Định hướng cho nhà phân phối mới

 

Chúc mừng bạn đã trở thành nhà phân phối của công ty Forever và là nhà phân phối trong tổ chức chúng tôi! Bây giờ chúng ta vào việc nhé. Bạn Hãy tự hỏi và tự trả lời cho câu hỏi. TẠI SAO TÔI LẠI THAM GIA KINH DOANH THEO MẠNG (KDTM)? Hay TÔI THAM GIA KDTM ĐỂ LÀM GÌ? Đây là câu hỏi ít người để ý tới nhưng cực kỳ quan trọng và quyết định 90% thành công của bạn. Để trả lời câu hỏi này Bạn hãy đặt ra cho mình MỘT MỤC ĐÍCH CỤ THỂ.

 

Ví dụ: Bạn muốn - 1 công việc độc lập tự do?

- Tự do về tài chính?

- 1 công việc mới lạ sáng tạo?

- Có 1 DN lớn, mang tầm vóc quốc tế?

- Có cơ hội đi du lịch các nơi trên thế giới?

- 1 cơ hội kinh doanh mới?

- Muốn được phát triển năng lực cá nhân

 

Khi có một mục đích cụ thể rồi bạn hãy tự hỏi xem liệu công việc hiện nay của bạn có giúp bạn đạt được mục đích của mình? Liệu KDTM có phải là CON ĐƯỜNG CAO TỐC giúp mình đi đến đích không? Liệu KDTM có phải là sự nghiệp của bạn không? Bạn làm công việc này cho ai?

 

doc45 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1405 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Định hướng cho nhà phân phối mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊNH HƯỚNG CHO NHÀ PHÂN PHỐI MỚI (New Distributer Orientation) Phần I, QUAN ĐIỂM, TƯ TƯỞNG Chúc mừng bạn đã trở thành nhà phân phối của công ty Forever và là nhà phân phối trong tổ chức chúng tôi! Bây giờ chúng ta vào việc nhé. Bạn Hãy tự hỏi và tự trả lời cho câu hỏi. TẠI SAO TÔI LẠI THAM GIA KINH DOANH THEO MẠNG (KDTM)? Hay TÔI THAM GIA KDTM ĐỂ LÀM GÌ? Đây là câu hỏi ít người để ý tới nhưng cực kỳ quan trọng và quyết định 90% thành công của bạn.. Để trả lời câu hỏi này Bạn hãy đặt ra cho mình MỘT MỤC ĐÍCH CỤ THỂ. Ví dụ: Bạn muốn - 1 công việc độc lập tự do? - Tự do về tài chính? - 1 công việc mới lạ sáng tạo? - Có 1 DN lớn, mang tầm vóc quốc tế? - Có cơ hội đi du lịch các nơi trên thế giới? - 1 cơ hội kinh doanh mới? - Muốn được phát triển năng lực cá nhân… Khi có một mục đích cụ thể rồi bạn hãy tự hỏi xem liệu công việc hiện nay của bạn có giúp bạn đạt được mục đích của mình? Liệu KDTM có phải là CON ĐƯỜNG CAO TỐC giúp mình đi đến đích không? Liệu KDTM có phải là sự nghiệp của bạn không? Bạn làm công việc này cho ai? Và THÁI ĐỘ MÀ BẠN CẦN PHẢI CÓ LÀ GÌ? Đó là: + SẴN SÀNG HỌC HỎI, TIẾP THU NHỮNG KIẾN THỨC MỚI. + TỰ TIN, LẠC QUAN, NGƯỜI TA LÀM ĐƯỢC, MÌNH CŨNG LÀM ĐƯỢC. + LẬP 1 BẢN CAM KẾT, SẴN SÀNG TRẢ GIÁ CẦN THIẾT ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC THÀNH CÔNG; SẴN SÀNG ĐƯƠNG ĐẦU VỚI NHỮNG THÁCH THỨC? Phần II, LÀM NHƯ THẾ NÀO? Bước 1: TÌM HIỂU KDTM, CÔNG TY, SẢN PHẨM. Ngành KDTM ra đời hơn 60 năm nay; là ngành kinh tế đang phát triển nhanh nhất trên thế giới. Hiện nay có khoảng 30.000 công ty trên thế giới đang kinh doanh theo hình thức này (số liệu 5 năm trước). Tại Việt Nam hiện có khoảng 100 công ty. Tuy nhiên những công ty làm ăn đàng hoàng, uy tín rất ít. FOREVER là một trong những công ty có 30 năm lịch sử và đang hoạt động tại 130 quốc gia. Tại sao bạn lại tham gia công ty FOREVER? Để trả lời câu hỏi này bạn cần biết các tiêu chuẩn chính để đánh giá 1 công ty KDTM. Cụ thể, 1 công ty KDTM tốt, xứng đáng để cộng tác phải thỏa mãn các tiêu chuẩn sau: - Công ty : Phải hoạt động hợp pháp, có thâm niên từ 10 năm trở lên và có khả năng