Digital transformation in training and studying at UEH: Strengths, weaknesses and suggested solutions

Despite the challenges and risks that it causes to the trainers, their learners and the whole

educational system of each nation, digital transformation of high education is perceived as a

development orientation in the era 4.0; and is even reviewed as a must when the COVID-19

pandemic happens in Viet Nam and all over the world.

As one of the top-rank universities of Viet Nam, The University of Economics of HCM City

(UEH) has early attached its special attention to and actively applied digital transformation in its

training programs via its Learning Management System (LMS) so as to cope with the current

situation and to meet the requirements of upgrading its quality of education and training.

Prior to the COVID-19 pandemic, Assignment and SCROM were the two (among many) popular

forms designed on LMS by the IT Department and used by UEH lecturers to train and test their

students’ self-studying capacity. Since February 2021, Google Meeting, Zoom and Microsoft

Team have been applied to diversify the studying forms and to solve UEH students’ need of

having direct interaction between lectures and students in the obligatory circumstances of forced

social distancing which makes full-time studying in lecture-halls or classrooms impossible.

The writer of this thesis has implemented a survey participated by the students from four classes

she was in charge of to get their opinion of the strengths and weaknesses of the three forms of

digital transformation of high education in UEH (training and studying via Assignment, SCROM

and online class meetings via Google Meeting, Zoom and Microsoft Team). Based on their

assessment, she proposes some solutions in her hope of eliminating their existing limitations and

improving the quality of teaching and studying at UEH, directed by the aim of setting up a stable

