Điều trị sót sỏi và còn sỏi qua đường ống KEHR
Bơm rửa: Bơm nước muối sinh lý dưới áp lực qua ống Kehr kèm thuốc làm dãn cơ vòng Oddi đối với sỏi nhỏ OMC. Được thu75chie65n và theo dõi dưới X quang. Thực hiện sau 3-4 tuần khi đường hầm Kehr đã đủ chắc,tránh dịch tràn vào ổ bụng.
Dùng thuốc làm tan sỏi : Ether, Chloroform, Heparin, muối mật. Pribram là người đầu tiên sử dụng ether làm tan sỏi năm 1923. Methyl Tert- Butyl Ether ( MTBE ), tác dụng trên sỏi cholesterol. Biến chứng :gây ngũ , hôn mê, đau bụng ,buồn nôn,tán huyết, suy thận . Hiện không còn sử dụng nữa.
Lấy sỏi qua đường ống Kehr bằng dụng cụ, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của X quang. Ống Kehr được lưu ít nhất 4-5 tuần để đường hầm vững chắc. Chỉ định sót sỏi OMC hoặc ống gan
7 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Điều trị sỏi đường mật chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐIỀU TRỊ SỎI ĐƯỜNG MẬT CHÍNH Một số khái niệm: CÒN SỎI : Là tình trạng sau mỗ còn sỏi trong ống mật, PTV biết còn sỏi ,nhung không lấy được là do BN nặng , không thể kéo dài cuộc mỗ,nhiều sỏi lấy mãi vẫn không hết,thời gian mỗ đã quá dài, không thể lấy hết được ,ở BN có hẹp đường mậtSÓT SỎI : là tình trạng còn sỏi trong các ống gan, các ống phân thùy gan mà PTV tưởng lầm đã lấy hết.SỎI TÁI PHÁT : là tình trạng đường mật có sỏi sau khi lấy hết sỏi, thường là nhiều năm sau.Điều trị sót sỏi và còn sỏi qua đường ống KEHR Bơm rửa: Bơm nước muối sinh lý dưới áp lực qua ống Kehr kèm thuốc làm dãn cơ vòng Oddi đối với sỏi nhỏ OMC. Được thu75chie65n và theo dõi dưới X quang. Thực hiện sau 3-4 tuần khi đường hầm Kehr đã đủ chắc,tránh dịch tràn vào ổ bụng.Dùng thuốc làm tan sỏi : Ether, Chloroform, Heparin, muối mật. Pribram là người đầu tiên sử dụng ether làm tan sỏi năm 1923. Methyl Tert- Butyl Ether ( MTBE ), tác dụng trên sỏi cholesterol. Biến chứng :gây ngũ , hôn mê, đau bụng ,buồn nôn,tán huyết, suy thận . Hiện không còn sử dụng nữa.Lấy sỏi qua đường ống Kehr bằng dụng cụ, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của X quang. Ống Kehr được lưu ít nhất 4-5 tuần để đường hầm vững chắc. Chỉ định sót sỏi OMC hoặc ống ganĐiều trị viêm đường mật cấp do sỏi gồm các nội dung : Kháng sinh, nhịn ăn uống, thông mũi dạ dày, hồi sức nội khoa, điều chỉnh các rối loạn toàn thân, giải áp đường mật. Chọn kháng sinh diện rộng, vi khuẩn thường gặp trong dịch mật là trực trùng Gram âm :E. Coli, Enterobacter , Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella, Proteus,Pyocyanic. Ngoài ra còn có sự hiện diện của vi khuẩn kỵ khí, nên có nhiều phác đồ KS được dùng tùy mức độ nhiễm trùng: Ampicillin- sulbactam 3g IV / 6 giờ Ampicillin 2g IV / 4 gio kết hợp Gentamycin 4-6mg IV / 24 giờ(Ở BN có chức năng thận bình thường ). Ceftriaxone 2g mỗi 24 giờ+ Metronidazole 0,5g IV mỗi 8 giờ Piperacillin-tazobactam (Zosyn, Tazocin )4,5gIV / 8 giờ hoặc Ticarcillin-clavulanate ( Timentine )3,1g IV / 4 giờ. Ciprofloxacine 0,4gIV/ 12 giờ hoặc levofloxacine 0,5g IV/ 24 giờ có hay không kết hợp MetronidazoleImipenem0,5g IV/ 6 giờ hoặc meropenem1gIV / 8 giờ Sau đó là phải giải áp đường mật sớm trong các thể nặng là VĐM cấp có bệnh cảnh NTH, sốc nhiễm trùng, không đáp ứng hoặc đáp ứng chậm với điều trị nội khoa. Các phương pháp giải áp đường mật: Phẩu thuật Dẫn lưu đường mật xuyên gan qua da Giải áp đường mật qua nội soi mật tụy ngược dòng .Chỉ định và chống chỉ định ERCP : Chỉ Định : A. Bệnh đường Mật: Sỏi đường mật chính Ung thư đường mật, ung thư bóng Vater Nhiễm trùng đường mật Hẹp đường mật lành tính sau phẩu thuật Lấy mẫu mật, sinh thiết, đo áp lực cơ vòng. B. Bệnh tụy: Viêm tụy do sỏi hoặc KST Viêm tụy mạn Ung thư tụy Chống chỉ định : hiếm, lâm sàng quá, không chịu được gây mê,bệnh kèm theo,nhu7cao HA, tiểu đường ,suy tim ,suy hô hấp,suy đa cơ quan do bệnh kéo dài. Chỉ có RL đông máu nặng hoặc dùng thuốc chống đông , mới chống chỉ định cắt cơ vòng Biến chứng của ERCP : Viêm Tụy Cấp Chảy Máu Nhiễm Trùng: Viêm đường mật ngược dòng Viêm túi mật cấp Thủng tá tràng Thủng ống mật: do nong hoặc bởi đầu nhọn của guide wire .
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- iutrsingmtchnh_121107020632_phpapp01_9885.ppt