Đồ án Phân tích quy trình nhập liệu tại nhà máy xi măng Hà Tiên 1. Tính toán cầu trục có lắp gầu ngoạm truyền động dây cáp để vận chuyển vật liệu trong kho phục vụ dây chuyền sản xuất xi măng. Lập quy trình công nghệ chế tạo kết cấu thép cầu trục

Đất nước Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới để xây dựng một nền kinh tế

phồn vinh, đưa cuộc sống của nhân dân ta theo kịp các nước trong khu vực. Hoà

theo nhịp điệu sôi nổi của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên toàn cả nước thì

các xí nghiệp, công ty ngày càng được thành lập nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu cần

thiết hiện nay , cụ thể hơn là thiết kế các máy móc, dây chuyền sản suất gọn nhẹ ,

hiện đại , có năng suất c ao , có thể cạnh tranh với các hãng sản xuất nước ngoài.

Từ những mục đích và yêu cầu đó mà Khoa Cơ Khí -Ngành MÁY XÂY

DỰNG đã ra đời và từng bước trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về

trang thiết bị nâng vận chuyển, máy xây dựng và tạo điều kiện cho sinh viên làm

quen với việc thiết kế bố trí các thiết bị, cách thành lập quy trình để đầu tư trang

thiết bị cho các nhà máy, công ty xí nghiệp. Từ những ứng dụng thực tế đó mà quý

thầy cô trong Bộ Môn cho phép em được thực hiện đồ án tốt nghiệp với đề tài:

“Phân tích quy trình nhập liệu tại nhà máy xi măng Hà Tiên 1. Tính toán cầu trục

có lắp gầu ngoạm truyền động dây cáp để vận chuyển vật liệu trong kho phục vụ

dây chuyền sản xuất xi măng. Lập quy trình công nghệ chế tạo kết cấu thép cầu

trục ”.

Bên cạnh sự hướng dẫn, giảng dạy tận tình của Thầy Cô trong Trường suốt

bốn năm rưỡi qua, cùng với sự n ỗ lực tìm hiểu thực tế của bản thân, em xin chân

thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Nguyễn Hữu Quảng, các Thầy

Cô trong Bộ môn cùng các Chú, các Bác trong nhà máy ximăng Hà Tiên đã dành

thời gian giú p đỡ và hướng dẩn nhiệt tình trong thời gian làm luận văn tốt nghiệp

vừa qua.

Do kiến thức bản thân thu được trong các năm học có giới hạn nên quá

trình làm bài luận văn còn gặp nhiều thiếu sót . Rất mong được sự ch ỉ giúp của quý