development policy in training and studying online of the university

pdf9 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Digital transformation in training and studying at UEH: Strengths, weaknesses and suggested solutions, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 DIGITAL TRANSFORMATION in TRAINING and STUDYING at UEH: STRENGTHS, WEAKNESSES and SUGGESTED SOLUTIONS Nguyen Thi Dieu Chi, M.A ABSTRACT Despite the challenges and risks that it causes to the trainers, their learners and the whole educational system of each nation, digital transformation of high education is perceived as a development orientation in the era 4.0; and is even reviewed as a must when the COVID-19 pandemic happens in Viet Nam and all over the world. As one of the top-rank universities of Viet Nam, The University of Economics of HCM City (UEH) has early attached its special attention to and actively applied digital transformation in its training programs via its Learning Management System (LMS) so as to cope with the current situation and to meet the requirements of upgrading its quality of education and training. Prior to the COVID-19 pandemic, Assignment and SCROM were the two (among many) popular forms designed on LMS by the IT Department and used by UEH lecturers to train and test their students’ self-studying capacity. Since February 2021, Google Meeting, Zoom and Microsoft Team have been applied to diversify the studying forms and to solve UEH students’ need of having direct interaction between lectures and students in the obligatory circumstances of forced social distancing which makes full-time studying in lecture-halls or classrooms impossible. The writer of this thesis has implemented a survey participated by the students from four classes she was in charge of to get their opinion of the strengths and weaknesses of the three forms of digital transformation of high education in UEH (training and studying via Assignment, SCROM and online class meetings via Google Meeting, Zoom and Microsoft Team). Based on their assessment, she proposes some solutions in her hope of eliminating their existing limitations and improving the quality of teaching and studying at UEH, directed by the aim of setting up a stable development policy in training and studying online of the university. Key words: digital transformation at UEH, online training and studying, strengths, weaknesses, solutions. 2 CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG DẠY và HỌC TẠI UEH: HIỆU QUẢ, GIỚI HẠN và GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT Ths. Nguyễn Thị Diệu Chi 1. TÓM TẮT Bất chấp những thách thức và nguy cơ mà nó đem đến cho người dạy, người học và toàn bộ hệ thống giáo dục của mỗi quốc gia, chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo (đặc biệt ở các bậc cao như đại học và sau đại học) là định hướng phát triển của thời đại 4.0; và còn được đánh giá là tất yếu kể từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Là một trong những trường đại học hàng đầu của Việt Nam, Đại Học Kinh Tế TP.HCM (UEH) đã sớm chú trọng quan tâm và tích cực áp dụng chuyển đổi số trong chương trình đào tạo thông qua hệ thống quản lý việc học trực tuyến (LMS) nhằm đáp ứng tình hình thực tế và các yêu cầu về nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Trước khi dịch bệnh Covid 19 xảy ra, Assignment và Scrom là hai loại hình bài tập thường được giảng viên (GV) của trường áp dụng trên hệ thống LMS. Từ tháng 2 /2020, Google Meeting, Zoom và Microsoft Team được phòng Công Nghệ Thông Tin (CNTT) thiết lập để đa dạng loại hình học tập và giải quyết nhu cầu có tương tác trực tiếp giữa giảng viên và sinh viên (SV) trong hoàn cảnh bắt buộc phải giãn cách xã hội - không được tập trung học tại giảng đường. Tác giả bài viết đã tiến hành một cuộc khảo sát với sự tham gia của SV thuộc bốn lớp mình phụ trách để lấy ý kiến của các em về hiệu quả và giới hạn của ba loại hình áp dụng chuyển đổi số trong dạy và học tại UEH (học và làm bài theo dạng assignment trên LMS, học và làm bài theo gói SCORM trên LMS và học trưc tuyến với thầy/cô phụ trách môn qua Google Meeting, Zoom và Microsoft Team). Dựa trên đánh giá của SV, tác giả đưa ra một số đề xuất nhằm giảm thiểu các giới hạn hiện có và cải thiện hiệu quả dạy và học, hướng đến mục tiêu của nhà trường về xây dựng chính sách phát triển bền vững trong việc giảng dạy và học tập online. Từ khóa: chuyển đổi số tại UEH, dạy và học online, hiệu quả, giới hạn, đề xuất 2. NỘI DUNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT Theo trang mạng https://langmaster.edu.vn/nhung-loi-ich-cua-viec-hoc-tieng-anh-online- a15i850.html, việc học online là một phương pháp tạo cho người học nhiều tự chủ: tự điều chỉnh về tốc độ học, tự quyết định về thời gian học hay lộ trình học nhanh hay chậm tùy thuộc vào khả năng tiếp thu kiến thức, tự định ra thời gian biểu mà mình sẽ học. Ngoài ra người học cũng có sự tương tác cao vì có thể giao lưu, tương tác với nhiều người cùng lúc. Tất cả các thành viên trong nhóm sẽ cũng học trực tuyến và thảo luận về những phần không 3 hiểu trong bài tập. Việc học tiếng Anh online cũng giúp tiết kiệm được chi phí, dễ tiếp cận và rất thuận tiện. Theo trang mạng https://www.edutalk.vn/blog/nhung-loi-ich-chi-co-khi-hoc-tieng-anh-truc- tuyen/#ftoc-heading, ngoài sự linh hoạt và chủ động trong việc học, đối tượng người học thích làm việc và học tập nơi yên tĩnh còn có thể gia tăng sự tập trung vì không bị chi phối bởi tiếng ồn trong lớp học hay môi trường xung quanh. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khảo sát được tiến hành ở bốn lớp do người viết bài phụ trách, gồm hai lớp Tiếng Anh chuyên ngành Tài chính (English for Finance, FN01 và FN02) thuộc K. 45, một lớp Tiếng Anh chuyên ngành Kinh Doanh Quốc tế (English for International Business, IBC01) thuộc K. 44 và lớp 43 thuộc K. 44 hệ chính qui đại trà. Loại hình học tập qua Assignment được tác giả bài viết áp dụng từ năm 2019 cho ba lớp FN01, FN02 và IBC01. Dạng bài học qua gói Scrom được áp dụng kết hợp với dạng Assignment cho lớp 43 trong thời gian từ tháng 2/2020 đến tháng 4/2020. Trong năm 2019, các Assignment được giao sau từng buổi học trực tiếp tại giảng đường, với mục đích giúp SV củng cố bài vừa học và tăng thêm kiến thức chuyên ngành. Từ tháng 2/2020, Assignment và Scrom được đăng tải trên LMS, kèm ghi chú yêu cầu SV gởi email hoặc liên lạc qua điện thoại với GV khi có bất kỳ thắc mắc gì về bài học và cần giải thích. Từng bài làm dạng Assignment được chấm và ghi rõ cùng chỉnh sửa lỗi cụ thể. Bài kiểm tra giữa kỳ được tiến hành theo dạng Assignment trên LMS. Microsoft Team được sử dụng trong hai buổi học cuối, dành cho các SV nào không nộp bài thi nói qua video tự quay và muốn thi nói online. Trong thực tế, chỉ có 10% SV chọn thi trực tuyến, hơn 90% SV nộp bài thi nói qua video tự quay. Bảng điểm quá trình được gởi đến SV qua diễn đàn LMS của từng lớp, kèm thông báo về khảo sát với nội dung như sau: Vì lợi ích của chính các em ngay bây giờ và sau này, các em hãy thẳng thắn cho biết đánh giá của mình về ưu và khuyết điểm (thuận lợi và bất lợi) của các hình thức học môn tiếng Anh phần . và các môn khác mà các em đã trải qua, cụ thể: 1. Học và làm bài theo dạng Assignment trên LMS: a. Ưu điểm/Thuận lợi: = ? b. Khuyết điểm/Bất lợi: = ? 