Định danh thương hiệu Việt trên bản đồ thế giới

Ngày nay, vị thế của doanh nhân không đơn thuần chỉ tính

trong một nước. Tuy vậy, trên "bản đồ doanh nhân thế

giới", doanh nhân Việt vẫn chưa có chỗ đứng.

Chính vì điều này, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã giao

Bộ Công Thương chủ trì xây dựng một số thương hiệu

mang tầm toàn cầu, quảng bá doanh nhân Việt Nam trên

trường quốc tế.

pdf7 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1268 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Định danh thương hiệu Việt trên bản đồ thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Định danh thương hiệu Việt trên bản đồ thế giới Ngày nay, vị thế của doanh nhân không đơn thuần chỉ tính trong một nước. Tuy vậy, trên "bản đồ doanh nhân thế giới", doanh nhân Việt vẫn chưa có chỗ đứng. Chính vì điều này, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công Thương chủ trì xây dựng một số thương hiệu mang tầm toàn cầu, quảng bá doanh nhân Việt Nam trên trường quốc tế. Theo chuyên gia thương hiệu, Giám đốc Công ty Cowan Việt Nam Võ Văn Quang, đây tựa như "đòn bẩy" giúp doanh nghiệp, doanh nhân Việt tiến ra thế giới. "Chỉ có điều, họ sẽ sử dụng đòn bẩy này như thế nào" - ông Quang trầm ngâm. "Bắt mạch" doanh nhân Việt Phải khẳng định rằng, rất nhiều doanh nhân Việt Nam có mong muốn đưa sản phẩm của mình xâm nhập thị trường nước ngoài. Họ hiểu rằng, đó là cách tốt nhất để đương đầu với thách thức trong thời kỳ hội nhập, nếu không muốn bị đè bẹp. Tuy nhiên, các doanh nhân cũng nhận thức rõ, ra biển lớn không nên ra một mình mà phải bằng sức mạnh của cả cộng đồng doanh nhân, bằng sức mạnh của "thương hiệu Việt". Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng: muốn biết thương hiệu doanh nhân Việt đang ở đâu, cần đặt doanh nhân Việt trong bối cảnh toàn cầu. Theo bà Lan, hãy khoan nghĩ đến chuyện thương hiệu của doanh nhân, hãy nghĩ tới thương hiệu doanh nghiệp trước. Bà thẳng thắn: "Tôi thú thực là chưa hi vọng Việt Nam sẽ có được thương hiệu như khi nói tới Mỹ là nói tới ô tô, hay Nhật Bản là đồ điện tử... Nhưng ít nhất, các doanh nghiệp Việt Nam phải cho người ta hiểu rằng, nói tới Việt Nam là phải nói tới hàng hóa có chất lượng, giá cả phải chăng". Đồng tình với bà Lan, ông Quang cho rằng: trước mắt chúng ta cần tập trung xây dựng các thương hiệu lớn cho sản phẩm, công ty và tập đoàn. Ông ví von, xây thương hiệu cũng như xây nhà, móng có chắc thì lúc đó mới có thể nghĩ đến việc xây tiếp. Chính vì thế, ông Quang cho rằng, phải có sự phân tích rõ về mặt "mạnh - yếu" của doanh nhân Việt Nam. Theo ông Bùi Khánh Dũng, Giám đốc Trung tâm thông tin và nghiên cứu thị trường của Investconsult Group khu vực phía Nam, điểm mạnh của doanh nhân Việt Nam là hiểu biết "sân nhà", nhưng câu chuyện ở đây lại thiên về "sân khách". Có ý kiến lại cho rằng: thế mạnh của doanh nhân Việt Nam là sự siêng năng, ham học hỏi và học rất nhanh. Nhưng điều này chưa đủ sức thuyết phục bởi chỉ có vậy thì doanh nhân Việt Nam chưa đủ sức "viết tên mình trên bản đồ thế giới". Nói đến điểm yếu của doanh nhân Việt Nam, nhiều người cho rằng dễ đề cập hơn so với khi nói đến điểm mạnh. Doanh nhân Việt Nam không có nhiều kinh nghiệm trên thương trường vì hoàn cảnh đất nước, chỉ trong khoảng hơn 20 năm đổi mới trở lại đây. Chính vì điều này mà doanh nhân và doanh nghiệp Việt Nam thiếu đủ thứ, từ thiếu vốn, thiếu công nghệ, đến thiếu lao động có tay nghề, thiếu thông tin, thiếu tầm nhìn xa... Vì thế, muốn cải thiện được vị thế, không phải một