hoạt động trên phạm vi toàn cầu. - Sản phẩm phải thỏa mãn 5 chỉ tiêu là: Chất lượng cực tốt; Độc đáo, độc quyền; Dễ sử dụng; Thiết yếu, thị trường 100%; Triệt tiêu (có nhu cầu dùng thường xuyên). - Chính sách KD: Phải thoáng, không có sức ép, tham gia phải kiếm được tiền và mang tính khuyến khích cao. - Điều kiện tham gia: Không phải tốn tiền. Hãy kiểm tra xem công ty mà bạn đang cộng tác có đáp ứng các tiêu chuẩn đó không? Tiếp theo hãy khẳng định niềm tin với sản phẩm. Phải dùng thử để có kết quả của chính bản thân mình. Từ đó mới có niềm tin tuyệt đối vào sản phẩm và mới làm việc cực tốt được. Có nhiều người không dám dùng sản phẩm cho bản thân, họ cho rằng bây giờ chưa có tiền nên phải bán lẻ đã, khi nào có hoa hồng mới dùng sản phẩm, và kết quả là họ không bán được sản phẩm nào cũng không tuyển được người và nhanh chóng rời bỏ công việc. Chúng tôi khuyên các bạn đừng nên làm như vậy. Nếu các bạn chỉ là nhân viên bán hàng tiếp thị; Hoặc nếu sản phẩm của công ty là (Ximăng, sắt thép..) mà người tiêu dùng đã biết rất rõ công dụng thì không cần phải sử dụng sản phẩm. Trong khi sản phẩm của chúng ta quá mới mẻ, người tiêu dùng sản phẩm chưa biết công dụng gì của sản phẩm, chưa tin vào kết quả có được. Nếu bạn không dùng thì lấy đâu ra kết quả để giới thiệu cho người quen, lấy đâu ra sự hưng phấn về kết quả tuyệt vời của sản phẩm mà sự hưng phấn là điều quan trọng nhất trong công việc của chúng ta. Có thể bạn sẽ nói: “Tôi không có bệnh thì cần gì dùng sản phẩm”. Bạn hãy hiểu kỹ đi, sản phẩm của chúng ta đâu phải là thuốc, nó chỉ là một loại chất bổ sung dinh dưỡng có tác dụng rất tốt để nâng cao sức khỏe cho cả người khỏe mạnh lẫn người bệnh. “Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một thử”. Chỉ khi nào các bạn uống sản phẩm vào trong người các bạn mới thành công trong KDTM. Hãy nhớ lấy điều đó. Bước 2: ĐẶT RA MỤC TIÊU VÀ LÊN KẾ HOẠCH LÀM VIỆC Nhiều nhà phân phối mới tham gia chưa gì đã muốn mời người ngay và họ sẽ khó thành công lớn được. Còn bạn thì khác, khi bạn đã xác định KDTM là sự nghiệp, là tương lai của mình rồi – Tuyệt lắm! – Vậy thì hãy hành động một cách chuyên nghiệp. Trước tiên bạn hãy đặt ra cho mình 1 mục tiêu cụ thể, rồi lên kế hoạch làm việc chi tiết để đạt mục tiêu đó. Nếu bạn không có mục tiêu thì bạn không biết mình đi đâu về đâu; và bạn sẽ không bao giờ thành công được. Bạn đừng sợ đặt mục tiêu lớn rồi lỡ làm không được. Bạn muốn đạt được kết quả thực sự như mong muốn thì luôn phải đặt mục tiêu cao hơn kết quả cần đạt 20%. Bạn cũng đừng lo không biết phải bắt đầu từ đâu. Yên tâm đi, chúng tôi luôn sát cánh bên bạn. Bạn sẽ được chia sẻ những kinh nghiệm quý báu mà chúng tôi đã phải trả giá rất nhiều để có được, miễn là bạn thực sự có thiện chí và có thái độ nghiêm túc với công việc này. Tôi chia sẻ với bạn một công thức mà nếu bạn tuân theo nó chắc chắn bạn sẽ thành công. Tôi xin hứa như vậy. Công thức như sau: THÀNHCÔNG=MỤCTIÊUCỤTHỂ+KẾHOẠCHCHITIẾT+HÀNHĐỘNGĐÚNGPHƯƠNGPHÁP Ví dụ: Bạn muốn sau 3-6 tháng làm việc phải có thu nhập 2000$/tháng. Muốn vậy bạn phải có mạng lưới khoảng 60 người làm việc. Bạn phải lên kế hoạch làm cho ngày, tuần, tháng.. Nếu mỗi ngày bạn cố gắng mời một người đến nghe thông tin ; Mỗi tuần năm người hay 20 người mỗi tháng.. thì 3 tháng bạn có thể có kết quả tuyệt vời. Chúng tôi