2. Học và làm bài theo gói Scrom trên LMS: a. Ưu điểm/Thuận lợi: = ? b. Khuyết điểm/Bất lợi: = ? 4 3. Học trực tuyến với Thầy/Cô phụ trách môn theo giờ quy định: a. Ưu điểm/Thuận lợi: = ? b. Khuyết điểm/Bất lợi: = ? Các nhóm trưởng tập hợp ý kiến của nhóm mình và báo cáo kết quả qua email. Deadline: . Có tổng cộng 10 nhóm/ 4 lớp (62/131 SV) gởi thông tin hồi đáp. Kết quả được phân loại và xếp thành hai nhóm theo hai khóa học 45 và 44. KẾT QUẢ KHẢO SÁT 1. Từ K.45 (gồm 30 SV của 5 nhóm thuộc 2 lớp FNC01và FNC02) a. Học và làm bài theo dạng assignment trên LMS Ưu điểm: - Học sinh có thể làm bài mọi lúc mọi nơi, có thời gian tập trung nghiên cứu hơn. - Thầy cô có thể đưa ra nhiều bài tập hơn, SV có thể làm được nhiều bài tập hơn. - GV có thể lựa chọn giữa việc đưa bài tập trên lớp hoặc đưa bài tập trên lms mà vẫn đảm bảo SV có bài tập để làm. - Cho SV được gia hạn thời gian để có thể làm bài, đặc biệt là các bài tiểu luận. - Có thêm nhiều từ vựng mới, đánh giá khá chính xác năng lực sinh viên. - Giúp SV vận dụng khả năng tự học, tự tư duy, rèn luyện việc tự học. - Ôn tập được bài học trên lớp. Dễ thao tác hơn, nộp theo file dễ dàng - Chủ động về thời gian làm assignment, chủ động nghiên cứu bài học. - Cung cấp thêm kiến thức bổ ích về chuyên ngành, nâng cao năng lực hiểu biết. - Nhanh chóng, tiện lợi, không tốn giấy bút. - Biết rõ thời gian deadline để chủ động chuẩn bị bài, tài liệu tập trung tại 1 chỗ giúp SV dễ dàng truy cập. Khuyết điểm: - Không trao đổi trực tiếp được với GV. - Không có cơ hội năng động và tư duy trong sinh hoạt nhóm, khó chia phần bài làm theo nhóm như khi học tại lớp. - Không thể trau dồi thêm các kiến thức liên quan, không có những lưu ý và giải thích của GV về bài học. - Không có sự hướng dẫn của GV nên nếu gặp vấn đề không hiểu sẽ tốn thời gian tự tìm hiểu hơn. - Đôi khi lỗi do mạng, mất điện,... không thể nộp và hoàn thành bài đúng theo tiến độ. - Kết nối giữa GV và SV bị hạn chế, khiến cho việc học đôi lúc chưa hiệu quả. - Vì có nhiều thời gian làm, sẽ ỷ y còn lâu mới nộp nên khi đến deadline sẽ có hiện tượng sao chép bài, gia tăng tình trạng chép bài, chép đáp án để đối phó. - Giới hạn 1 file nên nếu GV yêu cầu SV viết tay làm bài chụp ảnh thì tốn thời gian chuyển file. b. Học và làm bài theo gói SCORM trên LMS 5 Ưu điểm: - Dễ dàng truy cập, làm kiểm tra ngay trên web. - Đầy đủ nội dung học, có thể ôn lại kiến thức cũ thông qua đọc slide. - Tiện lợi, giúp SV rèn luyện khả năng tự đọc hiểu bài. - Bài tập đi kèm lý thuyết nên dễ hiểu, dễ vận dụng. SV được làm đi làm lại để thuần thục dạng bài cũng như kiến thức của từng chương. - Ôn tập được bài học vì vừa có slide giảng bài vừa có câu hỏi ôn tập. - Chủ động về thời gian. Khuyết điểm: - Phải sử dụng và lệ thuộc vào Internet. - Gói SCORM không sử dụng được trên điện thoại. - Hạn chế về việc theo dõi quá trình. - Quá nhiều thao tác - Không đánh giá chính xác năng lực của SV. - Không có sự hướng dẫn của GV nên nếu gặp vấn đề không hiểu sẽ tốn thời gian tìm hiểu hơn. - Nếu không biết làm thì sẽ không được quay về trang cũ để đọc lại, nếu sai sẽ làm lại từ đầu để hoàn thiện và sợ rớt mạng. - Chương trình chạy còn rất chậm do các cơ sở xây dựng cũ. - Upload theo chapter nên khó review chapter cũ, mỗi chapter bị giới hạn thời gian. c. Học trực tuyến với thầy/cô phụ trách môn