Nhằm vận dụng những kiến thức lí thuyết vào thực tế địa chất, sau khi hoàn thành chương trình học lí thuyết ở trường Đại học Mỏ - Địa chất, thuộc chuyên ngành Địa chất. Bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò. Khoa Địa chất. Trường Đại học Mỏ - Địa chất đã đồng ý quyết định cho Tôi đi thực tập tốt nghiệp tại Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ với thời gian 6 tuần, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 đến hết ngày 23 tháng 2 năm 2008.
Trên cơ sở những tài liệu thu thập được trong thời gian thực tập tại cơ sở sản xuất thực tế, được sự đồng ý của Khoa Địa chất, Bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò, Giáo viên hướng dẫn. Tôi đã được giao viết đồ án với đề tài: “Cấu trúc địa chất vùng An Hải - Ninh Thuận. Thiết kế phương án tìm kiếm đánh giá quặng titan sa khoáng ven biển khu Từ Thiện ”.
Nội dung đồ án gồm 2 phần, 7 chương (không kể mở đầu và kết luận).
Phần I: Đặc điểm địa chất vùng An Hải, Ninh Thuận.
Chương I: Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế nhân văn và lịch sử nghiên cứu địa chất vùng.
Chương II: Đặc điểm địa chất vùng.
Phần II: Thiết kế phương án tìm kiếm quặng titan sa khoáng ven biển khu Từ Thiện
Chương III: Mục đích nhiệm vụ.
Chương IV: Đặc điểm địa chất khu Từ Thiện.
Chương V: Các phương pháp áp dụng, kỹ thuật và khối lượng công tác.
Chương VI: Tính tài nguyên và trữ lượng.
Chương VII: Tổ chức thi công và dự toán chi phí.
Sau hơn 2 tháng làm việc khẩn trương, với sự cố gắng nỗ lực hết mình của bản thân, đặc biệt là được sự giúp đỡ tận tình của Thầy giáo hướng dẫn TS.Lương Quang Khang, cùng với các thầy cô trong bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò cũng như các phòng ban và cán bộ kỹ thuật Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ đã giúp tôi hoàn thành bản đồ án này đáp ứng theo yêu cầu và thời gian quy định.
Do thời gian có hạn, trình độ, kiến thức chuyên môn còn nhiều hạn chế nên bản đồ án của tôi không thể tránh khỏi những sai sót, tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các Thầy - Cô giáo và các bạn đồng ngiệp.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn đến các Thầy - Cô giáo trong bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò, khoa Tại chức, các cán bộ Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ, đặc biệt là sự giúp đỡ dẫn dắt tận tình của Thầy giáo TS. Lương Quang Khang để tôi hoàn thành bản đồ án tốt nghiệp này.
80 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1340 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đồ án Cấu trúc địa chất vùng An Hải - Ninh Thuận. Thiết kế phương án tìm kiếm đánh giá quặng titan sa khoáng ven biển khu Từ Thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đồ án bộ môn
Tìm kiếm - Thăm dò
MỤC LỤC
Mở đầu
Nhằm vận dụng những kiến thức lí thuyết vào thực tế địa chất, sau khi hoàn thành chương trình học lí thuyết ở trường Đại học Mỏ - Địa chất, thuộc chuyên ngành Địa chất. Bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò. Khoa Địa chất. Trường Đại học Mỏ - Địa chất đã đồng ý quyết định cho Tôi đi thực tập tốt nghiệp tại Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ với thời gian 6 tuần, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 đến hết ngày 23 tháng 2 năm 2008.
Trên cơ sở những tài liệu thu thập được trong thời gian thực tập tại cơ sở sản xuất thực tế, được sự đồng ý của Khoa Địa chất, Bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò, Giáo viên hướng dẫn. Tôi đã được giao viết đồ án với đề tài: “Cấu trúc địa chất vùng An Hải - Ninh Thuận. Thiết kế phương án tìm kiếm đánh giá quặng titan sa khoáng ven biển khu Từ Thiện ”.
Nội dung đồ án gồm 2 phần, 7 chương (không kể mở đầu và kết luận).
Phần I: Đặc điểm địa chất vùng An Hải, Ninh Thuận.
Chương I: Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế nhân văn và lịch sử nghiên cứu địa chất vùng.
Chương II: Đặc điểm địa chất vùng.
Phần II: Thiết kế phương án tìm kiếm quặng titan sa khoáng ven biển khu Từ Thiện
Chương III: Mục đích nhiệm vụ.
Chương IV: Đặc điểm địa chất khu Từ Thiện.
Chương V: Các phương pháp áp dụng, kỹ thuật và khối lượng công tác.
Chương VI: Tính tài nguyên và trữ lượng.
Chương VII: Tổ chức thi công và dự toán chi phí.
