Trong suốt quá trình mang thai, người mẹcần tăng từ9- 12kg, trong
đó 3 tháng đầu tăng 1- 2kg, 3 tháng giữa tăng 3-4kg, 3 tháng cuối tăng 5-6kg.
Nếu mẹtăng cân tốt thì khi sinh ra, thai nhi sẽđạt khoảng trên 3kg. Tăng cân
tốt, cũng đồng nghĩa với việc người mẹtích l ũy được lượng mỡlớn -chính
là nguồn năng lượng dựtrữđểtạo sữa sau khi sinh. Nếu người mẹkhông
tăng đủ cân sẽ dễ dẫn đến nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai, đồng
nghĩa với vi ệc thểchất và tinh thần của trẻsẽkhông được tốt. Chính vì thế,
chếđộăn uống khi mang thai vô cùng quan trọng.
Khi có thai, các bà mẹphải luôn tâm niệm rằng mình ăn không chỉ
cho bản thân mà còn cho cảđứa con trong bụng. Khi có thai, nhu cầu về
năng lượng và các chất dinh dưỡng đòi hỏi cao hơn bình th ường, vì nhu cầu
này ngoài đảm bảo cung cấp cho hoạt động của cơ thể, sựthay đổi vềsinh lý
của mẹnhư biến đổi vềchuyển hóa, tăng cân, tăng khối lượng tuần hoàn,
tăng khối lượng của tửcung, vú. còn cần thiết cho sựpháttri ển của thai nhi
và tạo sữa cho con bú. Vì thế, bữa ăn của bà mẹmang thai cần tăng thêm cả
sốlượng và chất lượng.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1290 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Dinh dưỡng để thai phát triển tốt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dinh dưỡng để thai phát triển tốt
Trong suốt quá trình mang thai, người mẹ cần tăng từ 9-12kg, trong
đó 3 tháng đầu tăng 1-2kg, 3 tháng giữa tăng 3-4kg, 3 tháng cuối tăng 5-6kg.
Nếu mẹ tăng cân tốt thì khi sinh ra, thai nhi sẽ đạt khoảng trên 3kg. Tăng cân
tốt, cũng đồng nghĩa với việc người mẹ tích lũy được lượng mỡ lớn - chính
là nguồn năng lượng dự trữ để tạo sữa sau khi sinh. Nếu người mẹ không
tăng đủ cân sẽ dễ dẫn đến nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai, đồng
nghĩa với việc thể chất và tinh thần của trẻ sẽ không được tốt. Chính vì thế,
chế độ ăn uống khi mang thai vô cùng quan trọng.
Khi có thai, các bà mẹ phải luôn tâm niệm rằng mình ăn không chỉ
cho bản thân mà còn cho cả đứa con trong bụng. Khi có thai, nhu cầu về
năng lượng và các chất dinh dưỡng đòi hỏi cao hơn bình thường, vì nhu cầu
này ngoài đảm bảo cung cấp cho hoạt động của cơ thể, sự thay đổi về sinh lý
của mẹ như biến đổi về chuyển hóa, tăng cân, tăng khối lượng tuần hoàn,
tăng khối lượng của tử cung, vú... còn cần thiết cho sự phát triển của thai nhi
và tạo sữa cho con bú. Vì thế, bữa ăn của bà mẹ mang thai cần tăng thêm cả
số lượng và chất lượng.
Vậy người mẹ ăn bao nhiêu là đủ?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa ăn của bà mẹ cần có đủ 4 nhóm
thực phẩm: Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai, sắn... Nhóm chất đạm
gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ... Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng,
lạc... Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín.
Trong những tháng đầu của thai kỳ, do cơ thể mệt mỏi, lại hay nghén,
nên nhiều bà mẹ không ăn được nhiều và sợ cơm, vì thế, muốn đủ năng
lượng, các chị nên ăn nhiều bữa, ăn các thức ăn ưa thích vào bất cứ lúc nào
thấy thèm ăn. Nên ưu tiên thực phẩm thuộc nhóm chất bột vì đây là nguồn
cung cấp năng lượng chính, tuy nhiên cần có tỷ lệ cân đối với các nhóm
khác, nếu không cũng sẽ có hại cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của
thai nhi. Trong 6 tháng sau của thai kỳ, nhu cầu năng lượng của bà mẹ là
2.550kcal/ngày, tăng hơn người bình thường mỗi ngày là 350kcal, do đó,
mỗi ngày người mẹ cần ăn thêm từ 1 đến 2 bát cơm.
Nhóm chất đạm rất cần thiết cho bà mẹ mang thai. Nhu cầu chất đạm
của người mẹ tăng lên một phần để tổng hợp protein cho cơ thể mẹ, đồng
thời còn phải cung cấp protein cho thai nhi và nhau thai hình thành và phát
triển. Chất đạm cần cho sự phát triển mọi bộ phận của thai nhi đặc biệt là tế
bào não. Do vậy, ngoài nhóm chất bột, người mẹ mang thai cần bổ sung
thêm các thức ăn giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua... Nên dùng
nhiều thực phẩm vừa giàu đạm vừa giàu canxi như tôm, cua, cá, ốc để giúp
tạo khung xương vững chắc cho bào thai và phòng loãng xương cho người
mẹ. Cũng nên tận dụng nguồn đạm thực vật như đậu tương, đậu xanh, các
loại đậu khác và vừng lạc. Những thức ăn này vừa rẻ, vừa giàu dinh dưỡng,
dễ tiêu, lại có thêm chất béo, cùng với dầu và mỡ vừa giúp tạo năng lượng
dự trữ và gây dựng các tế bào của thai nhi, lại vừa giúp hấp thu tốt các
vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E).
Bên cạnh khẩu phần ăn cân đối giữa chất bột, chất đạm, chất béo, bữa
ăn của bà mẹ mang thai không thể thiếu rau xanh, quả chín. Các loại rau, củ,
quả: rau muống, rau ngót, rau cải, rau giền, mồng tơi, rau đay, cà rốt, củ cải,
gấc, su hào, xoài, chuối, đu đủ, nhãn, na... là nguồn cung cấp vitamin C,
vitamin A, vitamin E giúp bà mẹ tăng cường sức đề kháng; cung cấp chất sắt,
axit folic tham gia vào quá trình tạo máu... Ngoài ra, các bà mẹ trong vòng
một tháng đầu sau khi sinh nên uống một liều vitamin A 200.000 đơn vị để
đủ vitamin A trong sữa cho con bú 6 tháng đầu. Để có đủ lượng máu nuôi
dưỡng cả cơ thể mẹ và con, nên ăn nhiều các thức ăn có nhiều sắt như thịt
nạc, trứng, tim, gan, bầu dục, đậu đỗ, rau xanh... Ngoài ăn uống, bà mẹ cần
uống thêm viên sắt với hàm lượng 60mg sắt nguyên tố và 0,4mg folic hàng
ngày từ lúc bắt đầu mang thai tới sau khi sinh 1 tháng.
Khi mang thai, bà mẹ còn cần uống đủ nước. Lượng nước cần thiết
hàng ngày khoảng 1,5 lít. Không nên sử dụng các loại nước giải khát công
nghiệp có lượng đường cao. Cũng cần hạn chế dùng các loại kích thích như
rượu, cà phê, thuốc lá, nước chè đặc; giảm ăn các loại gia vị như ớt, hạt tiêu,
tỏi, giấm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21_0509.pdf