Theo đánh giá của Bộ Y tế, ung thư vú đang xếp hàng đầu
trong các loại ung thư ở phụ nữ Việt Nam. Ước tính mỗi năm
có khoảng 12.000 phụ nữ bị ung thư vú. Bên cạnh những kỹ
thuật điều trị như cắt tuyến vú, nạo hạch nách, một kỹ thuật
mới cũng vừa được BV Ung bướu TPHCM triển khai trong
thời gian gần đây là sinh thiết hạch lính gác (sinh thiết trước
khi nạo hạch nách) đem lại hiệu quả cao
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1631 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Điều trị ung thư vú bằng sinh thiết hạch lính gác: Hiệu quả, thẩm mỹ hơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Điều trị ung thư vú bằng sinh thiết hạch
lính gác: Hiệu quả, thẩm mỹ hơn
Theo đánh giá của Bộ Y tế, ung thư vú đang xếp hàng đầu
trong các loại ung thư ở phụ nữ Việt Nam. Ước tính mỗi năm
có khoảng 12.000 phụ nữ bị ung thư vú. Bên cạnh những kỹ
thuật điều trị như cắt tuyến vú, nạo hạch nách, một kỹ thuật
mới cũng vừa được BV Ung bướu TPHCM triển khai trong
thời gian gần đây là sinh thiết hạch lính gác (sinh thiết trước
khi nạo hạch nách) đem lại hiệu quả cao
Hạn chế di chứng
Điều trị ung thư vú tại BV Ung bướu
TPHCM hơn 1 năm nay, chị Huỳnh
Thị S. (46 tuổi, ngụ phường 7, quận
Tân Bình, TPHCM) luôn sợ để lại di
chứng sau khi lành bệnh. Phát hiện bị
u vú trái từ nhiều năm qua nhưng chị
S. chủ quan, đến khi phát hiện bệnh thì quá muộn do đã chuyển
sang giai đoạn đầu của ung thư bướu nguyên phát. Mới đây, chị
S. đã được BV Ung bướu sinh thiết hạch lính gác nạo hạch nách
điều trị thành công chỉ sau chưa tới 1 giờ đồng hồ phẫu thuật.
Đồng thời chị cũng được điều trị bảo tồn cho thẩm mỹ cao.
Chụp MPI tầm soát ung
thư vú tại Trung tâm
Chăm sóc nhũ Hoàn Mỹ -
Ảnh: CTV
Bác sĩ Trần Văn Thiệp, Trưởng khoa Ngoại 3, BV Ung bướu
TPHCM, cho biết, từ trước đến nay quy trình điều trị ung thư vú
gồm 2 bước là đoạn nhũ (cắt tuyến vú) và nạo hạch ở nách. Tuy
nhiên, theo nghiên cứu, có đến 70% bệnh nhân không cần nạo
hạch nách, nhưng do chưa có kỹ thuật sinh thiết nên gần như
100% bệnh nhân ung thư vú bị nạo. Khi nạo hạch nách sẽ để lại
di chứng phù nề cánh tay, gây cảm giác tê vùng mặt trong cánh
tay, suy giảm hoạt động cánh tay…
Chính vì vậy, khi sinh thiết hạch lính gác sẽ hạn chế tới 70%
bệnh nhân không cần nạo hạch nách, tránh để lại di chứng cho
bệnh nhân và rút ngắn thời gian phẫu thuật.
Bằng cách chích phẩm màu xanh (blueptent) xung quanh quần
vú, sau đó massage vùng tuyến vú khoảng 5 phút để phẩm màu
theo vùng bạch huyết vào vùng nách. Tiếp đó, mổ một đường
vào vùng hạch và hạt hạch nào nhuộm màu xanh sẽ được lấy ra
để giải phẫu bệnh. Nếu phát hiện hạt hạch có tế bào ung thư thì
tiến hành nạo hạch, còn không phát hiện thì ngưng phẫu thuật.
“Tất cả quy trình sinh thiết hạch lính gác chỉ trong vòng 20 phút
nhưng có ý nghĩa rất lớn, đó là hạn chế nạo hạch nách, tránh di
chứng cho bệnh nhân”, BS Thiệp cho biết.
Bảo tồn thẩm mỹ
Bác sĩ Lê Hoàng Minh, Giám đốc BV Ung bướu TPHCM cho
rằng, đa số phụ nữ ung thư vú đều nghĩ bệnh khó trị và nếu có trị
khỏi thì mất thẩm mỹ và để lại mặc cảm. Tuy nhiên, với những kỹ
thuật mới cho khả năng bảo tồn và thẩm mỹ cao, việc điều trị ung
thư vú giai đoạn sớm có tỷ lệ tái phát thấp (dưới 3%) và sống còn
94%.
