Phụnữmang thai cần được chăm sóc chu đáo vềmặt dinh dưỡng
vì không chỉcung cấp những dưỡng chất mang lại lợi ích sức khoẻlâu
dài cho các bà mẹ, mà còn tác động đến việc hình thành, tăng trưởng,
phát triển bào thai và sức khoẻcủa trẻsau này.
Ba tháng cuối thai kỳlà lúc phát tri ển thai nhi và bánh nhau. Các bà
mẹphải được bồi dưỡng tốt vềmặt thểchất và tinh thần đểchuẩn bịcho sự
ra đời của bé. Do vậy, nuôi dưỡng thai phụlúc này vừa phải đảm bảo vềmặt
năng lượng (thường là trên 2.500 KCal) cho mọi hoạt động cơ thể, vừa để
tăng trọng lượng khoảng sáu, bảy ký, sao cho so với lúc chưa mang thai, thai
phụphải tăng tối thiểu 12kg, đủdựtrữcho họ4kg chất béo, tương đương
3.600 KCal dành cho việc hồi phục cơ thểvà sản xuất sữa và nuôi con bú
sau khi sinh.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1442 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Dinh dưỡng cho ba tháng cuối thai kỳ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dinh dưỡng cho ba tháng
cuối thai kỳ
Phụ nữ mang thai cần được chăm sóc chu đáo về mặt dinh dưỡng
vì không chỉ cung cấp những dưỡng chất mang lại lợi ích sức khoẻ lâu
dài cho các bà mẹ, mà còn tác động đến việc hình thành, tăng trưởng,
phát triển bào thai và sức khoẻ của trẻ sau này.
Ba tháng cuối thai kỳ là lúc phát triển thai nhi và bánh nhau. Các bà
mẹ phải được bồi dưỡng tốt về mặt thể chất và tinh thần để chuẩn bị cho sự
ra đời của bé. Do vậy, nuôi dưỡng thai phụ lúc này vừa phải đảm bảo về mặt
năng lượng (thường là trên 2.500 KCal) cho mọi hoạt động cơ thể, vừa để
tăng trọng lượng khoảng sáu, bảy ký, sao cho so với lúc chưa mang thai, thai
phụ phải tăng tối thiểu 12kg, đủ dự trữ cho họ 4kg chất béo, tương đương
3.600 KCal dành cho việc hồi phục cơ thể và sản xuất sữa và nuôi con bú…
sau khi sinh.
Những thành phần dinh dưỡng sinh năng lượng như chất bột đường
(carbohydrates), protein, lipid, nhất là protein (chất đạm) và lipid (chất béo)
phải được gia tăng, mỗi loại tới 70g mỗi ngày, không những để thoả mãn
nhu cầu về năng lượng, mà còn cung ứng protein cho việc tạo dựng các tế
bào, các mô cơ thể con và mẹ. Với một lượng chất béo đáng kể (70g mỗi
ngày), các lọai axít béo như DHA, Omega 3… khiến cho các tế bào thần
kinh và não bộ trẻ có điều kiện để phát triển, hoàn thiện không những về cấu
trúc mà còn về chức năng. Đồng thời các vitamin tan trong mỡ như vitamin
A, D, K có cơ hội để mẹ và con hấp thu, tăng cường cho thị giác, hoàn thiện
các biểu mô của bộ máy tiêu hoá, hô hấp, tăng cường hệ thống miễn dịch
(vitamin A), bổ sung, tăng cường cho hệ thống xương và răng (vitamin D),
hỗ trợ cho cơ chế đông máu, dự phòng chảy máu,mất máu cho cả mẹ và con
(vitamin K).
Những thành phần không sinh năng lượng trong chế độ dinh dưỡng
như các loại vitamin, các vi khoáng và chất xơ cũng phải được quan tâm.
Cần nhấn mạnh việc cung cấp đủ vitamin D (400 đơn vị quốc tế) và vi
khoáng canxi (1.200mg) mỗi ngày trong ba tháng cuối thai kỳ sẽ giảm thiểu
tình trạng mất xương trong lúc mang thai và những năm tháng sau này của
các bà mẹ, hạn chế nguy cơ loãng xương. Với thai nhi, vitamin D và canxi
giúp thai nhi hoàn thiện hệ xương, dự trữ nguyên liệu cho việc hình thành
mầm răng, góp phần phòng tránh chứng co giật (Tetanie)do hạ canxi trong
máu, thường gặp ở tuổi sơ sinh và trẻ nhỏ.
Cung cấp đủ vitamin D và canxi sẽ làm tăng tỷ trọng xương, phòng
tránh loãng xương khi trẻ trưởng thành. Các vitamin khác như vitamin nhóm
B,các vi khoáng như kẽm, magnesium, sắt... cũng rất cần thiết cho chuyển
hoá các chất đối với cơ thể mẹ, magnesium còn giúp các bà mẹ không bị
chuột rút (vọp bẻ), mệt mỏi và mất ngủ, kẽm hỗ trợ cho việc tăng trưởng,
hoàn chỉnh hệ thống thần kinh và các cơ quan khác của thai nhi, làm giảm
triệu chứng biếng ăn của thai phụ. Vitamin C vừa tăng cường khả năng miễn
dịch, vừa tạo môi trường thuận lợi cho việc hấp thu sắt, hỗ trợ cho việc tạo
máu, làm tăng khối lượng máu của mẹ và thai nhi, dự phòng cho việc mất
máu trong lúc chuyển dạ, cũng như dự trữ sắt cho trẻ nhỏ tránh tình trạng
thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt ở trẻ nhỏ sau này.
Tất cả những yêu cầu đó chỉ được thoả mãn khi một chế độ dinh
dưỡng cho thai phụ trong ba tháng cuối được thiết kế một cách đầy đủ và
cân đối về năng lượng và các chất dinh dưỡng, nhờ vào việc sử dụng thực
phẩm đa dạng, đủ các nhóm thực phẩm như gạo, bánh mì, ngũ cốc để cung
cấp năng lượng. Cá, thịt, hải sản, trứng, sữa, đậu nành… thoả mãn nhu cầu
về chất đạm (protein). Các loại đậu, rau có lá xanh đậm như bông cải xanh,
bắp cải, rau dền, rau ngót, rau lang, rau bí, các loại củ, hạt như hạt điều, hạt
hướng dương, hạt đậu phộng, các lọai trái cây tươi và sạch như bưởi, cam,
quýt, xoài, vú sữa, măng cụt… là nguồn cung cấp dồi dào các vitamin vi
khoáng và các chất xơ như đã nói trên.
Tuy nhiên, ba tháng cuối thai kỳ, vì thai nhi đã lớn, có thể đè ép lên cơ
hoành, và các bộ phận của hệ tiêu hoá như dạ dày, ruột, bàng quang… làm
cho thai phụ mệt mỏi, khó chịu, không muốn ăn, đôi khi ói và táo bón, đi
tiểu nhiều lần… Để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và các dưỡng chất, cần
chia nhỏ các bữa ăn, tăng cường rau xanh, trái cây và uống đủ nước. Có như
vậy thai phụ mới đủ sức “vượt cạn”, tránh được những tai biến đáng tiếc và
đủ sức khoẻ, đủ sữa để nuôi con đồng thời cũng phòng tránh được tình trạng
suy dinh dưỡng bào thai, những dị tật và những chứng bệnh thường gặp ở
thai nhi non yếu như suy hô hấp, xuất huyết não – màng não, vàng da nặng
do tăng Bilirubin tự do hoặc những chứng bệnh nan y khác trong quá trình
trưởng thành của trẻ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 40_7765.pdf