Sau hơn 2 tháng làm việc khẩn trương, với sự cố gắng nỗ lực hết mình của bản thân, đặc biệt là được sự giúp đỡ tận tình của Thầy giáo hướng dẫn TS.Lương Quang Khang, cùng với các thầy cô trong bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò cũng như các phòng ban và cán bộ kỹ thuật Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ đã giúp tôi hoàn thành bản đồ án này đáp ứng theo yêu cầu và thời gian quy định.
Do thời gian có hạn, trình độ, kiến thức chuyên môn còn nhiều hạn chế nên bản đồ án của tôi không thể tránh khỏi những sai sót, tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các Thầy - Cô giáo và các bạn đồng ngiệp.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn đến các Thầy - Cô giáo trong bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò, khoa Tại chức, các cán bộ Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ, đặc biệt là sự giúp đỡ dẫn dắt tận tình của Thầy giáo TS. Lương Quang Khang để tôi hoàn thành bản đồ án tốt nghiệp này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2008
Sinh viên: Nguyễn Cảnh Nho
PHẦN I
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT
VÙNG AN HẢI, NINH THUẬN
Chương I
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ NHÂN VĂN
VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT VÙNG
I.1- Vị trí địa lý và diện tích vùng nghiên cứu.
Vùng An Hải Thuộc các xã: An Hải, Phước Dinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Cách ngã ba giữa Quốc lộ 1A và tỉnh lộ 407 (nam thị xã Phan Rang- Tháp Chàm 12km) theo hướng tỉnh lộ 407 xuống biển khoảng 18 km đến trung tâm vùng công tác. ( Hình 1)
Diện tích nghiên cứu khoảng 139 Km2, được giới hạn bởi toạ độ địa lý:
11o 24’18” - 11o 30’30” vĩ độ Bắc
108o 55’46” - 109o 01’10” kinh độ Đông
I.2- Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế nhân văn.
I.2.1- Địa hình.
I.2.1.a- Địa hình đồi núi thấp.
Địa hình núi thấp và đồi nhỏ phân bố chủ yếu ở phần tây nam kéo dài ra tận bờ biển trùng với phương cấu trúc chung và rải rác một số nơi trong vùng. Độ cao tuyệt đối từ 100 - 380m, sườn dốc, đỉnh thường nhọn. Địa hình phân cắt khá mạnh. Thảm thực vật ở đây phát triển các loài cây thân gỗ thấp và các loài cây có gai cứng. Đây là một hạn chế cho quá trình đi khảo sát thực địa.
I.2.1.b- Địa hình đồng bằng.
Chiếm phần lớn diện tích vùng nghiên cứu là đồng bằng ven biển, được thành tạo bởi các trầm tích bở rời có nguồn gốc sông, biển, hỗn hợp sông - biển, biển - đầm lầy. Bề mặt địa hình nghiêng thoải, độ cao tuyệt đối từ vài mét đến hơn 100m. Đây là đối tượng canh tác của dân trong vùng và đồng thời là đối tượng tìm kiếm titan sa khoáng ven biển.
I.2.2.- Mạng sông, suối, bờ biển.
Mạng sông suối trong vùng khá phong phú, phía bắc vùng có sông Cái bắt nguồn từ sườn đông khối nâng Đà Lạt chảy về, kết hợp với các sông nhánh khác là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cũng như vật liệu trầm tích chính cho vùng hạ lưu. Trung tâm vùng có các sông suối nhỏ chảy qua như: Sông Bàu Ngư bắt nguồn từ dãy núi Chà Bang huyện Ninh Phước với lưu lượng nước ít, nhưng cũng góp phần vào việc bù đắp vật liệu và điều tiết khí hậu cho vùng. Suối Tam Lang và một số suối khác, hội tụ với các bàu: Bàu Ngư, Bàu Sơn Hải tạo nên mạng thủy văn đa dạng.
Bờ biển kéo dài hướng bắc- nam khoảng 18 km, nằm về phía bờ nam cửa sông Cái, kết hợp với tác động của dòng chảy ven bờ và chịu tác động mạnh của thuỷ triều là yếu tố thuận lợi cho quá trình tích tụ sa khoáng biển.
Quá trình xâm thực, tích tụ phát triển đường bờ tạo ra dạng địa hình bờ đặc trưng với các mũi nhô ra biển: Mũi Dinh...; Các vũng, vịnh lõm sâu vào nội địa: Vũng Ninh Chữ, vũng Sơn Hải... Các yếu tố đó làm cho địa hình đường bờ thêm phức tạp.
I.2.3.- Khí hậu.
Khí hậu vùng nghiên cứu mang tính chất nhiệt đới miền duyên hải. Khí hậu được chia làm hai mùa tương đối rõ rệt:
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa trung bình 1.400- 1.500mm, Độ ẩm tương đối 75- 85%;
Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, tổng lượng mưa mùa khô 110- 130mm, độ ẩm tương đối 70- 80%;
Nhìn chung đây là khu vực có lượng mưa trung bình trong năm thấp nhất cả nước, khí hậu khô nóng là chủ yếu.
I.2.4.- Dân cư.
Trong vùng đại đa số dân tộc Kinh ngoài ra còn có ít dân tộc Hoa, dân tộc Chăm cùng sinh sống. Mật độ dân số tập trung cao ở các vùng thị trấn, thị xã. Trình độ dân trí phát triển. Họ sống với các ngành nghề đa dạng: công, nông, ngư nghiệp và buôn bán. Dân số ven biển mật độ thưa thớt hơn, nghề nghiệp chủ yếu nông, ngư nghiệp, một bộ phận buôn bán nhỏ. Lâm nghiệp nghèo nàn, chỉ mới có một số cánh rừng Tràm dân mới trồng chiếm diện tích ít ỏi. Ngư nghiệp tương đối phát triển, nghề nuôi trồng thuỷ sản được người dân đặc biệt chú trọng.
I.2.5.- Giao thông.
I.2.5.a- Đường bộ:
Mạng lưới giao thông trong vùng khá phát triển, có con đường tỉnh lộ 407 là đường đất, cho nên việc đi lại khá thuận tiện. Chưa có phương tiện giao thông công cộng mà chủ yếu bằng xe gắn máy và xe đạp.
I.2.5.b- Đường thuỷ:
Mạng lưới sông suối nhỏ và giáp biển, suối nông, lượng nước ít nên không thể đi lại bằng thuyền được. Bờ biển khá dài nhưng không có cảng, chỉ thuận lợi cho ghe thuyền nhỏ làm nghề đánh bắt thuỷ sản gần bờ.
Tóm lại: các đặc điểm địa lý, kinh tế, nhân văn khu vực nghiên cứu nhìn chung thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế: nông nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công. Đồng thời các yếu tố đó góp phần cho việc thi công các đề tài nghiên cứu địa chất và khoáng sản nói chung và phương án “Tìm kiếm đánh giá titan sa khoáng ven biển khu Từ Thiện” nói riêng đạt hiệu quả.
I.3- LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT.
Lịch sử nghiên cứu địa chất khu thiết kế gắn liền với lịch sử nghiên cứu địa chất toàn vùng và cũng được chia làm hai giai đoạn như sau:
I.3.1. Giai đoạn trước năm 1975
Trước ngày Miền Nam giải phóng (năm 1975), các tài liệu nghiên cứu địa chất và khoáng sản nói chung và sa khoáng nói riêng ở các tỉnh phía nam còn mang tính sơ lược. Theo thứ tự thời gian có vài công trình nghiên cứu sau đây:
- Năm 1928 - 1932, E. Saurin nghiên cứu và tổng hợp tài liệu để thành lập tờ bản đồ địa chất Nha Trang (E- 48) tỷ lệ 1:500.000. Trong đó ông đã chia các trầm tích hệ Thứ tư thành hai thống Pleistocen (Đệ Tứ cũ) và Holocen (Đệ Tứ mới)
- Năm 1949, Shepard thành lập bản đồ trầm tích đáy biển ở vùng tây Thái Bình Dương, trong đó các trường cát hạt thô - nhỏ trước cửa sông Hồng và sông Cửu Long (ở độ sâu 20 - 50m) được các nhà địa chất biển cho là trầm tích aluvi cổ.
- Năm 1950, các Chuyên viên địa chất Nhật Bản nghiên cứu và khai thác cát trắng ven biển vùng Thuỷ Triều - Cam Ranh, sau đó các công ty của Bùi Văn Quang và Nguyễn Trọng Hồng khai thác 500.000 tấn cát trắng xuất khẩu sang Nhật.
- Năm 1957 - 1971, Nguyễn Hữu Khổ, Nông Văn Bé (Đại học Hóa học Sài Gòn cũ) sơ bộ khảo sát cát trắng ven biển từ Phước Tuy đến Ba Ngòi ước lượng khoảng 2.500.000 tấn.
- Năm 1974, Nguyễn Tấn Thi có bài báo "Đóng góp mới vào nghiên cứu khoáng vật nặng trong cát của các bãi biển Việt Nam".
Năm 1975, Nguyễn Tấn Thi và Phạm Tuyết Nhung có "Phúc trình khảo sát sơ khởi cát đen tại bờ biển Việt Nam" Các tác giả đã tổng hợp tài liệu, lập bảng thống kê hàm lượng khoáng vật nặng của 13 vùng ven biển trên lãnh thổ Miền Nam, Việt Nam.
I.3.2- Giai đoạn sau năm 1975
Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, các công trình nghiên cứu địa chất và khoáng sản được xúc tiến khá toàn diện và có hệ thống. Thống kê sơ bộ theo thời gian, có một số công trình nghiên cứu sau:
Năm 1975 - 1979, Nguyễn Xuân Bao, Trần Đức Lương và n.n.k đã thành lập Bản đồ địa chất tỷ lệ 1:500.000 toàn lãnh thổ Miền Nam.