theo giờ quy định Ưu điểm: - Có thể giải đáp mọi thắc mắc rõ ràng, chi tiết, dễ hiểu hơn. - Các thầy cô đưa ra các tình huống, ví dụ cụ thể giúp việc tiếp thu bài học hiệu quả hơn. - Xác định rõ năng lực bản thân thông qua những bài tập làm trực tiếp dưới sự giám sát của thầy cô. - Tiết kiệm thời gian đi lại, linh hoạt về địa điểm học, tâm trạng thoải mái vì có thể học ở bất cứ nơi nào. - Có sự hướng dẫn, được trao đổi trực tiếp với GV. SV dễ tiếp thu kiến thức hơn, có tinh thần học hơn. – GV có thể dễ dàng trực tiếp sửa lỗi sai cho sinh viên. SV có thể dễ dàng hỏi bài giáo viên, dễ tương tác qua lại, có thể xem lại bài giảng. - Vẫn đảm bảo đúng và đủ thời gian học và làm bài, theo kịp tiến độ bài vở trên trường khi nghỉ, dễ dàng tính điểm chuyên cần Khuyết điểm: - Tinh thần tự giác còn kém nên còn một số sinh viên thường treo máy và chờ điểm danh, chỉ hiệu quả cho những bạn có tinh thần học tập cao. - Kết nối mạng yếu, mất điện, mất mạng, máy có sự cố... làm ảnh hưởng, không thuận tiện. Việc học phụ thuộc nhiều vào mạng internet. - Ít tương tác, học thụ động, dễ chán và gây buồn ngủ. Việc trao đổi, tương tác giữa SV và GV không thể được như trên giảng đường. - Một số thầy cô không record khiến việc xem lại khó khăn, có một vài thầy cô gửi link để vào lớp 6 online nhưng không kích hoạt được. - SV muốn tương tác được với thầy cô phải có thiết bị hỗ trợ như micro, webcam, 2. Từ K. 44 (gồm 32 SV của 5 nhóm thuộc 2 lớp IBC01 và 43) a. Học và làm bài theo dạng assignment trên LMS Ưu điểm: - Nắm bắt tốt nội dung bài học. - Dễ dàng xem lại nhận xét và điểm số của các bài đã nộp. - Tạo cho SV thực hành kỹ năng trình bày văn bản. - Hiệu quả về chi phí và thuận tiện khi không phải đi lại. - Tăng cường và rèn luyện cho SV kỹ năng tự học và tự nghiên cứu tài liệu. - Giảng viên có thể dễ dàng quản lý và nhận xét bài làm của sinh viên. - Quá trình làm bài không bị ảnh hưởng bởi Internet, thuận lợi vì được thầy cô chấm trực tiếp có độ chính xác cao. - Thuận tiện về mặt thời gian để làm bài tập: thời gian làm bài dài hạn, được độc lập và linh hoạt hơn trong quá trình làm bài. - Giúp SV có tính tự giác, chủ động trong việc học, xây dựng kỷ luật trong học tập khi thời gian học tập được nới lỏng. - Được thầy cô sửa đáp án rõ ràng và nhanh chóng. Khuyết điểm: - LMS đôi khi bị quá tải gây khó khăn trong việc nộp bài. - Đường truyền không ổn định dẫn đến việc nộp bài không kịp. - Đôi khi nội dung bài tập chưa rõ khiến sinh viên phải mail lại để hỏi rõ ràng hơn. - Một số GV bộ môn không chấm điểm, không đưa nhận xét các bài đã nộp. - Kỹ năng nói không được rèn luyện nhiều. - Không được sửa bài kỹ như trên lớp. - Không tương tác trực tiếp được với GV và các bạn trong lớp, muốn đặt câu hỏi thì phải thông qua hình thức khác như gửi email. - Không có slide bài giảng nên có thể gặp khó khăn trong quá trình tự học (học kiến thức không đúng trọng tâm, có quá nhiều nguồn kiến thức trên mạng nên không biết nên học theo cái nào,) - Có thể xảy ra tình trạng quên làm bài dẫn đến trễ deadline do thời gian làm bài khá lâu (trong vòng 1 tuần), sinh viên có thể trở nên lười biếng. - SV các khối ngành Kinh tế cần nhiều kinh nghiệm thực tế hơn là lý thuyết nhưng học online ở LMS chỉ trang bị cho SV được phần lý thuyết. - Không thao tác được nhiều lần. - Khó khăn trong việc tiếp thu đối với SV học không giỏi. - Mất nhiều thời gian và công sức của người chấm bài. - Cũng vì thời gian học tập được nới lỏng nên với các SV không chú trọng xây dựng kỷ luật thì việc hoàn thành bài tập hiệu quả và đúng thời hạn