NGHIÊN CỨU TỔNG QUÁT
1. DẪN NHẬP
Bệnh phong thấp bình dân gọi là là tê thấp. Từy học là Tý chứng. Khi Phong, Hàn,
Thấp, Nhiệtthừa lúc cơthểyếu đuối xâm nhập, lưu trú tại kinh lộ, cơnhục, khớp
xương, làm tổn thương huyết mạch và tâm, đưa đến : cơthể, các khớp xương, chân
tay sưng đỏ đau nhức, nặng nề, tê dại vv... bệnh nhân cảm thấy hàn nhiệt, biểu
chứng. Tùy theo sựcảm nhiễm bệnh, chia ra làm bốn loại khác nhau :
– Hành tê (hành tý)
– Thống tê (thống tý)
– Trứtê (trứtý)
– Nhiệt tê (nhiệt tý)
Tý chứng có nghĩa là chứng bịbếtắc, khí huyết bịngưng đọng lại. Nếu trịbệnh
không đúng phép, hoặc bệnh thếnặng, thì bệnh sẽchuyển vào tâm do mạch, xuất
hiện :
– Tâm ủy (hồi hộp lo âu)
– Khí đoản (hơi thởngắn)
– Đau căng lồng ngực
Lâu ngày quá sẽtổn hại tới tâm tạng, thành ra chứng Phong thấp tim (Tâm tý).
Chứng tê thấp thường xuất hiện ởnhững xứ ẩm thấp, hàn lạnh; nhất là vùng bùn
lầy. Bởi bệnh phát sinh do Phong, Hàn, Thấp, Nhiệt, trong đó Phong làm chủ. Bởi
vậy vùng hàn, lãnh thì đương nhiên ẩm thấp, do vậy khi gặp Phong là mắc bệnh
ngay.
Nguyên do : Phong là một loại tà khí, thường gọi tắt là Dương tà. Phong thường
phát sinh trong không gian vào các Quý tiết. Quý tiết là gì? Theo lịch Á châu, mỗi
năm có 24 tiết. Mỗi tiết khoảng 15 ngày. Quý tiết là 1 hay 2 ngày cuối tiết. Hai mươi
bốn tiết là :
Mùa xuân có các tiết :
Lập-xuân, Vũ-thủy, Kinh-trập,
Xuân-phân, Thanh-minh, Cốc-vũ.
Mùa hạcó các tiết :
Lập-hạ, Tiểu-mãn, Mang-chủng,
Hạ-chí, Tiểu-thử, Đại-thử.
Mùa thu có các tiết :
Lập-thu, Xử-thử, Bạch-lộ,
Thu-phân, Hàn-lộ, Sương-giáng.
Mùa đông có các tiết :
Lập-đông, Tiểu-tuyết, Đại-tuyết,
Đông-chí, Tiểu-hàn, Đại-hàn.
106 trang |
Chia sẻ: hungpv | Lượt xem: 1856 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Điều trị bệnh phong thấp bằng y học Á Châu - Trần Đại Sỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TheGioiEbook.com 1
ĐIỀU TRỊ BỆNH PHONG THẤP
Bằng Y Học Á-Châu
(Rhumatologie et Médecine Asiatique)
Bác Sĩ Trần Đại Sỹ
TheGioiEbook.com 2
PHẦN THỨ NHẤT
NGHIÊN CỨU TỔNG QUÁT
MỤC LỤC
1. DẪN NHẬP
2. NGUỒN GỐC TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN
3. BIỂU HÌNH PHONG THẤP.
3.1. Biểu hình 1
3.2. Biểu hình 2
3.3. Biểu hình 3
3.4. Biểu hình 4
3.5. Biểu hình 5
3.6. Biểu hình 6
3.7. Biểu hình 7
3.8. Biểu hình 8
TheGioiEbook.com 3
PHẦN THỨ NHẤT
NGHIÊN CỨU TỔNG QUÁT
1. DẪN NHẬP
Bệnh phong thấp bình dân gọi là là tê thấp. Từ y học là Tý chứng. Khi Phong, Hàn,
Thấp, Nhiệt thừa lúc cơ thể yếu đuối xâm nhập, lưu trú tại kinh lộ, cơ nhục, khớp
xương, làm tổn thương huyết mạch và tâm, đưa đến : cơ thể, các khớp xương, chân
tay sưng đỏ đau nhức, nặng nề, tê dại vv... bệnh nhân cảm thấy hàn nhiệt, biểu
chứng. Tùy theo sự cảm nhiễm bệnh, chia ra làm bốn loại khác nhau :
– Hành tê (hành tý)
– Thống tê (thống tý)
– Trứ tê (trứ tý)
– Nhiệt tê (nhiệt tý)
Tý chứng có nghĩa là chứng bị bế tắc, khí huyết bị ngưng đọng lại. Nếu trị bệnh
không đúng phép, hoặc bệnh thế nặng, thì bệnh sẽ chuyển vào tâm do mạch, xuất
hiện :
– Tâm ủy (hồi hộp lo âu)
– Khí đoản (hơi thở ngắn)
– Đau căng lồng ngực
Lâu ngày quá sẽ tổn hại tới tâm tạng, thành ra chứng Phong thấp tim (Tâm tý).
