Kiểm tra và đánh giá (KTĐG) theo năng lực đã và đang trở thành xu thế tất yếu của giáo dục
trên thế giới và ở Việt Nam, là giải pháp có ý nghĩa thiết thực trong đổi mới giáo dục đại học,
góp phần nâng cao chất lượng dạy - học tại các cơ sở đào tạo. Bài viết nghiên cứu tổng quan
về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo năng lực và bước đầu áp dụng cho học viên đào tạo
kỹ sư Hàng không tại Học viện Phòng không - Không quân (PK-KQ).
9 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 388 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Định hướng triển khai đánh giá kết quả học tập theo năng lực tại Học viện Phòng không - Không quân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sè §ÆC BIÖT chuyªn ®Ò vÒ ®µo t¹o y khoa dùa trªn n¨ng lùc vµ chuÈn ®Çu ra - 2021
155
ĐỊNH HƯỚNG TRIỂN KHAI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
THEO NĂNG LỰC TẠI HỌC VIỆN PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN
Tạ Văn Trung1, Nguyễn Thị Nga1, Trần Hồng Lam1
TÓM TẮT
Kiểm tra và đánh giá (KTĐG) theo năng lực đã và đang trở thành xu thế tất yếu của giáo dục
trên thế giới và ở Việt Nam, là giải pháp có ý nghĩa thiết thực trong đổi mới giáo dục đại học,
góp phần nâng cao chất lượng dạy - học tại các cơ sở đào tạo. Bài viết nghiên cứu tổng quan
về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo năng lực và bước đầu áp dụng cho học viên đào tạo
kỹ sư Hàng không tại Học viện Phòng không - Không quân (PK-KQ).
* Từ khóa: Kiểm tra và đánh giá theo năng lực; Đổi mới giáo dục.
Implementation of Competency-Based Testing and Evaluation at
Air Defense-Air Force Academy
Summary
Competency-based testing and evaluation have become an inevitable trend of education
globally and in Vietnam. It is also the solution of practical significance in higher education
reform, contributing to the improvement of teaching and learning quality in educational
institutions. Thus, the article will present a literature review on competency-based testing and
evaluating as well as the initial application of the methodology to the aeronautical engineering
cadets at Air Defense-Air Force Academy.
* Keywords: Competency-based testing and evaluation; Training innovation.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Kiểm tra và đánh giá là bộ phận quan
trọng của quản lý giáo dục, quản lý chất
lượng dạy và học, nhằm cung cấp thông
tin để đưa ra các quyết định về dạy học
và đào tạo, làm cơ sở đổi mới và nâng
cao chất lượng dạy - học nói riêng và
chất lượng đào tạo nói chung. Là một bộ
phận không thể tách rời của quá trình
dạy học, KTĐG nhằm đo lường, lượng
giá mức độ đạt được của người học so
với các mục tiêu, yêu cầu của môn học,
chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;
đánh giá khả năng, năng lực, sự tiến bộ
của người học.
Xuất phát từ tầm quan trọng của hoạt
động KTĐG, đứng trước yêu cầu đổi mới
giáo dục, đào tạo (GDĐT) trong tình hình
mới, Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày
04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Khóa XI)
đã chỉ rõ: “Đổi mới căn bản hình thức và
phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết
quả giáo dục, đào tạo bảo đảm trung thực,
khách quan”. Đối với giáo dục đại học,
1Học viện Phòng không - Không quân
Người phản hồi: Tạ Văn Trung (tvtrung65@gmail.com)
Ngày nhận bài: 18/8/2021
Ngày bài báo được đăng:30/8/2021
Sè §ÆC BIÖT chuyªn ®Ò vÒ ®µo t¹o y khoa dùa trªn n¨ng lùc vµ chuÈn ®Çu ra - 2021
156
Nghị quyết cũng xác định: “Đánh giá kết
quả đào tạo đại học theo hướng chú
trọng năng lực phân tích, sáng tạo, tự cập
nhật, đổi mới kiến thức; đạo đức nghề
nghiệp; năng lực nghiên cứu, ứng dụng
khoa học và công nghệ; năng lực thực
hành, năng lực tổ chức và thích nghi với
môi trường làm việc” [4].
