Dạy học tích hợp là một quan điểm dạy học nhằm hình thành và phát
triển ở học sinh những năng lực cần thiết trong đó có năng lực vận dụng kiến thức để
giải quyết có hiệu quả các tình huống thực tiễn. Phương pháp dạy học này càng thực
sự hiệu quả khi các giáo viên sử dụng bộ sách giáo khoa tiếng Anh mới. Bài viết này
gợi ý một số kỹ thuật nhằm giúp cho giáo viên tiếng Anh bậc THCS có thể vận dụng
để thiết kế nhiều hoạt động tích hợp 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết kết hợp với tranh
ảnh trong một giờ học ngoại ngữ cho học sinh bậc THCS.
7 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 732 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Định hướng phương pháp dạy tích hợp nghe, nói, đọc, viết kết hợp với hình ảnh trong dạy học tiếng anh nhằm đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới ở bậc THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu hội thảo khoa học152
ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP DẠY TÍCH HỢP NGHE, NÓI, ĐỌC, VIẾT
KẾT HỢP VỚI HÌNH ẢNH TRONG DẠY HỌC TIẾNG ANH NHẰM ĐÁP
ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Ở BẬC THCS
ThS. Phạm Thị Thu Hiền, ThS. Trần Kim Tú,
ThS. Trần Thị Thanh Hoa, ThS. Đào Thị Nhung
Khoa Ngoại Ngữ, Trường CĐSP Nghệ An
Tóm tắt: Dạy học tích hợp là một quan điểm dạy học nhằm hình thành và phát
triển ở học sinh những năng lực cần thiết trong đó có năng lực vận dụng kiến thức để
giải quyết có hiệu quả các tình huống thực tiễn. Phương pháp dạy học này càng thực
sự hiệu quả khi các giáo viên sử dụng bộ sách giáo khoa tiếng Anh mới. Bài viết này
gợi ý một số kỹ thuật nhằm giúp cho giáo viên tiếng Anh bậc THCS có thể vận dụng
để thiết kế nhiều hoạt động tích hợp 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết kết hợp với tranh
ảnh trong một giờ học ngoại ngữ cho học sinh bậc THCS.
1. Đặt vấn đề:
Mục tiêu cơ bản của môn tiếng Anh ở các bậc học phổ thông theo chương trình
mới là giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua rèn luyện
kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và kiến thức ngôn ngữ, như: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp;
qua đó giúp các em đạt Bậc 3 khi kết thúc cấp THPT theo Khung năng lực ngoại ngữ
6 bậc dùng cho Việt Nam.
Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Anh cho phép sử dụng nhiều phương
pháp, nhấn mạnh vào việc hình thành và phát triển năng lực giao tiếp của học sinh,
khả năng sử dụng các quy tắc ngữ pháp để tạo ra các câu đúng và phù hợp thông qua
các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Phương pháp tích hợp nghe, nói, đọc, viết kết hợp
với hình ảnh trong dạy học tiếng Anh là một phương pháp dạy học tích cực. Việc xây
dựng và định hướng cho sinh viên chuyên ngành sư phạm tiếng Anh tại trường CĐSP
Nghệ An về phương pháp dạy học và cụ thể là phương pháp dạy học tích hợp các kỹ
năng nghe, nói, đọc, viết cùng với việc sử dụng tranh ảnh là rất cần thiết để nhằm đáp
ứng chương trình dạy học mới.
