Căn cứ vào biểu hiện lâm sàng của bệnh này, nó thuộc về phạm vi hiếp thống và hoàng
đản ở Đông y học. Thường bởi ham uống rượu ăn thức ăn cay, dầu mỡ hoặc tình chí ưu
tư uất giận mà tới can đảm sơ tiết thất thường, tỳ vị vận hoá không khoẻ, khí trệ thấp uất
chng nhiệt, biểu hiện chứng trạng viêm túi mật cấp tính; nếu thấp nhiệt ẩn náu lâu ngày
không được làm mát sạch, can vị bất hoà, có thể đến bệnh lặp lại kéo dài không khỏi, làm
thành viêm túi m ật mạn tính, hoặc có khi thấy phát làm cấp tính, lại thường có kèm
chứng sỏi mật. Bài này chủ yếu giới thiệu trị chứng viêm túi mật mạn tính, gắn với chữa
viêm túi mật cấp tính và phát làm cơn cấp tính của viêm túi mật mạn tính, thì xem rõ ở
chứng cấp ở ổ bụng (cấp phúc chứng) ngoại khoa.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1453 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Điều trị nội khoa -Bài 24: viêm túi mật mạn tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Điều Trị Nội Khoa - Bài 24:
VIÊM TÚI MẬT MẠN TÍNH
Căn cứ vào biểu hiện lâm sàng của bệnh này, nó thuộc về phạm vi hiếp thống và hoàng
đản ở Đông y học. Thường bởi ham uống rượu ăn thức ăn cay, dầu mỡ hoặc tình chí ưu
tư uất giận mà tới can đảm sơ tiết thất thường, tỳ vị vận hoá không khoẻ, khí trệ thấp uất
chng nhiệt, biểu hiện chứng trạng viêm túi mật cấp tính; nếu thấp nhiệt ẩn náu lâu ngày
không được làm mát sạch, can vị bất hoà, có thể đến bệnh lặp lại kéo dài không khỏi, làm
thành viêm túi mật mạn tính, hoặc có khi thấy phát làm cấp tính, lại thường có kèm
chứng sỏi mật. Bài này chủ yếu giới thiệu trị chứng viêm túi mật mạn tính, gắn với chữa
viêm túi mật cấp tính và phát làm cơn cấp tính của viêm túi mật mạn tính, thì xem rõ ở
chứng cấp ở ổ bụng (cấp phúc chứng) ngoại khoa.
ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN.
1. Phía phải bụng trên hoặc giữa bụng trên luôn luôn buồn bằn trướng tức không hợp, có
khi đau độn giữ liền, hoặc kéo dẫn phía phải vai lưng trên, sau khi ăn đồ ăn dầu mỡ có
thể nặng thêm, cho tới hun nóng vùng dạ dày, ợ chua, quặn lung tung, ợ hơi nóng. Chứng
trạng khi phát cơn cấp tính giống như viêm túi mật cấp tính.
2. Phía phải bụng trên có ấn đau nhè nhẹ. Ở khi túi mật tích dịch mạn tính có thể sờ thấy
túi mật.
3. Chụp X quang hoặc chiếu X quang kiểm tra có thể giúp cho chẩn đoán, lại có thể xác
minh đúng hay không đúng bệnh sỏi mật tồn tại cùng một lúc.
PHƯƠNG PHÁP CHỮA
1. Biện chứng thí trị.
Do đặc điểm bệnh lý của bệnh này là can vị khí trệ và thấp nhiệt nội uẩn,cho nên trị liệu
phải lấy sơ can lý khí làm chính, giúp thêm là lấy thanh hoá nhiệt thấp.
Bài thuốc ví dụ Sài hồ sơ can ẩm gia giảm.
Sài hồ 1,5 đồng cân, Sao Hoàng cầm 3 đồng cân,
Sao Bạch thược 3 đồng cân, Sao chỉ xác 2 đồng cân,
Sao Diên hồ sách 3 đồng cân, Chế hương phụ 3 đồng cân,
Xuyên luyện tử 3 đồng cân, Quảng Uất kim 3 đồng cân.
Gia giảm:
+ Thấp nặng, bụng dạ buồn bằn trướng căng, miệng dính, rêu lưỡi trắng trơn, gia Xuyên
phác 1,5 đồng cân, Pháp Bán hạ 3 đồng cân.
+ Sốt nặng, da dẻ phát vàng, miệng đắng mà khô, nước tiểu vàng hoặc có phát sốt, phân
bí kết, rêu lưỡi vàng trơn, thêm chừng Nhân trần 5 đồng cân, Đại Hoàng 2 đồng cân,
Long đảm thảo 1.5 đồng cân, Sơn chi 3 đồng cân.
+ Can vị bất hoà, ợ chua, quặn bụng muốn mửa, ợ hơi nóng, gia Hoàng liên 1 đồng cân,
Đạm Ngô thù 5 phân.
+ Khí trệ huyết ứ, sườn phải đau nhói, chất lưỡi tím, gia Đào nhân 3 đồng cân, Hồng hoa
1,5 đồng cân, Xích thược 3 đồng cân.
+ Hợp gồm bệnh sỏi mật, gia Kim tiền thảo 5 đồng cân đến 1 lạng, bột Nguyên minh
phấn 3 đồng cân đổ vào khi uống, Hổ trượng 1 lạng.
+ Đau đớn làm dữ dội, dùng riêng Tô hợp hương hoàn 1 viên ngoáy tan ra uống.