Thầy Cô và các bạn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

pdf120 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1414 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đồ án Phân tích quy trình nhập liệu tại nhà máy xi măng Hà Tiên 1. Tính toán cầu trục có lắp gầu ngoạm truyền động dây cáp để vận chuyển vật liệu trong kho phục vụ dây chuyền sản xuất xi măng. Lập quy trình công nghệ chế tạo kết cấu thép cầu trục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 LỜI NÓI ĐẦU Đất nước Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới để xây dựng một nền kinh tế phồn vinh, đưa cuộc sống của nhân dân ta theo kịp các nước trong khu vực. Hoà theo nhịp điệu sôi nổi của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên toàn cả nước thì các xí nghiệp, công ty ngày càng được thành lập nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu cần thiết hiện nay , cụ thể hơn là thiết kế các máy móc, dây chuyền sản suất gọn nhẹ , hiện đại , có năng suất cao… , có thể cạnh tranh với các hãng sản xuất nước ngoài. Từ những mục đích và yêu cầu đó mà Khoa Cơ Khí -Ngành MÁY XÂY DỰNG đã ra đời và từng bước trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về trang thiết bị nâng vận chuyển, máy xây dựng và tạo điều kiện cho sinh viên làm quen với việc thiết kế bố trí các thiết bị, cách thành lập quy trình để đầu tư trang thiết bị cho các nhà máy, công ty xí nghiệp. Từ những ứng dụng thực tế đó mà quý thầy cô trong Bộ Môn cho phép em được thực hiện đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Phân tích quy trình nhập liệu tại nhà máy xi măng Hà Tiên 1. Tính toán cầu trục có lắp gầu ngoạm truyền động dây cáp để vận chuyển vật liệu trong kho phục vụ dây chuyền sản xuất xi măng. Lập quy trình công nghệ chế tạo kết cấu thép cầu trục”. Bên cạnh sự hướng dẫn, giảng dạy tận tình của Thầy Cô trong Trường suốt bốn năm rưỡi qua, cùng với sự nỗ lực tìm hiểu thực tế của bản thân, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Nguyễn Hữu Quảng, các Thầy Cô trong Bộ môn cùng các Chú, các Bác trong nhà máy ximăng Hà Tiên đã dành thời gian giúp đỡ và hướng dẩn nhiệt tình trong thời gian làm luận văn tốt nghiệp vừa qua. Do kiến thức bản thân thu được trong các năm học có giới hạn nên quá trình làm bài luận văn còn gặp nhiều thiếu sót. Rất mong được sự chỉ giúp của quý Thầy Cô và các bạn. Chúng em xin chân thành cảm ơn! 2 PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XIMĂNG HÀ TIÊN I Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN I. § 1.1. Giới thiệu sơ bộ về Công Ty Xi Măng Hà Tiên I Công ty cổ phẩn xi măng Hà Tiên I trực thuộc Tổng Công Ty Xi Măng Việt Nam, là một trong những doanh nghiệp nhà nước (đã cổ phần hóa) sản xuất xi măng hàng đầu của cả nước trong khu vực phía Nam. Công Ty Xi Măng Hà Tiên I cũng là đơn vị chủ lực của Tổng Công Ty Xi Măng Việt Nam tại miền Nam. Với nhãn hiệu Kỳ Lân Xanh, sản phẩm xi măng Hà Tiên I trở nên quen thuộc và tạo được uy tín đối với thị trường trong nhiều năm qua. Sau gần 40 năm công ty đã cung cấp cho thị trường trên 20.000.000T xi măng các loại với chất lượng cao và ổn định, phục vụ cho các công trình cấp quốc gia,các công trình xây dựng trọng điểm