2. Nội dung
2.1 Tổng quan về phương pháp tích hợp
2.1.1 Khái niệm dạy học tích hợp
Khái niệm dạy học tích hợp được đưa ra dưới nhiều tiếp cận khác nhau. Hội nghị
phối hợp trong chương trình của UNESCO, Paris 1972 có đưa ra định nghĩa: Dạy học
tích hợp các khoa học là một cách trình bày các khái niệm và nguyên lý khoa học cho
phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc
quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau. Với quan niệm trên, dạy
học tích hợp nhằm các mục tiêu: (1) Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa bằng cách
gắn học tập với cuộc sống hàng ngày, trong quan hệ với các tình huống cụ thể mà học
sinh sẽ gặp sau này, hòa nhập thế giới học đường với thế giới cuộc sống; (2) Phân biệt
cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn. Cái cốt yếu là những năng lực cơ bản cần cho học
Kỷ yếu hội thảo khoa học 153
sinh vận dụng vào xử lý những tình huống có ý nhĩa trong cuộc sống, hoặc đặt cơ sở
không thể thiếu cho quá trình học tập tiếp theo; (3) Dạy sử dụng kiến thức trong tình
huống thực tế, cụ thể, có ích cho cuộc sống sau này; (4) Xác lập mối liên hệ giữa các
khái niệm đã học. Thông tin càng đa dạng, phong phú thì tính hệ thống phải càng cao,
có như vậy học sinh mới thực sự làm chủ được kiến thức và mới vận dụng được kiến
thức đã học khi gặp một tình huống bất ngờ, chưa từng gặp.
Quan điểm của Ban chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau 2015 cho
rằng: Dạy học tích hợp được hiểu là giáo viên tổ chức để học sinh huy động đồng thời
kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học
tập, thông qua đó lại hình thành những kiến thức, kỹ năng mới, từ đó phát triển những
năng lực cần thiết.
Như vậy, dạy học tích hợp có thể hiểu đó là một quan điểm dạy học nhằm hình
thành và phát triển ở học sinh những năng lực cần thiết trong đó có năng lực vận dụng
kiến thức để giải quyết có hiệu quả các tình huống thực tiễn.
2.1.2 Đặc trưng của dạy học tích hợp
Mục đích của dạy học tích hợp là để hình thành và phát triển năng lực học sinh,
giúp học sinh vận dụng để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn của cuộc sống.
Bản chất của năng lực là khả năng của chủ thể kết hợp một cách linh hoạt, có tổ chức
hợp lý các kiến thức, kỹ năng với thái độ, giá trị, động cơ, nhằm đáp ứng những yêu
cầu phức hợp của một hoạt động, bảo đảm cho hoạt động đó đạt kết quả tốt đẹp trong
một bối cảnh (tình huống) nhất định; và phương pháp tạo ra năng lực đó chính là dạy
học tích hợp.
Dạy học tích hợp có những đặc điểm sau đây: (1) Thiết lập các mối quan hệ theo
một logic nhất định những kiến thức, kỹ năng khác nhau để thực hiện một hoạt động
phức hợp; (2) Lựa chọn những thông tin, kiến thức, kỹ năng cần cho học sinh thực
hiện được các hoạt động thiết thực trong các tình huống học tập, đời sống hàng ngày,
làm cho học sinh hòa nhập vào thế giới cuộc sống; (3) Làm cho quá trình học tập
mang tính mục đích rõ rệt; (4) Giáo viên không đặt ưu tiên truyền đạt kiến thức, thông
tin đơn lẻ, mà phải hình thành ở học sinh năng lực tìm kiếm, quản lý, tổ chức sử dụng
kiến thức để giải quyết vấn đề trong tình huống có ý nghĩa; (5) Khắc phục được thói
quen truyền đạt và tiếp thu kiến thức, kỹ năng rời rạc làm cho con người trở nên “mù
chữ chức năng”, nghĩa là có thể được nhồi nhét nhiều thông tin, nhưng không dùng
được. Như vậy, dạy học tích hợp là cải cách giảm tải kiến thức không thực sự có giá
trị sử dụng, để có điều kiện tăng tải kiến thức có ích. Để lựa chọn nội dung kiến thức
đưa vào chương trình các môn học trước hết phải trả lời kiến thức nào cần và có thể
làm cho học sinh biết huy động vào các tình huống có ý nghĩa. Biểu hiện của năng
lực là biết sử dụng các nội dung và các kỹ năng trong một tình huống có ý nghĩa, chứ
không ở tiếp thụ lượng tri thức rời rạc.