Chứng tê thấp thường xuất hiện ở những xứ ẩm thấp, hàn lạnh; nhất là vùng bùn
lầy. Bởi bệnh phát sinh do Phong, Hàn, Thấp, Nhiệt, trong đó Phong làm chủ. Bởi
vậy vùng hàn, lãnh thì đương nhiên ẩm thấp, do vậy khi gặp Phong là mắc bệnh
ngay.
Nguyên do : Phong là một loại tà khí, thường gọi tắt là Dương tà. Phong thường
phát sinh trong không gian vào các Quý tiết. Quý tiết là gì? Theo lịch Á châu, mỗi
năm có 24 tiết. Mỗi tiết khoảng 15 ngày. Quý tiết là 1 hay 2 ngày cuối tiết. Hai mươi
bốn tiết là :
Mùa xuân có các tiết :
Lập-xuân, Vũ-thủy, Kinh-trập,
Xuân-phân, Thanh-minh, Cốc-vũ.
Mùa hạ có các tiết :
Lập-hạ, Tiểu-mãn, Mang-chủng,
Hạ-chí, Tiểu-thử, Đại-thử.
Mùa thu có các tiết :
Lập-thu, Xử-thử, Bạch-lộ,
Thu-phân, Hàn-lộ, Sương-giáng.
Mùa đông có các tiết :
Lập-đông, Tiểu-tuyết, Đại-tuyết,
Đông-chí, Tiểu-hàn, Đại-hàn.
TheGioiEbook.com 4
Mỗi tiết dài hơn mười lăm ngày. Hai tiết dài hơn một tháng. Mỗi người trong chúng
ta phải mua một cuốn lịch Á-châu. Khi trị Phong thấp cho thân chủ : vào lúc bệnh
đang giảm, tới cuối tiết lại trầm trọng hơn là vì Phong tà mới nảy sinh nhập cơ thể,
đừng ngạc nhiên. Tốt hơn hết, ta nên báo cho thân chủ biết trước, để tránh cho họ
những lo âu khi Phong tái nhập cơ thể, gây phiền nhiễu cho họ.
Về tuổi mắc bệnh thì tùy theo địa phương và dinh dưỡng.
2. NGUỒN GỐC TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN
Y học cổ truyền Đông phương đã sớm nói đến. Sách đầu tiên còn lưu truyền lại là
Hoàng Đế Nội Kinh.
"Phong, Hàn, Thấp, tam khí tạp chí, hợp nhi vi tý giã
Kỳ Phong khí thắng giả vi hành tý
Hàn khí thắng giả vi thống tý,
Thấp khí thắng giả vi trứ tý dã"
(Nội Kinh, thiên Tý Luận)
Nghĩa là : Phong, Hàn, Thấp ba tạp khí đó xâm nhập, hợp lại thành Tý chứng.
– Nếu Phong khí mạnh hơn thì là Hành tý,
– Nếu Hàn khí mạnh hơn thì là Thống tý,
– Nếu Thấp khí mạnh hơn thì là Trứ tý.
Tóm lại : Gọi là Phong thấp (Tý chứng) khi cơ thể bị ba tà khí cùng tấn công. Ba tà
khí đó là Phong, Hàn, Thấp. Còn khi trị, nếu làm mất đi một Tà khí là coi như đã có
kết quả ngừng cơn đau, nhưng chưa khỏi. Y học Tây phương, dùng thuốc trấn
thống, trấn viêm tức giải được Phong, ngừng dau. Nhưng Hàn, Thấp còn, thì chỉ vài
ngày Phong tái nhập, bệnh vẫn như cũ.
Biểu hình dưới :
– Vòng tròn phân ra Âm-Dương, tượng trưng cho cơ thể con người. Phần bên trái là
Âm. Phần bên phải là Dương.
– Trong Phong thấp, Âm là huyết, giúp cơ thể chống Phong tà. Khi huyết hư (khuyết
một miếng) không đủ sức phòng vệ, Phong tà nhập.
– Phần bên phải là Dương. Trong Phong thấp, Dương là Tỳ dương và Thận dương.
Tỳ dương giúp cơ thể chuyển vận thấp ra khỏi cơ thể. Khi Tỳ dương yếu (hư, khuyết
một miếng) thấp nhập cơ thể. Thận dương giúp cơ thể chống lại Hàn (lạnh). Khi
thận dương yếu (hư, khuyết một miếng) thì Hàn nhập cơ thể.
Khi huyết hư, Tỳ dương hư, Thận dương hư thì Phong, Hàn, Thấp cùng tấn công cơ
thể. Cơ thể bị Phong thấp.
TheGioiEbook.com 5
Lại nói :
"Ngũ tạng giai hữu hợp, bệnh cửu nhi bất khứ giả, nội hãm vu kỳ hợp giã.
... Mạch tý bất di, phục cảm vu tà, nội hãm vu tâm"
(Nội Kinh, thiên Tý Luận)
Nghĩa là : ngũ tạng đều có "hợp", nếu người bệnh lâu mà không dứt, thì chuyển
vào trong mà hợp lại... Mạch tý không khỏi, lại cảm tà, thì chuyển vào tâm.
Nói tóm lại thì chứng Tê thấp ngày càng nặng, không trị đúng phép, thì chuyển vào
tim, rất nguy hại. Y học Tây phương không trị được tận gốc, mà chỉ làm cho ngưng
phác tác, làm trấn tĩnh mà thôi. Y học Đông phương từ cổ thời đã trị được hoàn
toàn. Từ sau Nội kinh, thì các nhà y học Trung hoa, Việt nam, Nhật bản, Triều tiên
đã có những phương pháp luận trị rất uyên thâm, kết quả tốt đẹp.
