Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa chưa biến chứng ở trẻ em
tại bệnh viện (BV) Nhi Đồng Cần Thơ từ 04/2014 đến 04/2015.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang, mô tả, không đối chứng với 119 bệnh nhi viêm
ruột thừa chưa có biến chứng được điều trị bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ từ 04/2014
đến 04/2015.
Kết quả: Trong 119 bệnh nhi, có 63,9% nam và 36,1% nữ . Tỷ lệ nam/nữ là 1,7. Tuổi trung bình là 6,4 (3-
15). Kỹ thuật được sử dụng là kỹ thuật "in".Số trocar sử dụng trong mổ là 3 (10-5-5 mm). Áp lực ổ bụng là 10-
15 mmHg, không có biến chứng tăng CO2 máu.Thời gian phẫu thuật trung bình là 43 phút. Thời gian tái lập lưu
thông tiêu hóa trung bình là 15,2 giờ. Chỉ có 3,3% số bệnh nhi có biến chứng nhẹ sau mổ, không có trường hợp
nào phải mổ lại. Thời gian nằm viện trung bình là 5 ngày.
Kết luận: Phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa chưa có biến chứng ở trẻ em hoàn toàn an toàn và hiệu quả.
Từ khóa: Phẫu thuật nội soi, viêm ruột thừa
15 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Điều trị viêm ruột thừa chưa có biến chứng ở trẻ em bằng phẫu thuật nội soi: Báo cáo 119 trường hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hân gần nhất. Kết quả được
trình bày ở bảng 5.
Bảng 5: So sánh thời gian PTNS trung bình trên BN
VRT chưa biến chứng.
Tác giả
Số lượng
BN
Thời gian PTNS trung
bình (phút)
Ching Chung Tsai(21) 38 69,6 ± 16,1
Chúng tôi 119 43 (15 - 90)
Nhận xét: Kết quả ở bảng 4.5 cho thấy thời
gian PTNS trung bình trên BN VRT chưa biến
chứng của chúng tôi tương đương với TR Sai
Prasad.
So sánh thời gian PTNS với nhóm bệnh nhân
trong nghiên cứu của chúng tôi được phân loại
dựa vào vị trí giải phẫu của ruột thừa không có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05). Chúng tôi đưa đến
nhận định là thời gian PTNS trong VRT chưa
biến chứng ở trẻ em không phụ thuộc vào vị trí
giải phẫu của ruột thừa.
Áp lực bơm khí CO2 ổ bụng
Theo McHoney và cs giới hạn áp lực ban đầu
được chọn để bơm hơi vào ổ bụng trong PTNS ở
trẻ em tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Sơ sinh và
trẻ nhỏ 6-8 mmHg, trẻ lớn 8-10 mmHg và trẻ
trưởng thành 12-15 mmHg. Kết quả ở bảng 22
cho thấy áp lực trung bình được chúng tôi áp
dụng cho nhóm bệnh nhân dưới 5 tuổi là 10
mmHg, nhóm 5-9 tuổi là 13 mmHg và nhóm
trên 10 tuổi là 14 mmHg. Tuy nhiên, 100% bệnh
nhân trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi
không có biến chứng nào liên quan đến sự gia
tăng CO2 máu. Chúng tôi cũng rút ra kinh
nghiệm đối với các trẻ có ổ bụng nhỏ nên áp
dụng tối đa áp lực cho phép so với tuổi để dễ
dàng trong thao tác đặt trocar, sau khi đã đặt
xong tùy theo tình trạng PCO2/máu mà điều
chỉnh áp lực và lưu lượng bơm hơi cho phù hợp.
Kết quả theo dõi và điều trị sau phẫu thuật
nội soi
Thời gian tái lập lưu thông tiêu hóa
Thời gian tái lập lưu thông tiêu hóa là thời
gian được tính từ khi bệnh nhân được phẫu
thuật xong cho tới khi bệnh nhân có trung tiện
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 45
trở lại. Kết quả thống kê ở bảng 22 cho thấy thời
gian tái lập lưu thông tiêu hóa trung bình là 15,2
± 10,3 giờ. Thời gian này tương đương với kết
quả của Bùi Chí Trung(4) (15,8 ± 11,4 giờ),. Chúng
tôi nhận thấy thời gian tái lập tiêu hóa ở nhóm
bệnh nhân chúng tôi ngắn hơn nhiều so với
bệnh nhân được mổ mở theo kỹ thuật kinh điển
trong y văn.