và dân dụng. Công ty hoạt động trong môi trường xanh và sạch với công suất thiết kế 1.500.000 T/năm. Phương châm của công ty là tạo ra những sản phẩm có chất lượng, cùng vơi các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Trụ sở công ty: - Km 8, Đường xa lộ Hà Nội, quận Thủ Đức, Tp. HCM. - Điện thoại : 08 896 6609. - Fax : 08 896 7635. - Email : ht-1@hcm.vnn.vn 1.1 .1- Lịch sử hình thành. Năm 1960 nhà máy xi măng Hà Tiên được thiết kế và khởi công xây dựng dưới sự tài trợ của hãng Venot-pic (Pháp). Đến ngày 21/03/1964 nhà máy chính thức đi vào hoạt động với công suất 300.000 T/năm. Sau 1975 nhà máy chịu sự quản lý trực tiếp của Liên Hiệp các xí nghiệp xi măng Việt Nam thuộc Bộ Xây Dựng với nhiệm vụ sản xuất xi măng. Việc tiêu thụ giao cho công ty cung ứng vật tư số 1 và việc nhập khẩu do nghành ngoại thương đảm nhận Năm 1981 nhà máy xi măng Hà Tiên được tách ra thành 2 nhà máy độc lập nhau bao gồm: - Nhà máy xi măng Kiên Lương - Nhà máy xi măng Thủ Đức 3 Năm 1983 hai nhà máy được xát nhập vào nhau trở lại và đổi tên thành Nhà máy Liên Hiệp xi măng Hà Tiên bao gồm: - Nhà máy xi măng Kiên Lương - Nhà máy Thủ Đức - Ban quản lý công trình - Ban chuẩn bị sản xuất - Trường công nhân kỹ thuật Ngày 01/01/1983, theo sự chỉ đạo của cấp trên và phù hợp với nhu cầu đổi mới nhà máy Liên Hiệp xi măng Hà Tiên được tách thành: - Nhà máy xi măng Hà Tiên I (Thủ Đức) - Nhà máy xi măng Hà Tiên II (Kiên Lương) Tháng 04/1993 sát nhập công ty cung ứng Vận Tải số 1 vào nhà máy xi măng Hà Tiên I. Tháng 01/1994 do nhu cầu quản lý, nhà máy xi măng Hà Tiên I đổi tên thành Công Ty Xi Măng Hà Tiên I. Tháng 10/1994 do nhu cầu quản lý, nhà máy xi măng Hà Tiên II đổi tên thành Công Ty Xi Măng Hà Tiên II. 1.1.2- Quá trình phát triển. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao kể cả về số lượng lẫn chất lượng, công ty đã không ngừng hoàn thiện lại hệ thống công nghệ, quy trình sản xuất để nâng cao năng suất. Năm 1974 nhà máy xi măng Hà Tiên I ký thỏa ước và hợp tác với hãng Polisus (Pháp) để mở rộng nhà máy. Năm 1977 Bộ Xây Dựng lập lại nhiệm vụ thiết kế nhà máy xi măng, bao gồm những hạng mục do Pháp thiết kế. Tuy nhiên do chiến tranh biên giới Tây Nam và những khó khăn trong việc thay đổi phương án thiết kế, đến năm 1983 tiến độ thi công mới được đẩy nhanh. Ngày 19/08/1986 công ty tăng thêm dây chuyền 700.000 T/năm. Năm 1988 dây chuyền đóng bao và dây chuyền nghiền mới ở Thủ Đức chính thức đưa vào sản xuất. Tháng 02/1991 dây chuyền nung clinker tại Kiên Lương cũng đưa vào hoạt động. Năm 1994 công ty thành lập các chi nhánh tại 7 tỉnh khu vực IV Tp. HCM nhằm đẩy mạnh mức cung ứng cho thi trường, ngoài ra công ty còn triển khai xây 4 dựng mỏ đá Pozzolan tại xã Vĩnh Tân, lắp đặt các trạm biến thế và đường dây điện. Cũng trong năm này công ty xi măng Hà Tiên I còn hợp tác với tập đoàn HOLDERBANK (Thụy Sỹ) thành lập công ty xi măng Sao Mai (nay là Holcim) có công suất 1.760.000 T/năm, với số vốn đầu tư 269.000.000 USD, trong đó công ty xi măng cổ phần Hà Tiên I góp 35% số vốn cổ phần. Năm 04/1995 công ty cùng với Supermix Asian Ptc.Ltd (Malaisia & Singapore) thành lập Công Ty liên doanh hỗn hợp ở Việt Nam có công suất thiế t kế 100 m 3 /h. Cùng năm công ty cũng liên doanh với phân bón Bình Điền, có công suất 100.000 T/năm. Tháng 10/1999 công ty cải tổ các công tác tiêu thụ và thành lập hệ thống các nhà phân phối chính. 