Định hướng số hoá tài liệu địa chí thư viện tỉnh Hà Giang

Hà Giang là một tỉnh miền núi địa đầu Tổ quốc, có vị trí chiến lược quan trọng, là

phên dậu vững chắc của đất nước. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng

và N hà nước, thực hiện công cuộc đổi mới công nghiệp hóa – hiện đại hóa với đặc

điểm là một tỉnh mới tái lập còn gặp nhiều khó khăn, nhưng nhân dân các dân tộc tỉnh

Hà Giang luôn đoàn kết gắn bó, ra sức thi đua, nỗ lực phấn đấu xây dựng quê hương

Hà Giang ngày càng giàu đẹp, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng

tốt hơn.

Hà Giang có tiềm năng về đất đai, khoáng sản, diên tích tự nhiên là 7.884,37 km2,

có đường biên giới giáp với nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa dài trên 174 km, có

lịch sử lâu đời với 22 dân tộc anh em sống đoàn kết bên nhau và mỗi dân tộc mang đến

cho Hà Giang một nét văn hoá độc đáo riêng. Tại đây các giá trị thiên nhiên, tinh thần,

vật chất vô cùng phong phú, có nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Để giúp phần

thực hiện có hiệu quả sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của địa

phương, điều quan trọng đối với các nhà quản lý là phải biết huy động mọi nguồn lực,

trong đó có nguồn lực thông tin nói chung và và hoạt động địa chí thư viện nói riêng.

