Đồ án Mail Spam cơ chế và các biện pháp phòng chống

Spam hay còn gọi là UBE (Unsolicited Bulk Email) .

Spam là những email không được sự cho phép của người nhận (unsolicited email)

được gừi đi với số lượng lớn tới hồm thư của người dùng internet.

Spam đôi khi cũng là những email thương mại không được sự cho phép của người

nhận(UCE-Unsolicited Commercial E-Mail).

Vậy Spam làm tràn môi trường Internet bằng cách gửi đi nhiều gói tin với cùng

một nội dung, những gói tin này được truyền đến những người mà họ không thể không

nhận chúng.

pdf31 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1538 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đồ án Mail Spam cơ chế và các biện pháp phòng chống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TPHCM KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN II    BÁO CÁO ĐỒ ÁN MÔN HỌC AN NINH MẠNG Đề tài : Giáo viên hướng dẫn : Lê Phúc Sinh viên thực hiện : Nguyễn Phước Bảo Thành _ 405170065 Hồ Lê Hoàn _ 405170025 Thành phố Hồ Chí Minh  04/2009  Đồ án môn học An ninh mạng Mail Spam cơ chế và các biện pháp phòng chống 2 MỤC LỤC I.Giới thiệu về SPAM ........................................................................................................ 3 1.SPAM là gì? ................................................................................................................ 3 2.Các loại SPAM ........................................................................................................... 3 3.Tác hại của SPAM ..................................................................................................... 4 II.Cơ chế hoạt động của spam ......................................................................................... 5 1.Thu thập địa chỉ email ............................................................................................... 5 2.Gửi SPAM ................................................................................................................... 6 III.Các biện pháp phòng chống spam ............................................................................. 7 1.Internet mail và spam:............................................................................................... 7 2.Các phương pháp phòng chống spam .................................................................... 10 3.Cost – based .............................................................................................................. 11 4.Filter .......................................................................................................................... 14 5.Phòng chống spam dựa trên phương pháp nhận dạng ........................................ 17 a.Nhận dạng dựa trên đường đi của mail ............................................................. 17 b.Xác thực địa chỉ IP dựa vào đường đi ............................................................... 19 c.Xác thực domain dựa vào đường đi ................................................................... 19 d.Chứng thực mã hóa mail ..................................................................................... 22 6.Ngăn chặn spam sử dụng blacklist ......................................................................... 25 a.Sender blacklist .................................................................................................... 25 b.Domain blacklist .................................................................................................. 26 7.Lọc mail dựa vào White-list, các dịch vụ danh tiếng và dịch vụ đã được ủy quyền ............................................................................................................................ 