Như vậy, đổi mới hoạt động KTĐG kết
quả học tập nói chung và KTĐG theo
năng lực nói riêng là một định hướng
đúng đắn, một nhiệm vụ cấp bách trước
mắt cũng như cơ bản, lâu dài để nâng
cao chất lượng đào tạo đại học; trong đó
có chất lượng đào tạo tại Học viện PK-KQ
trong tình hình hiện nay.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Năng lực và kiểm tra đánh giá
theo năng lực
Năng lực là một phạm trù rộng, được
hiểu theo những cách khác nhau:
- Năng lực là thuộc tính cá nhân được
hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có
và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép
con người huy động tổng hợp các kiến
thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân
khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực
hiện thành công một loại hoạt động nhất
định, đạt kết quả mong muốn trong
những điều kiện cụ thể.
- Năng lực là khả năng đáp ứng một
cách hiệu quả những yêu cầu phức hợp
trong một bối cảnh cụ thể.
- Năng lực là khả năng ứng phó thành
công, hay năng lực thực hiện hiệu quả
một lĩnh vực hoạt động nào đó trên cơ sở
hiểu biết (tri thức), biết cách lựa chọn và
vận dụng những tri thức, kinh nghiệm, kỹ
năng, kỹ xảo để hành động phù hợp với
những mục tiêu và điều kiện thực tế hay
khi hoàn cảnh thay đổi. Nói một cách
khác, năng lực là khả năng làm chủ
những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái
độ và vận hành, kết nối chúng một cách
hợp lý để thực hiện thành công nhiệm vụ
hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra
của cuộc sống.
Như vậy, năng lực là một cấu trúc động,
trừu tượng, có tính mở, đa thành tố, đa
tầng bậc, hàm chứa trong nó không chỉ là
kiến thức, kỹ năng mà cả niềm tin, giá trị,
trách nhiệm xã hội, thể hiện ở tính sẵn
sàng hành động trong những điều kiện
thực tế, hoàn cảnh thay đổi. Năng lực có
thể được hiểu như là một hoạt động, một
phẩm chất, hay như một thuộc tính cá nhân.
Tuy nhiên, dù hiểu theo cách nào thì năng
lực cũng là một thuộc tính, bao hàm
không chỉ các đặc tính bẩm sinh mà cả
những đặc tính hình thành và phát triển
nhờ quá trình học tập, rèn luyện của con
người mà có được.
Xét về bản chất, không có mâu thuẫn
giữa đánh giá năng lực và đánh giá kiến
thức, kỹ năng. Đánh giá năng lực được
coi là bước phát triển cao hơn đánh giá
kiến thức, kỹ năng. Để xác định người
học có năng lực ở mức độ nào, phải tạo
cơ hội để người học được giải quyết vấn
đề trong tình huống, bối cảnh mang tính
thực tiễn. Khi đó người học vừa phải vận
dụng những kiến thức, kỹ năng đã được
học ở nhà trường, vừa phải dùng kinh
nghiệm của bản thân thu được từ những
trải nghiệm bên ngoài nhà trường (trong
gia đình, cộng đồng và xã hội). Như vậy,
thông qua việc giải quyết vấn đề mang
tính thực tiễn có thể đánh giá đồng thời
kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm,
Sè §ÆC BIÖT chuyªn ®Ò vÒ ®µo t¹o y khoa dùa trªn n¨ng lùc vµ chuÈn ®Çu ra - 2021
157
chuẩn mực đạo đức được hình thành từ
nhiều lĩnh vực học tập cũng như sự phát
triển về mặt tự nhiên và xã hội của một
con người [2].
Thang đo trong đánh giá năng lực
được quy chuẩn theo các mức độ phát
triển năng lực của người học, không quy
chuẩn theo việc người đó có đạt hay
không một nội dung đã được học. Do đó,
đánh giá năng lực tập trung vào mục tiêu
đánh giá sự tiến bộ của người học so với
chính họ hơn là mục tiêu đánh giá, xếp
hạng giữa người học với nhau.
Sự khác nhau giữa đánh giá năng lực
và đánh giá kiến thức, kỹ năng được tóm
tắt trong bảng sau đây:
Bảng 1: So sánh đánh giá năng lực với đánh giá kiến thức, kỹ năng.