- Năm 1985, Nguyễn Kim Hoàn và n.n.k (Viện nghiên cứu Địa chất) hoàn thành đề tài: "Đặc điểm địa chất và triển vọng khoáng sản titan sa khoáng ven biển Việt Nam". Các tác giả đã phát hiện hoặc tái khẳng định nhiều điểm tụ khoáng có giá trị, trong đó một số vị trí được tính tài nguyên dự báo cấp C2 + P1.
-Năm 1991 Hồ Trọng Ký đoàn địa chất Việt Tiệp đã có báo cáo đo vẽ thành lập bản đồ địa chất khoáng sản nhóm tờ Cam Ranh - Phan Rang
- Năm 1991 - 1994, Nguyễn Biểu và n.n.k đã điều tra địa chất và tìm kiếm khoáng sản sa khoáng ven bờ (0 - 30m nước) Miền Trung (Nga Sơn - Vũng Tàu). Công trình này đã nhắc đến các điểm sa khoáng Mũi Né, Bình Nhơn, Hàm Tân, La Gi, Hòn Gốm, Ba ngòi - Cam Ranh... Đây tài liệu quý, có tính định hướng cho công tác tìm kiếm sa khoáng tiếp theo.
- Năm 1995, tập thể các nhà địa chất Liên đoàn Bản đồ Địa chất 6 hoàn thành công trình đo vẽ địa chất tỷ lệ 1:200.000. Công trình này đã xếp các thành tạo bở rời ven biển Nam Trung Bộ thuộc trầm tích Đệ Tứ và đã sơ bộ phân chia theo nguồn gốc trầm tích và phân chia đến bậc. Đặc biệt công trình này cũng chỉ ra nhiều tụ khoáng ven biển định hướng cho công tác tìm kiếm tiếp theo.
Năm 2004 (từ tháng 8 đến tháng 9), Đội khảo sát Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ dựa trên kết quả tổng hợp các tài liệu đã có tiến hành khảo sát thực địa 8 vùng: Đầm Môn (Khánh Hoà), An Hải (Ninh Thuận), Tuy Phong, Bắc Phan Thiết, Nam Phan Thiết, Tân Thắng (Bình Thuận), Hồ Tràm, Long Hải (Bà Rịa- Vũng Tàu). Đội đã tiến hành 300 mét khoan tay, phân tích 97 mẫu trọng sa cơ bản, 16 mẫu trọng sa toàn diện. Các tác giả bước đầu nhận định các phân vị Đệ Tứ có khả năng chứa sa khoáng ilmenit, zircon... Thuộc các tích tụ: trầm tích biển tướng bar cát hệ tầng Phan Thiết (mbQ12-3pt), tích tụ trầm tích nguồn gốc gió Holocen trung- thượng, Holocen thượng: mvQ22-3, vQ23.
Theo thời gian, các công trình nghiên cứu địa chất, khoáng sản, các nghiên cứu chuyên đề : địa mạo, kiến tạo, chuyên khoáng... Đã góp phần làm sáng tỏ hơn về cấu trúc địa chất và khoáng sản Miền Nam nói chung và ven biển Nam Trung Bộ nói riêng mà trong đó có vùng An Hải.
Nhiều công trình nghiên cứu địa chất và khoáng sản sa khoáng đã khẳng định khu vực Nam Trung Bộ giàu tiềm năng sa khoáng. Tuy nhiên trữ lượng đã thăm dò và tài nguyên dự báo thấp hơn nhiều so với khu vực Trung Trung Bộ và Bắc Trung Bộ, song hàm lượng zircon cao hơn và diện phân bố các đối tượng chứa sa khoáng rất rộng. Hiện nay titan sa khoáng ven biển được các đơn vị khai thác và xuất khẩu tinh quặng ilmenit, chủ yếu sang Nhật Bản và Trung Quốc với sản lượng. Sản lượng khai thác quặng titan toàn quốc năm 1995: 57.000 tấn; năm 1996: 63.000 tấn; năm 1997: 97.000 tấn; năm 1998: 116.000 tấn; năm 1999: 177.000 tấn.
Công nghệ khai thác titan của các doanh nghiệp trong nước về cơ bản giống nhau: dùng dòng chảy sức nước kết hợp với máy xúc, máy gạt, tuyển bằng phân ly côn, tuyển vít đứng và tuyển từ. Công nghệ tuyển khoáng Việt Nam có thể tuyển tinh quặng đến hàm lượng thương phẩm: ilmenit chứa TiO2>52%; Zircon > 60- 65%; Rutin> 90%.
Như vậy thì việc tiến hành tìm kiếm đánh giá titan sa khoáng ven biển khu Từ Thiện là việc làm cần thiết, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế địa phương cũng như thêm cơ sở cho chiến lược phát triển kinh tế của đất nước.
Chương II.