27 a.Lọc mail dựa vào Whitelist ................................................................................. 27 b.Dịch vụ tin cậy (Reputation Service - RS) ......................................................... 28 c.Dịch vụ ủy quyền (Accreditation Service - AS) ................................................. 28 8.Một số công nghệ mới: ............................................................................................. 30 IV.Kết luận ...................................................................................................................... 31 Đồ án môn học An ninh mạng Mail Spam cơ chế và các biện pháp phòng chống 3 I. Giới thiệu về SPAM 1. SPAM là gì? Spam hay còn gọi là UBE (Unsolicited Bulk Email) . Spam là những email không được sự cho phép của người nhận (unsolicited email) được gừi đi với số lượng lớn tới hồm thư của người dùng internet. Spam đôi khi cũng là những email thương mại không được sự cho phép của người nhận(UCE-Unsolicited Commercial E-Mail). Vậy Spam làm tràn môi trường Internet bằng cách gửi đi nhiều gói tin với cùng một nội dung, những gói tin này được truyền đến những người mà họ không thể không nhận chúng. Những nội dung quảng cáo hay chiêu dụ người dùng …. Gọi là spam. 2. Các loại SPAM Có hai loại spam chính, chúng có những ảnh hưởng khác nhau đến người dùng Internet: Usernet spam: đây là dạng spam ta thường gặp trên các forum, một gói tin sẽ được gửi đến trên 20 newsgroup. Qua quá trình sử dụng, người dùng đã thấy rằng bất kỳ một tin nào được gửi đến nhiều newgroup một lúc thường sẽ mang những thông tin không cần thiết. Usernet spam cố gắng trở thành một “kẻ giấu mặt” – đọc thông tin trong các newsgroup nhưng ít khi hoặc không bao giờ post bài hay cho địa chỉ của mình. Usernet spam chiếm quyền sử dụng của các newsgroup bằng cách làm tràn ngập các quảng cáo hoặc những bài viết không phù hợp. Ngoài ra, Usernet spam có khi còn làm ảnh hưởng đến quyền điều khiển của quản trị hệ thống, chiếm quyền quản lý một topic nào đó. Email spam: Email spam nhắm đến người dùng riêng biệt trực tiếp qua các thư điện tử. Các spammer sẽ tiến hành thu thập địa chỉ mail bằng cách duyệt qua hòm thư Usenet, ăn cắp danh sách mail hay tìm kiếm trên web. Đối với những user sử dụng dịch vụ điện thoại thì đồng hồ đo vẫn chạy trong khi họ nhận hay đọc mail, chính vì vậy mà Đồ án môn học An ninh mạng Mail Spam cơ chế và các biện pháp phòng chống 4 spam làm họ tốn thêm một khoản tiền. Trên hết,các ISP và các dịch vụ trực tuyến ( online services) phải tốn tiền để chuyển các email – spam đi, những chi phí này sẽ được chuyển trực tiếp đến các thuê bao. Bất cứ ai cũng có thể trở thành người gửi thư rác (spammer) Chẳng hạn, bạn có một món hàng độc đáo cần bán ngay. Nhưng làm sao để mọi người biết . Trước hết bạn thông báo cho bạn bè bằng cách gửi email cho 100 người nằm trong sổ địa chỉ của bạn. Như thế bạn không mất một đồng nào mà vẫn có thể gửi đi 100 email quảng cáo sản phẩm của mình. Nếu có người biết để mua hàng thì bạn sẽ lời to. Và bạn tự nhủ : "Tại sao mình không gửi email cho nhiều người khác nữa? Mình sẽ có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn?” Rồi bạn sẽ tìm tòi ứng dụng các giải pháp để gửi đi được nhiều email cho cả những người bạn không quen biết hơn. Vậy là bạn đã trở thành spammer. Đó mới chính là vấn đề thực sự của spam. Nó quá dễ để ai cũng có thể gửi đi trong khi chi phí bỏ ra chẳng đáng là bao, có khi là chả mất đồng nào. Và cho dù tỉ lệ bán hàng quảng cáo không cao, nhưng spam vẫn có một sức hút đặc