2.2. Tổng quan về bộ sách giáo khoa tiếng Anh mới theo chương trình thí
điểm
Như chúng ta đã biết, bộ sách giáo khoa tiếng Anh ở bậc THCS mới theo chương
Kỷ yếu hội thảo khoa học154
trình thí điểm được thiết kế có những ưu điểm vượt trội cả về nội dung, hình thức và
phương pháp giảng dạy. Chương trình hướng trọng tâm nâng cao kỹ năng cho học
sinh như nghe, nói, đọc, viết và kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm... Bộ sách giúp học
sinh tự tin, năng động hơn khi giao tiếp. Sách mới được thiết kế với lượng từ vựng và
các hoạt động nhiều hơn, chủ đề nghe, nói phong phú, gần gũi giúp các em dễ dàng
sáng tạo. Học theo chương trình sách đổi mới, các em tự chủ động luyện các kỹ năng
nghe, đọc, nói, viết và làm việc nhóm, thuyết trình.. Từ những lý do đó, nhà trường
và giáo viên nên được trang bị đầy đủ từ cơ sở vật chất đến kiến thức, phương pháp
hiệu quả để đáp ứng giảng dạy cả 4 kỹ năng cho học sinh. Song muốn đạt hiệu quả
tốt nhất, học sinh nên bắt đầu học chương trình tiếng Anh đổi mới ngay từ khi bước
vào bậc tiểu học.
Đổi mới sách giáo khoa tiếng Anh hay phương pháp dạy là tiến trình vận động
theo hướng tích cực giúp nền giáo dục Việt Nam nâng cao chất lượng phù hợp với xu
thế thời đại hội nhập toàn cầu. Tuy nhiên, chất lượng chỉ được nâng cao khi cả cơ sở
vật chất, người dạy và người học đã sẵn sàng thích ứng và vận dụng. Do đó, các giáo
viên tiếng Anh ở bậc THCS cần phải được định hướng các phương pháp dạy ngoại
ngữ theo chương trình mới để giúp họ có thể thích ứng với chương trình học thực tế
tại các trường THCS. Sau đây nhóm tác giả sẽ đề cập đến một ví dụ cụ thể trong dạy
ngoại ngữ sử dụng phương pháp tích hợp nghe, nói, đọc, viết kết hợp với sử dụng tranh
ảnh.
2.3 Vận dụng phương pháp dạy tích hợp nghe, nói, đọc, viết kết hợp với tranh
ảnh trong dạy ngoại ngữ
Trong dạy ngoại ngữ, kỹ thuật được cung cấp ở đây bao gồm các hoạt động kỹ
năng tích hợp. Học sinh có thể đọc mô tả về một hình ảnh trực quan, viết mô tả hình
ảnh của chính các em, đọc và thu thập thông tin từ các học sinh khác viết, và nói về
những gì các em đã tìm thấy. Hoạt động này có thể được điều chỉnh cho gần với mọi
cấp độ ngôn ngữ, đặc biệt là đối với đối tượng học sinh THCS. Phương pháp này
không chú trọng riêng về việc chỉ truyền thụ lý thuyết kiến thức về ngữ pháp; tuy
nhiên các hoạt động trong dạy học tích hợp có thể giải quyết một loạt các điểm ngữ
pháp được nhắm đến trong mục tiêu của bài dạy vì khi người học thực hành sử dụng
ngữ pháp thì các hoạt động được thực hiện. Ví dụ, thực hành sử dụng thì quá khứ đơn
là một minh họa về kỹ thuật này được vận dụng như thế nào trong thực tế tại một lớp
học bất kỳ với khoảng thời gian cần thiết là 1 tiết học (45 phút); tuy nhiên, điều đó có
thể thay đổi tùy thuộc vào số lượng học sinh và các biến thể khác.