Tiêu chí Đánh giá kiến thức, kỹ năng(đánh giá kiểu truyền thống) Đánh giá năng lực
Mục đích đánh giá
- Xác định mức độ đạt được về kiến
thức, kỹ năng so với mục tiêu môn
học/chương trình đào tạo
- Phân loại, xếp hạng giữa những người
học với nhau.
- Đánh giá khả năng người học vận
dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải
quyết các vấn đề thực tiễn
- Đánh giá sự tiến bộ của người học so
với chính mình
Nội dung đánh giá
- Những kiến thức, kỹ năng ở một lĩnh
vực, môn học cụ thể
- Quy chuẩn theo người đó có đạt hay
không đạt nội dung đã được học
- Những kiến thức, kỹ năng, kỹ năng
mềm ở nhiều lĩnh vực/môn học
- Quy chuẩn theo các mức độ phát triển
năng lực của người học
Công cụ kiểm
tra, đánh giá
- Công cụ thu thập thông tin: Câu hỏi, bài
tập trong tình huống hàn lâm
- Công cụ đánh giá: đáp án/hướng dẫn
chấm, thang điểm
- Công cụ thu thập thông tin: nhiệm vụ
trong tình huống bối cảnh thực
- Công cụ đánh giá: đáp án/hướng dẫn
chấm, bảng kiểm, thang đo, rubric
Kết quả đánh giá Chú trọng vào điểm số
Chú trọng vào quá trình giải quyết
nhiệm vụ/tạo ra sản phẩm; chú ý đến ý
tưởng sáng tạo, các chi tiết của sản
phẩm để nhận xét, đánh giá
* Định hướng quy trình kiểm tra, đánh
giá theo phát triển năng lực:
- Bước 1:
Xác định mục tiêu KTĐG, xây dựng
khung năng lực: Đánh giá phải căn cứ
vào mục đích học tập, mục tiêu chương
trình đào tạo/môn học, chuẩn đầu ra của
chương trình đào tạo/môn học.
+ Xây dựng khung năng lực: Khung
năng lực là tập hợp các nhóm năng lực,
năng lực thành phần, các tiêu chí và các
biểu hiện ứng với từng tiêu chí. Mỗi đối
tượng đào tạo, chuyên ngành đào tạo có
khung năng lực xác định, ứng với kết cấu
gồm 3 nhóm năng lực chính: Năng lực
chung, năng lực chuyên môn/nghiệp vụ,
năng lực chuyên biệt/đặc thù.
Trong đó:
. Nhóm năng lực chung bao gồm
những năng lực cơ bản, thiết yếu, làm
nền tảng cho mọi hoạt động của con
người trong cuộc sống, lao động nghề
nghiệp và nhiều loại hình hoạt động khác
nhau. Năng lực chung được hình thành và
Sè §ÆC BIÖT chuyªn ®Ò vÒ ®µo t¹o y khoa dùa trªn n¨ng lùc vµ chuÈn ®Çu ra - 2021
158
phát triển do nhiều môn học. Những năng
lực này được hình thành và phát triển
dựa trên bản năng di truyền của con
người, quá trình giáo dục và trải nghiệm
trong cuộc sống [5].
Năng lực chung bao gồm: Năng lực tự
học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực
thẩm mỹ; năng lực thể chất, năng lực giao
tiếp; năng lực hợp tác, năng lực tính toán,
năng lực công nghệ thông tin và truyền
thông-ICT.
. Nhóm năng lực chuyên môn/nghiệp
vụ bao gồm những năng lực đặc trưng
trong lĩnh vực chuyên môn cụ thể.
. Nhóm năng lực chuyên biệt/đặc thù
gồm những năng lực được hình thành và
phát triển trên cơ sở các năng lực chung
theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt,
đặc thù.
- Bước 2:
Xác định thời điểm KTĐG: Đánh giá sơ
khởi, đánh giá quá trình, đánh giá tổng kết.