Y Học Cổ Phương nói :
"Chứng tê thấp thường thấy trong dân gian, trị cũng dễ, mà chúng nhân không mấy
kiên nhẫn, trị cho tận gốc.
Nhân Phong, Hàn, Thấp, Nhiệt xâm nhập có thể mà thành bệnh. Chủ yếu là Phong.
Nhưng một tà xâm nhập thì không thành chứng Tê thấp. Tùy theo tà nào mạnh, mà
bệnh có nhiều triệu chứng khác nhau. Nếu Phong mạnh thì có chứng Tê thấp không
nhất định, nay đau chỗ này, mai đau chỗ khác. Bởi Phong là Dương tà, tính của nó là
"chạy giỏi" mà "hay biến đổi". Nếu Hàn xâm nhập mạnh thì đau nhức như dần như
cắt cố định một nơi. Nếu Thấp thắng thì nước trong người nhiều, người úng những
nước tưởng như béo, đi đứng nặng nề, tê mà đau... Nếu Nhiệt mạnh thì có Phong
nhiệt ..."
Sách Thương Hàn Luận và Kim Quỹ Yếu Lược cũng nói nhiều về chứng Tê thấp.
"Người bị bệnh, đau nhức, phát nhiệt, ngày càng nặng, bệnh gọi là Phong Thấp.
Bệnh này do Phong nhập hoặc vì do hàn lạnh lâu ngày nhập vậy", "Phong thấp
truyền vào cơ thể, khớp xương đau nhức, đau như cắt, không co duỗi được các khớp
xương, sờ tay vào thấy đau. Mồ hôi xuất, hơi thở ngắn, tiểu tiện bất lợi, ác phong
TheGioiEbook.com 6
mà không muốn bỏ y phục. Hoặc thân hơi phù thủng, dùng Camthảo phụ tử thang
mà chữa".
Ngoài ra Trương Cảnh Nhạc, chú giải Nội Kinh, bàn về Tý chứng còn đặt ra một tên
nữa là Thương Tiết Chứng (chứng đau khớp xương).
Bên Trung Hoa từ đời Đường, Tống về sau, bên Việt nam từ đời Đinh, Lê, Lý, Trần,
Lê, Nguyễn về sau đều có những nhà y học nghiên cứu về các căn bệnh này.
3. BIỂU HÌNH PHONG THẤP.
3.1. Biểu hình1, cơ thể bình thường : nửa bên phải là dương, là khí, có thể là thận
dương, hay tỳ dương. Nửa bên trái là âm, là huyết.
3.2. Biểu hình 2, Thận dương hư (phần dương khuyết một miếng)
3.3. Biểu hình 3, Tỳ dương hư ( phần dương dưới khuyết một miếng).
3.4. Biểu hình 4, Huyết hư, phần âm bị khuyết một miếng.
3.5. Biểu hình 5, Tà khí Hàn (Lạnh)
3.6. Biểu hình 6, Thấp (Ướt)
TheGioiEbook.com 7
3.7. Biểu hình 7, Phong (Virus, siêu vi trùng)
3.8. Biểu hình 8, Nhiệt (nóng)
TheGioiEbook.com 8
PHẦN THỨ NHÌ
BIỆN CHỨNG và DƯỢC TRỊ
MỤC LỤC
1. TRIỆU CHỨNG, PHƯƠNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TRONG SÁCH CỔ
1.1. Sách Thiên Kim Phương Tôn Tư Mạo (581-682) đời Đường
1.1.1. Nhuyên nhân phát bệnh
1.1.2. Triệu chứng của bệnh
1.1.3. Thang thuốc điều trị
1.2. Sách Y Học Cổ Phương (thế kỷ thứ 11-12)
1.2.1. Nguyên nhân phát bệnh
1.2.2. Triệu chứng của bệnh
1.2.2. Thang thuốc điều trị
1.3. Sách Tam Nhân Phương của Trần Vưu Trạch (1174) đời Tống
1.3.1. Nguyên nhân phát bệnh
1.3.2. Triệu chứng của bệnh
1.3.3. Thang thuốc điều trị
1.4. Sách Nho Môn Sự Tán của Lưu Hà Giản (1217 - 1221) đời Kim, Nguyên
1.4.1. Nguyên nhân phát bệnh
1.4.2. Triệu chứng của bệnh
1.4.3. Thang thuốc điều trị
1.5. Sách Chứng Nhân Mạch Trị của Trần Cảnh Minh (1644) đời Minh
1.5.1. Nguyên nhân phát bệnh
1.5.2. Triệu chứng của bệnh
1.5.3. Thang thuốc điều trị
1.6. Sách Chứng Trị Hối Bổ của Lý Dụng Túy (1687) đời Thanh
1.6.1. Nguyên nhân phát bệnh
1.6.2. Triệu chứng của bệnh
1.6.3. Thang thuốc điều trị
1.7. Sách Y Tông Kim Giám của Ngô Khiêm (1742) đời Thanh
1.7.1. Nguyên nhân phát bệnh
1.7.2. Triệu chứng của bệnh
1.7.3. Thang thuốc điều trị
2. NGUYÊN DO PHÁT SINH
TheGioiEbook.com 9
2.1. HOÀN CẢNH SINH HOẠT : Thấp tà nhập
2.2. KHÍ HẬU THAY ĐỔI : Phong tà, Hàn tà nhập
2.3. NGƯỜI YẾU DƯƠNG HƯ : Phong, Hàn, Thấp nhập
2.4. BIỂU HÌNH NGUYÊN DO CHỨNG PHONG THẤP
3. ĐẶC TÍNH CỦA CHỨNG PHONG THẤP