pdf3 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Định hướng số hoá tài liệu địa chí thư viện tỉnh Hà Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xây dựng và chia sẻ nguồn lực thông tin địa phương dạng số phục vụ bảo tồn di sản và phát triển kinh tế - xã hội 33 ĐNH HƯỚG SỐ HOÁ TÀI LIỆU ĐNA CHÍ THƯ VIỆ TỈH HÀ GIAG Cử nhân guyễn Tuấn Anh – Cán bộ thư viện tỉnh Hà Giang I- THỰC TRẠN G CÔN G TÁC ĐNA CHÍ THƯ VIỆN TỈN H HÀ GIAN G Hà Giang là một tỉnh miền núi địa đầu Tổ quốc, có vị trí chiến lược quan trọng, là phên dậu vững chắc của đất nước. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và N hà nước, thực hiện công cuộc đổi mới công nghiệp hóa – hiện đại hóa với đặc điểm là một tỉnh mới tái lập còn gặp nhiều khó khăn, nhưng nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang luôn đoàn kết gắn bó, ra sức thi đua, nỗ lực phấn đấu xây dựng quê hương Hà Giang ngày càng giàu đẹp, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng tốt hơn. Hà Giang có tiềm năng về đất đai, khoáng sản, diên tích tự nhiên là 7.884,37 km2, có đường biên giới giáp với nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa dài trên 174 km, có lịch sử lâu đời với 22 dân tộc anh em sống đoàn kết bên nhau và mỗi dân tộc mang đến cho Hà Giang một nét văn hoá độc đáo riêng. Tại đây các giá trị thiên nhiên, tinh thần, vật chất vô cùng phong phú, có nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Để giúp phần thực hiện có hiệu quả sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương, điều quan trọng đối với các nhà quản lý là phải biết huy động mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực thông tin nói chung và và hoạt động địa chí thư viện nói riêng. Để góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; cùng với việc phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, bảo vệ quốc phòng an ninh là vấn đề bảo tồn giá trị lịch sử văn hoá truyền thống các dân tộc Hà giang. Công tác địa chí Hà Giang có vai trò quan trọng trong việc cung cấp một hệ thống kiến thức toàn diện về địa lý, môi trường, tài nguyên, lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội cũng như những di tích lịch sử văn hoá cách mạng, danh lam thắng cảnh, những gương mặt anh hùng đã làm rạng rỡ quê hương Góp phần giáo dục truyền thống, tăng cường ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc Hà Giang trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương. Các tài liệu về địa chí Hà Giang có ý nghĩa rất lớn, nó giúp cho việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn, đồng thời giúp cho bạn đọc trong và ngoài nước hiểu biết về con người, lịch sử phát triển tự nhiên và xã hội, văn hoá, kinh tế, chính trị tỉnh Hà Giang. N ội dung hoạt động địa chí của Thư viện được thể hiện trên nhiều mặt hoạt động như phát hiện, sưu tầm, xử lý, bảo quản, khai thác tài liệu địa chí, tin học hoá và số hoá tài liệu địa chí. Thấy rõ được vai trò và tầm quan trọng của công tác địa chí đối với việc phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, Thư viện tỉnh Hà Giang trong những năm qua đã có sự quan tâm tới công tác này, và từ thực tế nhu cầu của bạn đọc đối với tài liệu địa chí Xây dựng và chia sẻ nguồn lực thông tin địa phương dạng số phục vụ bảo tồn di sản và phát triển kinh tế - xã hội 34 là rất lớn, các cấp lãnh đạo tỉnh và ngành Văn hóa thông tin rất quan tâm tới việc thành lập và đưa ra phục vụ bạn đọc phòng“Địa chí chuyên đề” tại Thư viện. Tuy nhiên khi đó vốn tài liệu địa chí của Thư viện chỉ khoảng trên dưới 300 cuốn sách và các số lược thuật báo. Công tác sưu tầm thu thập những tài liệu, thư tịch cổ, quý hiếm có giá trị vẫn chưa được triển khai thực hiện. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng phục vụ bạn đọc, đặc biệt là các nhà khoa học, nhà kinh tế nghiên cứu về Hà Giang, đã nhiều lần bạn đọc phản ánh đóng góp ý kiến về vốn tài liệu địa chí còn nghèo nàn, thiếu nhiều tài liệu quan trọng của Hà Giang nhất là những thư tịch cổ có giá trị. N hiệm vụ của Thư viện tỉnh Hà Giang là thu thập toàn bộ những tài liệu địa chí của Hà Giang để tổ chức phục vụ cho bạn đọc trong và ngoài địa phương. Đặc biệt tháng 6 năm 2007 UBN D tỉnh Hà Giang đã phê duyệt và giao cho Thư viện tỉnh Hà Giang triển khai thực hiện đề tài: “Điều tra, thu thập, phân tích tài liệu – xây dựng địa chí Hà Giang”. Sau 4 năm thực hiện đến nay Thư viện tỉnh Hà Giang đã xây dựng 01 kho tài liệu địa chí phong phú với hơn 4500 tài liệu các loại, trong đó có nhiều loại tài liệu quý hiếm, có giá trị và có chiều sâu về lịch