Bên cạnh định giá cổ phiếu bằng phương pháp chiết khấu dòng
cổ tức thì phương pháp chiết khấu dòng tiền được khá nhiều
người ủng hộ và thậm chí phương pháp này còn được giới phân
tích tài chính ưa dùng hơn. Về mặt lý thuyết thì đây thực sự là
một phương pháp khá tuyệt vời, tuy nhiên trên thực tế, chúng ta
có thể gặp vài khó khăn khi dùng phương pháp chiết khấu dòng
tiền để định giá cổ phiểu. Một số phương pháp định giá khác
cũng hữu ích, chúng giúp chúng ta có được một cái nhìn tòan
diện hơn về giá trị của cổ phiếu.
12 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Định giá cổ phiếu bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Định giá cổ phiếu bằng phương
pháp chiết khấu dòng tiền
Bên cạnh định giá cổ phiếu bằng phương pháp chiết khấu dòng
cổ tức thì phương pháp chiết khấu dòng tiền được khá nhiều
người ủng hộ và thậm chí phương pháp này còn được giới phân
tích tài chính ưa dùng hơn. Về mặt lý thuyết thì đây thực sự là
một phương pháp khá tuyệt vời, tuy nhiên trên thực tế, chúng ta
có thể gặp vài khó khăn khi dùng phương pháp chiết khấu dòng
tiền để định giá cổ phiểu. Một số phương pháp định giá khác
cũng hữu ích, chúng giúp chúng ta có được một cái nhìn tòan
diện hơn về giá trị của cổ phiếu.
Những vấn đề cơ bản về phân tích chiết khấu dòng tiền
Lý thuyết chiết khấu dòng tiền phát biểu rằng giá trị của tất cả
dòng tiền tạo ra tài sản bao gồm từ những thu nhập cố định cho
đến các khoản đầu tư đối với tòan bộ doanh nghiệp thực ra chính
là giá trị hiện tại của dòng tiền mong đợi trong tương lai được
chiết khấu về hiện tại với một chiết khấu hợp lý. Đối với định giá
doanh nghiệp thì người ta hay dùng khái niệm dòng tiền tự do.
Mức chiết khấu hợp lý đối với doanh nghiệp chính là chi phí sử
dụng vốn trung bình (WACC) của chính doanh nghiệp đó.
Công thức thường dùng là:
Theo DCF thì để xác định được giá trị của doanh nghiệp cần phải
xác định khoảng thời gian dự báo (thường là 5-10 năm đối với
các doanh nghiệp đã tương đối vững mạnh) rồi ước lượng các
dòng tiền tự do, xác định mức chiết khấu hợp lý, ước đóan mức
tăng trưởng của doanh nghiệp và xác định giá trị còn lại vào cuối
kỳ dự báo. Gía trị còn lại vào cuối kỳ dự báo( terminal value)
chính là thành phần [TFCF / (k - g)] / (1+k)n-1 trong công thức
trên.
Lấy giá trị hiện tại PV chia cho số cổ phần đang lưu hành của
doanh nghiệp ta sẽ được giá trị hợp lý của mỗi cổ phần. Đó chính
là giá trị mà bạn đang tìm kiếm đấy! Đến đây có vẻ như phương
pháp DCF cũng không mấy khó khăn để sử dụng. Nhưng thực tế
thì bạn sẽ gặp phải một số vấn đề sau:
Các vấn đề thường gặp với phương pháp chiết khấu dòng
tiền
Các kế họach tạo ra dòng tiền hoạt động
Yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố quan trọng nhất trong việc dùng
mô hình chiết khấu dòng tiền để định giá cổ phần chính là ước
đoán chuỗi các kế hoạch tạo ra dòng tiền hoạt động cho doanh
nghiệp. Có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn đối với thu nhập và dòng tiền
được dự báo. Đó chính là nguyên nhân bạn sẽ gặp vấn đề khi sử
dụng phương pháp DCF. Dễ thấy nhất là tính không chắc chắn
của các dự án về dòng tiền tăng lên qua từng năm dự báo trong
khi mô hình DCF thường phải sử dụng từ 5 đến 10 năm để có
được một dự đoán có giá trị. Chính tính không chắc chắn với thời
gian có thể sẽ khiến mô hình của bạn không mang lại kết quả
như mong đợi, thậm chí là một kết quả khác xa nhiều so với kết
quả bạn mong muốn. Các nhà phân tích có thể dự báo khá chính
xác dòng tiền hoạt động trong năm nay và năm sau nhưng cũng
không thể có đủ khả năng để dự báo chính xác cho những năm
xa hơn của tương lai. Thu nhập và dòng tiền có thể bị giảm một
cách nhanh chóng bởi vì các yếu tố bất ngờ nào đó. Tệ hại hơn
là các dự án về dòng tiền xây dựng cho một năm bất kỳ thường
được dựa trên kết quả của năm liền trước đó.
Các kế hoạch về chi tiêu vốn
Các dự án về dòng tiền tự do cũng đi liền với các kế hoạch về chi
tiêu vốn cho mỗi năm. Cũng vậy, mức độ không chắc chắn của
các con số trong kế hoạch chi tiêu vốn tăng lên theo mỗi năm.