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN
VÙNG NGHIÊN CỨU
II.1- ĐỊA TẦNG.
Vùng An Hải - Ninh Thuận thuộc rìa đông cấu trúc cung núi lửa Nha Trang- Đà Lạt, được hình thành vào Mesozoi muộn. Có đặc điểm là đồng bằng ven biển hẹp, không liên tục bởi các khối magma tuổi Mesozoi muộn đến Kainozoi sớm chia cắt. Các thành tạo trầm tích có mặt trong vùng từ cổ đến trẻ như sau: Hệ tầng La Ngà (J2ln); các đá phun trào hệ tầng Nha Trang (Knt). Các thành tạo Neogen- Đệ Tứ có các phân vị: Trầm tích biển tầng Mộ Tháp (N2- Q1mt); Các thành tạo Đệ Tứ khá phong phú có tuổi liên tục từ Pleistocen sớm đến Holocen: Trầm tích biển tướng bar cát, hệ tầng phan thiết (mbQ12-3pt); Trầm tích gió (vQ13); Trầm tích Holocen giữa-muộn (Q22-3); Trầm tích Holocen muộn (Q23) với nhiều nguồn gốc khác nhau: biển, sông, biển- đầm lầy, sông- biển, gió... Chúng chiếm hầu hết diện tích dải ven biển. Khoáng sản sa khoáng ven biển chủ yếu tập trung trong một số phân vị của các thành tạo này.
GIỚI MEZOZOI (MZ)
HỆ JURA, THỐNG TRUNG (J2),
Hệ tầng La Ngà(J2ln)
Hệ tầng La Ngà chiếm diện tích nhỏ, dạng dải hẹp, lộ ra ở gần rìa một số khối xâm nhập thuộc phức hệ Định Quán hoặc Đèo Cả. Bị xuyên cắt và biến đổi mạnh mẽ, đá bị cà ép, dập vỡ nứt nẻ mạnh. Phân bố ở trung tâm vùng nghiên cứu. Thành phần nham thạch chính của hệ tầng là tập hợp các lớp cát kết, bột kết xen đá phiến sét màu đen, bột kết silic cấu tạo sọc dải, đá phiến thạch anh felspat mica, đá phiến silic...chiều dày 800- 900m.
Đá phiến thạch anh felspat mica, đá phiến silic-sét màu đen dạng sọc dải, chiếm khối lượng chủ yếu của hệ tầng, Chúng là những lớp mỏng, tập trung thành dải xen trong các đá phiến khác; Đá có kiến trúc vảy hạt biến tinh. Thành phần khoáng vật gồm: Thạch anh 28¸42%, felspat: 22¸30%, biotit: 17%, muscovit: 5¸15%, vật chất than: 15¸20%, sét sericit hoá: 10¸15%, Khoáng vật quặng: 6¸15%.
HỆ CRETA, THỐNG THƯỢNG (K2),
Hệ tầng Nha Trang (K2nt)
Hệ Kreta-Thống thượng, hệ tầng Nha Trang (K2nt): Phân bố thành chỏm nhỏ ở phía đông của vùng, diện lộ hơi kéo dài theo phương đông bắc - tây nam. Thành phần nham thạch gồm: Đá phiến thạch anh sericit, đá phiến sét, đá phun trào riolit, trachyriolit, felsit, riodacit và tuf của chúng xen cát bột kết, phủ không chỉnh hợp lên các đá trầm tích của hệ tầng La Ngà, chiều dày chung khoảng 50m.
Đá phiến thach anh sericit chiếm đa số trong hệ tầng, thường tạo thành các lớp từ vài mét đến vài chục mét; đá có màu xám lục, cấu tạo phân phiến, kiến trúc vi vảy hạt. Thành phần khoáng vật: Thạch anh 50 ¸ 60%, sericit 10¸15%, clorit 10¸15%, biotit 0,2%, khoáng vật phụ có sfen 0 ¸ 1%, zircon ít hạt.
Đá phun trào riolit (theo kết quả phân tích một só mẫu lát mỏng: Lm.4075, Lm.4101, Lm.4216/1). Thành phần khoáng vật có hai phần: Ban tinh 10¸20%, bao gồm: thạch anh 2¸8%, felspat kali 1¸12%, plagiocla 1¸6%, biotit ít tấm. Phần nền 80¸90%, gồm Thạch anh 30¸40%, felspat 40¸50%, biotit 5%, Đá có cấu tạo nổi ban, kiến trúc ban trạng với nền vi pecmatit đến vi hạt
GIỚI KAINOZOI (KZ)
HỆ NEOGEN, THỐNG PLIOCEN THƯỢNG - PLEISTOCEN HẠ
Hệ tầng Mộ Tháp (N2 - Q1mt)
Trầm tích biển, hệ tầng Mộ Tháp (mN2- Q1mt) phân bố thành những dải hẹp dọc theo một số thung lũng suối có trong vùng, diện tích không lớn lắm. Thành phần gồm các trầm tích bở rời cát, bột, sét lẫn sỏi sạn xen các kết hạch laterit màu xám trắng phớt lục; chiều dày 10- 15m.