chỉ cho bạn 1 cách đơn giản để có 1 tổ chức lớn trong thời gian 3 tháng bằng cách mỗi tuần tìm ra một người làm việc tích cực như sau: Áp dụng công thức : 1 + 1 Tuần 1: Bạn mời 5 người đến nghe thông tin. Có thể có vài người ký hợp đồng nhưng chỉ có 1 người thực sự thích thú công việc này như bạn. Không sao cả, bạn hãy cùng người bảo trợ của mình chỉ cho người này cách làm việc hiệu quả như bạn đã được hướng dẫn. Vậy tuần đầu tiên tổ chức của bạn đã có 2 người tích cực là bạn và người mới (21). … Còn các bạn muốn được ghi tên mình vào “Câu lạc bộ những người thành công” chúng tôi xin chỉ cho bạn một bí quyết nữa, đó là: + Phải kiên trì – Kinh doanh theo mạng là cuộc đua maratong. Đừng thấy nhiều người thành công quá rồi nôn nóng nghĩ là mình làm lâu rồi mà chưa đạt kết quả như người ta nên bỏ cuộc. Có thể bạn chưa tìm được người thực sự tâm huyết với sự nghiệp như bạn. Không thể dùng thước đo 3-6 tháng để tính mức độ thành công của một người. Cứ làm công việc mình yêu thích đi rồi $ sẽ tự chảy vào túi bạn. Cứ làm việc đi, những người cùng chí hướng với bạn đang chờ bạn mời họ đấy. Biết nghe lời người đỡ đầu – để hạn chế tối đa những sai lầm. Người đỡ đầu luôn muốn bạn thành công hơn ai hết nên họ luôn chỉ cho bạn biết phải làm như thế nào cho có hiệu quả. Người khôn ngoan không phải là người luôn miệng kêu biết rồi.. mà thực sự chẳng hiểu gì cả. Người thực sự khôn ngoan là người luôn biết đi theo con đường mà người thành công đã đi qua. Bạn thử kiểm chứng xem tôi nói có đúng không. Luôn luôn làm việc với đồng đội (2 chọi 1) – để có hưng phấn cao. Bạn rất cần có những suy nghĩ độc lập và khả năng làm việc độc lập nhưng tuyệt đối không nên làm việc 1 mình như loài cọp săn mồi nhé, nhất là khi bạn mới bước vào nghề. Chỉ khi nào bạn đủ bản lĩnh và kinh nghiệm như những chú cọp già hay những chú chim đại bàng lão luyện bạn mới có thể tự tách ra làm một mình được… Bạn có để ý thấy loài linh cẩu luôn đi săn thành từng đoàn không? Đó là chúng biết cách tận dụng sức mạnh đồng đội đấy. Nhờ sức mạnh này mà chúng có thể thắng được những kẻ thù mạnh hơn nhiều và chúng cảm thấy tự tin rất nhiều. Bạn cũng vậy, bạn phải luôn bám sát và cộng tác với người đỡ đầu của mình. Sau này có mạng lưới rồi bạn hãy phối hợp với các nhà phân phối tầng 1 của mình. Như vậy công việc của bạn chắc chắn thành công. Và bạn luôn cảm thấy hưng phấn và tự tin. Bạn phải làm đồng đội trong bán lẻ, tuyển người, đào tạo, tiếp xúc lạnh… Tuy nhiên bạn tuyệt đối không nên ỷ lại quá nhiều vào người đỡ đầu vì bạn sẽ không thể độc lập được tức là bạn sẽ đánh mất vai trò lãnh đạo mạng lưới sau này và mạng của bạn không phát triển mạnh được. Muốn có mạng lưới mạnh cần phải có những con người mạnh. Vì vậy bạn càng độc lập sớm bao nhiêu thì mạng của bạn càng lớn bấy nhiêu. Người đỡ đầu là người hỗ trợ tinh thần cho bạn và tổ chức của bạn chứ không phải là người làm việc thay bạn; và bạn làm việc cho bạn và tổ chức của bạn chứ không phải cho người đỡ đầu. Hãy nhớ kỹ điều đó. Bước 3: LẬP VÀ PHÂN LOẠI DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG. A/Lập danh sách khách hàng tiềm năng (ít nhất là 100 người). Tại sao lại 100 người? 