Trong năm hoạt động không mấy khả quan thì tình hình chi tiêu
vốn có thể tạo nên những sai lệch do các nhà quản trị sẽ thắt
chăt các kế hoạch chi tiêu vốn và ngược lại. Do đó các giả thiết
để xây dựng kế hoạch về chi tiêu vốn luôn hàm chứa rất nhiều rủi
ro. Trong khi đó, có khá nhiều phương pháp để tính toán chi tiêu
vốn ví dụ như sử dụng tỷ số vòng quay tài sản cố định hoặc là sử
dụng phương pháp tính theo phần trăm doanh thu, những sự
thay đổi dù nhỏ trong các giả định của mô hình cũng có thể tạo
nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với kết quả tính toán của
mô hình DCF.
Mức chiết khấu và tỷ lệ tăng trưởng
Có lẽ một trong các giả định quan trọng nhất của mô hình DCF
chính là các giả định về mức chiết khấu và tỷ lệ tăng trưởng. Có
khá nhiều cách để xác định mức chiết khấu trong mô hình DCF
định giá cổ phần. Các nhà phân tích thường sử dụng công thức
mức chiết khấu R=Rf + β*(Rm - Rf) hoặc là sử dụng chi phí sử
dụng vốn trung bình WACC của doanh nghiệp như một tỷ lệ chiết
khấu hợp lý khi sử dụng DCF để định giá doanh nghiệp. Cả hai
phương pháp trên đều khá lý thuyết và chúng thật sự không vận
hành hiệu quả lắm trong ứng dụng đầu tư thực tế. Các nhà đầu
tư khác có thể chọn một tỷ suất rào cản tuỳ ý để định giá cho tất
cả các khoản đầu tư vốn cổ phần. Dĩ nhiên là bạn nên biết rằng
khi chọn một phương pháp nào để dự báo suất chiết khấu thì
không có nghĩa là bạn sẽ có được những câu trả lời chắc chắn
chính xác. Có lẽ vấn đề lớn nhất đối với giả định về tỷ lệ tăng
trưởng chính là khi chúng được sử dụng như một giả định về tốc
độ tăng trưởng liên tục. Gỉa định rằng một doanh nghiệp có thể
giữ mức tăng trưởng liên tục là một giả định rất lý thuyết. Các nhà
phân tích đã tranh luận rằng tất cả các công ty lớn mạnh đang
hoạt động với mức tăng trưởng liên tục như giả định sẽ có
khuynh hướng chỉ đạt ở mức tăng trưởng chung của nền kinh tế
trong dài hạn. Thêm vào đó, mức tăng trưởng của công ty sẽ thay
đổi, đôi khi là thay đổi rất nhanh qua từng năm hoặc thậm chí là
qua từng thập kỷ. Hiếm khi nào mà một doanh nghiệp đạt đến
một mức tăng trưởng nào đó và có thể duy trì mức tăng trưởng
đó mãi mãi.
Quay trở lại với cách tính toán trong mô hình DCF dễ thấy kết
quả của nó rất nhạy cảm với bất cứ một sự thay đổi nào dù là
nhỏ nhất trong giả định về tỷ lệ chiết khấu và tỷ lệ tăng trưởng.
Các phương pháp thay thế
Ngay cả với một người có lòng tin chắc chắn đối với DCF, xem
đây là mô hình tuyệt vời nhất trong xác định giá trị của đầu tư cổ
phần thì việc xem xét thêm các phương pháp khác để xác định
giá cả mục tiêu cũng là một việc làm hữu ích. Nếu bạn đang lập
kế hoạch về thu nhập và dòng tiền cho các khoản đầu tư, thì việc
tính toán một số chỉ số bổ trợ để bạn ra quyết định là hết sức đơn
giản. Các chỉ số như P/E, giá/ dòng tiền là các chỉ số được xác
định dựa trên lịch sử hoạt động của công ty và thông tin trong
ngành của nó. Cố gắng lựa chọn khéo léo một loạt các chỉ số nói
lên mức độ hấp dẫn của doanh nghiệp là việc nên làm.
Chúng ta đều biết rằng khác với mô hình DCF, nếu định giá
doanh nghiệp dựa trên tỷ số P/E hoặc giá/ dòng tiền thì cứ sau
mỗi lần giao dịch, chúng ta lại có các dữ liệu quá khứ để dự đoán
chính xác hơn khả năng trong tương lai. Trong khi đó ngược lại
các tính toán về tỷ lệ chiết khấu trong mô hình DCF thì ít phụ
thuộc vào các dữ liệu quá khứ, chúng ta chỉ tính toán lần đầu tiên
rồi cứ thế sử dụng cho suốt nhiều năm trong khoảng thời gian dự
báo.
Thay lời kết!
Là một nhà đầu tư, khôn ngoan nhất chính là tránh việc luôn tin
tưởng rằng một phương pháp nào đó là tốt nhất cho việc định giá
cổ phần. Trong khi rất nhiều nhà đầu tư đồng tình rằng giá trị của
cổ phần có liên quan với giá trị hiện tại của các dòng tiền tự do
trong tương lai và phương pháp DCF được sử dụng xuất phát từ
quan điểm ấy. Tuy nhiên mô hình DCF không hề dễ dàng để thực
hiện trong bối cảnh thực tế. Có quá nhiều bất trắc với các giả
định của nó. Việc tìm kiếm các phương pháp bổ trợ để ra quyết
định chắc chắn là một việc làm không vô nghĩa. Các phương
pháp bổ trợ sẽ giúp bạn có một cái nhìn toàn diện hơn về giá trị
của cổ phiếu.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dinh_gia_co_phieu_bang_phuong_phap_chiet_khau_dong_tien.pdf