1.1.3- Định hướng phát triển. a. Thực hiện các dự án. Trạm xi măng Phú Hữu (quận 9 Tp. HCM ) với công suất 1.000.000 t/năm: - Hoàn thành thiết bị đấu thầu công nghệ - Triển khai thi công xây lắp Nhà máy xi măng Bình Phước với công suất 2.000.000 T/năm - Hoàn thành thiết bị đấu thầu công nghệ - Triển khai thi công xây lắp b. Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ - Xi măng sản xuất 1.880.000 T/năm - Xi măng tiêu thụ 2.400.000 T/năm - Đá puzzolan 250.000 T - Vỏ bao xi măng 47.000.000 bao - Cát tiêu chuẩn 75 T - Gạch các loại 2.500.000 viên - Vữa tô xây 20.000 T c. Đảm bảo sản xuất xi măng luôn đạt TCVN 6260-1997, cát đạt tiêu chuẩn TCVN 6227-1996. d. Giữ vững thị trường truyền thống và tìm kiếm thị trường mới. Thực hiện mức tiêu hao vật tư, nguyên liệu chính và điện năng tiêu thụ cho mỗi tấn xi măng không thấp hơn : - 0,815 T clinker/ 1 T xi măng PCB 40 - 0,037 T thạch cao / 1 T xi măng PCB40 5 - 20100 vỏ bao / 1 T xi măng PCB40 - 40 Kwh/ 1 T xi măng nghiền e. Hoàn thành kế hoạch đào tạo năm 2006. - Đào tạo cán bộ quản lý cấp cao - Đào tạo quản lý chuyên nghành - Đào tạo anh ngữ và tin học - Khởi động đào tạo kế thừa và phát triển. f. Hoàn thành công tác cổ phần hóa. Tái cấu trúc và tổ chức công ty cổ phần theo quan hệ sản xuất mới. - Cơ chế chức năng nhiệm vụ - Quan hệ quản lý thừa hành g. Đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN – ISO, phòng thí nghiệm TN-KCS theo tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17025:200. Các sản phẩm PCB 40 và cát đạt tiêu chuẩn được duy trì chứng nhận hợp chuẩn quốc gia. 1.1.4- Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất. Nhiệm vụ sản xuất: Công Ty Xi Măng Hà Tiên I có nhiệm vụ chính là sản xuất xi măng cung cấp chủ yếu cho thị trường phía Nam, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ xi măng trong xây dựng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế, thực hiện chính sách chủ trương của Đảng và Nhà Nước. Những năm gần đây do nhu cầu tiêu thụ xi măng trên thị trường tăng cao, công ty đã mở rộng sản xuất cải tiến máy móc thiết bị hiện đại và hoạt động vượt công suất thiết kế mà vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu. Trong điều kiện đó Tổng công ty cho phép nhập thêm Clinker để sản xuất, cũng như nhập các loại ximăng để bảo bảo cung ứng và bình ổn thị trường. Đồng thời cũng bổ xung nhiều chức năng hoạt động như: liên doanh, liên kết với các nguồn kinh tế trong và ngoài nước nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất… Ngoài ra công ty còn thành lập các phân xưởng phụ sản xuất phụ trợ phục vụ cho sản xuất chính và tiêu thụ sản phẩm. Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đẩy mạnh tiến trình xây và phát triển cơ sở hạ tầng như hiện nay, bên cạnh nhiệm vụ sản xuất tiêu thụ xi măng công ty còn: - Giải quyết việc làm cho xã hội , nâng cao tay nghề cho công nhân. - Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên. 6 - Thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. - Góp phần gia tăng GDP cho đất nước. Các chủng loại xi măng:Các chủng loại Ximăng Hà Tiên1 đều mang nhãn hiệu Kỳ Lân Xanh nổi tiếng với phụ gia Pudolan có hoạt tính cao, tăng độ dẻo khi thi công, chống thấm bề mặt tốt hơn, bền vững hơn trong môi trường xâm thực. Ưu điểm của ximăng Hà Tiên I : - Chất lượng cao : ximăng xuất xưởng luôn có số dư mác 20%. - Ổn định: trong suốt quá trình xây dựng, tô hoặc đổ bê tông, không bị rạn nứt - Độ dẻo: dễ dàng khi tô chát, đi viền kẻ chỉ, trộn hồ, đổ bê tông… - Giao hàng: nhanh và thuận lợi. Chủng loại TCVN Công dụng Ximăng Hà Tiên I PCB.30, PCB.40 6260: 1997 Dùng cho các công trình chuyên dụng, đúc bê tông, đà kiềng. Ximăng Hà Tiên I PC.30, PC.40 2682: 1999 Xây nhà cao tầng, trụ cầu, bến cảng, sân bay Xi măng Hà Tiên I ít toả nhiệt (Bền sulfate) 6069: 1995 Dùng trong công trình thuỷ điện, bêtông khối lớn Xi măng Hà Tiên I chống xâm thực 6067: 1995 Đặc biệt dùng trong môi trường nước mặn như cầu cảng biển. Công ty còn có sản phẩm mới: - Vữa xây, vữa tô; - Gạch block - Gạch lát tự chèn; - Cát tiêu chuẩn. § 1.2. Công nghệ sản xuất xi măng 1.2.1- Định Nghĩa Ximăng Pooclăng. Ximăng pooc là chất kết dính thuỷ lực, được sản xuất bằng cách nghiền clinker pooclăng với thạch cao và có thể thêm 1 phần phụ gia khoáng, hoá, có khả năng đóng rắn và bền vững trong môi trường nước. Trong đó phần trăm về trọng lượng có thành phần như sau : - Clinker pooclăng từ: 80% - 85% - Thạch cao từ: 3- 5 % - Đá phụ gia pouzolane từ: 15 – 16% 1.2.2- Thành phần hoá học clinker ximăng pooclăng. Như vậy thành phần chủ yếu và cũng là thành phần quyết định chất lượng ximăng là Clinker, tuy nhiên thành phần này không phải là nguyên tố tồn tại tự do trong thiên nhiên mà là hỗn hợp nung nóng chảy của một số chất vô cơ thiên 7 nhiên. Qua nhiều năm nghiên cứu và phát triển, ngtười ta đã phát hiện ra công thức để có được chất lượng clinker tốt như sau: CaO từ 63 – 67%; SiO2 từ 20 – 24 %; Al2O3 từ 4 – 7%; Fe2O3 từ 2 – 4% Ngoài ra còn có lẫn một số tạp chất khác: MgO, TiO…Tuy nhiên các oxit này ít tồn tại tự do trong thiên nhiên mà chủ yếu tồn tại ở dạng muối (CaCO 3) hoặc các loại quặng như đất sét, quặng sắt … Các loại quặng này sau khi khai thác và phối liệu theo một tỉ lệ nhất định tuỳ theo nồng độ, thành phần… được nghiền mịn và nung nóng chảy trong lò nung. Các phản ứng xảy ra trong quá trình nung hỗn hợp trong lò nung như sau: CaO +SiO2 3 CaO.SiO2 (C3S); CaO +SiO2 2 CaO.SiO2 (C2S) CaO +Al2O3 3 CaO.Al2O3 (C3A) CaO +Al2O3 + Fe2O3 3 CaO.Al2O3. Fe2O3 (C4AF) 1.2.3- Quá trình nung luyện clinker ximăng. Hiện nay trên thế giới đang áp dụng nhiều phương pháp nung luyện, Clinker khác nhau, tuỳ theo đặc điểm về nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, trình độ khoa học kỷ thuật nhưng gói gọn trong 3 phương pháp, đó là nung clinker theo phương pháp ướt, phương pháp bán khô và phương pháp khô. Phương pháp ướt, độ ẩm phối liệu 29 40%. Phương pháp bán khô, độ ẩm phối liệu 12 16 %. Phương pháp khô, độ ẩm phối liệu < 10 %. 1.2.4- Lò nung clinker theo phương pháp ướt. Kiểu nung Clinker trong một ống kim loại hình trụ rỗng, đặt nghiêng một góc =3 5 o so với mặt phẳng ngang. Tỉ lệ L/D = 30 40 lần. Toàn bộ chiều dài lò được đặt trên bệ đỡ có con lăn. Lò sử dụng phương pháp trao đổi nhiệt ngược chiều, nguyên liệu vào đầu cao của lò (đầu lạnh), clinker ra đầu thấp (đầu nóng). 