100 người mới coi là tạm đủ con số thống kê hiệu suất công việc của bạn. Nếu bạn không lập danh sách 100 người thì khi bạn mời 5-10 người mà họ đều từ chối thì bạn rất dễ nản và tuyên bố không làm được. Trong công việc của chúng ta có một thống kê như sau: Bạn mời 100 người đến nghe thông tin --> sẽ có 20 người tham gia. 80 người còn lại (thuộc loại B) có thể không đến nghe hoặc tìm mọi cách để từ chối. Trong số 20 người tham gia sẽ có 10-12 người làm doanh nghiệp, còn lại là người tiêu dùng sản phẩm. Và bạn chỉ tìm được 3-5 người thực sự đánh giá nghiêm túc về công việc này. Chỉ như vậy thôi là bạn đã hạnh phúc lắm rồi vì từ 3-5 người này sẽ đẻ ra cho bạn một tài sản lớn. Có nhiều bạn than rằng tôi không có quan hệ rộng lấy đâu ra 100 người. Có thể lấy từ sổ ĐT, hộp Card, các mối quan hệ cá nhân và xã hội. Khách hàng tiềm năng có thể lấy từ 3 môi trường: Nóng: Những người thân, hàng xóm, bạn thân… luôn muốn bảo vệ ta khỏi mắc sai lầm. Do đó họ hay phản đối và họ chỉ tham gia khi ta đã thành công. Ấm: Những người bạn đồng nghiệp, bạn học… lâu ngày mới gặp. Ưu tiên mời đầu tiên. Lạnh: Những người lạ, những người bạn chưa quen hàng ngày bạn cần làm quen và bổ sung vào danh sách khách hàng tiềm năng. Họ sẽ là những người làm việc tích cực nhất. B/Phân loại khách hàng tiềm năng theo ABC. A: Những người năng động, nhiệt tình, luôn tự tin, dám nghĩ, dám làm, chịu khó học hỏi, cầu tiến… Ưu tiên số 1 để mời. B: Những người tiêu cực, hay bàn lùi, không mạnh dạn, người an phận Nhờ giới thiệu dùm khách hàng tiềm năng Đánh đường vòng. Những người này chỉ tham gia khi bạn đã thành công. Vì vậy hãy để họ lại sau cùng, khi nào có thu nhập tốt rồi hãy mời họ. C: Những người thành đạt về tài chính, người quý trọng sức khỏe. Đánh sản phẩm. Bước 4: HỌC CÁCH MỜI NGƯỜI ĐẾN GẶP NGƯỜI ĐỠ ĐẦU. Công việc của người mới đôi khi chỉ tóm gọn trong 5 chữ là: “Mời người tới ngồi nghe”. Vì vậy, việc mời người rất quan trọng và phải có nghệ thuật. Có 2 kiểu mời chủ yếu: - MỜI TRỰC TIẾP: Đối tượng được mời thường là người đã quen biết bạn. Qua thăm dò bạn biết người định mời thực sự có nhu cầu về sản phẩm, nhu cầu kiếm tiền… Bạn hãy mời họ trực tiếp. Bạn có muốn làm việc cho 1 công ty đa quốc gia không để tớ xin cho? Tớ biết một cách kiếm tiền rất hay. Cậu có muốn kiếm thêm thu nhập không tớ bày cho? Tớ mới biết 1 thứ có thể giúp cậu vừa có sức khỏe tốt lại vừa có thu nhập khá đấy. Cậu có muốn khám phá không?... - MỜI GIÁN TIẾP: Đối tượng được mời thường là người lạ bạn mới quen khi bạn đi làm thị trường hoặc người mà bạn chưa biết rõ người ta có nhu cầu gì. Ở đây bạn muốn mới người ta nhưng lại gián tiếp mời người thứ 3, bạn có thể nói: “Tôi vừa làm 1 công việc mới và đang cần 1 số người cộng tác. Anh chị xem có bạn bè người quen nào muốn kiếm thêm thu nhập giới thiệu giúp tôi với? Hiện có một công ty đa quốc gia mới vào Việt Nam và đang muốn tìm những người có ý chí, ham thích kinh doanh. Anh/chị có quen ai như vậy giới thiệu giúp tôi với?...” Mời gián tiếp có tỷ lệ thành công rất cao vì ta không trực tiếp mời người ta mà chỉ nhờ người ta giới thiệu giúp. Do đó tránh được cảm giác sợ bị lừa của họ, tránh động chạm tới sĩ diện của họ. Vả lại khi ta mời họ giới thiệu một người khác họ rất nhiệt tình, họ cũng muốn đi nghe thử xem là cái gì để về giới thiệu cho người quen của họ. – Nên mời 80% bằng điện thoại, 20% gặp trực tiếp. Tuyệt đối không giải thích công việc cụ thể trên điện thoại. Phải làm sao cho lời mời