3.1. BỆNH PHÁT TOÀN THÂN : Diễn tiến
3.2. KHỚP XƯƠNG TỔN THƯƠNG
3.3. TÂM TẠNG BỊ TỔN THƯƠNG
3.4. THẤP KẾT LẠI (calcification)
3.5. BỆNH CHẨN NGOÀI DA
3.6. CHÂN TAY RUN
3.7. MẠCH VÀ LƯỠI CỦA CHỨNG PHONG THẤP
4. CHỨNG PHONG THẤP THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
5. PHƯƠNG PHÁP CHẨN BỆNH
5.1. TỨ CHẨN
5.1.1. VỌNG
5.1.2. VĂN
5.1.3. VẤN
5.1.4. THIẾT
5.2. DÙNG CÁC PHƯƠNG THỨC TÂY Y
6. BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH PHONG THẤP
6.1. BIẾN CHỨNG THỨ NHẤT
6.2. BIẾN CHỨNG THỨ NHÌ
7. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ
7.1. THỨ NHẤT : Sơ phong trừ thấp, ôn kinh thông lạc
7.2. THỨ NHÌ : Thanh nhiệt trừ thấp, ôn kinh thông lạc
7.3. THỨ BA : Trị bệnh Phong thấp cần phải có phụ trợ
7.4. LỜI KHUYÊN CĂN BẢN
7.5. TÓM LƯỢC BỐN LOẠI PHONG THẤP
7.5.1. HÀNH TÝ, phong thấp chạy, tê thấp chạy
7.5.2. THỐNG TÝ, phong thấp lạnh, tê thấp lạnh
7.5.3. TRỨ TÝ, phong thấp tê, tê thấp tê
7.5.4. NHIỆT TÝ, phong thấp nhiệt, tê thấp nhiệt
8. LIỆT KÊ 17 DANH GIA CỔ TRỊ BỆNH PHONG THẤP
8.1. Ô DẦU THANG trong sách Kim Quĩ Yếu Lược
8.2. QUẾ CHI PHỤ TỬ THANG trong sách Thương Hàn Luận
8.3. ĐỘC HOẠT KỲ SINH THANG trong sách Thiên Kim Phương
8.4. TIỂU HOẠT LẠC ĐƠN trong sách Cúc Phương
8.5. CAN TÝ THANG trong sách Thọ Thế Bảo Nguyên
8.6. ĐẠI TẦN GIA TÝ THANG trong sách Chứng Nhân Mạch Trị
8.7. KHƯƠNG HOẠT THẮNG THẤP THANG trong sách Chứng Trị Hối Bổ
8.8. CẢI ĐỊNH TÂM TÝ THANG trong sách Trương Thị Y Thông
TheGioiEbook.com 10
8.9. HÀNH TÝ CHỦ PHƯƠNG trong sách Cố Thị Y Cảnh
8.10. QUYÊN TÝ THANG trong sách Y Học Tâm Ngữ
8.11. TAM TÝ THANG trong sách Y Tông Kim Giám
8.12. XẢ CÂN TÁN trong sách Lan Đài Qui Hoàn
8.13. THÂN THỐNG TRỤC Ô THANG trong sách Y Lâm Cải Thác
8.14. GIA VỊ TAM DIÊU TÁN trong sách Nghiệm Phương
8.15. HỔ TIỀM HOÀN trong sách Đơn Khê Phương
8.16. KHU PHONG THANG, TÁN HÀN THANG, TÁO THẤP THANG, TÁN NHIỆT
THANG trong Y Học Cổ Phương
8.17. PHONG THẤP ĐƠN trong sách Y Học Cải Phương
9. BIỆN CHỨNG DƯỢC TRỊ
9.1. PHONG MẠNH
9.1.1. CHỦ CHỨNG
9.1.2. PHÂN TÍCH BỆNH LÝ
9.1.3. NGUYÊN TẮC THI TRỊ
9.1.4. DƯỢC TRỊ
9.2. HÀN MẠNH
9.2.1. CHỦ CHỨNG
9.2.2. PHÂN TÁCH BỆNH LÝ
9.2.3. NGUYÊN TẮC THI TRỊ
9.2.4. DƯỢC TRỊ
9.3. THẤP MẠNH
9.3.1. CHỦ CHỨNG,
9.3.2. PHÂN TÍCH BỆNH LÝ
9.3.3. NGUYÊN TẮC THI TRỊ
9.3.4. DƯỢC TRỊ
9.4. NHIỆT MẠNH
9.4.1. CHỦ CHỨNG
9.4.2. PHÂN TÍCH BỆNH LÝ
9.4.3. NGUYÊN TẮC THI TRỊ
9.4.4. DƯỢC TRỊ
9.5. TRONG LÒNG HỒI HỘP LO ÂU
9.5.1. CHỦ CHỨNG
9.5.2. PHÂN TÍCH BỆNH LÝ
9.5.3. NGUYÊN TẮC THI TRỊ
9.5.4. DƯỢC TRỊ
TheGioiEbook.com 11
PHẦN THỨ NHÌ
BIỆN CHỨNG và DƯỢC TRỊ
1. TRIỆU CHỨNG, PHƯƠNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TRONG SÁCH CỔ
Chứng phong thấp đã được nói đến trong bộ sách cổ nhất là Nội Kinh. Nội Kinh ra
đời trước Thiên Chúa. Người sau, học Nội Kinh, nghiên cứu rộng thêm, thu thái kinh
nghiệm, đưa ra phương pháp diều trị, mỗi thời một hoàn hảo hơn. Trong bài nghiên
cứu này, chỉ xin trình bầy những nghiên cứu có giá trị nhất để độc giả có cái nhìn
rộng hơn. Đa số những lý thuyết này nay chỉ còn dùng được một phần. Nhưng,
những nhà nghiên cứu hay những thầy vườn, đọc đâu dó, được một phần trong các
sách này, vội cho rằng đó là thuốc tiên, thuốc thánh, rồi khoe rằng gia truyền. Thực
là hủ lậu, thực là ngớ ngẩn. Một số nhà nghiên cứu Tây phương không biết chữ
Trung quốc, được một người dịch cho vài bộ sách cổ dưới đây, rồi cho rằng đó là bộ
sách toàn khoa Phong thấp.