1.2.5- Lò nung clinker theo phương pháp khô. Lò quay nung clinker theo phương pháp khô có cấu tạo và nguyên tắc làm việc ngược chiều như là lo quay trong phương pháp ướt, nhưng có những đie åm khác nhau như: chiều dài lò ngắn hơn. Tỷ lệ L/D = 5 17 lần, và có thêm hệ thống Cyclon trao đổi nhiệt ở đầu vào, thường từ 4 bậc hoặc nhiều hơn. 1.2.6- Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng clinker. Chất lượngClinker là yếu tố quan trọng nhất trong việc quyết định chất lượng xi măng sau này, do đó ngay từ đầu phải đảm bảo chất lượng sản xuất Clinker, có những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng Clinker : 8 - Nguyên liệu và thành phần phối liệu . - Độ mịn phối liệu trước khi nung. - Quá trình nung luyện Clinker. - Sự ổn địng của máy móc thiết bị . - Trình độ quản lý và công nhân vận hàn § 1.3- Phân tích quy trình nhập liệu SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT XI MĂNG Hình 1.1. Sơ đồ công nghệ trạm nghiền nhà máy xi măng Hà Tiên I 9 Hình 1.2. Sơ đồ công nghệ khu nhập liệu 1.3.1- Danh mục thiết bị. A 1 : Cẩu Caillard 10 A 2 : Phễu chứa clinker A 3 : Sàng rung điện tử A 4, A 7, A 8 : Băng tải đưa liệu vào kho A9 A5, A6 : Băng tải đưa liệu vào kho A15 A9,A15 : Kho tồn trữ clinker A5.1, A2.1,A4.1,A13,TL.06,A14,TL.12: Lọc bụi A10, A11,A17,A18,A19,A20,A22: Băng tải rút liệu đưa vào phểu TL.13 1.3.2- Quy trình hoạt động. Clinker được cẩu A1 (năng suất 600 tấn/h) đưa vào phểu A2 (sức chứa 180 tấn) từ xà lan có tải trọng là 30 tấn, để tháo Clinker từ phểu A2 có hai thiết bị sàng rung A3.1 và A3.2 đặt dưới phểu A2 (máy sàng rung có tần số thay đổi và nó sẽ điều chỉnh lượng Clinker rớt xuống. Tại đây Clinker được tháo ra theo 2 đường: Clinker theo sàng rung A3.1 xuống băng tải A4 (năng suất 600 tấn/h), sau đó đến băng tải A7 (năng suất 550 tấn/h, vận tốc 2.05m/s) tiếp tục được đổ xuống băng tải A8. sau đó đổ vào kho kín A9 có sức chứa 27.000 tấn. Vật liệu chuyển tới băng tải A10 thông qua 15 cửa hút ở đáy kho A9 có năng suất 300 tấn/h. Từ A10 Clinker được vận chyển xuống băng tải A11 (năng suất 300 tấn/h sau đó đổ trực tiếp vào băng tải A22 có năng suất 300 tấn/h. Clinker tháo xuống sàng rung A3.2 xuống băng tải A5 (600 tấn/h) đổ vào băng tải A6 (600 tấn/h). từ đây clinker được đổ thẳng vào kho A15 (kích thước 27x32) sức chứa 20.000 tấn. Clinker được tháo từ silô xuống băng tải vận chuyển thông qua hệ thống cửa 5, ba băng tải nhận Clinker từ silô qua hệ thống cửa rút là các băng tải A17, A18, A19 bố trí các cửa rút ở mỗi băng là: băng tải A17 có 6 cửa rút, băng tải A18 có 6 cửa rút, băng tải A19 có 6 cửa rút. Năng suất băng tải trên đều có 300 tấn/h. Dưới đáy silô15 liệu được đổ vào băng tả i A22. Từ kho tồn trữ A15 và A19 thông qua hệ thống băng tải A10, A11, A17, A18, A19, A20, A22 Clinker được vận chuyển về trong phểu TL(D1), để cung cấp clinker cho máy nghiền 1,3,4. Nhằm hạn chế việc ô nhiễm môi trường, ngoài các tấm bao che cho các tấm băng tải dây chuyền vận chuyển Clinker còn bố trí các lọc bụi tay áo tại những điểm gây bụi nhiều như: điểm chuyển tiếp giữa các băng tải, các điểm tháo liệu hay nạp liệu. 1.3.3. Các thiết bị trong khu nhập liệu. 1 Cẩu Caillard: Công dụng : Dùng để bốc dỡ clinker từ sàlan đổ vào phễu A2. 