thật quan trọng đối với người được mời. Người được mời sẽ đến nghe nếu họ thấy công việc rất quan trọng hoặc có cái gì đó rất độc đáo khiến họ tò mò. Trước khi mời luôn phải có động tác thăm dò xem người ta có nhu cầu gì bằng các câu chuyện xã giao. Một khi đã ngỏ lời mời rồi không nên nói chuyện quá 3 phút. Phải nhanh chóng đi khỏi (dù không bận gì) để từ chối trả lời những thắc mắc của người được mời. Phải làm cho họ tò mò và mong muốn đến nơi hẹn gặp. Khi mời không tiết lộ thông tin về Công ty, sản phẩm, KDTM, chế độ tiền thưởng. Lúc mới tham gia, nhà phân phối mới chỉ thực hiện nhiệm vụ chính của mình trong các bước từ 1-4. Bước 5: CUNG CẤP THÔNG TIN CHO KHÁCH HÀNG (PHƯƠNG PHÁP 2 CHỌI 1 – ABC). Khi Bạn mời một ai đó vào doanh nghiệp hoặc mời sử dụng sản phẩm. Bạn không nên tự cho thông tin nhiều. Bạn mời họ đến dự buổi giới thiệu tại trung tâm hoặc nhờ người đỡ đầu giới thiệu giúp. Nếu không có người đỡ đầu bên cạnh, Bạn có thể nhờ đồng nghiệp của mình giới thiệu giúp vẫn tốt hơn tự mình giới thiệu. Nhiều bạn khi mới vào việc thường vấp sai lầm ở điểm này. Bạn tự cho mình đủ kiến thức để truyền bá mọi thông tin cho khách mời, Bạn quên rằng người bạn của Bạn có thể tin và biết Bạn rất giỏi trong lĩnh vực khác, còn trong lĩnh vực này họ biết rằng Bạn còn đang “i tờ”. Vì thế họ sẽ không nghe Bạn. Bạn hãy nhìn sơ đồ sau: Người đỡ đầu B Promotion Cung cấp thông tin C A Mời dự Bạn Khách mời Bạn mời khách đến dự buổi trao đổi công việc. Bạn hãy Promotion (Quảng cáo) người đỡ đầu để khách mời chuẩn bị tinh thần nghe thông tin, sự thành công trong buổi giới thiệu là do Bạn chứ không phải do người đỡ đầu. Bạn làm tốt công việc chuẩn bị (Cho thông tin ban đầu) và Promotion tốt cho người đỡ đầu, khách mời sẽ nghe chăm chú hơn, còn Bạn hãy Cắn chặt môi lại, ngồi yên nghe và học cách giới thiệu. Nhiều bạn cứ muốn người đỡ đầu nói nhiều thông tin hơn để khách của mình hiểu nhiều hơn. Người đỡ đầu biết phải làm gì, Bạn không cần phải “sáng tạo xe đạp” nữa. Chú ý là Bạn chỉ tổ chức cuộc gặp tại các trung tâm giới thiệu hoặc tại nơi nào đó ngoại trừ nhà của khách. Tại nhà họ, do họ làm chủ, thông tin thường bị gián đoạn và không tập trung và chất lượng buổi gặp mặt sẽ kém đi. NHIỆM VỤ CỦA BẠN TRONG BUỔI GẶP GỠ: + Chuẩn bị hình ảnh cá nhân: Thái độ tự tin, tác phong lịch sự, ăn mặc đẹp. + Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ làm việc: Bút, giấy, điện thoại, máy ghi âm, hợp đồng, kết quả sản phẩm… + Giới thiệu cho người đỡ đầu và khách mời làm quen để tạo không khí thoải mái, tránh cảm giác căng thẳng. + Quảng cáo, đề cao người đỡ đầu. Bạn càng đề cao bao nhiêu thì kết quả càng có lợi cho bạn bấy nhiêu. + Tắt điện thoại di động, lấy sổ ra ghi chép (vì sau này chính chúng ta cũng sẽ phải giới thiệu). + Ngồi chung với khách, không làm việc riêng, không nói leo. + Khi kết thúc buổi nói chuyện thì nhiệm vụ của nhà phân phối là phải tế nhị hỏi khách xem họ còn thắc mắc gì không? Nếu họ không thắc mắc thì hãy ký hợp đồng cho họ. Bước 6: KHÁCH HÀNG QUYẾT ĐỊNH + 80% khách hàng tiềm năng chưa muốn tham gia doanh nghiệp mà chỉ muốn dùng thử sản phẩm Hãy bán lẻ cho họ. Sau khi họ dùng sản phẩm thì phải chăm sóc khách hàng chu đáo. Họ sẽ giới thiệu giúp ta có thêm khách hàng mới. + 20% quyết định làm doanh nghiệp. Giới thiệu cho họ đọc tài