- Bước 3:
Xác định nội dung KTĐG, xây dựng
ma trận đề thi:
+ Nội dung kiểm tra bao gồm tích hợp
các kiến thức, kỹ năng môn học; khả
năng tính toán, tư duy logic; tư duy phê
phán, năng lực giải quyết vấn đề, năng
lực thực hiện nhiệm vụ, sự tiến bộ; năng
lực phi nhận thức (năng lực vượt khó, sự
đam mê).
+ Ma trận đề thi là bảng ma trận hai
chiều: Chiều thứ nhất chứa đựng nội
dung/chủ đề kiến thức cần đánh giá, chiều
thứ hai thể hiện các cấp độ nhận thức.
Trong mỗi ô thể hiện rõ chuẩn kiến thức,
kỹ năng của môn học cần đánh giá, số
điểm, số lượng câu hỏi và năng lực có thể
đánh giá qua câu hỏi đó. Số lượng câu
hỏi, số điểm của từng câu phụ thuộc vào
mức độ quan trọng của chủ đề kiến thức
cần đánh giá; độ khó dễ của câu hỏi; quy
định phân loại trong KTĐG.
- Bước 4:
Xác định phương pháp KTĐG: Quan
sát; phỏng vấn/vấn đáp; thảo luận nhóm,
xemina; bài tập, dự án; câu hỏi dạng tự
luận/trắc nghiệm; thực hành.
- Bước 5:
Xác định công cụ KTĐG bao gồm
công cụ thu thập thông tin và công cụ
đánh giá [1].
+ Công cụ thu thập thông tin: Hồ sơ
học tập/nhật ký học tập; bài kiểm tra; báo
cáo kết quả; phiếu học tập, phiếu hỏi, bài
tập nghiên cứu; phiếu quan sát; bản tự
nhận xét/bản thu hoạch/bản trả lời ngắn
các câu hỏi...
+ Công cụ đánh giá: Đáp án, thang
điểm, bảng kiểm, thang đánh giá, rubric.
- Bước 6:
Xử lý dữ liệu, công bố, phản hồi kết quả
KTĐG: Kết quả KTĐG sau khi phân tích,
xử lý sẽ được công bố với người học dưới
dạng điểm số, nhận xét, xếp hạng, miêu
tả mức năng lực đạt được; đánh giá được
sự tiến bộ với chính bản thân người học.
Phản hồi kết quả KTĐG là hoạt động
tác động đến cả người dạy và người học,
giúp điều chỉnh hoạt động dạy - học bằng
cách trao đổi trực tiếp với người học về
nội dung kiểm tra; chia sẻ với người học
khung năng lực, ma trận đề thi, các tiêu
chuẩn, tiêu chí, giúp người học nắm được
kiến thức, kỹ năng và cách đánh giá,
nhằm đáp ứng mục tiêu môn học [2].
Sè §ÆC BIÖT chuyªn ®Ò vÒ ®µo t¹o y khoa dùa trªn n¨ng lùc vµ chuÈn ®Çu ra - 2021
159
2. Vận dụng kiểm tra, đánh giá theo năng lực tại Học viện Phòng không -
Không quân [3]
* Xây dựng khung năng lực cho đối tượng học viên đào tạo kỹ sư hàng không:
Bảng 2: Khung năng lực cho đối tượng học viên đào tạo kỹ sư hàng không.
1 Năng lực chung
1.1 Năng lực tự học
1.2 Năng lực giải quyết vấn đề
1.3 Năng lực thẩm mỹ
1.4 Năng lực thể chất
1.5 Năng lực giao tiếp
1.6 Năng lực hợp tác
1.7 Năng lực tính toán
1.8 Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông-ICT.
2 Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
2.1 Năng lực phát hiện vấn đề trong huấn luyện, chiến đấu
2.2 Năng lực đề xuất phương án giải quyết nhiệm vụ
2.3 Năng lực thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, chiến đấu
2.4 Năng lực khai thác, sử dụng vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật chuyên ngành
2.5 Năng lực quản lý, bảo quản, sửa chữa trang thiết bị kỹ thuật
3 Năng lực quản lý, chỉ huy, lãnh đạo (năng lực đặc thù)
3.1 Năng lực tổ chức, quản lý (lập kế hoạch, phân chia công việc, tổ chức hiệp đồng trong nội bộ cơ
quan/đơn vị và với các cơ quan/đơn vị khác; phát hiện, khai thác và sử dụng các nguồn lực)
3.2 Năng lực chỉ huy, lãnh đạo (quán triệt, giáo dục, tuyên truyền; nắm bắt, phân tích, xử lý thông
tin, đưa ra quyết định xử lý các tình huống trong huấn luyện, chiến đấu; kiểm tra, đôn đốc,
đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, đưa ra giải pháp tổ chức lãnh đạo
* Xác định nội dung kiểm tra, đánh giá: Xây dựng ma trận đề thi.