Kết quả này tương tự như ở châu Âu và Bắc Mỹ. Liệu pháp này
bao gồm phẫu thuật bảo tồn vú kết hợp xạ trị tuyến vú sau mổ,
giữ lại tuyến vú cho người bệnh nhưng vẫn đảm bảo kết quả điều
trị tương tự đoạn nhũ (cắt bỏ tuyến vú) và đảm bảo kết quả thẩm
mỹ trên vú sau điều trị.
Tuy nhiên, phẫu thuật này chỉ thực hiện hiệu quả trên những
bệnh nhân ung thư vú giai đoạn sớm. Nếu bệnh nhân tái phát sau
bảo tồn vú vẫn có cơ hội bảo tồn vú tiếp nếu tái phát nhỏ hoặc
được tái tạo tuyến vú nếu phải cắt bỏ tuyến vú. Hiện nay, các
khuyết hỏng lớn sau khi phẫu thuật bảo tồn vú sẽ được tái tạo
tức thì trong lúc mổ, tăng khả năng bảo tồn vú cho bệnh nhân,
tăng kết quả thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống bệnh nhân sau
điều trị giúp họ tự tin trong cuộc sống.
Một trong những vấn đề bảo tồn và thẩm mỹ trong điều trị ung
thư vú là tái tạo tuyến vú cho bệnh nhân đã đoạn nhũ (cắt bỏ
tuyến vú). Theo BS Trần Văn Thiệp, tái tạo vú có thể được thực
hiện cùng lúc với đoạn nhũ gọi là tái tạo vú tức thì hoặc tái tạo vú
thực hiện sau khi đã đoạn nhũ và hoàn tất các điều trị khác gọi là
tái tạo vú trì hoãn.
Tái tạo vú tức thì bằng cách dùng mô tự thân có thời gian mổ kéo
dài trung bình 6 giờ nên dành cho các bệnh nhân có tình trạng
sức khỏe tốt, không có bệnh nội khoa đi kèm. Phương pháp tái
tạo vú bằng túi độn (trì hoãn) không nên dùng cho các bệnh nhân
có kế hoạch xạ trị sau mổ vì có nhiều biến chứng cho túi độn.
Với kỹ thuật tái tạo bảo tồn, BV Ung bướu TPHCM đã điều trị cho
hàng trăm bệnh nhân ung thư vú và đạt kết quả khả quan với
80% hài hòa thẩm mỹ và chỉ 3% tái phát. Tuy nhiên, qua đánh giá
của các BV chuyên khoa ung bướu như Bệnh viện K Trung
ương, BV Ung bướu TPHCM, quan trọng hơn hết là phát hiện và
điều trị sớm đối với ung thư vú. Bởi thực tế cho thấy, hầu hết các
bệnh nhân ung thư vú khi phát hiện đều đã muộn. Điều này gây
khó khăn cho quá trình điều trị, khả năng hồi phục thấp.
Theo BS Lê Hoàng Minh, nếu phát hiện ở giai đoạn đầu, cơ hội
chữa khỏi bệnh lên tới 90%, ở giai đoạn 2, tỷ lệ này sẽ là 60%,
sang giai đoạn 3 khả năng khỏi hẳn thấp và đến giai đoạn 4 thì
thường việc điều trị chỉ để kéo dài sự sống. Chính vì vậy, các cơ
sở y tế khuyến cáo phụ nữ thường xuyên đi khám, kiểm tra
phòng ngừa và can thiệp kịp thời ung thư vú.
* Theo thống kê của Hội Ung thư TPHCM, mỗi năm, VN có
khoảng từ 150.000 - 200.000 ca ung thư, trong đó trên 50% tử
vong do can thiệp muộn. Hiện 1/5 số người mắc ung thư trên thế
giới là do các tác nhân nhiễm virus, vi khuẩn và ký sinh trùng.
Cụ thể, ung thư do vi khuẩn H.Pylori (chiếm 5,5%), virus cổ tử
cung HPV (5,2%), virus viêm gan EBV (1%), virus HIV (0,8%),
sán máng (0,1%) và sán lá gan (0,02%). Các loại tác nhân trên
gây ra các loại bệnh ung thư như hốc miệng, cổ tử cung, dạ
dày… Qua nghiên cứu ở TPHCM và Hà Nội cho thấy, các bệnh
ung thư thường gặp nhất ở nam và nữ hiện nay là gan, vú, dạ
dày, phổi, vòm họng, đại tràng, cổ tử cung…
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dieu_tri_ung_thu_vu_bang_sinh_thiet_hach_linh_gac.pdf