liệu, tham dự các lớp huấn luyện. Nhất thiết phải hướng dẫn cho người mới cách bắt đầu công việc như thế nào. Hãy giúp họ đặt mục tiêu ngắn/dài hạn. Nên đặt mục tiêu cụ thể và từ từ. Hãy giúp họ lên kế hoạch làm việc ngày, tuần, tháng… Bước 7: ĐÀO TẠO NHÀ PHÂN PHỐI MỚI. Khi khách hàng tiềm năng quyết định tham gia doanh nghiệp, chúng ta bắt đầu đào tạo để họ biết cách làm việc. Nhất thiết phải chỉ cho họ biết phải bắt đầu công việc như thế nào? Cách mời người, cho thông tin và cách đào tạo hệ thống ra sao? Đây là công việc quan trọng nhất và khó nhất. Nó chiếm tới 80% thời gian và công sức của chúng ta. Bạn không chỉ đào tạo bản thân bạn mà còn cả mạng lưới của mình. Mạng lưới của bạn có vững chắc hay không phụ thuộc vào việc bạn đào tạo mạng lưới ra sao. Vì vậy lúc bạn còn mới và chưa có kinh nghiệm, người đỡ đầu sẽ giúp bạn. Nhưng sau này khi bạn đã có kinh nghiệm rồi bạn phải tự làm lấy. Hãy tham khảo – CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NHÀ PHÂN PHỐI & tài liệu: ĐỐI THOẠI VỚI NGƯỜI ĐỠ ĐẦU TINH THẦN. MƯỜI CÂU HỎI LÀM THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI BẠN 1. Bạn có thật sự muốn trở thành một người thành đạt không? Một người thành đạt cần có: - Ý thức tự giác kỷ luật rất cao và đầu tư cá nhân lớn. - Phải tốn rất nhiều thời gian để suy tư một mình. Ngay cả khi phải làm việc trong môi trường ồn ào thì họ tìm thấy sự tĩnh mịch trong suy tư bằng cách gạt bỏ tất cả những gì làm rối trí xung quanh. - Đặt mình vào trong những hoàn cảnh mới (Đối với một số người thì việc dời đến nơi ở, vùng đất, công việc mới là điều kinh khủng nhưng đối với người thành đạt thì không. Họ sẵn sàng chịu mạo hiểm). - Thường chịu sự phản bác của bạn bè (Nếu có dịp đọc tiểu sử của những người thành đạt Bạn sẽ thấy hầu hết họ đều bị hiểu sai, thường thì những người thân cận họ nhất cũng không thể ngờ tới tương lai của họ sau này). 2. Trong bạn có sự thôi thúc vươn lên mãnh liệt nào không? Thôi thúc sáng tạo, hành động vươn lên học hỏi kinh nghiệm mới cũng giống như một chiếc lò xo bị dồn nén bên trong những người thành đạt, và chiếc lò xo này sẵn sàng bật lên bất cứ lúc nào. 3. Điều gì là quan trọng hơn cả đối với Bạn? Điều quan trọng đối với những người thành đạt không phải là “Bạn đã làm những gì?” mà “Bạn là người như thế nào?”. Tiêu chuẩn thực để đánh giá một người chính là những gì mà con người đó coi trọng. Bạn có quý trọng những phẩm chất của cuộc sống để trở thành người thành đạt như lòng tự trọng, lòng tự hào về những thành quả đạt được, hay có cách nhìn tích cực về cuộc sống? Đường đi của những người thành đạt luôn gập ghềnh, trong những lúc khó khăn ấy, Bạn cần nhiều thứ hơn là chỉ những động cơ thúc đẩy cụ thể giúp Bạn tiếp tục bước đi. 4. Bạn sẵn sàng đầu tư những gì? Sự thành đạt đòi hỏi nhiều sức lực, thời gian, nỗ lực, gắn bó với công việc. Phải sẵn sàng đầu tư bất cứ cái gì sự thành đạt đòi hỏi. 5. Khả năng sẵn sàng chịu đựng của Bạn là bao nhiêu? Khó khăn thường đổ lên đầu những người có chí hướng. Những người thành đạt phải biết chịu đựng bất cứ khó khăn gì gặp phải và biến chúng thành cơ hội. Ở đời, lúc gặp chông gai, chỉ có kẻ yếu đuối mới kêu la, còn người thành đạt thì vươn lên và tiếp tục tiến bước trên con đường đó. 6. Bạn sẵn sàng từ bỏ những gì? Phải luôn sẵn sàng từ bỏ sự vui thích tạm thời, những