Bảng 3: Ma trận đề thi.
Các mức độ nhận thức
Nội dung/chủ đề
kiến thức Mức 1
(Nhận biết)
Mức 2
(Thông hiểu)
Mức 3
(Vận dụng)
Mức 4
(Vận dụng cao)
Tổng
cộng
Kiến thức, kỹ năng KT, KN KT, KN KT, KN KT, KN
Năng lực cần đánh giá Năng lực Năng lực Năng lực Năng lực
Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số câuCh
ủ đ
ề 1
Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm
Sè §ÆC BIÖT chuyªn ®Ò vÒ ®µo t¹o y khoa dùa trªn n¨ng lùc vµ chuÈn ®Çu ra - 2021
160
Các mức độ nhận thức
Nội dung/chủ đề
kiến thức Mức 1
(Nhận biết)
Mức 2
(Thông hiểu)
Mức 3
(Vận dụng)
Mức 4
(Vận dụng cao)
Kiến thức, kỹ năng KT, KN KT, KN KT, KN KT, KN
Năng lực cần đánh giá Năng lực Năng lực Năng lực Năng lực
Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số câuCh
ủ đ
ề 2
Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm
.
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỷ lệ %
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %
* Thiết kế rubric đánh giá năng lực:
Rubric là bảng mô tả chi tiết, hệ thống, đánh giá mức độ đạt được ứng với các tiêu
chí của năng lực cần đánh giá. Các rubric được thiết kế cho các mục đích đánh giá
khác nhau nhưng đều dựa trên một nguyên tắc chung: So sánh, đối chiếu, kiểm chứng
mức độ đạt được với các chuẩn và tiêu chí đã được thống nhất xây dựng trước khi
thực hiện hoạt động.
Bảng 4: Rubric đánh giá năng lực.
Tiêu chí Mức độ thực hiện Điểm
Những biểu hiện thực hiện tiêu chí ở mức tốt 4
Những biểu hiện thực hiện tiêu chí ở mức khá 3
Những biểu hiện thực hiện tiêu chí ở mức trung bình 2
Tiêu chí 1
Những biểu hiện thực hiện tiêu chí ở mức yếu 1
Những biểu hiện thực hiện tiêu chí ở mức tốt 4
Những biểu hiện thực hiện tiêu chí ở mức khá 3
Những biểu hiện thực hiện tiêu chí ở mức trung bình 2
Tiêu chí 2
Những biểu hiện thực hiện tiêu chí ở mức yếu 1
Sè §ÆC BIÖT chuyªn ®Ò vÒ ®µo t¹o y khoa dùa trªn n¨ng lùc vµ chuÈn ®Çu ra - 2021
161
Ví dụ 1: Thiết kế rubric đánh giá năng lực tư duy phân tích (là năng lực thành phần
trong năng lực giải quyết vấn đề).
Bảng 5: Năng lực tư duy phân tích.
Năng lực tư duy phân tích
Tiêu chí Mức độ thực hiện Điểm
Phân chia rõ ràng, khoa học, chính xác 4
Phân chia tương đối rõ ràng, chính xác 3
Phân chia được nhưng chưa rõ ràng, độ chính xác chưa cao 2
Phân chia thông tin,
sự vật hiện tượng
thành các bộ phận cấu
thành
Phân chia thiếu chính xác, không khoa học 1
Chỉ ra đầy đủ, rõ ràng, chính xác mối quan hệ 4
Chỉ ra khá đầy đủ, chính xác mối quan hệ 3
Chỉ ra chưa đầy đủ, một số liên hệ còn chưa chính xác 2
Chỉ ra mối quan hệ
giữa các bộ phận cấu
thành, mối quan hệ
giữa bộ phận cấu
thành với tổng thể Chỉ ra được rất ít mối liên hệ, nhiều nội dung thiếu chính xác 1
Rút ra được kết luận chính xác, thuyết phục 4
Rút ra được kết luận khá chính xác 3
Một số kết luận rút ra còn chưa chính xác 2
Rút ra kết luận về bản
chất của thông tin, sự
vật, hiện tượng
Kết luận rút ra còn nhiều sai sót 1
Ví dụ 2: Thiết kế Rubric đánh giá năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ nói (năng lực
thành phần trong năng lực giao tiếp).