sử, phản ánh tương đối đầy đủ diện mạo của Hà Giang từ quá khứ đến hiện tại, qua đó bạn đọc có thể tiếp cận trực tiếp với nội dung tài liệu họ cần, tài liệu đó có thể là bản gốc hoặc bản sao chụp, coppy. Bên cạnh đó Thư viện tỉnh cũng đã xây dựng cơ sở dữ liệu tài liệu địa chí trong máy chủ iLib hiện Thư viện đang sử dụng để tổ chức phục vụ nhu cầu tra cứu tìm tin, tài liệu địa chí Hà Giang trên mạng Internet qua website. Từ năm 2011 và trong những năm tiếp theo, phòng địa chí thư viện tỉnh Hà Giang xây dựng kế hoạch tiếp tục công tác điều tra, sưu tầm tài liệu địa chí Hà giang, tham mưu với ngành đôn đốc và chỉ đạo các cá nhân, đơn vị thực hiện nghiêm túc chế độ nộp lưu chiểu các xuất bản phNm mới được ấn hành. Tổ chức tốt hệ thống tra cứu tìm tin trên máy tính và hệ thống mục lục truyền thống, các thư mục giới thiệu sách... Thường xuyên phân công cán bộ tiếp tục xử lý nghiệp vụ những tài liệu mới sưu tầm về. II- THƯ VIỆ TỈH HÀ GIAG VỚI HU CẦU SỐ HOÁ TÀI LIỆU ĐNA CHÍ N âng cao chất lượng phục vụ bạn đọc là một tiêu chí luôn được ưu tiên chú trọng, Thư viện tỉnh Hà giang đã đưa vào phục vụ phòng đa phương tiện với 1 hệ thống máy tính dành cho bạn đọc tra cưu, tìm tin, tài liệu địa chí được số hoá và phục vụ bạn đọc ngay tại Thư viện sẽ là một yếu tố rất thuận lợi cho bạn đọc, thu hút được bạn đọc tới thư viện nhiều hơn. Tuy nhiên hiện nay kho sách phòng tài liệu địa chí tại Thư viện tỉnh Hà Giang tương đối chật hẹp, trong 1 phòng mới được cơi nới thêm, số lượng cán bộ thì ít lại phải thực hiện nhiều công việc khác, tổ chức kho tài liệu được bảo quản trong môi trường, nhiệt độ, độ Nm, ánh sáng... cần rất nhiều kinh phí để thực hiện. Vì thế tình trạng tài liệu địa chí có nguy cơ xuống cấp và hỏng hóc đang là một vấn đề cấp bách cần có giải pháp số hoá ngay. Xây dựng và chia sẻ nguồn lực thông tin địa phương dạng số phục vụ bảo tồn di sản và phát triển kinh tế - xã hội 35 Trong các cơ quan trung ương, các viện nghiên cứu và nhân dân trong địa bàn tỉnh Hà Giang còn rất nhiều những tài liệu, thư tịch cổ quý hiếm cần được sưu tầm và số hoá. Song do nhiều lý do khác nhau những tài liệu đó không được tập trung để khai thác và bảo quản nhằm mục đích phục vụ lâu dài cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá- xã hội của Hà Giang. (Trong đó có lý do là các cá nhân, cơ quan, dòng họ có tài liệu thấy không còn cần thiết bảo quản chúng nữa và sẽ bị loại chúng ra khỏi kho lưu trữ của họ, trong khi đó các nhà nghiên cứu về Hà Giang phải mất rất nhiều công để tìm kiếm tài liệu, thậm chí phải đi khảo sát thực tế để rồi họ lại tìm được cái mà những người đi trước đã tìm ra, đã làm, gây ra rất nhiều khó khăn và lãng phí thời gian, công sức cho họ vì thiếu thông tin, thậm chí làm nhụt tinh thần hăng hái ban đầu, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công trình nghiên cứu). Tình trạng phân tán, tản mát nói trên đã và sẽ dẫn đến các tài liệu địa chí của Hà Giang sẽ bị hư hỏng, mất mát dần. Trước những vấn đề trên thì giải pháp số hoá tài liệu địa chí Hà Giang đang trở lên rất vô cùng cấp thiết. Có thể hiểu nội dung của công tác số hoá tài liệu địa chí như sau : Thông thường, các tài liệu dạng chữ, hình ảnh, âm thanh sử dụng trên máy tính và được máy tính nhận biết đúng định dạng, được gọi chung là dữ liệu số. Quá trình chuyển các dạng tài liệu truyền thống như các bản viết tay, bản in trên giấy, hình ảnh sang chuNn dữ liệu trên máy tính và được máy tính nhận biết được gọi là số hoá tài liệu. N hư vậy, số hoá tài liệu là hình thức chuyển đổi các tài liệu truyền thống bên ngoài thành dạng dữ liệu số mà máy tính có thể hiểu được. Số hoá tài liệu địa chí có những ưu nhược điểm như sau: + Ưu điểm - Giúp việc lưu trữ, truy xuất, chia sẻ, tìm kiếm thông tin một cách dễ dàng - Linh hoạt trong việc chuyển đổi sang các loại dữ liệu số khác nhau - Giảm chi phí tối đa cho việc quản lý, không gian lưu trữ - Có khả năng chỉnh sửa và tái sử dụng dữ liệu + Hạn chế - Cần đầu tư ban đầu về công nghệ, cơ sở hạ tầng CN TT, máy móc hiện đại, cán bộ thực hiện - Dữ liệu dễ bị sao chép và sửa đổi trái pháp luật. -Việc triển khai sử dụng gặp nhiều khó khăn do phải thực hiện training đồng bộ và có hệ thống. N goài ra việc bảo mật dữ liệu cũng là một thách thức lớn. Do vậy bắt buộc Thư viện tỉnh Hà Giang phải nghĩ đến giải pháp số hóa tài liệu địa chí. Việc số hóa dữ liệu sẽ giúp việc lưu trữ, truy xuất, chi sẻ, tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdinh_huong_so_hoa_tai_lieu_dia_chi_thu_vien_tinh_ha_giang.pdf
Tài liệu liên quan