Thời gian bệnh nhân đau sau phẫu thuật nội
soi
Khoảng thời gian bệnh nhân luôn cảm thấy
đau tự nhiên ở các vết mổ đặt trocar không dưới
một tác nhân nào như đi lại, co cơ, thăm khám
hay nhiễm khuẩn được coi là thời gian đau sau
phẫu thuật.
Trong nghiên cứu này, toàn bộ bệnh nhân
được chúng tôi sử dụng Paracetamol truyền tĩnh
mạch liều duy nhất sau khi tỉnh hẳn tại phòng
hậu phẫu tùy theo cân nặng của trẻ, sau đó
chuyển sang đường uống khi bệnh nhân đã có
tái lập lưu thông tiêu hóa.
Kết quả ở bảng 3.23 cho thấy thời gian trung
bình bệnh nhân đau tự nhiên là 2 ± 1,3 ngày. So
sánh với tác giả M. Y Abdelaty sử dụng thuốc
giảm đau nhóm non-Steroid (Ketolac) tiêm bắp
hoặc truyền tĩnh mạch có kết quả khá tương
đồng là 2 ± 1,17 ngày.
Nghiên cứu số lượng bệnh nhân đau theo
nhóm thời gian chúng tôi có kết quả: 25 bệnh
nhân (21%) hết đau dưới 24 giờ, 74 bệnh nhân
(62,2%) từ 24- 48 giờ và 20 bệnh nhân (16,8%)
trên 48 giờ.
Một nghiên cứu của tác giả Yang Liu và cs sử
dụng Morphine đơn thuần giảm đau sau PTNS
bệnh lý VRT chưa có biến chứng ở 126 trẻ em
cho kết quả rất tốt: chỉ có 16 bệnh nhân (12,7%)
hết đau dưới 24 giờ, 7 bệnh nhân (5,5%) sau 48
giờ và 1 bệnh nhân (0,7%) trên 48 giờ. Tomecka
M. J và cs nghiên cứu hồi cứu trên 186 bệnh nhi
VRT chưa có biến chứng được PTNS sử dụng
Acetaminophen, NSAID kết hợp Morphine có
kết quả: chỉ có 53 bệnh nhân (32%) đau sau mổ
trong đó 28 bệnh nhân (19%) hết đau sau 24 giờ.
Cả 2 nghiên cứu này đều có kết quả tốt hơn
của chúng tôi trên số lượng bệnh nhân cũng như
thời gian đau sau mổ (bảng 6).
Bảng 6: So sánh thời gian đau sau mổ.
Tác giả
Số lượng
BN
< 24h
N (%)
24 - 48 h
N (%)
>48 h
N (%)
Yang Liu(10) 126 16 (12,7%) 7 (5,5%) 1 (0,7%)
Chúng tôi 119 25 (21%) 74 (62,2%) 20 (16,8%)
Nhận xét: Thực tế trên lâm sàng sau khi
theo dõi nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu,
chúng tôi nhận thấy thời gian đau trong giai
đoạn hậu phẫu đối với trẻ em rất quan trọng
ảnh hưởng rất lớn đến sự hồi phục của trẻ và
đặc biệt do tâm lý lo lắng nên cha mẹ trẻ
không muốn cho con mình xuất viện, làm tăng
số ngày nằm viện và tăng chi phí phẫu thuật.
Vì lý do đó, nghiên cứu phương pháp phẫu
thuật và thuốc giảm đau sau mổ là một trong
những mục tiêu của chúng tôi.
Thời gian nằm viện sau phẫu thuật nội soi
Thời gian nằm viện sau phẫu thuật được tính
từ ngày bệnh nhân được PTNS cho đến ngày
bệnh nhân ra viện. Thời gian nằm viện trung
bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 5,03 ±
1,2 ngày, trong đó nhóm bệnh nhân được xuất
viện sau 4 ngày sau mổ là 51(42,9%) và 5 ngày
sau mổ là 38 (31,9%).Có 1 bệnh nhân bị áp xe tồn
lưu vùng HCP được điều trị nội khoa sau phẫu
thuật và xuất viện sau 9 ngày.