Tuy chứng Phong thấp sớm tìm ra, nhưng phải đến thế kỷ thứ sáu, Tôn Tư Mạo mới
thực sự đặt thành cơ sở vững chắc:
– Nguyên do mắc bệnh (lý)
– Triệu chứng của bệnh (pháp)
– Phương thuốc điều trị (phương)
Kể ra có ít nhất vài trăm y gia để lại công trình, nhưng tôi chỉ trình bày mỗi thời một
công trình tiêu biểu nhất. Tuy nhiên những công trình này, ngày nay hầu như lỗi
thời.
1.1. Sách Thiên Kim Phương của Tôn Tư Mạo (581-682) đời Đường
1.1.1. Nhuyên nhân phát bệnh
Dương khí ít mà âm khí nhiều, làm cho thân mình hàn, lạnh. Người dương khí nhiều
mà âm khí ít thì sinh tý nhiệt,
1.1.2. Triệu chứng của bệnh
Chân như đi vào đôi giày lạnh, lúc nào cũng như ở trong nước. Gân cốt yếu, lạnh,
tâm phiền, nhức đầu, mồ hôi xuất, hơi thở ngắn, tinh thần hỗn loạn, da, thịt đau
nhức, khớp xương nóng sưng, không thể tự di chuyển được.
1.1.3. Thang thuốc điều trị
Độc hoạt kỳ sinh thang
Khương hoạt thang
Tiêu độc hợp thang
1.2. Sách Y Học Cổ Phương (thế kỷ thứ 11-12)
1.2.1. Nguyên nhân phát bệnh
Cơ thể suy nhược vì khí, huyết hư, do Tiên thiên hoặc Hậu thiên. Cư trú trong vùng
bùn lầy, gặp phong, hàn, thấp, nhiệt. phong, hàn, thấp cùng xâm nhập mới sinh
bệnh. Phong mạnh thì đau nhức không định, bởi phong là dương tà, "giỏi chạy" và
"hay biến", đó là Phong thấp chạy. Nếu hàn lãnh, thì đau tại một chỗ nhất định. Bởi
hàn la âm tà, vì vậy khi đau, gặp nóng giảm ngay, đó là Phong thấp lạnh. Nếu thấp
TheGioiEbook.com 12
mạnh, thì người nhiều nước, đi đứng nặng nề, cơ thể khớp xương đau ít, nhưng cảm
giác tê nhiều, đó là Phong thấp tê. Nếu như nhiệt mạnh thì là Phong thấp nhiệt.
1.2.2. Triệu chứng của bệnh
Toàn người đau nhức, các khớp xương đau nhức. Khi đau khi không. Phong thấp
chạy thường nhẹ, Phong thấp lạnh thường gây ra Phong thấp xương, Phong thấp tê
thường gây ra phù thủng. Bệnh lâu nhập tim thành Phong thấp tim, nhập phổi thành
suyễn.
1.2.2. Thang thuốc điều trị
Khu phong thang,
Tán hàn thang,
Táo thấp thang,
Tán nhiệt thang,
1.3. Sách Tam Nhân Phương của Trần Vưu Trạch (1174) đời Tống
1.3.1. Nguyên nhân phát bệnh
Phong, hàn, thấp, ba tạp khí đều xâm nhập, hợp lại là tý chứng. Tam khí làm bế tắc
kinh lạc, nhập vào kinh mạch, da thịt, lâu ngày không chữa trị nhập vào tim.
1.3.2. Triệu chứng của bệnh
Các khớp xương đau nhức, da sần sùi, bắp thịt tê đau ngâm ngẩm. Tứ chi chậm
chạp, chân tay, mình phù sưng. Trong lồng ngực khò khè có đờm, có phong.
1.3.3. Thang thuốc điều trị
Phòng phong thang,
Hoàng thị ngũ vật thang,
Hoàng thị tửu,
1.4. Sách Nho Môn Sự Tán của Lưu Hà Giản (1217 - 1221) đời Kim, Nguyên
1.4.1. Nguyên nhân phát bệnh
Chứng bệnh này phát tác đa số do mưa khí nặng nề, vào tháng 3, tháng 9 (Âm lịch),
đó là tháng Thái dương gặp thủy, cho nên cây cỏ khô, thủy hàn nhiều, hoặc ở vào
đất ẩm ướt, người lao lực tân khổ nhiều, bị cảm mạo mưa bão, ngủ ở chỗ ướt,
chứng phong thấp do đó nhập vào người.