HỆ ĐỆ TỨ, THỐNG PLEISTOCEN
PHỤ THỐNG TRUNG - THƯỢNG.
Hệ tầng Phan Thiết (Q1 2-3pt )
Hệ Đệ Tứ- thống Pleistocen phụ thống trung - thượng, trầm tích biển tướng bar cát, hệ tầng Phan Thiết (mb Q12-3pt): Phân bố từng diện lộ rộng ở vùng trung tâm vùng nghiên cứu và ở phần tương đối cao của địa hình đồng bằng với những đồi cát, động cát. Phủ bất chỉnh hợp lên hệ tầng Mộ Tháp (mN2-Q1mt) và thành tạo granitoid phức hệ Đèo Cả (G/K2đc), bị các thành tạo Holocen phủ lên.
Thành phần: Cát thạch anh hạt nhỏ chiếm 70-95%; sét chiếm tỷ lệ phổ biến từ 5- 16% và có xu thế tăng dần theo chiều sâu (cá biệt một số mẫu tỷ lệ sét lên đến 45%). Màu sắc thay đổi: đỏ nhạt, đỏ sẫm, đỏ tươi. Độ hạt tương đối đồng đều. Mức độ gắn kết tương đối chặt có chứa ilmenit. Chiều dày vài chục mét đến hơn 47 mét. Tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu sâu nào khống chế hết chiều dày của hệ tầng này.
HỆ ĐỆ TỨ, THỐNG HOLOCEN,
PHỤ THỐNG THƯỢNG (Q23)
+ Trầm tích sông biển (amQ23): Phân bố thành những dải hẹp kéo dài phía tây vùng khoảng 3,5km. Thành phần cát pha bột, sét màu xám nhạt, cát lẫn ít sạn; gắn kết bở rời, chiều dày 5- 10m.
+ Trầm tích sông (aQ23): Dải hẹp uốn cong dạng vòng cung dọc theo suối phía nam vùng, kéo dài khoảng 5km. Thành phần cát pha bột, sét, chứa xác thực vật phân hủy kém, màu xám đen; chiều dày 2- 9m.
+ Trầm tích biển- đầm lầy (bmQ23): dải hẹp kéo dài khoảng 2km từ Bàu Tú lên phía bắc vùng. Thành phần cát pha bột, sét màu xám nhạt, cát lẫn ít sạn; chiều dày 1- 8m.
+ Trầm tích gió (vQ23): Diện phân bố khoảng 10 km2, thành các dải kéo dài không liên tục song song với bờ biển, chiều rộng 100m đến hơn nghìn mét, tạo ra các cồn cát, đụn cát cao 5 đến 40m. Thành phần cát hạt nhỏ đến trung xám vàng, chứa ilmenit, chiều dày 5- 30m.
+ Trầm tích biển (mQ23): Dải hẹp kéo dài theo bờ biển, chiều rộng vài mét đến vài trăm mét. Thành phần cát hạt nhỏ đến trung thô màu xám vàng, chứa ilmenit.
+ Trầm tích không phân chia deluvi (dpQ): Các trầm tích này phân bố chủ yếu xung quanh các chân đồi núi, đây là sản phẩm phong hoá của các thành tạo đá gốc.
ở các diện tích phát triển các đá gốc là xâm nhập granitoit thì sản phẩm là cát sạn, dăm cuội, mảnh vụn màu xám sáng, xám trắng, xám vàng. Thành phần chủ yếu là thạch anh, có độ mài tròn và chọn lọc kém.
Tóm lại vùng nghiên cứu có diện tích bị phủ là chủ yếu, do đó việc phân chia các trầm tích Đệ Tứ theo các nguồn gốc khác nhau nhằm định hướng cho công tác tìm kiếm khoáng sản một cách thuận lợi.
II.2- MAGMA.
Trong vùng nghiên cứu tồn tại hai phức hệ magma đó là các đá xâm nhập của phức hệ Định Quán, các đá granitoit của phức hệ Đèo Cả và các đai đá mạch thành phần đa dạng không phân chia.
II.2.1- Đặc điểm địa chất - Thạch học:
II.2.1.a- Phức hệ Định Quán, pha 2 (GDi/J3-K1 đq2).
Các đá thuộc phức hệ Định Quán có trong vùng là những thể xâm nhập có quy mô nhỏ, phân bố ở gần trung tâm vùng công tác. Chúng xuyên cắt và gây biến đổi các đá của hệ tầng La Ngà, đồng thời bị các thành tạo của phức hệ Đèo Cả xuyên cắt và bị các đứt gãy phương tây bắc- đông nam chia cắt dịch chuyển. Dọc theo hai cánh đứt gãy đá bị dập vỡ mạnh, có rất nhiều đai mạch dolerit, diabas, granit áp lit, calcit đi cùng. Phần lớn đá của phức hệ này bị các thành tạo trầm tích proluvi - deluvi phủ lên.