cám dỗ để vươn đến những mục đích lâu dài và bền vững cho bản thân cũng như gia đình. 7. Bạn sẵn sàng gánh vác bao nhiêu trách nhiệm? Người thành đạt không mất thời gian than phiền, phàn nàn về những công việc có ít thời gian nghỉ phép, hưởng phúc lợi ít và lương thấp. Họ chỉ tập trung để làm sao có thể thực hiện được một công việc hoàn mỹ hơn cho công ty của họ và đảm nhiệm nhiều trách nhiệm hơn. Sự thành đạt và trách nhiệm cao luôn đi đôi với nhau như hình với bóng. 8. Bạn có sẵn sàng bắt đầu với những gì Bạn đang có không? Có câu châm ngôn phương Đông: “Một chuyến đi vạn dặm bắt đầu từ một bước chân”. Giấc mộng thành đạt cao có thể thành sự thực chỉ khi nào Bạn hăng hái bắt đầu từ những bước nhỏ đầu tiên. Hãy bắt đầu làm những việc mà Bạn có thể làm được để vươn đến những việc mà Bạn chưa thể làm ngay bây giờ. 9. Bạn có muốn nghĩ đến chính bản thân không? Một trong những ngộ nhận lớn nhất ngăn cản sự thành đạt là ý tưởng càng làm việc chăm chỉ thì Bạn sẽ càng thành đạt. Song thực tế còn có những yếu tố khác không kém quan trọng là phải đạt sự quân bình giữa suy nghĩ và hành động. Nếu Bạn biết lo nghĩ cho chính bản thân Bạn hơn là nhờ người khác lo giùm thì Bạn có thể sẽ thành người thành đạt. 10. Bạn có bằng lòng với những thành tựu kém hơn tiềm năng thực sự của mình không? Nhiều người đã từng thành đạt, nay lại thất bại là do không muốn vươn cao hơn những gì đã đạt được. Họ đã trở thành “Người giữ của”. Người sớm thành đạt nhưng lại bo bo giữ lấy những thành tựu ấy trong những năm còn lại của cuộc đời thì xem như họ đã thất bại. (Dịch từ tạp trí Thế giới) PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC HIỆU QUẢ 1/Luôn luôn đơn giản, đơn giản và đơn giản. Phải nói chuyện sao cho mọi người dễ bắt chước (sao chép) được. Có như vậy mọi người mới thấy đơn giản và cảm thấy tự tin trong công việc. Khi trao đổi công việc cho người mới ta có thể nói đơn giản như sau: “Tôi mua vài sản phẩm của Công ty về dùng và kể cho người quen về kết quả của nó, thế là Công ty trả tiền cho tôi. Bạn thấy hay không? Tôi kể cho bạn bè nghe về cách kiếm tiền mới này. Bạn của tôi thấy hay quá nhờ tôi xin cho vào làm việc và Công ty cũng trả tiền cho tôi nữa. Bạn thấy cách Kinh doanh này hợp với mình không?” 2/Luôn dành 30% thời gian làm việc để lập kế hoạch hành động. Hãy lập một danh sách những việc ưu tiên cần giải quyết. 3/Bí mật kinh doanh là phải xác định nhu cầu của khách hàng (phải biết họ muốn gì) và sau đó hãy giúp họ tìm ra cách tốt nhất để đạt được điều đó. 4/Một cách duy nhất có thể giúp ai đó làm một điều gì đó là chúng ta phải khơi dậy nơi người ta mong muốn có được điều đó. Khi chúng ta chỉ cho họ thấy họ đang cần gì thì họ sẽ cố gắng hết sức để đạt được điều đó. Hãy nhớ: Ép người ta mua hàng/tham gia Hạ sách. Gợi ý người ta Trung sách. Kể chuyện Thượng sách. 5/Hãy tập kỹ năng hỏi những “Câu hỏi mở - Wh question” như: Tại sao, khi nào, bằng cách nào… để biết được quan điểm, nhu cầu của khách hàng. 6/Hãy tỏ ra là một người chăm chú lắng nghe để khách hàng thấy rằng bạn rất quan tâm tới họ. Hãy tỏ ra thông cảm với những gì họ không có hoặc hiếm khi được sử dụng. Đây chính là bạn khơi dậy “Ý thức chiếm hữu” nơi khách hàng. Đây chính là nghệ thuật kinh doanh, là ma thuật của thương trường. 