1.4.2. Triệu chứng của bệnh
Các tà xâm nhập có thứ ít, có thứ nhiều, hoặc đau, hoặc không đau, hoặc gân cốt
không co duỗi được, hàn thì chạy nhiều, nhiệt thì chậm hoãn.
1.4.3. Thang thuốc điều trị
Phòng phong thang,
Thăng ma thang,
1.5. Sách Chứng Nhân Mạch Trị của Trần Cảnh Minh (1644) đời Minh
1.5.1. Nguyên nhân phát bệnh
Tý chứng là do nguyên khí không đầy đủ, sau khi bị bệnh, cơ thể hư nhược, làm việc
quá độ, đói khát, phong tà nhân đó xâm nhập. Hàn tý là do lao khí không đủ, vệ khí
TheGioiEbook.com 13
phía dương biểu không chắc chắn, bì mao không có khí luân lưu, hoặc bị trúng hàn,
mạo, mưa, sương, do vậy, phong, hàn tà nhập.
Thấp tý, làm tỳ bị ướt, thấp khí vào người, trúng phong, cảm mạo mưa thấp đọng lại
ở da thịt, hoặc gặp năm mà mưa, thấp nhiều, Nhiệt tý, do âm huyết bất túc, dương
khí vượng lên, nhiết quá thì sinh hàn, phong hàn từ ngoài nhập vào phong nhiệt từ
đó phát.
1.5.2. Triệu chứng của bệnh
Hành tý thì chạy, đọng lại, đau nhức, trên dưới, phải trái, chạy không ngừng. Hàn tý
thì đau đớn khổ sở, chân tay buốt nhức, gặp nhiệt thì giảm, gặp lạnh thì tăng. Nhiệt
tý thì cơ nhục nóng, lưỡi môi khô nóng, gân cốt đau không thể đụng vào được, trên
người cảm thấy như chuột chạy.
1.5.3. Thang thuốc điều trị
Đại tần gia thang,
Gia bì khương hoạt thang,
Tứ vị lưu cân thang,
Hổ tiềm hoàn,
1.6. Sách Chứng Trị Hối Bổ của Lý Dụng Túy (1687) đời Thanh
1.6.1. Nguyên nhân phát bệnh
Nguyên khí, tinh khí bên trong hư, tam khí xâm nhập, không biết cách làm tan đi, để
tam khí lưu trú tại kinh lạc, lâu ngày thành chứng tê thấp.
1.6.2. Triệu chứng của bệnh
Xương cử động khó khăn, huyết ngưng không lưu thông, co duỗi khó khăn, tứ chi
đau nhức, ngoài da như bị tê, quá hàn, hoặc nhiệt nặng thì suyễn, mửa, tâm phiền,
khí nghịch.
1.6.3. Thang thuốc điều trị
Hổ cốt tán,
Tục đoạn hoàn,
Phục linh thang,
1.7. Sách Y Tông Kim Giám của Ngô Khiêm (1742) đời Thanh
1.7.1. Nguyên nhân phát bệnh
Ba chứng Phong thấp nhân phong, hàn, thấp, năm chứng tê thấp gân, xương, mạch,
da, thịt ... lại bị tà nhập tạng phủ,
1.7.2. Triệu chứng của bệnh
Da bị tê, thịt, mạch, mầu sắc thay đổi, gân tê, xương đau...
1.7.3. Thang thuốc điều trị
Tăng vị ngũ thang,
Tam tý thang,
Ngoài ra, do ở ngoại cảm phong, hàn, thấp, tà xâm nhập toàn thân, tổn hại đến cơ
biểu, kinh lạc, khớp xương mà thành. Lại phải kể đến do ở :
– Hoàn cảnh khí hậu địa phương,
TheGioiEbook.com 14
– Sự dinh dưỡng,
Gây ra bệnh đau ở gân, xương, da, mạch, thịt, ngày xưa gọi là bệnh Phong thấp
chung cho tất cả. Những danh xưng đó, chẳng qua là tùy theo các y gia cổ. Nhưng
nguyên nhân và bệnh trạng thì vẫn giống nhau.
2. NGUYÊN DO PHÁT SINH
Chứng Phong thấp, phát sinh do tạp khí phong, hàn, thấp xâm nhập gây tổn hại cho
toàn thân. Ngoại tà nhập được là do hoàn cảnh sinh hoạt, khí hậu, cơ thể có khả
năng chống bệnh hay không?
2.1. HOÀN CẢNH SINH HOẠT : Thấp tà nhập
– Sinh sống trong vùng ao hồ, bùn lầy, hoặc sống trên mặt nước, dễ bị thấp tà nhập.
– Hoặc ăn uống không điều độ, tổn thương tỳ vị, vận hóa không đủ, sinh ra thủy
thấp ngưng lại ở trong, rồi thấp ở trong và ở ngoài cùng dẫn đến.
Nội Kinh nói :
"Ẩm thực, cư xứ, vị kỳ bệnh bản"
Nghĩa là ăn uống, nơi ở là gốc rễ của sự phát bệnh.