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, tâm
lý của thầy thuốc muốn giữ bệnh thêm 1-2 ngày
cho an toàn do nghi ngại sự chăm sóc tại nhà
hoặc địa phương chưa tốt, đã kéo dài thêm thời
gian nằm viện.
Chúng tôi không so sánh thời gian nằm
viện với các trường hợp mổ mở , tuy nhiên
theo kinh nghiệm, chúng tôi nhận thấy không
có khác biệt với thời gian nằm viện của mổ mở
đối với bệnh lý VRT chưa có biến chứng.
Nghiên cứu Nathan P. Zwintscher và cs trên
3270 bệnh nhân từ 5 tuổi trở xuống với bệnh lý
VRT chưa có biến chứng được PTNS cho kết
quả thời gian nằm viện trung bình 4,4 ngày,
giảm hơn so với mổ mở 0,54 ngày. Omer Aziz
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Nhi 46
cũng nhận thấy thời gian nằm viện trung bình
sau mổ của nhóm PTNS ngắn hơn mổ mở là
0,48 ngày. Tác giả nhận định: Kết quả trên là
do PTNS cải thiện thời gian vận động sớm sau
mổ, bệnh nhân được phục hồi nhanh và ra
viện sớm hơn. Đau và nhiễm khuẩn vết mổ
trong thời gian hậu phẫu mặc dù chỉ xảy ra
trên số ít bệnh nhân nhưng ảnh hưởng đến
thời gian nằm viện cũng như chi phí phẫu
thuật VRT ở trẻ em.
So sánh thời gian nằm viện trung bình một
cách tổng quát với các tác giả khác được trình
bày ở bảng 7.
Bảng 7: So sánh thời gian nằm viện trung bình.
Tác giả Quốc gia
Số lượng
BN
Thời gian nằm
viện trung bình
(ngày)
TR Sai Prasad(18) Singapore 37 2,5
Ching Chung
Tsai(21)
Đài Loan 38 2,7
Yang Liu(10) Mỹ 206 1,5
Chúng tôi Việt Nam 119 5,03
Nhận xét: Thời gian nằm viện trung bình
trong nghiên cứu của chúng tôi khá cao hơn các
tác giả khác.
Biến chứng sau phẫu thuật
Biến chứng sớm
Biến chứng sớm sau PTNS đối với VRT ở trẻ
em thường gặp nhất là nhiễm khuẩn lỗ trocar và
áp xe tồn lưu trong ổ bụng và có tỷ lệ thấp hơn
so với VRT vỡ. Trong nhóm nghiên cứu của
chúng tôi trên 119 bệnh nhân ở có 4 trường hợp
biến chứng nhẹ sau mổ chiếm tỷ lệ 3,3% và đều
được điều trị nội khoa.
Bảng 8: So sánh biến chứng sau PTNS đối với VRT ở
trẻ em chưa có biến chứng trong nghiên cứu với kết
quả nghiên cứu của một số tác giả khác.
Tác giả (Số BN)
Nhiễm
khuẩn lỗ
trocar
Áp xe tồn
lưu
Tắc ruột
Tổng
cộng
TR Sai
Prasad(18)
0 0 0 0%
Ching Chung
Tsai(21)
7 (18,4%) 2 (5,3%) 0
9
(23,7%)
Chúng tôi (119) 3 (2,5%) 1 (0,8%) 0
4
(3,3%)
Qua kết quả thống kê và so sánh ở bảng 8
cho thấy:
* Nhiễm khuẩn lỗ trocar: hầu hết các nghiên
cứu đều gặp và tỷ lệ nhiễm khuẩn lỗ trocar của
chúng tôi thấp hơn các tác giả khác. Chúng tôi
xử lý đơn giản bằng kháng sinh và săn sóc vết
mổ tại chổ đem lại kết quả tốt.
* Áp xe tồn lưu sau phẫu thuật: Nghiên cứu
của chúng tôi gặp 1/119 bệnh nhân trong nhóm
nghiên cứu với tỷ lệ (3,3%) được phát hiện qua
siêu âm với kích thước 3 x 3 cm tại HCP. Bệnh
nhân được điều trị nội khoa thành công không
phải mổ lại.