7/Hãy tìm cách gây dựng lòng tin nơi khách hàng bằng thái độ tự tin và chuyên nghiệp. Hãy luôn ca ngợi khách hàng của bạn. Đây là cách nhanh nhất để gây dựng và duy trì lòng tin. Những người nói giỏi không bằng những người nói đúng sự thật. 8/Hãy phát triển kỹ năng biết giới hạn. Đừng nói khoác hay nói quá dài. 9/Hãy nhớ 1 điều KDTM dựa trên bản năng chung của con người đó là: Sợ hãi, chiếm hữu, và đồng đội. Chừng nào còn lòng tham (làm giàu), còn sự sợ hãi (sợ bệnh, sợ nghèo đói…) chừng đó còn KDTM. Vì vậy muốn làm tốt KDTM cần phải khai thác sự sợ hãi, khơi dậy lòng tham và làm việc tập thể. 10/ KDTM cần tuân thủ các nguyên tắc: 3A: An toàn Sợ hãi Ảnh hưởng Chiễm hữu Ấn tượng Đồng đội 3B: Biết yêu cầu: Yêu cầu người ta chứng minh khả năng thời gian, tài chính, sức chịu đựng…) của họ xem họ có phù hợp với công việc không. Nếu thấy khách mời chưa đủ khả năng thì tạm thời hoãn cho thông tin. Chúng ta phải luôn nắm vững thế chủ động trong cuộc nói chuyện. Phải biết nói không trước khách hàng. Phải cho họ thấy là ta luôn bận rộn. Bí mật: Chưa cho thông tin chi tiết cho khách mời khi ta chưa biết họ muốn gì, chưa biết họ có nhu cầu gì. Phải tìm “Mồi hợp với cá”. Chúng ta phải có động tác thăm dò nhu cầu của họ. Làm cho khách hàng cảm thấy tò mò và mong muốn được biết thông tin. Biến hóa: Phải biết lường trước và cảnh báo cho khách hàng những tác động không tốt từ môi trường xung quanh. Hãy nói cho họ biết là muốn bàn bạc về công việc này hãy bàn bạc với những người đã làm việc như chúng ta. 3Đ: Đúng nơi, Đúng lúc, Đúng đối tượng. DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG STT TÊN ĐIỆN THOẠI ĐỊA CHỈ CÔNG VIỆC HIỆN TẠI LOẠI A/B/C NHU CẦU GHI CHÚ SỨC KHỎE CÔNG VIỆC SẮC ĐẸP 1 KHÚC.TR.HƯNG HẢI DƯƠNG (03203).292931 095.575.6497 SV A x x Viêm dạ dày 2 NguyễnThịLiên Vĩnh Phúc 0986.273015 0168.216.5236 … … … … … … 3 … Nếu biết khách hàng có bệnh thì ghi cụ thể tên bệnh! 99 100 GHI CHÚ: 1. Khi lập DSKH ít nhất là 100 người. 2. Khi lập danh sách không nên quyết định thay cho bất cứ ai. 3. Khi lập danh sách nên dựa vào sổ ĐT, Card visit, và các MQH khác. 4. “Một cây bút chì cùn còn hơn bất kỳ trí nhớ nào”. 5. Nguồn khách hàng có thể từ: - Bạn học: Phổ thông, Đại học… - Bạn học lớp buổi tối: Anh văn, vi tính, khiêu vũ… - Bạn cùng sinh hoạt CLB: Thể thao, văn nghệ, hưu trí, bơi lội… - Bạn đồng nghiệp trong công ty (Cũ lẫn mới). - Những người cùng đi nghỉ mát, cùng sở thích. - Những chủ quán ăn, cửa hàng bạn hay mua sắm. - Bạn thân, chiến hữu. - Bà con, hàng xóm, họ hàng, người thân. - Bạn bè, đối tác, khách hàng trong quá trình làm việc. ………… 6. Hàng ngày luôn cố gắng bổ sung vào danh sách những người bạn chợt nhớ ra hoặc mới làm quen, không nên lạm dụng trí nhớ bản thân. 7. Nếu chưa lập xong danh sách thì đừng lên mời người. PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG TIỀM NĂNG Có ba thị trường (thị trường lao động) mà ta có thể mời. Thị trường nóng: Đó là người thân (cha, mẹ, anh chị em, bạn thân). Với người mới, đây là thị trường khó nhất vì người thân tự cho họ có “quyền” hỏi kỹ công việc Bạn đang tham gia. Bạn dễ bị cho thông tin thừa vì không thể im lặng mãi được hoặc bị khích kiểu “Chứ sao mày ngu vậy, tham gia doanh nghiệp mà không biết mình làm việc gì?”. Khi ngư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc_sach_kinh_doanh_theo_mang.doc
Tài liệu liên quan