thường không tốt, nhất là thói quen "nước đến chân mới nhảy". b. Học và làm bài theo gói Scrom trên LMS 7 Ưu điểm: - Có slide hoặc bài tập để xem và thực hành trực tiếp trên máy tính. - Thời gian linh hoạt, có thể làm một bài tập nhiều lần. - GV có thể kiểm soát được liệu SV có tham gia làm bài tập trên Scom hay không. - Khả năng truy cập nhanh - Tiết kiệm chi phí cho sinh viên - Có thể tái sử dụng gói SCORM, tổng hợp lại bài học một cách ngắn gọn. - Có thể kiểm tra được đáp án ngay sau khi làm bài xong - Nhắc nhở SV tầm quan trọng của việc sử dụng dấu câu hợp lý. - Thúc đẩy SV theo dõi bài học liên tục, không tự do ngắt quãng như hình thức trên (lưu lại và để làm tiếp sau). - Giúp SV xây dựng kỷ luật trong học tập khi thời gian học tập được nới lỏng. Khuyết điểm: - Không tương tác trực tiếp với GV và các bạn học, muốn đặt câu hỏi thì phải thông qua hình thức khác như gửi mail. – SV có thể trở nên lười biếng học vì không bắt buộc phải tham gia môn học theo giờ cố định. - Khó tiếp thu bài giảng của GV. - Việc sử dụng gói SCORM còn mới và chưa được cập nhật mới bởi cả GV lẫn SV. - Phải có kết quả hoàn toàn giống kết quả của GV mới được điểm - Mạng không ổn định dẫn đến việc tốn thời gian - Đánh giá kết quả thụ động và máy móc theo gói đáp án đã mặc định, buộc SV phải tìm đến gói đáp án sẵn có trong sách để tối đa hóa điểm số => gần như không mang lại lợi ích trong học tập. c. Học trực tuyến với Thầy/ Cô phụ trách môn theo giờ quy định Ưu điểm: -Vào lớp học dễ dàng hơn, đỡ tốn thời gian di chuyển. - Tương tác trực tiếp với GV và các bạn, có thể đặt câu hỏi và được trả lời ngay lập tức những thắc mắc về bài giảng. - Được cung cấp kiến thức trực tiếp thay vì phải tự tìm kiếm và tự học từ nhiều nguồn. - Ép bản thân SV vào một khoảng thời gian cố định phải học thay vì để SV tự do muốn học khi nào thì học. - Tạo cho SV thói quen học đúng giờ, không lơ là, sao nhãng. - Tăng sự tự tin của SV trong quá trình xây dựng bài học. - Nghe giảng bài sẽ ghi nhớ được nhiều hơn, giúp việc ôn tập dễ dàng hơn - Được điểm cộng khi trả lời câu hỏi, hoạt động trên lớp dù onlline hay offline điểm cộng sẽ giúp SV có điểm quá trình tốt hơn, hỗ trợ SV nhiều hơn. - Thầy cô truyền đạt kiến thức rất tốt và đầy đủ, dễ hiểu. Bài giảng có thể ghi lại được phục vụ quá trình ôn tập và củng cố kiến thức. - Là hình thức hiệu quả nhất trong việc thúc đẩy SV theo dõi bài học liên tục, không tùy tiện 8 ngắt quãng. - Giữ tương tác tốt giữa người với người. - Thắc mắc giữa SV và GV được truyền tải liên tục và nhanh nhất, một cách công khai với mọi người, cũng là cơ hội để SV khác nhìn nhận và tiếp thu. Khuyết điểm: - Khó liên hệ với GV khi có nội dung cần giải đáp. - Đường truyền yếu dẫn đến không thể nghe bài giảng trọn vẹn. Những bạn có mạng internet yếu khó theo dõi bài. Bắt buộc phải có đường truyền mạng khá tốt để không bỏ lỡ lời GV giảng. - Vì môi trường học tại nhà nên đôi lúc bị phân tâm khó tập trung. - Việc tương tác giữa GV và SV trên lớp bị hạn chế, còn nhiều bất cập (lớp chưa thật sự sinh động), chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa Thầy/Cô và SV. - Một số GV chưa xử lí kĩ thuật tốt, chưa quen phần mềm, các thanh công cụ, phím chức năng nên mất thời gian. - Khó trong trao đổi, làm việc nhóm. - Thời gian cố định, không linh hoạt. 3. Ưu tiên chọn lựa của SV giữa các hình thức học online a. K.45: Mỗi hình thức đều có ưu và nhược điểm riêng, nên nếu được chọn lựa, xin được học trên giảng đường vì vẫn hiệu quả hơn và GV đánh giá được chính xác năng lực của SV cũng như rèn luyện cho SV về việc đúng và đủ giờ khi tham gia các buổi học. b. K.44: chọn cách học trực tuyến mặc dù cách này phụ thuộc vào thiết bị và mạng khá nhiều. 