2.2. KHÍ HẬU THAY ĐỔI : Phong tà, Hàn tà nhập
– Khí hậu thay đổi, đêm lạnh, ngày nóng... vệkhí phía ngoài không thể chống đỡ nổi,
dễ bị hàn khí và phong lạnh xâm nhập gây bệnh.
Trương Tử Hòa nói :
"Bệnh tê thấp do 4 mùa mưa ấm, gặp tháng 3 tháng 9, là tháng Thái dương gặp
thủy cho nên cây cỏ khô héo, thủy hàn nhiều".
Đó là nói vì thời khí thay đổi mà sinh ra bệnh.
– Bởi vậy tại các nước Âu châu, các nước Bắc Mỹ, những vùng núi non khí hậu hàn
lãnh, thay đổi đột ngột nhiều, khiến cho cơ thể dễ sinh bệnh, các vùng này Phong
thấp phát sinh trầm trọng.
– Hoặc những người đang từ vùng nhiệt đới tới vùng ôn đới hoặc hàn đới, cơ thể
vốn quen với khí hậu nhiệt, nay gặp hàn khí, vệ khí không đủ giữ cơ thể nên dễ sinh
bệnh.
2.3. NGƯỜI YẾU DƯƠNG HƯ : Phong, Hàn, Thấp nhập
– Người yếu đuối, dương khí hư, vệ khí dương không đủ bảo vệ cơ thể, phong, hàn,
thấp tà xâm nhập.
Y Tông Kim Giám nói :
"Do nguyên khí, tinh khí bên trong trống rỗng, cho nên 3 khí tà phong, hàn, thấp
xâm nhập, không biết giải trừ đi, thì nó sẽ lưu trú tại kinh lạc, lâu ngày thành chứng
tê thấp".
Đây là nguyên do chủ yếu của chứng bệnh.
Nhiệt tý hình thành là do ngoại cảm phong, hàn, thấp tà ứ đọng lâu ngày hóa nhiệt,
hoặc phong thấp nhiệt tà từ ngoài xâm nhập, vào người mà cơ thể vốn có dương
thịnh, trong người vốn đã ôn nhiệt. Cho nên Y Học Cổ Phương nói :
TheGioiEbook.com 15
"... Tạng, phủ, kinh lạc, trước vốn đã tích nhiệt, sau còn bị phong, hàn, thấp ở ngoài
kinh nhập vào, nhiệt bị hàn làm ứ đọng lại, khí không thông được, lâu quá hàn hóa
nhiệt mà thành Phong thấp Nhiệt".
Chứng Phong thấp không khỏi, trị bệnh không đúng cách, hoặc lại bị cảm tà, nhiễm
trùng, từ cơ biểu nhập vào huyết mạch, do huyết mạch chạy vào tâm tạng. Cho nên
Nội Kinh đã nói:
"Ngũ tạng giai hữu hợp... mạch tý bất di, nội xá vu kỳ hợp dã". "Mạch tý bất di,
ngoại phục vu tà, nội xá vu tâm..."
2.4. BIỂU HÌNH NGUYÊN DO CHỨNG PHONG THẤP
2.4.1. Biểu hình huyết hư, không đủ sức chống bệnh, phong là dương tà,
thừa cơ nhập vào người.
2.4.2. Biểu hình thận dương hư, hàn là âm tà, thừa cơ nhập cơ thể.
2.4.3. Biểu hình tỳ dương hư, không đủ sức vab hóa thấp ra khỏi cơ thể.
Hoặc không đủ sức phòng vệ, ngoại thấp nhập cơ thể.
2.4.4. Biểu hình : Tỳ dương, thận dương hư, huyết hư. Ba tà khí phong,
hàn, thấp nhập cơ thế, thành chứng Phong thấp.
3. ĐẶC TÍNH CỦA CHỨNG PHONG THẤP
3.1. BỆNH PHÁT TOÀN THÂN : Diễn tiến
TheGioiEbook.com 16
Chứng Phong thấp thường thì các khớp xương tổn hại là nhân tố chính yếu. Bệnh
nhân trình diện thầy thuốc, với một vài khu đau nhức. Nhưng toàn thân cơ thể bị
bệnh, nơi đau là chỗ trầm trọng nhất mà thôi. Bệnh toàn thân đa số là lúc mới phát,
thường là biểu chứng.
Phát nhiệt, ác phong.
Ác hàn, tiếng nói nặng.
Toàn thân đau nhức.
Khớp xương sưng nóng đau.
Cổ hầu khô nóng.
Miệng đắng, khô hoặc trơn nhẵn.
Sau đó thường thấy các chứng trạng :
Tự nhiên mồ hôi xuất.
Người yếu không có lực.
Ăn vào đầy ứ.
Tiểu tiện bất lợi.
Sắc mặt trắng nhợt.
Tâm ủy, phiền táo.
Lồng ngực nghẹn khí.
Bệnh khi hoãn, khi phát.
Khỏi rồi lại phát.
3.2. KHỚP XƯƠNG TỔN THƯƠNG
Sau đó trị không đúng, hoặc không trị, tà khí nhập xương, có triệu chứng:
Khớp xương sưng đau hoặc nhức như dao cắt.
Co duỗi khó khăn hoặc không được.
Hoặc các khớp xương sưng đỏ.
Phát nhiệt, đau nhức.
Hoặc khớp xương chân tay đau, tại khu vực đau hàn, lạnh.
