Định giá doanh nghiệp niêm yết qua phân tích cơ bản: Một số vấn đề cần quan tâm

Trong đầu tư CK, tuỳ theo từng trường phái mà công việc

định giá đóng vai trò ở mức độ khác nhau. Đối với những

người đầu tư theo trường phái phân tích cơ bản thì định giá

đóng một vai trò trung tâm trong các quyết định đầu tư và

xây dựng danh mục đầu tư.

pdf8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1133 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Định giá doanh nghiệp niêm yết qua phân tích cơ bản: Một số vấn đề cần quan tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Định giá DNNY qua phân tích cơ bản: Một số vấn đề cần quan tâm Trong đầu tư CK, tuỳ theo từng trường phái mà công việc định giá đóng vai trò ở mức độ khác nhau. Đối với những người đầu tư theo trường phái phân tích cơ bản thì định giá đóng một vai trò trung tâm trong các quyết định đầu tư và xây dựng danh mục đầu tư. 1. Dùng các yếu tố cơ bản để tính các chỉ số tương lai Cách tiếp cận này là liên hệ các chỉ số với các yếu tố cơ bản của một DN đang được định giá như: Tốc độ tăng trưởng trong thu nhập và các dòng tiền, các chỉ số thanh toán và rủi ro. Cách này được nhiều NĐT sử dụng vì VN là thị trường mới nổi, các Cty trên thị trường còn nhỏ và có tốc độ tăng trưởng cao nên sự ước tính một mức thu nhập, dòng tiền hay doanh thu trong tương lai là khả thi. Ví dụ cách tính theo phương pháp này với AGF, với giả định tăng trưởng EPS là 15% năm và tỉ lệ chiết khấu 20%. Dùng phương pháp chiết khấu luồng cổ tức sau đó liên hệ với chỉ số PE ngày 16.7.2007 là PE=16 thì giá mua của AGF có thể chấp nhận là 132.000đ/cp. Giá thị trường của AGF tại ngày trên là 101.000đ/cp. Vậy nếu NĐT theo trường phái phân tích cơ bản và sử dụng phương pháp định giá này thì đây là cơ hội đầu tư. Tuy nhiên, nếu áp dụng cho các Cty nhà nước IPO thì phương pháp này sẽ bị hạn chế vì các Cty này có nhiều tài sản và lợi thế chưa được tận dụng, cũng như sự thay đổi về cấu trúc sau CPH khiến ước tính các yếu tố cơ bản là khó khăn. 2. So sánh chỉ số với DN tương tự Cách tiếp cận này là so sánh DN được định giá như thế nào so với các DN tương tự được mua bán trên thị trường. Trong thực tế có thể tìm được những DN có sự tương tự nhau về một số khía cạnh như các DN thuỷ sản, hay thực phẩm bánh kẹo, và nhiều NĐT sử dụng phương pháp này. Nhìn vào bảng 1 và 2, so sánh ba chỉ số tại ngày 16.7.2007 là P/E, P/B và P/SR của ABT đều cao hơn so với AGF. Vậy nếu NĐT chấp nhận hai DN là tương đương và có thể so sánh được, trong trường hợp nhà đầu tư lấy ABT làm chuẩn so sánh thì AGF là cơ hội để mua vào. Nếu NĐT lấy AGF làm chuẩn để so sánh thì họ sẽ phải cân nhắc không mua vào và bán ra ABT. 3. So sánh với chỉ số bình quân ngành Khi so sánh PE của một DN với PE bình quân của các DN cùng ngành, chúng ta đang “định giá dựa” và đang làm các so sánh cùng lĩnh vực. Các kết luận có thể biến đổi tuỳ thuộc vào các giả định về DN đang định giá và các DN đem so sánh. Ví dụ, nếu chúng ta giả định rằng DN đang được định giá giống mức bình quân DN trong ngành thì kết luận rằng nó là rẻ nếu được giao dịch tại một chỉ số thấp hơn chỉ số bình quân. Nếu giả định DN đang được định giá là rủi ro hơn mức trung bình của ngành thì có thể kết luận rằng DN nên được mua tại một chỉ số thấp hơn các DN khác trong lĩnh vực đó. Bạn không thể so sánh các DN nếu không đưa ra các giả định về các yếu tố cơ bản. Ví dụ với các DN thuỷ sản, theo phương pháp này NĐT sẽ thiên về việc lựa chọn Cty có các chỉ số P/E, P/B, P/SR thấp hơn chỉ số trung bình ngành (AGF, SJ1, ICF) và cho đó là một cơ hội đầu tư tốt trong tương lai. Tuy nhiên, trong việc tính chỉ số bình quân ngành, nhà phân tích chỉ cần thêm vào hay bỏ đi một DN (ví dụ MPC - DN có PE lớn nhất và có tỉ trọng lớn nhất) thì chỉ số bình quân ngành thay đổi rất lớn. NĐT không nên vội vã chọn lựa theo những tính toán của nhà phân tích đưa ra mà cần cân nhắc có điều chỉnh bằng việc thêm vào hay bỏ đi Cty đó không. Trong trường hợp cụ thể này, theo ý kiến của người viết thì do MPC có chỉ số PE lớn quá khác biệt so với các DN còn lại nên có thể loại bỏ MPC ra khỏi tập hợp lựa chọn. Các chỉ số dễ bị sử dụng không đúng và bị bóp méo. Trong thực tế, không có hai DN có sự giống nhau hoàn toàn về các rủi ro và sự tăng trưởng. Sự xác định các DN để so sánh mang tính chủ quan. Hậu quả là một xu hướng (ý đồ) của nhà phân tích được đưa vào trong việc chọn một nhóm các DN so sánh để xác nhận xu hướng của họ về giá trị của một DN. Nếu NĐT tự làm thì cần lưu ý trong việc chọn lựa các Cty hay các chỉ số đem so sánh để có kết quả chính xác hơn. Bảng 1: Một số chỉ số cơ bản của các Cty ngành thủy sản CK ABT AGF SJ1 TS4 ICF Ngành P/E 17.24 15.71 15.09 21.89 16.37 32.91 P/B 4.78 2.66 2.79 3.17 2.80 4.17 P/SR 1.06 0.67 0.58 1.15 1.22 1.68 Tỷ trọng 19.95% 45.42% 5.07% 9.86% 19.70% Bảng 2: Một số chỉ số cơ bản của các Cty ngành thủy sản (bao gồm MPC) CK ABT AGF SJ1 TS4 MPC ICF Ngành P/E 17.24 15.71 15.09 21.89 41.71 16.37 32.91 P/B 4.78 2.66 2.79 3.17 4.71 2.80 4.17 P/SR 1.06 0.67 0.58 1.15 2.39 1.22 1.68 Tỷ trọng 7.02% 16.00% 1.79% 3.47% 64.78% 6.94%

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdinh_gia_dnny_qua_phan_tich_co_ban.pdf