biệt với giới tiếp thị. 3. Tác hại của SPAM Hầu hết các spam đều nhằm mục đích quảng cáo, thường cho những sản phẩm không đáng tin cậy hoặc những dịch vụ có vẻ như hợp pháp. Tuy nhiên, không phải mọi vụ gửi SPAM đều là nhằm mục đích quảng cáo thương mại. Một số vụ gửi SPAM lại nhằm mục đích bất chính hoặc cũng có những kẻ gửi SPAM chỉ để bày tỏ quan điểm chính trị hoặc tôn giáo. Hình thức gửi SPAM nguy hiểm nhất là hình thức gửi đi những thông điệp để lừa người dùng tiết lộ thông tin tài khoản ngân hàng trực tiếp, số thẻ tín dụng … - hay đây chính là một dang phổ biến của lừa đảo trực tuyến. Do không có một cách thức hiệu quả nào để lọc spam nhận vào trước khi nó được nhận bởi server tại ISP cục bộ, ISP phải trả chi phí về băng thông cho các gói tin mà họ nhận. Theo thống kê của phần lớn các ISP thì họ thường bị spam chiếm khoảng 25-30% băng thông. Spam làm tràn bộ đệm của người dùng với các mail quảng cáo, có khi làm họ không nhận được các mail khác. Qua đó ta thấy spam đã sử dụng một lượng lớn tài nguyên mà không cần sự cho phép hay có bất kỳ một hành động bồi thường thiệt hại nào, làm cho cộng đồng Internet phải tốn một chi phí đáng kể. Những chi phí liên quan khi spam sẽ được trả bởi người nhận chứ không phải là từ các spammer. Tài khoản của spammer sẽ bị hủy bỏ ngay khi ISP phát hiện ra nó dùng để gửi spam, vì thế mà hầu hết các spam đều được gửi từ những tài khoản thử miễn phí (Trial account) để không mất bất kỳ một chi phí nào. SPAM là một tai hoạ đối với thư điện tử và nhóm thảo luận (newsgroup) trên Internet. SPAM có thể gây trở ngại đến sự hoạt động của các dịch vụ công cộng. Đấy là chúng ta còn chưa nói đến tác động của nó đối với hệ thống email. Những kẻ chuyên gửi SPAM lấy đi những nguồn tài nguyên của người dùng và nhà cung cấp dịch vụ mà không phải đền bù bất cứ cái gì.” (Vint Cerf – Cha đẻ của Internet) Đồ án môn học An ninh mạng Mail Spam cơ chế và các biện pháp phòng chống 5 Do hầu hết các ISP đều có một chính sách giới hạn tự động nhằm tránh sự lạm dụng hệ thống của họ, các spammer sẽ chuyển gói tin sang các hệ thống ở các nước khác, chiếm thời gian xử lý và băng thông mà không cần hiểu rõ về các hệ thống đó. Theo báo cáo vào khoảng tháng 6 năm 2008 thì phần trăm Spam trong tổng số email trên toàn thế giới có xu hướng tăng lên khá rõ. Và tác hại do nó thì không thể đo hay tính được, nhưng theo thống kê của Internet Week thì "50 tỉ USD mỗi năm" là số tiền mà các công ty, tổ chức thương mại trên thế giới phải bỏ ra để đối phó với nạn thư rác đang hàng ngày tấn công vào hòm thư của nhân viên. Mỹ là quốc gia chịu nhiều thiệt hại nhất, chiếm 1/3 số tiền nói trên. Đó là tác hại chung về kinh tế, riêng cá nhân thì mỗi người cũng có ý kiến riêng của mình về tác hại của Spam. Vậy, biện pháp và cách hạn chế như thế nào để mỗi khi check mail, bạn không còn phải đối phó với đống thư Spam kia nữa? Màu xanh là spam tăng theo tháng II. Cơ chế hoạt động của spam Để gởi một spam thì các spammer thông qua 2 bước cơ bản là thu thập địa chỉ email và gửi spam. 1. Thu thập địa chỉ email Spammer có rất rất nhiều cách để thu thập địa chỉ email. Biện pháp đơn giản như là họ tạo ra các trang web mà đòi hỏi bạn phải “log on”, “sign up” để được xem nội dung đầy đủ hay là các trang web với những chủ đề hấp dẫn để chiêu dụ những người nhẹ dạ như “Bạn muốn là người may mắn sở hữu chiếc laptop trị giá 30 triệu hảy để lại địa chỉ email của bạn” ,vậy là spammer đã có email của bạn. Thủ công hơn nữa là họ thu thập địa chỉ email của bạn khi nó “vô tình” hiện diện trên một trang web nào đó, đơn giản họ dùng chương trình tìm kiếm (google) với key là “@”,đây là ký tự của địa chỉ email ,ví dụ như “Mình cũng cần tài liệu này,nick của mình là email@........ Ngoài ra họ còn có thể thu thập địa chỉ email dựa trên các phương tiện phi điện tử, như thông tin in trên danh thiếp, tờ khai… Kiểu thu thập này thì bạn cần có biện pháp phòng chống khác. Phương pháp thu thập phổ biến là Dictionary attack(tấn công từ điển), Dictionary attack là phương thức được lập trình sẵn cho một chiếc máy tính có thể tạo ra rất nhiều những biến thể từ 1 địa chỉ email bằng cách thay đổi các ký tự: Đồ án môn học An ninh mạng Mail Spam cơ chế và các biện pháp phòng chống 6 + Ví dụ email1@gmail.com, email1@yahoo.com …và email2@gmail.com email2@yahoo.com... Phần mềm này sẽ cũng sẽ tạo một kết nối đến một máy chủ thư điện tử để gửi lên hàng triệu địa chỉ email bất kỳ và sẽ kiểm tra xem địa chỉ email nào còn hoạt động hay không,nếu còn hoạt động địa chỉ đó sẽ được cho vào danh sách của SPAMMER”. Một công cụ thu thập địa chỉ email bằng phương thức Dictionary attack. Cách để có địa chỉ email đơn giản nhất là mua lại địa chỉ từ các spammer,hay trao đổi số email có được với nhau giữa các spammer… Khi đã có một lượng email nhất định thì hành động tiếp theo của họ là gửi spam. 2. Gửi SPAM Cũng như việc thu thập địa chỉ email thì việc gởi spam cũng có nhiều cách khác nhau. Các spammer trang bị cho mình hệ thống máy tính, modem, kết nối Internet để gửi spam. Đây là cách thức tốn kém nhưng hiệu quả cao và hợp pháp. Cách đỡ tốn kém hơn nhưng bất hợp pháp là gửi spam thông qua máy chủ ủy nhiệm mở (open proxy server). Spammer đột nhập và kiểm soát máy tính của người khác để xây dựng một botnet. Trước hết spammer dùng các công cụ cũng như các thủ đoạn cần thiết để cài đặt một phần mềm cho phép kiểm soát máy tính từ xa lên hệ thống của người Đồ án môn học An ninh mạng Mail Spam cơ chế và các biện pháp phòng chống 7 dùng. Các máy tính như thế đã trở thành một “ZombiePC”, đã bị kiểm soát. Sau đó spammer tiến hành xây dựng một hệ thống các ZombiePC – tức là botnet. Như vậy các spammer đã có hệ thống như cách thứ nhất mà không cần phải tốn nhiều chi phí. Khi đó các Zombie này phải liên tục gửi đi các email spam, đường truyền Internet của máy Zombie sẽ bị chậm đi và các tài nguyên đều bị sử dụng, chưa kể chúng sẽ trở thành nạn nhân bất đắc dĩ khi bị phát hiện đã gửi email spam. Cách thức thứ hai là một cách nguy hiểm và độc hại không thua kém các phần mềm virus, trojan… vì để kiểm soát được máy tính của người khác thì spammer phải khai thác các lỗi về bảo mật và các phần mềm kiểm soát máy tính người dùng từ xa cũng là các phần mềm virus, trojan… Như vậy spam đã trở thành công cụ phát tán virus, trojan… và ngược lại các phần mềm độc hại đó là công cụ gửi spam. III. Các biện pháp phòng chống spam 1. Internet mail và spam: Kiến trúc hệ thống mail gồm có 4 thành phần chính: - Mail User Agents (MUAs): còn được gọi là Email client, được sử dụng ở phía người dùng để gửi và nhận mail. - Mail Submission Agents (MSAs): được xem như các Mail server xử lý luồng đi ra, đây là những server mà MUA truyền thông để gửi mail. - Mail Delivery Agents (MDAs): được xem là các Mail server xử lý luồng đi vào, các server này sẽ lưu giữ các mail được gửi tới cho các user cho đến khi họ tải chúng về MUA hay xóa bỏ. - Mail Transfer Agents (MTAs): là các Mail server trung gian, giúp cho việc chuyển tiếp giữa MSA đến MDA được thuận tiện hơn. MTA có thể chuyển tiếp dữ liệu đến các MTA khác trước khi đến MDA. Đồ án môn học An ninh mạng Mail Spam cơ chế và các biện pháp phòng chống 8 Trong mô hình thí dụ trên, ta thấy có 2 MUA của 2 người gửi là Alice và Carl, họ cùng