Bảng 6: Đánh giá năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ nói.
Tiêu chí Mức độ thực hiện Điểm
- Phân chia, sắp xếp có trật tự, theo trình tự logic
- Liên kết giữa các ý chặt chẽ, chuyển tiếp ý uyển chuyển
- Tóm lược vấn đề đầy đủ
4
- Phân chia được các ý cần trình bày, sắp xếp tương đối hợp lý nhưng
đôi khi bị trùng lặp
- Liên kết giữa các ý chặt chẽ, có sự chuyển tiếp nhưng chưa uyển
chuyển, tóm lược được các ý chính
3
- Phân chia được tương đối đủ các ý cần trình bày, sắp xếp ý chưa logic;
- Liên kết được các nội dung chưa chặt chẽ, một số ý chưa đầy đủ,
tóm lược một số ý chính của vấn đề
2
Sắp xếp ý và liên
kết các nội dung
trình bày
- Phân chia không đầy đủ các ý cần trình bày, trình tự các ý chưa khoa học;
- Nội dung rời rạc, không có sự gắn kết, không tóm tắt được các ý
chính của vấn đề
1
Sè §ÆC BIÖT chuyªn ®Ò vÒ ®µo t¹o y khoa dùa trªn n¨ng lùc vµ chuÈn ®Çu ra - 2021
162
Tiêu chí Mức độ thực hiện Điểm
- Lượng thông tin đầy đủ, phong phú, hấp dẫn; biết điều tiết nội dung
cho phù hợp với đối tượng nghe và hoàn cảnh cụ thể
- Tập trung vào các ý chính và làm nổi bật chủ đề cần nói
4
- Lượng thông tin đầy đủ, biết điều tiết nội dung cho phù hợp với đối
tượng nghe và hoàn cảnh cụ thể
- Nêu được nội dung chính
3
- Lượng thông tin cung cấp tương đối đầy đủ, chưa phong phú, đôi chỗ
điều tiết nội dung chưa phù hợp đối với người nghe và hoàn cảnh cụ thể
- Người nói tuy nêu được ý chính, nhưng đôi khi còn lan man, chưa sát
chủ đề
2
Lượng thông tin,
cách truyền tải nội
dung chính
- Lượng thông tin chưa đầy đủ, đơn điệu, chưa biết cách điều tiết nội
dung trình bày
- Trình bày lan man, không làm rõ được nội dung chính
1
- Xử lý âm lượng, tốc độ một cách hợp lý
- Có vốn từ phong phú, sử dụng linh hoạt
- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, trôi chảy, có ngữ điệu
- Phát âm chuẩn, ngưng ngắt câu đúng lúc, đúng chỗ tạo sự cuốn hút với
người nghe
4
- Xử lý âm lượng, tốc độ phù hợp
- Có vốn từ tương đối phong phú
- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc
- Phát âm chuẩn
3
- Âm lượng hoặc tốc độ chưa ổn định
- Sử dụng từ đôi khi chưa linh hoạt
- Diễn đạt đôi khi chưa rõ ràng, còn sử dụng các từ vô nghĩa
- Phát âm đôi lúc nhầm lẫn “l, n”
2
Tốc độ, âm lượng,
phát âm, ngữ
điệu, cách diễn
đạt
- Âm lượng quá nhỏ hoặc quá to, tốc độ hơi nhanh hoặc hơi chậm
- Vốn từ chưa phong phú
- Diễn đạt thiếu rõ ràng, đôi khi còn lắp bắp, hay nói các từ vô nghĩa,
còn nhầm lẫn “l, n”
1
- Phong thái tự tin, sống động, nhiệt tình, lôi cuốn; luôn hướng giọng
nói của mình về phía người nghe; luôn luôn duy trì giao tiếp bằng mắt
và thay đổi biểu cảm khuôn mặt theo nhịp độ và nội dung trình bày
4
- Phong thái tự tin, duy trì giao tiếp bằng mắt với người nghe và thể
hiện được biểu cảm khuôn với nội dung trình bày 3
- Đôi khi hơi lúng túng, ít nhìn về phía người nghe hoặc ít duy trì giao
tiếp bằng mắt với người nghe; biểu cảm chưa được linh hoạt và tự nhiên 2
