Định hướng hoạt động học tập của học viên đào tạo sĩ quan ở các nhà trường quân đội hiện nay

Định hướng hoạt động học tập của học viên đào tạo sĩ quan là một

trong những khâu quan trọng trong công tác quản lí quá trình giáo dục đào tạo

ở nhà trường quân sự, nhằm phát huy cao nhất tính tự giác, chủ động, sáng

tạo và tính hiệu quả trong các hình thức hoạt động học tập của học viên, dẫn

dắt học viên có phương pháp học tập phù hợp và đạt kết quả tối ưu. Trên cơ

sở đánh giá tổng quan thực trạng chất lượng đào tạo ở các nhà trường quân

đội hiện nay, tác giả đề xuất 06 giải pháp chính nhằm tiếp tục định hướng hoạt

động học tập của học viên đào tạo sĩ quan ở các nhà trường quân đội hiện nay.

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Định hướng hoạt động học tập của học viên đào tạo sĩ quan ở các nhà trường quân đội hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đó, học viên phải tự định hướng tài liệu tham khảo, giáo trình để đào sâu, mở rộng tri thức từ các vấn đề trong nội dung học tập và cần có thái độ tích cực, tự giác, sáng tạo trong tự học, tự nghiên cứu. Hoạt động tự học, tự nghiên cứu phải trở thành nhu cầu của bản thân, chủ động, độc lập kiên trì khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch đặt ra. Học viên phải tự định hướng cho mình phương pháp học tập phù hợp như phương pháp nghe giảng bài, phương pháp chọn tài liệu, sách tham khảo, đọc tài liệu, ghi chép khi đọc tài liệu, xử lí thông tin, suy luận, liên kết kiến thức; phương pháp phát hiện những vấn đề mới cần nghiên cứu, bổ sung vào bài giảng; phương pháp trao đổi, làm việc theo nhóm...; vận dụng linh hoạt các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá, khái quát hoá, quy nạp, diễn dịch, sơ đồ, bàn vẽ, kí hiệu. Quá trình học tập, học viên không nắm máy móc những chân lí có sẵn mà phải tiếp nhận những chân lí đó với óc phê phán, phải có sự hoài nghi khoa học, lật ngược vấn đề, đào sâu, mở rộng, tích cực tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học ở các mức độ thấp đến cao theo chương trình đào tạo từng năm học, khóa học. Việc tự học, tự nghiên cứu của học viên có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi, ở thư viện, phòng đọc sách, giảng đường, vào giờ nghỉ, ngày nghỉ... Mỗi học viên phải học tập, nghiên cứu với tinh thần tự giác, chăm chỉ và phát huy tiềm năng, sức sáng tạo. Đồng thời phải thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo nội dung, chương trình đào tạo từng môn học, qua đó, kịp thời điều chỉnh kế hoạch, định hướng đúng đắn nội dung, phương pháp học tập phù 63SỐ ĐẶC BIỆT, THÁNG 5/2021 hợp, nâng cao kết quả học tập, hoàn thành mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Năm là, xây dựng và tổ chức mô hình thư viện số, giao lưu, diễn đàn trực tuyến nội bộ, thu hút hoạt động học tập theo nhu cầu Mô hình thư viện số là sự kết hợp giữa thư viện với công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ học tập nhằm cung cấp những dịch vụ tốt nhất đáp ứng được tối đa các nhu cầu của người dùng. Các văn bản, tài liệu hình ảnh, tài liệu âm thanh, tài liệu video được lưu trữ dưới dạng số (tương phản với các định dạng in, vi dạng, hoặc các phương tiện khác) cùng với các phương tiện để tổ chức, lưu trữ và truy cập các tài liệu dưới dạng tập tin trong bộ sưu tập của thư viện. Các nội dung kĩ thuật số có thể được lưu trữ cục bộ, hoặc truy cập từ xa ở các đơn vị quản lí học viên, giảng đường thông qua mạng máy tính. Người dùng thư viện có thể sử dụng những không gian chung cho phép tự tra cứu, học, đọc tài liệu hoặc nghiên cứu, thảo luận về các vấn đề quan tâm mà không cần sự can thiệp của thủ thư. Không gian thư viện giúp phát huy tối đa tính chủ động của người dùng trong việc tiếp cận tài liệu, tự học, từ đó đem lại cảm giác thoải mái, tiện nghi nhất cùng với hiệu quả học tập, nghiên cứu tốt nhất. Xét về góc độ quản lí, mô hình thư viện số, giao lưu, diễn đàn trực tuyến mang lại hiệu quả học tập cao. Biện pháp này được xây dựng trên cơ sở của xu hướng hiện đại cách tổ chức các phương tiện truyền thông kĩ thuật số trong thời đại của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và nhu cầu cập nhật kiến thức của người học; kinh nghiệm của một số trường đại học dân sự và kết quả điều tra đối với cán bộ quản lí, giảng viên và học viên. Ưu tiên đầu tư các thiết bị, phần mềm mới về tra cứu tài liệu, quản lí thông tin, cung cấp tài liệu, an toàn thông tin, ... Đẩy mạnh hợp tác với các cơ sở giáo dục, đào tạo trong và ngoài nước, tiếp cận mô hình thư viện số tiên tiến, hiện đại trên và vận dụng phù hợp vào điều kiện của các nhà trường quân đội. Việc học tập không chỉ đơn giản là trong sách vở, hay qua những bài giảng. Học tập kiến thức cần có sự kết hợp với trải nghiệm thực tế mới giúp mỗi học viên ghi nhớ sâu sắc và