dùng một MSA để gửi dữ liệu đến cho Bob. MSA này sẽ chuyển mail đến cho MDA của Bob qua MTA A thuộc domain của Alice. Luồng dữ liệu đi trong domain của Alice có thể qua nhiều MTA, MTA cuối cùng thuộc domain phía gửi có khi được gọi là MTA ngõ ra biên. Các MTA ngõ ra biên (MTA A) sẽ chuyển dữ liệu đến cho MTA ngõ vào biên thuộc domain phía nhận (MTA B). Các MDA phía Bob sẽ nhận mail từ các MTA ngõ vào biên này trực tiếp hay qua các MTA trung gian. MUA của Bob sẽ liên lạc với MDA để tải mail về, giao thức thường sử dụng là POP (Post Office Protocol), IMAP (Internet Message Access Protocol) hoặc web-form đối với dạng web-mail. Quá trình này sẽ được xác thực để ngăn chặn việc đọc và điều chỉnh trái phép hộp mail của Bob. Dạng web-mail thì thường được đảm bảo bằng cách gửi đi username và password trên một kết nối bảo mật. POP và IMAP cũng có hỗ trợ vài cơ chế xác thực bằng câu lệnh USER và PASS hay cải tiến hơn với Keberos và các giao thức sử dụng S/key Để đạt được kết nối tốt nhất, không cần bất kỳ một sự sắp đặt trước nào giữa MTA biên cho luồng mail ra (MTA A) và MTA biên cho luồng mail vào (MTA B). Kết nối giữa chúng không đòi hỏi quá trình xác thực, MTA B sẽ nhận dạng được MTA A bằng cách xem trường địa chỉ nguồn trong gói IP nhận được từ MTA A. Nếu MTA A là giả mạo hay gửi một lượng mail spam lớn, MTA B có thể loại bỏ hoặc từ chối kết nối. MTA B có thể chuyển lượng spam nhận được từ MTA A sang một dịch vụ chống spam, dịch vụ này thường sẽ lập một danh sách đen (blacklist) với các địa chỉ IP và tên miền spam. Cơ chế này cho phép các MTA biên ngõ vào (MTA B) có thể nhận hay khóa luồng mail dựa vào địa chỉ phía gửi trong trường hợp nó nhận trúng spam hoặc địa chỉ này đã có trong blacklist mà nó sử dụng. Người phá hoại có thể sử dụng nhiều địa chỉ IP khi gửi mail bằng cách sử dụng SMTP, như vậy thì việc khóa địa chỉ sẽ gặp khó khăn. Tuy nhiên, với IPv4 hiện đang sử dụng thì trường địa chỉ IP sẽ thiếu, một chi phí đáng kể sẽ kèm theo mỗi địa chỉ IP. Do đó, spammer không thích dùng một lượng lớn địa chỉ IP và như vậy việc khóa địa chỉ IP vẫn có hiệu quả rất cao. Spammer có thể sẽ cố gắng sử dụng địa chỉ IP của chính những nạn nhân của mình. Do giao thức SMTP chạy trên kết nối TCP, đòi hỏi spammer phải chấp nhận những gói được gửi đến, sau đó gửi gói đi với địa chỉ IP nguồn là địa chỉ của nạn nhân, đây chính là kiểu tấn công Man In The Middle (MITM). Muốn tấn công MITM, spammer phải kiểm soát được tuyến đi của gói, tuyến này thường được quản trị domain bảo vệ rất tốt. Vì vậy mà spammer ít sử dụng kiểu tấn công này do nó khó hơn việc giả địa chỉ IP. Để giải quyết trường hợp spammer có thể mua cả một miền địa chỉ IP hoặc có khả năng tấn công MITM trên một tập địa chỉ IP thuộc về một domain, người nhận sử dụng danh sách đen vẫn có được thuận lợi từ việc địa chỉ IP được phân phối theo các block liên tục nhau. Xác suất mà server và blacklist nhận spam từ các địa chỉ thuộc cùng một block là rất lớn, do đó có thể cho toàn bộ block địa chỉ này vào blacklist. Điều này cũng làm nảy sinh vấn đề là các domain phải kiểm soát được lượng spam gửi đi để tránh bị liệt toàn domain vào danh sách bị khóa. Domain phải cố gắng cấm các máy không được cấp quyền (Unauthorized computer) trong domain của mình Đồ án môn học An ninh mạng Mail Spam cơ chế và các biện pháp phòng chống 9 gửi mail trực tiếp đến các domain khác, đặc biệt là hạn chế việc các máy này sở hữu nhiều địa chỉ IP khác nhau. Để hạn chế khả năng các mail không thuộc domain được gửi đến cho một MTA biên chỉ định nào đó, port 25(SMTP sử dụng) giữa hai MTA biên sẽ được khóa, ngăn chặn các máy truy cập