11 Thông số kỹ thuật : Tải trọng nâng : 12,5 T Chiều cao nâng : 28,6 m Tầm với : 20 m Tốc độ nâng : 1 m/s Thể tích gầu : 5,5 m 3 . 2 Sàng Rung A3 Máy rung cấp liệu dùng để vận chuyển nguyên liệu bởi sự rung động cơ khí tạo ra nhờ bánh lệch tâm và bộ rung từ tính. Thông sốù kĩ thuật: Kiểu máy : FUF Công suất : 500 T/h Kích thước : (2100*2000*1000) mm Điện áp sử dụng : 380V-50Hz 3 Hệ thông các băng tải: Dùng để vận chuyển vật liệu. Thông số kỹ thuật : Thiết bị Năng suất (tấn/h) Chiều dài (m) Chiều rộng (m) Tốc độ (m/s) Công suất Động cơ(Kw) Độ nghiêng A4 550 19,48 1000 1,31 15 150 A5 600 25,024 1000 1,31 15 150 A6 600 108,221 1000 1,31 75 150 A7 550 86,414 800 2,05 55 150 A8 1100 25,45 1000 1,68 11 0 A10 300 66,8 650 1,68 11 1,68 A11 350 30,75 650 1,68 11 13 A17 350 25,7 800 1,31 5,5 0 A18 350 28,7 800 1,31 5,5 0 A19 350 25,7 800 1,31 5,5 0 A20 350 66,679 800 1,31 15 14,5 A22 350 52,768 800 1,31 18,5 14,5 TL17 100 25 800 1 9,25 0 4. Máy đập má 555E. Dùng để đập clinker. Thông số kỹ thuật : 12 Năng suất : 40 tấn/h Moteur cối hàm: công suất 40 cv; số vòng quay n=950 vòng phút Nguyên lý làm việc: Clinker được đưa vào phểu chứa do cẩu múc hay cầu trục hai dầm đảm trách để đập, cối hàm có thể điều chỉnh được để có thể điều chỉnh kích thước hạt như yêu cầu. 5. Máy đập búa babbiles. Dùng để đập thạch cao Thông số kỹ thuật: Năng suất: 100 tấn/h ,N = 132kW, n =1480 vòng /phút. 6 . Thiết bị lọc bụi Tách bụi khô ra khỏi khí bẩn, khí sạch bay ra ngoài * Thông số kỹ thuật: Vị trí thiết bị Năng suất lọc (m 3 /h) Diện tích lọc (m 2 ) Công suất quạt (Kw) Công suất máy nén (kw) Bình chứa khí nén Tốc độ quạt (vòng/phút) A2.1 220000 136 30 11 250 3000 A4.1 5000 36 4 3000 A5.1 5000 36 4 3000 A12.3 5000 38 7,5 5,5 250 3000 A13 5000 36 4 3000 A14 10000 69 18,5 6,6 250 3000 TL06 10000 80 15 2,2 250 3000 TL12 41400 720 55 5,5 250 3000 7. Kho chứa liệu. Khi vận chuyển nguyên liệu vào các kho chứa ta có thể dùng nhiều loại thiết bị như : Sử dụng ô tô chuyên chở: Điều này chỉ thuận tiện khi vận chuyển nguyên liệu từ nơi này đến nơi khác. Nhưng khi chứa nguyên liệu vào các silô cao thì không phù hợp Ta có thể sử dụng vít tải để vận chuyển, tuy nhiên nguyên liệu dạng hạt khá lớn không phù hợp vì nó làm cho mài mòn máng và vít . Sử dụng các thiết bị vận chuyển bằng khí nén: Dạng vận chuyển này cho năng suất cao, có thể vận chuyển theo các tuyến không gian phức tạp và ít b ị tổn thất khi vận chuyển. Tuy nhiên giá thành và tiêu tốn năng lượng khá lớn, vượt quá 10 – 15 lần so với kiểu cơ khí thông thường . 