Xương biến dạng : Các ngón chân tay, cùi chỏ, đầu gối, vai, xương sống.
Thường thấy gót chân, đầu gối, cườm tay, cùi chỏ, bả vai, cần cổ bị nhiều nhất. Các
bộ phận khác thì ít. Bệnh có thể phát tác toàn thể các khớp xương hoặc một vài
khớp xương. Có thể bệnh nhân nay sưng khớp xương này, mai sưng khớp xương
khác, chân tay nặng nề, hoặc tê hoặc co rút, hoạt động không linh hoạt.
3.3. TÂM TẠNG BỊ TỔN THƯƠNG
Bệnh lâu, tà khí nhập tâm, phát sinh Tâm tý chứng:
Tự nhiên mồ hôi xuất dầm dề.
Hô hấp khó khăn.
Bệnh nhẹ thì khi lao lực chứng phát.
Bệnh nặng thì bất cứ lúc nào cũng phát được.
TheGioiEbook.com 17
Lồng ngực đau ngâm ngẩm hoặc đau thốn.
Phía bên trái của tim đau nặng hơn.
Bệnh nặng thì tim lớn.
Lồng ngực thường đau, tâm âm, tâm dương tổn thương.
Tâm khí bị hao tổn. Khi phát nhiệt, thì tâm ủy, phiền táo, hoặc lo sợ kinh hãi vô lý.
Mạch, nhịp tim không đều. Chứng này không trị thì sinh ra bệnh phù thủng do tim
hoặc tình trạng tâm khí thoát ra ngoài : Tâm lực suy yếu, Phong thấp tim.
3.4. THẤP KẾT LẠI (calcification)
Tại cùi chỏ, đầu gối, sau gáy, và khu vực trán thịt phù ra như mập, ít ngày sau biến
mất. Hiện tượng này thường xuất hiện sau những cơn đau nhức. Lâm sàn thường
thấy bệnh nhân sưng ở gót chân, đến độ không thấy xương mắt cá đâu. Phía cùi
chỏ, đầu gối tròn to lớn lên, nhất là sau cổ từ C5 đến D4 thường sưng lên như chiếc
bát úp vào. Bệnh lâu thì xương cốt biến dạng thay đổi kỳ lạ, hoặc mục nát.
3.5. BỆNH CHẨN NGOÀI DA
Phong thấp còn sinh ra chứng bệnh ngoài da, y học ngày nay gọi là Hoàn trạng hồng
ban, vết thấp chẩn sắc lợt ở giữa, xung quanh hồng mà sắc thâm, thường thấy ở
chân tay, bệnh xuất hiện ít tháng rồi mất, hoặc lâu ngày không biến đi, nay chỗ này,
mai chỗ khác. Sách Tố Vấn thiên Tứ thời nghịch lượng luận đã nói đến bệnh này gọi
là Bì tý ẩn chẩn tức là chứng tê thấp đã ẩn thấp chẩn.
Y Học Cổ Phương nói:
"Phong, hàn, thấp hợp lại mà ra chứng tê thấp. Chứng xuất ở da thì thành thấp
chẩn, khi hiện khi ẩn, khi ở chỗ này, khi chạy chỗ khác. Lâu ngày không chữa trị thì
chạy vào máu, thành chứng chung ẩn chẩn, thành mụn bọc, ấn vào không thấy đau”
3.6. CHÂN TAY RUN
Chân tay run, hoặc nhiều khi có những cử động không tự chủ được:
"... Bệnh mới phát không chữa trị, để lâu thì nhập gân, xương. Hoặc nhập vào địa
phận gan. Gan chủ cân, bởi vậy sinh ra chứng chân tay run rẽ, hoặc hoạt động
không tự chủ được như người điên loạn. Hoặc định làm cử chỉ này thì lại làm cử chỉ
khác ..." (Y Học Cổ Phương, chứng Phong thấp)
3.7. MẠCH VÀ LƯỠI CỦA CHỨNG PHONG THẤP
- Nếu Phong thấp mà Phong mạnh, mạnh hơn thì mạch Phù xác hoặc Phù khẩn.
Chất lưỡi lợt, bợn lưỡi trắng hoặc vàng.
- Nếu Phong thấp mà Hàn mạnh thì mạch Trầm khẩn hoặc Trầm trì. Chất lưỡi lợt
hoặc xanh, bợn lưỡi trắng hoặc trắng dầy.
- Nếu Phong thấp mà thấp mạnh thì mạch Nhu hoặc Hoạt. Chất lưỡi lợt, bợn lưỡi
trắng hoạt hoặc trắng trơn.
- Nếu Phong thấp mà nhiệtø mạnh thì mạch Phù xác hoặc Sác khẩn. Bợn lưỡi vàng,
trơn hoặc vàng khô, hoặc vàng dầy.
- Nếu Phong thấp xâm nhập tổn thương tới tim thì mạch đa số Thoát tật hoặc Kết
đai hoặc Trì hư. Bợn lưỡi trắng hoặc vàng, hoặc ít bợn lưỡi chất lưỡi hồng có vằn
hoặc tím hoặc có ố điểm. Bộ phận lưỡi dầy, lớn, sắc trắng lợt.
4. CHỨNG PHONG THẤP THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
TheGioiEbook.com 18
Chứng Phong thấp y học hiện
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Dieu tri benh Phong thap bang y hoc A Chau.pdf