2. Phương lẻ.
a. Kim tiền thảo 2 lạng, sắc uống ngày 1 tễ. Trị viêm túi mật và sỏi mật.
b. Tiêu thạch tán :
(1) Bột Uất kim 6 phân, bột Bạch phàn 1,6 phân,
Bột Hoả tiêu 3,5 phân, bột Hoạt thạch 6 phân,
Bột Cam thảo 1 phân. Trộn đều, uống xuống 1 lần.
Một ngày uống 2-3 lần. Trị viêm túi mật mạn tính gộp với sỏi mật.
(2) Bột Uất kim 2 phân, bột Ngư não thạch 1 phân,
Bột Minh phàn 1 phân, bột Mang tiêu 1 phân.
Trộn đều, uống xuống 1 lần. Một ngày 2-3 lần uống. Trị viêm túi mật mạn tính gộp với
chứng sỏi mật.
3. chữa bằng châm cứu.
a. Thể châm:
Túc tam lý Hợp cốc, Đảm du, Thái xung.
b. Nhĩ châm:
Can, Nội phân bí, Giao cảm, Thần môn.
BÀI THUỐC THAM KHẢO
1. Tô hợp hương hoàn Xem ở bài Hôn mê gan.
2. Sơ can hoàn Xem ở bài Viêm gan lây lan.
Mỗi lần uống 1 ,5-2 đồng cân, một ngày uống 2 lần. Dùng ở can uất khí trệ, sườn phải
thường có trướng đau.
3. Đan chi tiêu dao hoàn:
Sài hồ 1-3 đồng cân, Bạch thược 3 đồng cân, Cam thảo 1-1,5 đồng cân, gia Bạch truật,
Phục linh, Đương quy, ổi khương, Bạc hà, Đại táo, Đan bì, Chi tử. Cách dùng và chứng
dùng phù hợp như Sơ can hoàn
4. Long đảm tả can hoàn:
Long đảm thảo sao rượu , Sao Hoàng cầm, Hắc Sơn chi, Trạch tả, Mộc thông, Xa tiền tử,
Đương quy, Sài hồ, Cam thảo, Sinh địa. Mỗi lần uống 1 ,5 đồng cân, một ngày 2 lần
uống. Dùng ở can đảm thấp nhiệt nội uẩn, đau sườn, vùng dạ dày hun nóng, miệng khô
đắng, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng trơn.
5. Đương quy long hội hoàn:
Đương quy, Long đảm thảo, Chi tử, Hoàng cầm, Hoàng bá, Hoàng liên, Đại hoàng,
Thanh đại, Lô hội, Mộc hương, Xạ hương.
Nghiền chung nhỏ mịn, rảy nước làm viên. Cách dùng và chứng dùng phù hợp như Long
đảm tả can hoàn.
THAM KHẢO BỆNH HỌC TÂY Y
Trong tài liệu Điều trị học của G.S. Đặng Văn Chung không có bài viêm túi mật mạn
tính, mà chỉ có bài Điều trị bệnh sỏi mật bằng nội khoa. Thấy nội dung này là một phần
của bệnh viêm túi mật mạn tính, nên tôi trích giới thiệu để tham khảo:sỏi mật là một bệnh
chỉ có phẫu thuật mới giải quyết được. Nhưng sỏi mật như sỏi thận chỉ là biểu hiện của
một bệnh toàn thể (bệnh sỏi).
Phẫu thuật chỉ giải quyết một hiện tượng, thầy thuốc Nội khoa đảm nhiệm phần “bệnh
sỏi, để sỏi khỏi tái phát. Cũng có trường hợp sỏi thận không có chỉ định phẫu thuật hoặc
toàn thể trạng bệnh nhân không cho phép mổ.
Điều trị nội khoa có nhiều khó khăn, chỉ có tác dụng trên một số triệu chứng. Còn phòng
ngừa sự tái phát sỏi hay làm cho sỏi tan hoặc không tăng thêm, kết quả không có gì bảo
đảm.
(Nhắc lại bệnh học)
Ở nước ta sỏi mật cũng có nhiều; nhất là sỏi trong gan, trái lại ít có trong túi mật hơn các
nước khác.
1. Cơ chế sinh bệnh.
Chưa biết rõ. Bình thường mật là một chất lỏng, nếu đặc lại (bùn mật) hay cứng thành
cục (sỏi) phải có một số điều kiện thuận lợi mà y học hiện nay chưa nắm hết được.
Một trong số nguyên nhân thuận lợi là mủ hay trứng giun làm trung tâm hấp dẫn (centre
d'attration) mật đọng chung quanh thành cục.
Trái lại người ta biết rõ hơn cơ chế sinh ra triệu chứng lâm sàng của sỏi mật.
a. Sỏi cản trở sự lưu thông mật gây ra ứ mật hoàn toàn hay không hoàn toàn.
b. Mật tạo điều kiện cho sự nhiễm trùng mật quản.
2. Triệu chứng lâm sàng.
Không nói lên được đúng là sỏi mật và địa điểm của sỏi mật (trong gan, trong túi mật hay
mật quản chính).
Có ba hội chứng:
a. Ứ Mật thường là không hoàn toàn, thể hiện bằng vàng da, gan to.
b. Nhiễm trùng: Sốt, bạch cầu tăng.
c. Đau vùng gan, túi mật: Cơn đau xuyên lên bả vai phải.
Có cả ba hội chứng trong thể điển hình nhưng rất nhiều thể không điển hình chỉ có hai
hội chứng, có trường hợp không có triệu chứng lâm sàng.
KINH NGHIỆM ĐIỀU TRI CỦA TÁC GIẢ.
Châm tả: Não hộ, đảm du, Dương cương, Chí dương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dieu_tri_noi_khoa_24_8896.pdf