Thành phần thạch học gồm: Granodiorit biotit horblend, granit horblend biotit hạt trung đến lớn. Đá có màu xám trắng lốm đốm đen. Đá có kiến trúc hạt, tấm, lăng trụ nửa tự hình và cấu tạo khối.
- Đá Granodiorit biotit hạt trung có thành phần khoáng vật bao gồm: thạch anh 18¸23%, felspat kali 20¸21%, plagiocla (trung tính, acid) 41¸47%, biotit 5¸12%, horblend 4¸19%, pyrocen ít, khoáng vật quặng ít hạt.
- Đá granit horblend biotit hạt không đều có thành phần khoáng vật gồm: Thạch anh 28%, felspat kali 30%, biotit 4%, horblend 5%, khoáng vật phụ apatit, zircon ít hạt, khoáng vật quặng ít hạt.
Giữa hai loại đá trên có sự khác biệt rõ rệt về lượng thạch anh và felspat. Đá granit horblend biotit thường sẫm màu hơn granodiorit biotit horblend.
+Tuổi của phức hệ:
Đựa vào mối quan hệ xuyên cắt các đá của hệ tầng La Ngà (J2ln) và bị các đá granitoit của phức hệ Đèo Cả cắt qua nên việc xếp tuổi của phức hệ vào J3-K1 là hợp lý.
II.2.1.b- Phức hệ Đèo Cả ( G/K2đc).
Theo tài liệu đo vẽ bản đồ địa chất 1:50.000 nhóm tờ Cam Ranh - Phan Rang (Hồ Trọng Ký và nnk (Đoàn Việt Tiệp) , 1991) phức hệ này có tuổi Kreta muộn.
Các đá granitod phức hệ Đèo Cả (G/K2đc) phân bố trung tâm và phía Tây nam vùng, chiếm diện tích chừng 16 km2. Với hai pha xâm nhập chính (2&3). Chúng là những thể xâm nhập có qui mô từ nhỏ đến lớn, xuyên cắt và gây biến đổi các đá trầm tích của hệ tầng La Ngà (J2ln), phức hệ Định Quán (GDi/J3đq) Thành phần granit biotit, granit biotit porphyr, granosienit.
+ Phức hệ Đèo Cả, pha 2 ( G/K2đc2).
Đá granitoit pha 2 của phức hệ, chiếm diện tích chủ yếu (khoảng 19km2) trong các thành tạo magma xâm nhập của vùng nghiên cứu. Chúng phân bố ở trung tâm và phần rìa tây nam vùng có hình dạng đẳng thước, méo mó. Thành phần thạch học gồm : granit, granit biotit hạt vừa đến lớn, màu hồng nhạt phớt vàng, một số khối có màu xám xanh trứng sáo đẹp, cấu tạo khối kiến trúc dạng porphyr, xuyên cắt và gây biến đổi các đá trầm tích của hệ tầng La (J2ln) và phức hệ Định Quán (GDi/J3-K1đq).
+ Phức hệ Đèo Cả, pha 3 ( G/K2đc3).
Đá xâm nhập granitoit pha 3 của phức hệ Đèo Cả (G/K2 đc3) gồm những khối nhỏ granitbiotit hạt nhỏ, granitporphyr, phân bố rải rác xung quanh núi Từ Thiện, chúng xuyên cắt các đá pha 2 cùng phức hệ. Đá có màu xám trắng phớt hồng, độ hạt từ nhở đến vừa. Qua phân tích một số mẫu lát mỏng, đá có thành phần khoáng vật gồm: thạch anh 31¸37%, felspat kali 32¸39%, plagiocla 30¸33%, biotit ít, khoáng vật quặng ít, Kiến trúc hạt nhỏ, cấu tạo khối. Đá bị nứt nẻ, dập vỡ mạnh.
II.2.1.c- Đai mạch không phân chia:
Ngoài các đá xâm nhập của các phức hệ đã được đề cập ra, trong khu vực còn gặp một số đai mạch granit áplít, điabas phân bố rải rác ở khu vực núi Từ Thiện, chúng xuyên cắt các đá magma thuộc phức hệ Đèo Cả.
II.2.2- Mô tả khoáng vật:
Plagiocla: Trong đá có hai thế hệ thành tạo. Thế hệ I thành phần oligiocla No29, hạt lớn dạng tấm, kích thước 0,4¸3mm nhiều khi đạt đến 4mm. Song tinh đa hợp hoặc liên phiến thường bị sericit hoá. Một số hạt bị ôctocla thay thế có ranh giới lồi lõm, đôi chỗ có cancit. Thế hệ II plagioclacó thành phần là anbit tạo thành riềm bao quanh hạt plagiocla thế hệ I, hoặc khảm trong ôctocla, độ nổi thấp hơn ôctocla, giao thoa xám bậc I có song tinh.