trái phép kết nối ra ngoài domain qua port 25. Ngoài ra, domain cũng cần giới hạn lượng spam gửi đi bằng cách ủy quyền cho MTA biên ngõ ra. MTA này sẽ sử dụng một bộ lọc để xác định và loại bỏ luồng spam đi ra, các phương pháp lọc này thường yêu cầu sự xác thực từ phía người gửi, sẽ rất đơn giản đối với user thuộc domain nhưng lại phức tạp đối với các user bên ngoài domain. Để cho phép các user bên ngoài domain vẫn có thể kết nối đến được Mail server, ví dụ như MUA của Carl kết nối đến MSA thuộc domain A, nhiều domain yêu cầu MUA của Carl phải sử dụng một kết nối có xác thực. Điều này có thể thực hiện theo nhiều cách: sử dụng SMTP AUTH mở rộng (password được chuyển đi dưới dạng cleartext) hay cơ chế xác thực có mã hóa (sử dụng kết nối SMTP cùng giao thức SSL - Secure Socket Layer). Kết nối có xác thực này thường chạy trên port 587 thay vì 25 nhằm tránh bị khóa bởi ISP ở xa (Remote ISP). Khi một MTA nhận một email, nó sẽ chuyển đến cho một mail agent nào đó trên con đường đến đích, do chức năng chuyển tiếp này mà nó được xem như một Relaying. Trước đây, hầu hết các Mail server đều cho phép chuyển tiếp các email mà không quan tâm đến nguồn gửi cũng như đích đến, các Mail server như vậy được gọi là một Open relay. Ngoài ra, hầu hết các Mail server (MTA B) sẽ từ chối tất cả các message đến từ một Open relay mà nó biết (MTA X) hoặc từ bất kỳ một MTA thuộc về domain chuyên gửi spam. Có thể dễ dàng thực hiện bằng cách so sánh địa chỉ IP của MTA gửi mail với địa chỉ IP của Open relay trong blacklist. Khi phát hiện ra spam, nên liên hệ với MTA biên nhận spam(MTA B) để xác định MTA biên phát tán spam (MTA A). Để làm được đòi hỏi phải biết được các Mail agent mà spam đã đi qua(Trace-back), mỗi khi nhận được một mail, Mail agent sẽ lưu giữ lại thông tin nhận dạng của server gửi mail đi, nó sẽ thêm vào dòng RECEIVED trong Header của mail các thông tin như: thời gian nhận mail, tên domain cũng như địa chỉ IP. Đây là cơ sở xác thực của các Mail agent, giúp blacklist ngăn chặn luồng mail spam. Tuy vậy, quá trình này không đảm bảo. User sẽ xác nhận được account của người gửi mail nhờ vào MUA. MUA điền thông tin của người gửi ở trường FROM hoặc SENDER trong header của các lá mail. Trên thực tế, nhiều MSA cho phép người dùng đầu cuối sử dụng địa chỉ bất kỳ trong trường FROM hoặc SENDER của header. Điều này cho phép user sử dụng cùng một địa chỉ trong khi sử dụng nhiều MSA để tiếp nhận mail này. Do đó, khi một MTA nhận mail từ một domain khác nó sẽ không căn cứ vào địa chỉ người gửi trong trường FROM của mail header, nó phải có một cơ chế để xác thực địa chỉ người gửi hoặc địa chỉ domain. Như vậy địa chỉ người gửi trong mail header là không đáng tin cậy, địa chỉ này có thể dễ dàng bị giả mạo. Những địa chỉ này được dùng để gửi spam, chúng hiển thị dưới dạng một sender quen thuộc với người dùng, đi qua được các bộ lọc tự động và khiến user sẽ đọc mail thay vì xóa bỏ. Các mail giả này thường làm cho người dùng nhầm lẫn khi dựa vào địa chỉ nguồn, chẳng hạn như tấn công Phishing. Các Đồ án môn học An ninh mạng Mail Spam cơ chế và các biện pháp phòng chống 10 địa chỉ giả có thể dễ dàng có được từ các trang web, các forum hoặc lấy danh sách địa chỉ từ các máy tính bị xâm nhập. Trong một số trường hợp, địa chỉ giả chính là địa chỉ của một nạn nhân nào đó, như vậy nạn nhân sẽ bị hiểu nhầm là người gửi spam. 2. Các phương pháp phòng chống spam Có rất nhiều cơ chế phòng chống spam, nhìn chung được phân loại như sau: Theo cách phân loại trên, phương pháp Identity-based và Cost-based đòi hỏi sự chấp nhận giữa hai bên gửi, nhận hoặc các mail agent, trong khi đó phương