Các giáo cụ cần thiết bao gồm một hình ảnh mẫu (ảnh) với một mô tả ngắn gọn để
cung cấp chủ đề cho học sinh; các câu hỏi liên quan đến chủ đề này; các hình ảnh về
các hoạt động hàng ngày do học sinh chụp hoặc sưu tầm từ tạp chí, báo hoặc Internet;
một biểu đồ thông tin (Hình 1); keo, băng dán, hoặc ghim; giấy màu và bút chì màu
(tùy chọn)
- Chuẩn bị:
Trong ví dụ này học sinh thực hành cách sử dụng thì quá khứ đơn với chủ đề chung
Kỷ yếu hội thảo khoa học 155
về các hoạt động hàng ngày. Học sinh nên có kiến thức từ vựng liên quan đến chủ đề.
Trước khi giáo viên có ý định bắt đầu hoạt động, hãy dặn học sinh chuẩn bị một hình
ảnh về hoạt động hàng ngày của mình cho giờ học tiếp theo. Mỗi học sinh sẽ chuẩn
bị các hình ảnh khác nhau về các hoạt động tương tự, vì mục đích chính là thu hút và
khuyến khích các em sử dụng tiếng Anh. Ví dụ về các hoạt động hàng ngày mà các
hình ảnh có thể hiển thị bao gồm: mua sắm, ăn uống, chơi thể thao, tham quan bảo
tàng, đọc sách tại thư viện
- Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên cho hiển thị trên màn hình máy chiếu một hình ảnh với một
mô tả bên cạnh. Học sinh có thể chia sẻ một bức ảnh của mình đi ăn với bạn bè và sử
dụng thì quá khứ đơn để nói với cả lớp về lúc bạn đi ra ngoài, bạn đã đi đâu, bạn đã đi
với ai, bạn đã ăn gì, thức ăn như thế nào, v.v. Nếu có thể, hãy chiếu hình ảnh và mô tả
lên màn hình hoặc bảng trắng; nếu bạn không có máy chiếu, bạn có thể in hình ảnh ra
và treo nó lên tường của lớp học. Bạn cũng có thể in các mô tả và phát cho học sinh.
Bước 2: Phân phối câu hỏi cho học sinh. Theo cặp, học sinh phải trả lời các câu
hỏi liên quan đến văn bản của bạn. Những câu hỏi này không được thiết kế để kiểm tra
khả năng đọc hiểu của học sinh, mà là để chuẩn bị cho bài viết. Nói cách khác, bằng
cách trả lời những câu hỏi này, học sinh sẽ hiểu được những gì các em sẽ đề cập đến
trong bài viết của mình khi học sinh mô tả hình ảnh của chính họ. Các câu hỏi nên đơn
giản và khai thác thông tin cụ thể hoặc chi tiết, như trong các ví dụ sau:
- Hôm qua tôi đã đi đâu?
- Ai đã đi với tôi?
- Tôi đã làm gì ở đó?
- Tôi có thích nó không?
Tất nhiên, giáo viên có thể sử dụng những câu hỏi khác.
Bước 3: Yêu cầu học sinh dán hoặc ghim hình ảnh của các em vào một tờ giấy.
Yêu cầu các em viết một mô tả bên cạnh nó. (Mô tả này có thể được viết trên một
mảnh giấy riêng biệt, mà học sinh có thể dán hoặc ghim vào tờ giấy có hình.) Mô tả
về hình ảnh của chính bạn có thể là một mô hình. Yêu cầu học sinh đề cập đến các
chi tiết cụ thể tương tự trong các văn bản của họ. Học sinh có thể sáng tạo khi thiết
kế trang của mình. Ví dụ, các em có thể sử dụng giấy màu, bút chì màu, một tiêu đề
hấp dẫn, v.v.
Bước 4: Cho học sinh thời gian để xem lại bài viết của mình. Nếu thời gian cho
phép, yêu cầu học sinh trao đổi những gì họ đã viết với các bạn của mình để đảm bảo
rằng thông tin cần thiết đã được đưa vào và học sinh cũng có thể xem lại công việc
của mình. Giáo viên có thể theo dõi và giúp đỡ học sinh nếu cần thiết.
Bước 5: Yêu cầu học sinh dán/treo trang của mình (có hình ảnh và chữ viết cùng
tên của mình) lên tường.