13 Sử dụng băng tải (8) : Là thiết bị được sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất vật liệu xây dựng do có năng suất khá cao, kết cấu gọn nhẹ, thuận tiện khi vận hành và bảo trì đặc biệt là giá thành rẻ. Ngoài ra nó còn có thể vận chuyển theo nhiều dạng chu tuyến khác nhau. Do đó hầu hết các phần vận chuyển nguyên liệu thô trong nhà máy đều dùng băng tải có phần che chắn bên trên bằng tole. Nhờ vậy các tạp chất không xâm nhập vào nguyên liệu, vì thế ta giữ được tính chất của vật liệu và độ ẩm. Kho là nơi chứa và dự trữ nguyên vật liệu cho nhà máy, tại đây có các bộ phận chính như sau: + Silô chứa clinker. + Silô chứa thạch cao. + Silô chứa phụ gia. Từ kho đến máy nghiền là hệ thống băng tải (9) được cấp liệu từ các xilô qua hệ thống định lượng tại miệng các xiô, qua đó vật liệu sẽ được trộn theo một tỉ lệ nhất định. 8. Thiết bị vận chuyển bằng khí nén: Sử dụng các thiết bị vận chuyển bằng khí nén : Dạng vận chuyển này cho năng suất cao, có thể vận chuyển theo các tuyến không gian phức tạp và ít bị tổn thất khi vận chuyển . Tuy nhiên giá thành và tiêu tốn năng lượng khá lớn, vượt quá 10 – 15 lần so với kiểu cơ khí thông thường. 9. Cầu múc: Cầu múc là loại cầu trục hai dầm dùng gầu ngoạm 2 má . Trong Công Ty Xi Măng Hà Tiên I cầu múc là một trong những thiết bị bốc dỡ nguyên liệu, nó giữ một vai trò quan trọng không nhỏ trong dây truyền sản xuất. Ngoài nhiệm vụ bốc dỡ clinker và các nguyên liệu khác nó thực hiện việc nạp nhiên liệu vào phễu cho các máy nghiền. Qua phân tích sơ đồ công nghệ chọn thiết bị vận chuyển là cầu trục dùng gầu ngoạm 2 má dẫn động cáp, nó được dùng để bốc dỡ nguyên liệu, bao gồm các hoạt động bốc dỡ clinker, mu rùa, thạch cao vào kho chứa. Ngoài ra còn nhiệm vụ nạp các nguyên liệu nghiền cho các máy nghiền và đá mu rùa cho các cối đập. Với các yêu cầu kỹ thuật: với sản lượng nghiền hiện nay của nhà máy trung bình 5400 tấn/ngày, thì hệ thống vận chuyển nguyên liệu cẩu và cầu múc phải thực hiện việc bốc dỡ khoảng 4200 tấn clinker, 1000 tấn phụ gia, 200 tấn thạch cao vào kho chứa mỗi ngày cung cấp cho các hệ thống nghiền. 14 CHƯƠNG 2: CẦU TRỤC DÙNG GẦU NGOẠM DẪN ĐỘNG CÁP §2.1 – CẦU TRỤC 2.1.1 – Công dụng, phân loại: a) Công dụng: Cầu trục là máy trục dùng để xếp dỡ vận chuyển hàng trong các nhà kho, các phân xưởng sửa chữa lắp ráp cơ khí, các phân xưởng luyện kim. Cầu trục di chuyển trên ray, ray được đặt dọc trên tường nhà kho, dọc tường các phân xưởng, v.v… – Cầu trục có 3 chuyển động công tác: + Nâng (hạ) hàng theo phương thẳng đứng: Được thực hiện nhờ tời nâng bố trí trên xe tời. Với cầu trục có sức nâng lớn thường bố trí 2 cơ cấu nâng: cơ cấu nâng chính và cơ cấu nâng phụ. + Di chuyển xe tời có mang hàng theo phương ngang (dọc theo phương của dầm chính): nhờ cơ cấu di chuyển xe tời. + Di chuyển cầu trục trên hai đường ray được bố trí trên tường dọc theo nhà kho, phân xưởng: nhờ cơ cấu di chuyển cầu trục. Hình 02-01 : Cầu trục 2 dầm. 1- Ca bin điều khiển; 2- Ray đặt trên các vai cột, dọc phân xưởng; 3- Bánh xe di chuyển toàn bộ cầu trục; 4- dầm cuối; 5- Cáp điện; 6- Cơ cấu nâng phụ; 7- Cơ cấu nâng chính; 8- Xe con mang hàng; 9- Dây treo cáp điện (cấp điện cho các cơ cấu đặt trên xe con); 10- Sàn đứng (để kiểm tra đường điện cấp cho cầu trục); 11- Dầm chính; 12- Cơ cấu di chuyển xe con; 13- Cơ cấu di chuyển cầu trục. 15 Nhờ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBAI HOAN CHINH.pdf
  • dwg1 SO DO CONG NGHE.dwg
  • dwg2 phuong an.dwg
  • dwg3 tong the.dwg
  • dwg4 Xe toi.dwg
  • dwg5 Gau ngoam.dwg
  • dwg6 KCTCT.dwg
  • dwg7 dam chinh.dwg
  • dwg8 dam bien.dwg
  • dwg9 cong nghe che tao.dwg
  • dwg10 dien dong luc.dwg