rõ ràng kiến thức được trang bị. Không chỉ vậy, việc kết hợp học tập với trải nghiệm thực tế còn giúp người học hiểu chính xác và cụ thể về bản chất của vấn đề. Cần thiết kế bài dạy theo các hoạt động, tăng thời lượng thực hành, giảm thời lượng lí thuyết, tăng cường hoạt động nhóm, đặc biệt chú ý đến việc sinh hoạt nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Thông qua hoạt động này, không chỉ củng cố kiến thức cho học viên mà còn rèn luyện ki năng, thái độ, phương pháp tư duy, phương pháp chỉ đạo, tổ chức thực hành cho học viên. Do vậy, cần tăng cường các hoạt động giao lưu, diễn đàn trực tuyến thông qua ngoại khóa để nâng cao năng lực, phát triển tư duy và phong cách, phương pháp lãnh đạo, chỉ huy của học viên đào tạo sĩ quan theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo của mỗi nhà trường. Sáu là, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động học tập của học viên Ban giám hiệu, cơ quan đào tạo, cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục, đào tạo, khoa, giáo viên và chỉ huy các cấp thường xuyên tổ chức các hoạt động: Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả học tập và công tác quản lí, định hướng hoạt động học tập của học viên ở mỗi đơn vị và toàn trường; Phân tích những ưu điểm, nhược điểm, biện pháp khắc phục và kịp thời định hướng, chỉ đạo thông qua hoạt động lãnh đạo, chỉ huy, chỉ đạo, giảng dạy, quản lí đối với các đơn vị học viên; Tổ chức đoàn thanh niên và các tổ nhóm hoạt động phương pháp tích cực nắm bắt thông tin, tìm hiểu tình hình, kịp thời đề xuất các hình thức hoạt động để thúc đẩy việc quản lí hoạt động học tập và tính “tích cực hoá” trong quản lí hoạt động học tập của mỗi học viên. Các nhà trường quân đội phải coi trọng đánh giá chất lượng “đầu ra” của học viên đào tạo sĩ quan gắn với hoạt động học tập của học viên thông qua các chỉ số đánh giá được lượng hoá đầy đủ và chính xác kết quả học tập tại trường của học viên. Đồng thời, các nhà trường phải thường xuyên nghiên cứu, nắm thực chất kết quả thực hiện nhiệm vụ theo chức trách, cương vị đảm nhiệm của học viên đào tạo sĩ quan sau khi ra trường để rút kinh nghiệm, bổ sung, điều chỉnh nội dung, chương trình đào tạo cho phù hợp yêu cầu thực tiễn xây dựng quân đội trong thời kì mới. 3. Kết luận Hiện nay và trong những năm tới, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và xây dựng nhà trường quân đội đang đặt ra những yêu cầu rất cao đối với các chủ thể lãnh đạo, quản lí quá trình giáo dục đào tạo nói chung và định hướng hoạt động học tập của học viên nói riêng. Do đó, vấn đề đặt ra cho cấp ủy, chỉ huy các cấp, các lực lượng quản lí hoạt động học tập của học viên cần nhận thức, quán triệt sâu sắc những nhân tố tác độngbao gồm cả thuận lợi và khó khăn đan xen, nắm vững phương hướng, yêu cầu quản lí hoạt động học tập của học viên, phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, quán triệt và thực hiện đồng bộ các giải pháp tác giả đề xuất thực hiện tốt công tác quản lí, định hướng hoạt động học tập của học viên, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động học tập của mỗi học viên và chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội ngày càng hiện đại. Nguyễn Tuấn Đạt NGHIÊN CỨU LÍ LUẬN 64 TẠP CHÍ KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM ORIENTATIONS ON LEARNING ACTIVITIES OF OFFICER TRAINING CADETS IN MILITARY SCHOOLS TODAY Nguyen Tuan Dat Political University - Ministry of National Defence Hamlet 6, Thach Hoa commune, Thach That district, Ha Tay, Vietnam Email: Nguyentuandat.sqct1980@gmail.com ABSTRACT: The learning orientation of officer training cadets is one of the important stages in the management of education and training process at military schools, in order to promote the highest self-consciousness, creativity and efficiency in different learning activities of students, leading the students to have appropriate learning methods and get optimal results. On the basis of the overall assessment of the current training quality in military schools today, the author proposes six main solutions to continue to orient the learning activities of officer training cadets in military educational institutions. KEYWORDS: Orientation; study; students; officer; army. Tài liệu tham khảo [1] Hồ Chí Minh, (2011), Toàn tập, Tập 5, NXB Chính trị Quốc gia, Sự thật, Hà Nội, tr.120, 312. [2] Đảng bộ Trường Sĩ quan Chính trị, Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ IX, tr.14, 22. [3] Trường Sĩ quan Lục quân 1, Báo cáo tổng kết năm học 2019 - 2020, tr.9. [4] Đảng Cộng sản Việt Nam, (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị Quốc gia, Sự thật, Hà Nội, tr.114.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdinh_huong_hoat_dong_hoc_tap_cua_hoc_vien_dao_tao_si_quan_o.pdf
Tài liệu liên quan