Bước 6: Đưa biểu đồ thông tin (Hình 1) cho học sinh hoặc vẽ nó lên bảng và để
học sinh sao chép nó. Mỗi học sinh phải đọc ít nhất ba trang của bạn cùng lớp và điền
thông tin. Nói cách khác, mỗi học sinh phải thu thập thông tin về các học sinh khác.
Kỷ yếu hội thảo khoa học156
Bạn có thể điều chỉnh bảng tùy thuộc vào số lượng học sinh trong lớp. Trong bước
này, học sinh di chuyển xung quanh lớp học; cùng với sự quan sát của giáo viên không
khí học tập sôi nổi được tạo nên và tiếp thêm năng lượng của lớp học thay vì chỉ đơn
giản là để học sinh ngồi và đọc hoặc viết.
Hình 1. Biểu đồ thông tin
Bước 7: Sau khi học sinh điền vào biểu đồ, yêu cầu các em chia sẻ thông tin. Giáo
viên có thể đưa ra một ví dụ minh họa trước khi các học sinh chia sẻ. Tùy thuộc vào
số lượng học sinh, giáo viên có thể yêu cầu mỗi học sinh chỉ nói về một người hoặc
bạn có thể yêu cầu
học sinh chia sẻ thông tin theo nhóm thay vì cho cả lớp.
Bước 8: Trong khi một học sinh đang chia sẻ thông tin, hãy đảm bảo rằng các học
sinh khác đang lắng nghe và kiểm tra chéo biểu đồ của chính họ để xem thông tin của
họ có
khớp với thông tin do học sinh cung cấp không.
- Biến thể của hoạt động
Biến thể 1. Sử dụng ngôn ngữ chức năng:
Để làm cho hoạt động phong phú hơn, tùy thuộc vào thời gian có sẵn và trình độ
ngôn ngữ của học sinh, giáo viên có thể thêm phần nhận xét và câu hỏi vào hoạt động.
Biến thể này cung cấp cho học sinh một cơ hội để giao tiếp rộng hơn. Thêm yếu tố
ngôn ngữ chức năng có thể tạo ra một môi trường học tập xác thực hơn, nhưng nó bổ
sung cho thực hành kỹ năng ngôn ngữ.
Ví dụ, học sinh có thể viết bình luận và câu hỏi (xem các gợi ý bên dưới) trên các
tờ giấy. Các học sinh có thể sử dụng những bình luận này khi đọc các bài đăng của
các học sinh khác trong Bước 6 của quy trình trên . Một cách khác là học sinh viết
những bình luận này lên những mẩu giấy và dán chúng bên cạnh bài đăng mà các em
đã đọc. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng học sinh của bạn biết cách sử dụng các loại
ngôn ngữ chức năng này. Ví dụ, học sinh biết cách đưa ra lời khen ngợi hay các loại
câu cảm thán để bình luận. Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh sử dụng các cấu trúc
câu đã học để đưa ra các bình luận và nhận xét phù hợp với bối cảnh của hoạt động
Họ và tên:
Câu hỏi:
Sinh viên A
Tên:
Sinh viên B
Tên:
Sinh viên C
Tên:
Where did he/she go?
When did he/she go?
What did he/she do?
Who did he/she go with?
Did he/she enjoy?
What did he/she buy?
Any additional information
Kỷ yếu hội thảo khoa học 157
này. Giáo viên cũng có thể cho học sinh thực hành những nhận xét này khi bạn giới
thiệu hình ảnh và mô tả của một mô hình.
(a) Câu hỏi: Bạn đã mua gì? Nơi mà bạn đã mua nó? Bạn đã trả bao nhiêu?
Bạn thích những món ăn? Bạn có thích buổi hòa nhạc / phim không?
(b) Khen ngợi: Bức ảnh đẹp! Vui mừng khi bạn vui vẻ.
(c) Câu cảm thán:
- Cấu trúc (what + article + tính từ + danh từ): Thật là một bức ảnh đẹp! Thật là
một nơi tuyệt đẹp! Thật là một chiếc xe đáng yêu! Thật là một bữa ăn ngon!