Phong thái, biểu
cảm
- Thường xuyên lúng túng, ít khi đối diện và duy trì giao tiếp bằng mắt
với người nghe, hầu như không có sự liên kết giữa nội dung, nhịp độ
bài trình bày và biểu cảm khuôn mặt
1
Sè §ÆC BIÖT chuyªn ®Ò vÒ ®µo t¹o y khoa dùa trªn n¨ng lùc vµ chuÈn ®Çu ra - 2021
163
KẾT LUẬN
Đào tạo theo hướng phát triển năng
lực của người học đã và đang trở nên
phổ biến và là xu thế tất yếu của giáo dục
trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Với xu
hướng đó, giáo dục thực hiện chuyển từ
tập trung đào tạo theo hướng trang bị
kiến thức sang tập trung đào tạo phát
triển năng lực. Vì vậy, KTĐG theo năng
lực là một trong những giải pháp có ý
nghĩa và rất thiết thực trong đổi mới giáo
dục đại học.
Từ nghiên cứu này, chúng tôi nhận
thấy, để góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục đào tạo, cần triển khai và thực
hiện có lộ trình, đồng bộ giữa xây dựng
chuẩn đầu ra chương trình đào tạo,
chuẩn đầu ra môn học; đổi mới mô hình
quản lý đào tạo; bồi dưỡng, phát triển đội
ngũ giảng viên; áp dụng phương pháp
dạy - học và KTĐG theo năng lực. Trong
đó, để hoạt động KTĐG theo năng lực đạt
hiệu quả tốt, cần đổi mới nhận thức, cách
tiếp cận trong tổ chức đào tạo, chuyển từ
đào tạo có tính chất “hàn lâm” sang đào
tạo theo “năng lực” với định hướng nghề
nghiệp. Muốn vậy, phải đổi mới tư duy
trong xây dựng chương trình đào tạo,
trong tổ chức hoạt động dạy - học; lấy đổi
mới, sáng tạo làm thước đo năng lực của
người thầy, lấy đổi mới của người thầy
làm “mạch sống” của cơ sở đào tạo, để
phù hợp và phát triển.
Bên cạnh đó, cần thực hiện “cá thể
hóa” hoạt động học tập của người học, để
biến quá trình đào tạo thành quá trình tự
đào tạo; biến kiến thức của nhà trường
thành kiến thức của người học; biến kiến
thức của người học thành năng lực thực
hiện nhiệm vụ của chính họ. Qua đó, giúp
cho mỗi học viên thấy việc học tập là yêu
cầu tự thân; học để làm việc, học để thích
nghi với môi trường sống, môi trường
công tác; học để phát triển. Đây là những
cơ sở rất quan trọng để hoạt động KTĐG
theo năng lực đạt được hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Thị Châu. Nghiên cứu định chuẩn và
công cụ kiểm tra, đánh giá. Đề tài cấp Đại học
Quốc gia, Hà Nội 2007.
2. Nguyễn Công Khanh. Kiểm tra, đánh giá
trong giáo dục. Nhà Xuất bản Đại học Sư phạm
Hà Nội 2019.
3. Nguyễn Thị Nga. Đổi mới phương pháp
kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng
lực tại Học viện Phòng không - Không quân.
Đề tài cấp Cục Nhà trường/Bộ Tổng Tham
mưu 2020.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết số
29-NQ/TW, của Ban chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam (Khóa XI). Nhà Xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2013; 6-7.
5. OECD. Definition and selection of
competencies: Theoretical and Conceptual
Foundation 2002; 12.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dinh_huong_trien_khai_danh_gia_ket_qua_hoc_tap_theo_nang_luc.pdf