3. KẾT LUẬN và ĐỀ XUẤT Học online không còn là xa lạ đối với SV, đặc biệt sau ba tháng bắt buộc vì dịch bệnh. Là người trực tiếp thụ hưởng lợi ích lẫn chịu thiệt vì những hạn chế của từng loại hình học online, SV đã thật sự nghiêm túc và khá chính xác khi đánh giá ưu khuyết điểm của từng loại một. Với định hướng lấy người học làm trọng tâm, các hạn chế/ khuyết điểm hợp lý đã được SV nêu ra cần được nhà trường, phòng CNTT, GV và chính SV xem xét và khắc phục, cụ thể như sau: 1. Các sự cố về điện làm gián đoạn hay mất thêm thời gian học và làm bài của SV: - Phòng CNTT: thiết kế thêm phần lưu tự động giúp SV không bị mất bài khi đang làm mà bị mất điện hay mất kết nối với trang LMS. - SV: phải theo dõi lịch báo về điện của địa phương, chủ động trong việc điều chỉnh thời gian học và làm bài của mình. 2. Độ mạnh của đường truyền internet - hạn chế phổ biến của cả ba loại hình học tập online, là một trong các nguyên nhân khiến SV không nộp được bài đúng hạn (Assignment và Scrom) hay không theo dõi được bài giảng online của GV: - UEH và phòng CNTT: trang bị server mạnh để xử lý được nhiều truy cập và tác vụ, giúp giải quyết tình trạng “ùn tắc giờ cao điểm” hay sập hệ thống khi SV truy cập để học, làm và nộp bài và theo dõi được toàn bài giảng online của GV. 9 3. Thiếu tương tác giữa GV và SV gây khó khăn trong việc tiếp thu đối với SV học không giỏi trong quá trình tự học (với Assignement và Scrom), học thụ động, dễ chán và gây buồn ngủ (với Google Meeting, Zoom, Microsoft Team ): - UEH và phòng CNTT: tổ chức thêm các khóa hướng dẫn và đào tạo cho GV về việc sử dụng hết các công cụ và tính năng của hệ thống LMS. - GV: học tập và thực hành khả năng sử dụng các phần mềm và các công cụ tương tác trên hệ thống LMS. Kết hợp giữa học trực tuyến và giao bài Assignment hay Scrom. Tăng cường thiết kế bài tập tương tác trên Google Meeting, Zoom, Microsoft Team . Tóm lại, cần thêm nhiều nỗ lực và kết hợp đồng bộ giữa UEH, phòng CNTT, GV và cả SV để đạt được mục tiêu xây dựng chính sách phát triển bền vững trong việc giảng dạy và học tập online. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. https://langmaster.edu.vn/nhung-loi-ich-cua-viec-hoc-tieng-anh-online-a15i850.html 2. https://www.edutalk.vn/blog/nhung-loi-ich-chi-co-khi-hoc-tieng-anh-truc-tuyen/#ftoc- heading 3. Nguyễn Thị Diệu Chi. (2018). Hiệu Quả Học Tiếng Anh Qua LMS ở Học Phần 1 tại UEH. Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học. Khoa Ngoại Ngữ Kinh tế. 170 – 174. 4. Nguyễn Thị Diệu Chi. (2019). Dạy Học Trong Thời Đại 4.0 – Rèn Luyện Kỹ Năng Đọc và Viết Cho Sinh Viên Qua LMS. Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học. Khoa Ngoại Ngữ Kinh tế. 14 – 17. 5. Nhật Lệ. (2020). Chuyển Đổi Số Mang Lại Hiệu Quả Gì Trong Ngành Giáo Dục Việt Nam? Bizfly. https://bizfly.vn/techblog/chuyen-doi-so-trong-giao-duc-viet-nam.html. 6. Võ Đình Phước. (2018). Giảng Dạy Ngoại Ngữ Trên Hệ Thống LMS Của UEH: Thực Trạng và Giải Pháp Cải Tiến. Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học. Khoa Ngoại Ngữ Kinh tế. 175 – 188. 7. Đỗ Thị Ngọc Quyên. (2021). Chuyển đổi số trong giáo dục: Những Thách Thức và Nguy Cơ. Tạp chí Tia Sáng. https://tiasang.com.vn/-giao-duc/Chuyen-doi-so-trong-giao-duc-Nhung-thach- thuc-va-nguy-co-26836.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdigital_transformation_in_training_and_studying_at_ueh_stren.pdf
Tài liệu liên quan