- (How + tính từ hoặc trạng từ): Thật ngọt ngào! Thật đáng yêu! Buồn cười
làm sao! Thật tuyệt vời làm sao! Thật tồi tệ! Lãng mạn làm sao!
(d) Các cấu trúc phù hợp khác: Tôi (thực sự) thích _______; Tôi thực sự muốn
______. Tôi thực sự thích nơi này. Tôi thích ý tưởng này. Tôi thực sự muốn đến
thăm bảo tàng này. Tôi muốn xem bộ phim đó.
Giáo viên nên cho học sinh thực hành các cấu trúc này để các em nắm rõ các yêu
cầu và nhiệm vụ của mình từ đó các em có thể đưa ra các nhận xét và câu hỏi một cách
thích hợp. Tốt nhất là nên đưa ra các cấu trúc ngắn gọn vì các yếu tố ngôn ngữ chức
năng có thể tạo ra một môi trường học tập xác thực hơn nhưng chúng không phải là
trọng tâm chính của kỹ thuật này.
Biến thể 2. Thiếu hình ảnh.
Các hình ảnh chính công cụ chính để tiến hành các hoạt động. Tuy nhiên, nếu
thiếu nguồn hình ảnh, bạn có thể tiến hành hoạt động này mà không có chúng, chỉ
cung cấp mô tả văn bản. Tương tự, học sinh có thể dựa vào trí tưởng tượng của riêng
mình và viết về hoặc mô tả chủ đề mà không cần tham khảo các nguồn hình ảnh.
3. Kết luận
Trong các giờ học ngoại ngữ, phương pháp dạy tích hợp các kỹ năng nếu biết vận
dụng một cách sáng tạo sẽ tạo ra hiệu quả dạy-học rất cao. Nhiều nghiên cứu và thực
tế giáo dục trên thế giới đã chỉ ra rằng có rất nhiều phương thức dạy học khác nhau để
đạt được mục tiêu giáo dục đề ra trong đó dạy học tích hợp là phương thức dạy học
duy nhất có thể đạt được mục tiêu giáo dục là phát triển năng lực cho người học để
nhằm phục vụ cho các quá trình học tập sau này hoặc nhằm hoà nhập học sinh vào
cuộc sống lao động. Như vậy, để dạy học tích hợp thành công chúng ta phải vận dụng
quan điểm tích hợp từ khâu xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa đến khâu
tổ chức dạy học (nhất là lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học) đưa học
sinh vào trong những tình huống thực để các em tìm tòi và tự phát hiện, giải quyết vấn
đề qua đó phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho các em.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dạy học tích hợp ở trường Trung học cơ sở , Trung
học phổ thông. Tài liệu tập huấn dành cho cán bộ quản lý, giáo viên THCS, THPT.
NXB ĐHSP, 2015.
2. Đinh Quang Báo, Hà Thị Lan Hương. Dạy học tích hợp - Phương thức phát
Kỷ yếu hội thảo khoa học158
triển năng lực học sinh. Kỷ yếu hội thảo khoa học: Nâng cao năng lực đào tạo giáo
viên dạy tích hợp môn Khoa học tự nhiên.Hà Nội, 2014, tr.23-28.
3. Phạm Thị Bích Đào, Cao Thị Thặng. Kĩ năng quá trình khoa học trong chương
trình môn Khoa học ở một số nước và Việt Nam. Tạp chí Khoa học Giáo dục. Số 75,
năm 2011, tr.53.
4. Hà Thị Lan Hương. Xu hướng tích hợp trong xây dựng chương trình các môn
khoa học tự nhiên của các nước trên thế giới và khả năng áp dụng vào thực tiễn giáo
dục Việt Nam. Tạp chí Giáo dục và xã hội. Số 29 (90), tháng 8 năm 2013, tr.44-47.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dinh_huong_phuong_phap_day_tich_hop_nghe_noi_doc_viet_ket_ho.pdf