một góc .
Phần đoạn trên cùng bản thành phía trong của mỗi dầm chính có lắp con lăn lăn trên bản cánh của khung trong, có tác dụng dẫn hướbg khung trong chuyển động tương đối so với khung giữa và khung ngoài. Trục con lăn được hàn vào bản thành. Dầm ngang dưới cũng là bệ lắp cặp xilanh nâng khung trong.
d. Xích nâng:
Cặp puli dẫn hướng xích được lắp trên đầu piston xilanh nâng bàn trượt,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TM Phuoc.doc
- bia.doc