Kết quả theo dõi và đánh giá sau PTNS
Tất cả 119 bệnh nhân trong nhóm nghiên
cứu của chúng tôi được tái khám sau 1 tháng
hoặc phỏng vấn qua điện thoại đều có kết quả
phẫu thuật tốt, không có bệnh nhân nào có biến
chứng muộn sau mổ. Thêm vào đó, chúng tôi
còn nhận sự hài lòng của cha mẹ, thân nhân
bệnh nhân về tính thẫm mỹ, nhanh hồi phục và
khả năng tham gia các hoạt động thể thao của trẻ
sau phẫu thuật. Đây cũng là sự khích lệ lớn cho
chúng tôi.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 119 bệnh nhân được điều trị
viêm ruột thừa chưa có biến chứng bằng phẫu
thuật nội soi tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ
tháng 04 năm 2014 đến tháng 04 năm 2015,
chúng tôi rút ra các kết luận như sau:
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
Đặc điểm chung
Nhóm tuổi trên 5 tuổi chiếm đa số hơn 98%
trường hợp.
Trẻ nam mắc bệnh nhiều hơn nữ, tỷ lệ nam
nữ là 1,7/1.
Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng cơ năng
Đau bụng: thường đau HCP và nửa bụng
phải (54,6%) ít đau khắp bụng.
Trẻ nôn hoặc buồn nôn (36,1%)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 47
Triệu chứng toàn thân
Sốt: từ 37,50C đến 390C chiếm 94,1%; sốt cao >
390C là 5,9%.
Triệu chứng thực thể
Điểm Mc Burney đau: 97,5%
Khám có phản ứng thành bụng HCP: 73,1%,
cảm ứng phúc mạc: 2,5%
Triệu chứng cận lâm sàng
Số lượng bạch cầu cao: Số lượng bạch cầu
trung bình 14377 ± 4396/ mm3
Tỷ lệ trung bình BCĐNTT cao: 76,9±9,6%.
Tỷ lệ BN có bạch cầu đa nhân trung tính > 70%
(87,4 %).
Giá trị của siêu âm chẩn đoán
Siêu âm là phương pháp chẩn đoán hiệu quả
nhất với độ nhạy 95,72% và độ chính xác 95,7%.
Ngoài ra, tỷ lệ N/L ≥ 3,5 có độ nhạy 81,2% và
độ chính xác 80,67%.
Đây là 2 phương pháp dễ thực hiện, không
xâm lấn nên kết hợp trên lâm sàng để có kết quả
sớm và tối ưu nhất.
Đánh giá kết quả PTNS điều trị VRT chưa
có biến chứng ở trẻ em
PTNS thực sự an toàn cho bệnh nhi
Tai biến trong và sau phẫu thuật: 0%.
Tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật thấp và với
mức độ nhẹ chiếm (3,3%).
Nhiễm khuẩn trocar 3/119 (2,5%), điều trị nội
khoa thành công.
Áp xe tồn lưu /119 (0,8%) chỉ cần điều trị nội
khoa.
Không có trường hợp nào có biến chứng liên
quan đến bơm CO2 ổ bụng.
Không có trường hợp nào tắc ruột sau mổ
phải phẫu thuật lại.
PTNS hoàn toàn hiệu quả
Thời gian trung bình cho 1 ca phẫu thuật:
43,06 ± 13,77 phút, đa số < 60 phút cho 1 ca phẫu
thuật (94,1%).
Thời gian liệt ruột sau phẫu thuật ngắn: 15,2
± 10,3 giờ.
Thời gian đau sau phẫu thuật trung bình: 2 ±
1, 3 ngày.
Thời gian nằm viện sau phẫu thuật: trung
bình 5,03 ± 1,2 ngày. Đa số dưới 5 ngày chiếm
42,9%.
Tỷ lệ thành công của PTNS: 100% trường
hợp. Không có trường hợp nào phải chuyển sang
mổ mở.
Kết quả của PTNS: Loại tốt chiếm tỷ lệ 100%,
không có biến chứng muộn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Al-gaithy ZK (2012), "Clinical value of total white blood cells
and neutrohil counts in patients with suspected appendicitis:
retrospective study", World Journal of Emergency Surgery,
7(32), pp. 1-7.
2. Bệnh viện Nhi Đồng 1 Tp HCM (2015), "Điều trị viêm ruột
thừa", Phác đồ điều trị Nhi Khoa 2015.Nhà xuất bản Y Học, tr.
1027-1029.
3. Brunicardi FC. et al (2014), “The Appendix”, Schwartz’s
Principles of Surgery 10th Edition, McGraw-Hill Education, pp.