-Felspat kali: Hạt méo mó kích thước 0,1¸3mm cá biệt đạt tới 4mm, phát triển giữa các hạt thạch anh thành dải hoặc theo khe nứt, ranh giới rõ ràng, bị pelit hoá mạnh mẽ. Dưới 1 nicon khoáng vật có màu nâu bẩn. Một số hạt có cấu tạo pelit mỡ, độ nổi thấp hơn thạch anh, giao thoa xám bậc 1.
Thạch anh: Có hai thế hệ thành tạo. Thạc anh thế hệ I hạt méo mó, ranh giới rõ, mặt sạch, tắt đều, kích thước hạt 0,1¸1mm phân bố không đều trong lát mỏng. Thế hệ II hạt nhỏ, phát triển thành từng đám, ở rìa một số hạt plagiiocla bị felspat kali thay thế, tắt đều.
-Biotit: Dạng tấm tương đối tự hình, cát khai rõ, nhiễm ôxit sắt bị clorit hoá không đều. Đa sắc Ng- nâu đỏ, Nm- nâu, Np- nâu vàng, kích thước hạt từ 0,1¸1mm.
-Muscovit: Vảy nhỏ thường tập trung thành từng đám xung quanh biotit, cát khai rõ, giao thoa xanh bậc II, tắt đứng, hơi có hình rẻ quạt.
II.2.3- Đặc điểm sinh khoáng liên quan đến các phức hệ:
Hiện nay chưa phát hiện được biểu hiện khoáng sản liên quan đến các phức hệ có mặt trong vùng.
II.3- KIẾN TẠO.
Trên bản đồ địa chất tỷ lệ 1/50.000 nhóm tờ Cam Ranh - Phan Rang do đoàn địa chất Việt Tiệp, liên đoàn địa chất 6 thành lập năm 1986 thì diện tích vùng nghiên cứu nằm ở rìa đông namcấu trúc cung núi lửa Nha Trang - Đà Lạt. Bị phủ bởi đa số trầm tích trẻ Kainozoi bở rời, cho nên việc nghiên cứu các đứt gãy tương đối khó khăn, song sự có mặt và trật tự sắp xếp theo phương tây bắc- đông nam của các thể magma xâm nhập có tuổi Jura - Creta, là minh chứng cho sự tồn tại của đứt gãy sâu Tháp Chàm - Sông Cái. Sự hoạt động của đứt gãy này kéo theo hàng loạt các đứt gãy nhỏ phương đông bắc - tây nam và khe nứt lông chim, tạo điều kiện để các đai mạch phát triển.
II.3.1- Phân chia tầng kiến trúc.
Dựa vào các chu kỳ trầm tích các ranh giới bất chỉnh hợp, sự khác biệt của các thành hệ địa chất tương ứng với một chu kỳ magma, kiến tạo. Vùng nghiên cứu được chia ra các tầng kiến trúc như sau:
II.3.1.a- Tầng kiến trúc Mezozoi.
Các thành tạo của tầng kiến trúc này phân bố rải rác ở phía tây vùng nghiên cứu và kéo dài theo phương tây bắc- đông nam, bao gồm các trầm tích lục nguyên vụn thô của hệ tầng La Ngà có tuổi Jura giữa (J2ln), trong chúng chứa khá nhiều các gân mạch thạch anh nhiệt dịch có xâm tán sulfua. Đá bị nứt nẻ dập vỡ rất mạnh, thế nằm chung là cắm về hương nam - đông nam với góc dốc 40¸70o và bị vò nhàu uốn lượn. Thêm vào đó là một phần nhỏ các đá trầm tích lục nguyên hạt mịn xen phun trào thuộc hệ tầng Nha Trang, phân bố ở rìa đông vùng và phủ không chỉnh hợp lên hệ tầng La Ngà. Chiều dày của tầng kiến trúc này khoảng từ 800¸2000m.
II.3.1.b- Tầng kiến trúc Kainozoi.
Tầng kiến trúc này phổ biến khá rộng rãi trong vùng nghiên cứu. Gồm các trầm tích bở rời của hệ tầng Mộ Tháp có tuổi (N2 - Q1mt), các trầm tích Pleistocen hệ tầng Phan Thiết (Q12-3pt), cùng các trầm tích biển, hỗn hợp sông biển hiện đại Holocen. Ngoài ra không thể thiếu các trầm tích hạt vụn thô đeluvi -proluvi không phân chia (dpQ) phân bố dọc theo các chân núi. Chiều dày của tầng kiến trúc này từ vài mét đến hơn 100m.
II.3.2- Đứt gãy.
Mặc dù vùng nghiên cứu bị phủ bởi đa số các
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- do_an_tot_nghiep_5714.doc