doanh nhân, một nhóm doanh nhân, mà phải là cả cộng đồng doanh nhân Việt Nam mới có thể làm được. Xây móng "thương hiệu Việt" Chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang khẳng định: "Trước tiên hãy chuyên nghiệp hóa chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia để làm bảo chứng cho thương hiệu sản phẩm". Ông cho rằng, Việt Nam chỉ nên xây dựng thương hiệu doanh nhân Việt khi có những cá nhân thật sự xuất sắc. Bởi theo ông, trước tiên phải trả lời được câu hỏi: Quảng bá doanh nhân để làm gì? Khách hàng là ai, lợi ích sản phẩm là gì? "Điều này, ngay cả người Việt cũng khó có thể biết thì người tiêu dùng toàn cầu chưa thể hình dung được", ông Quang nhận định. Còn theo ông Bùi Khánh Dũng, để có một hình ảnh quốc gia tốt đẹp, hãy bắt đầu từ những cái "bắt tay" của chính các doanh nhân với nhau. Song nhiều doanh nhân vẫn đang băn khoăn là làm thế nào để liên kết và mối liên kết đó được kết nối bằng gì. Ông Giản Tư Trung, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổ hợp giáo dục PACE cho rằng, lâu nay doanh nghiệp Việt Nam được cho là kém trong việc liên kết vì họ sợ khi liên kết phải chia sẻ thông tin với doanh nghiệp khác, đôi khi kể cả bí mật và chiến lược kinh doanh của mình, trong khi không biết liên kết sẽ mang lại lợi ích thực sự gì. Đây cũng là nguyên nhân làm cho liên kết giữa cộng đồng doanh nhân Việt Nam khó được hình thành và phát triển. "Đã liên kết thì phải biết chia sẻ với nhau, cho đi và thu về. Tuy nhiên, trên hết doanh nhân cần phải biết sức mạnh và lợi ích của liên kết", ông Trung nhấn mạnh. Ông khuyên doanh nhân Việt Nam nên học người Nhật ở tính đoàn kết và nói: "Người Nhật có câu nói rằng một người Nhật đoàn kết là người không nói xấu hay làm tổn hại đến người Nhật khác". Theo ông Trung, khi đoàn kết doanh nhân Việt Nam sẽ chia sẻ một hệ giá trị chung và thực hiện sứ mệnh của mình, đó là cải thiện vị trí của doanh nhân Việt Nam trên bản đồ doanh nhân toàn cầu. Cần một tinh thần Việt Chính tinh thần dân tộc là chất keo dính liên kết doanh nhân với doanh nhân, từ đó hình thành một đội ngũ và có thể thực hiện một tầm nhìn. Một tầm nhìn không dừng ở một quốc gia, một khu vực, mà là cả thế giới. Một tầm nhìn không phải chỉ cho 87 triệu dân trong nước mà cả gần 7 tỷ người trên hành tinh. Nói như lời bà Chi Lan: "Tôi hi vọng, trông chờ vào thế hệ doanh nhân mới, trẻ ở Việt Nam. Họ sống trong môi trường cạnh tranh nên có lẽ họ cảm nhận được sự khốc liệt của cạnh tranh rõ nhất. Họ cảm nhận được và sẽ vươn lên được. Tôi cũng hi vọng họ có ý thức gắn kết nhau để phát triển". Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế cao cấp, nhấn mạnh rằng, doanh nhân phải đặt tinh thần dân tộc lên trên và coi sự nghiệp kinh doanh là sự nghiệp phát triển của Việt Nam. Khi nghĩ như thế, theo ông, doanh nhân sẽ tạo được sự gắn kết với nhau. Nhiều doanh nhân Việt Nam cũng đang khao khát thay đổi vị trí của cộng đồng không chỉ trong khu vực mà toàn cầu. Dẫu vậy, nhiều người mong rằng một doanh nhân Việt Nam nào đó, hoặc chí ít là một nhóm doanh nhân, sẽ đi tiên phong trong việc vẽ lại bản đồ doanh nhân toàn cầu mà ở đó doanh nhân Việt Nam dễ được nhận diện như doanh nhân Nhật Bản, Hàn Quốc hay Hoa Kỳ. Doanh nhân Việt Nam đã thực hiện được sứ mệnh đưa những thương gia không được công nhận trở thành đội ngũ được tôn vinh. Liệu doanh nhân Việt Nam có thực hiện được sứ mệnh tiếp theo đó là vẽ lại bản đồ doanh nhân toàn cầu?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf42_3074.pdf
Tài liệu liên quan