1241-1262
4. Bùi Chí Trung (2015), "Kết quả phẫu thuật nội soi trong điều trị
viêm ruột thừa cấp tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Đăk Nông", Kỷ
yếu Hội nghị khoa học Viện - Trường Tây Nguyên - Khánh
Hòa lần thứ IX, tr.1-7.
5. Dingemann J, Metzelder ML, and Szavay PO (2013), "Current
status of laparoscopic appendectomy in children: a nation wide
survey in Germany", Eur J Pediatr Surg, 23(3), pp. 226-233.
6. Hannan Jafrul (2014), "Laparoscopic Appendectomy in
Children: Experience in a Single Centre in Chittagong,
Bangladesh", Minimally Invasive Surgery, 2014, pp. 4.
7. Jagdish BK, et al. (2014), "Utility of Alvarado score in
diagnosing acute appendicitis in children: A cross sectional
study", Natl J Med Res, 4(2), pp. 125-127.
8. Kavic M (2015),"Laparoscopic Appendectomy", Prevention and
Management of LaparoendoscopicSurgical Complication,
Society of Laparoendoscopic Surgeons, [cited 2015 March 17],
Available from: URL:
08/laparoscopic-appendectomy.html
9. Le J, et al. (2013), "Do clinical outcomes suffer during transition
to an ultrasound-first paradigm for the evaluation of acute
appendicitis in children?", AJR Am J Roentgenol, 201(6), pp.
1348-1352.
10. Liu Y. et al. (2013), "A retrospective study of multimodal
analgesic treatment after laparoscopic appendectomy in
children", Paediatr Anaesth, 23(12), pp. 1187-1192.
11. Lund DP, Folkman J (2013), "Appendicitis", Pediatric
Gastrointestinal Disease 4th Edition. Mc-Graw Hill’s Medical
Publishing Division, pp. 615-625.
12. Mohamed A et al. (2014), "Laparoscopic versus open
appendectomy in children" Menoufia Med J, 27, pp. 244-248.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Nhi 48
13. Nasiri S, et al. (2012), "Diagnostic values of ultrasound and the
Modified Alvarado Scoring System in acute appendicitis", Int J
Emerg Med, 5(1), pp. 26.
14. Nguyễn Hồng Ninh, Nguyễn Thị Ngọc Anh (2014), "Nhận xét
về giá trị các phương pháp chẩn đoán viêm ruột thừa", Tạp chí
Khoa Học & Công Nghệ, 115(1), tr. 137-142.
15. Nguyễn Quang Quyền (2014), “Ruột già”, Bài giảng Giải phẫu
học tập 2, Nhà xuất bản Y học TP. Hồ Chí Minh, tr. 168-182.
16. Phạm Thị Minh Rạng , Phạm Lê An (2012), "Giá trị thang điểm
Alvarado và siêu âm trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp ở trẻ
em", Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 16(1). tr. 96-101.
17. Phạm Văn Năng, Phạm Văn Lình (2014), “Đau bụng cấp và
viêm ruột thừa”, Bệnh học ngoại khoa Tiêu hóa-Gan mật, Nhà
xuất bản Y học TP. Hồ Chí Minh, tr. 86-115.
18. Prasad STR et al (2006), "Laparoscopic appendicectomy in
children: A trainee's perspective", Ann Acad Med Singapore,
35(10), pp. 694-697.
19. Sevim Y, et al (2014), "The diagnostic value of Neutrophil
Lymphocyte ratio in acute appendicitis", Sakarya Medical
Journal, 4(2), pp: 78-81.
20. Trần Công Hoan (2013), "Siêu âm chẩn đoán viêm ruột thừa
cấp tại Bệnh viện Việt Đức", Tạp chí Y học thực hành, 6(874), tr.
29-31.
21. Tsai CC et al (2012), "Laparoscopic versus Open
Appendectomy in the Management of All Stages of Acute
Appendicitis in Children: A Retrospective Study", Pediatrics &
Neonatology, 53(5), pp. 289-294.
22. Yazici M, et al. (2010), "Neutrophil/lymphocyte ratio in the
diagnosis of childhood appendicitis", Turk J Pediatr, 52(4), pp.
400-403.
Ngày nhận bài báo: 24/08/2015
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/08/2015
Ngày bài báo được đăng: 01/10/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34_48_1527.pdf