pháp Content filtering chỉ đòi hỏi phía người nhận. Ba hướng chính giúp xử lý spam là: - Content filtering - Identity – based - Cost – based Content filtering là một phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất, phía nhận sẽ cố gắng phân biệt giữa spam với các mail mong đợi. Tuy vậy, bộ lọc này sẽ gặp phải hai vấn đề về lỗi, thường được đề cập đến là lỗi âm (false negatives) và lỗi dương (false positives) Lỗi âm xảy ra khi một mail spam không bị phát hiện bởi bộ lọc mail và được phân phối đến cho user. Lỗi âm này có khi làm cho bộ lọc loại bỏ hoặc đưa vào danh sách đen những mail không phải là spam. User rất dễ bị ảnh hưởng bởi lỗi âm, họ có thể bị mất những mail quan tâm. Bộ lọc thương mại và thí nghiệm luôn cố gắng giảm tỉ lệ lỗi âm này xuống còn khoảng 0,03%. Phương pháp Content filtering rất dễ triển khai, nó chỉ đòi hỏi sự chấp thuận từ phía nhận và giúp loại bỏ tức thời một lượng mail spam. Do tính chất dễ triển khai, tỉ lệ lỗi âm và lỗi dương thấp nên phương pháp này được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên phương pháp này có hạn chế trong việc mở rộng và tái triển khai Đồ án môn học An ninh mạng Mail Spam cơ chế và các biện pháp phòng chống 11 Cơ chế xử lý spam mà không dựa trên Content filtering có thể chia thành hai hướng là: - Cost – based : phương pháp này hướng đến việc đảm bảo người gửi spam sẽ mất một chi phí đáng kể. Chi phí này có thể áp dụng trên mỗi thông điệp gửi đi(mỗi loại sẽ có một mức phù hợp), hoặc chỉ cho các mail spam hay cho tất cả các mail nhưng có kèm theo cơ chế hoàn trả lại chi phí cho các mail không phải là spam. - Identity – based: xử lý dựa trên việc nhận dạng mail agent, có 2 hướng tiếp cận: + Identification: nhận dạng sender hoặc các thành phầ spa . + Identity – based Filtering 3. Cost – based Email là kỹ thuật truyền thông tương đối rẻ, đó là một trong những lý do biến spam là công cụ kinh doanh sinh lợi. Do đó, một hướng điều khiển spam là tính chính xác giá cả, tiền tệ và một số mặt khác khi gởi một thông điệp để làm giảm nạn spam. Thông thường, khi giá phải trả là tiền tệ, nó cũng có thể quy định đền bù chi phí đến người nhận và/hoặc nhà cung cấp dịch vụ khi chấp nhận spam. Tuy nhiên, việc đưa chi phí khi gởi email là khó khăn, có thể còn hơn thế khi mà chi phí được tính toán bằng tiền. Cụ thể, người sử dụng cảm thấy khó chịu khi phải trả phí email, trong khi email là miễn phí. Điều này có thể giải quyết bằng giao thức chắc chắn rằng người dùng chỉ trả phí cho spam, hoặc được trả lại tiền khi không phải là thông điệp spam. Người dùng phản đối lại việc trả phí cho email sẽ được giảm đi khi ta dùng payment, nó không là tiền tệ, nhưng nó đòi hỏi sự nỗ lực của người dùng và/hoặc tài nguyên máy tính. Hơn nữa payment yêu cầu thao tác giữa người gởi và người nhận, và chấp nhận những chi phí khá nhỏ. Kỹ thuật Non-monetary được sử dụng cho nhiều người, không lệ thuộc tài chính, không phải trả chi phí. Dưới đây là một dạng của kỹ thuật Non – monetary. Human Effort và Human Interaction Proofs (HIP): Một trong những lý do spam khá rẻ, là trên thực tế nó được gởi vào “in bulk” một cách tự động bằng chương trình, thao tác tay ít nhất. Theo đó, một phương pháp để điều khiển spam là chắc chắn rằng bạn đang cố gắng một số thao tác tay để gởi email, việc này thực hiện dễ dàng với người và sẽ khó khăn nếu là chương trình máy tính. Điển hình là HIP. HIP được áp dụng trong nhiều trường hợp, chắc chắn rằng máy không thể làm tự động đầy đủ yêu cầu được. Có thể ứng dụng trong khi bạn gởi mail đặc biệt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmail_spam.pdf
Tài liệu liên quan