Điều trị bệnh đột quỵ theo đông y

Mặc dù ngày nay trên tòan thế giới có sự cố gắng đưa bênh nhân đột qụy

đến bệnh viện sớm, nhưng thực tế chỉ một phần nhỏ bệnh nhân đến bệnh viện

đúng lúc. Theo thống kê, 1/3 bệnh nhân đột qụy chết, 1/3 tàn phế nặng và 1/3 còn

lại bị di chứng ít.

Sau khi qua khỏi giai đọan cấp cứu, bệnh nhân đột qụy tiếp tục điều trị tại

các cơ sở phục hồi chức năng của Y học hiện đại và Y học cổ truyền.

Viện Y Dược Học Dân Tộc là một trong những địa chỉ chăm sóc và điều trị

bệnh nhân sau đột qụy.

pdf8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1486 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Điều trị bệnh đột quỵ theo đông y, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘT QUỴ THEO ĐÔNG Y SAU GIAI ĐỌAN CẤP CỨU CÁC BÊNH NHÂN ĐỘT QỤY TIẾP TỤC ĐIỀU TRỊ TẠI ĐÂU Mặc dù ngày nay trên tòan thế giới có sự cố gắng đưa bênh nhân đột qụy đến bệnh viện sớm, nhưng thực tế chỉ một phần nhỏ bệnh nhân đến bệnh viện đúng lúc. Theo thống kê, 1/3 bệnh nhân đột qụy chết, 1/3 tàn phế nặng và 1/3 còn lại bị di chứng ít. Sau khi qua khỏi giai đọan cấp cứu, bệnh nhân đột qụy tiếp tục điều trị tại các cơ sở phục hồi chức năng của Y học hiện đại và Y học cổ truyền. Viện Y Dược Học Dân Tộc là một trong những địa chỉ chăm sóc và điều trị bệnh nhân sau đột qụy. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ DI CHỨNG SAU ĐỘT QỤY TẠI VIỆN YDHDT Đa số bệnh nhân đến điều trị tại Viện YDHDT ở giai đọan hồi phục và giai đoạn di chứng. Nguyên tắc điều trị: · Điều trị toàn diện bằng phương pháp kết hợp YHHĐ và YHCT nhằm đảm bảo cho bệnh nhân hồi phục sớm và tốt nhất. · Điều trị các bệnh lý đi kèm( THA, ĐTĐ týp 2, TMCT, RLLipid) · Điều trị và dự phòng biến chứng: rối loạn chức năng bàng quang - nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm phế quản phổi, loét do tỳ đè, tắc tĩnh mạch sâu, tắc động mạch phổi. · Điều trị phòng ngừa TBMMN tái phát: dự phòng cấp 2. Phương pháp điều trị: · Thuốc: Kết hợp tân dược và đông dược hợp lý trong điều trị THA, ĐTĐ típ 2, TMCT, RL lipid, tình trạng nhiễm trùng… · Châm cứu · Tập vận động · Thay đổi lối sống PHÒNG NGỪA ĐỘT QỤY NHƯ THẾ NÀO Đột qụy là một bệnh có tỷ lệ mắc bệnh cao, tỷ lệ tàn phế cao và tỷ lệ tái phát cũng rất cao. Chiến lược tốt nhất để hạ tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng vẫn là phòng bệnh. Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới, đột qụy là bệnh có khả năng dự phòng tốt bằng lọai bỏ và điều trị các yếu tố nguy cơ. Điều trị dự phòng cấp 1 Khi chưa bị TBMMN giữ không để xảy ra TBMMN - Người không có yếu tố nguy cơ chủ yếu thay đổi lối sống, sống một cuộc sống lành mạnh về tinh thần và vật chất, từ bỏ các tập quán xầu độc hại, thuốc lá, rượu, chế độ ăn điều độ ,hợp vệ sinh, tập luyện thể dục, tránh stress … Các yếu tố nguy cơ gây TBMMN Nhóm không thay đổi được: Tuổi, giới, chủng tộc, di truyền. Nhóm có thể thay đổi được: - THA được coi là nguy cơ hàng đầu trong cơ chế bệnh sinh của TBMMN. THA lâu dài gây tổn thương thành mạch, hình thành các mảng sơ vữa, tạo huyêt khối tắc mạch, tạo các phình mạch nhỏ trong não, dễ gây trạng thái nhồi máu ổ khuyết, chảy máu não và các rối lọan khác. THA tâm thu, tâm trương hay cả tâm thu lẫn tâm trương là yếu tố nguy cơ độc lập gây ra tất cả các lọai TBMMN. - Các bệnh lý tim như hẹp hai lá và hoặc rung nhĩ do cấp tim… là yếu tố nguy cơ quan trọng sinh TBMMN thể nhồi máu não ở các nước đang phát triển - RL lipid máu: khi cholesterol LDL tăng 10% thì nguy cơ tim mạch tăng 20% không qua sơ vữa động mạch. Giảm cholesterol HDL cũng làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch trong đó có TBMMN. - Béo phì: nhất là béo trung tâm là một yếu tố nguy cơ không trực tiếp gây TBMMN mà có lẽ thông qua các bệnh tim mạch. Có sự liên quan rất rõ rệt giữa béo phì, THA và sự đề kháng insulin. - Kháng insulin: có thể là một yếu tố nguy cơ nổi bật trong TBMMN. Những thuốc mới làm giảm kháng insulin có thể đóng vai trò trong phòng ngừa TBMMN. - ĐTĐ ở các nước châu âu và Bắc mỹ các nghiên cứu đều đã chứng minh ĐTĐ là yếu tố gây ra các thể TBMMN - Thuốc lá; làm biến đổi nồng độ lipid mà quan trọng là làm giảm yếu tố bảo vệ HDL, ngòai ra còn làmtăng fibrinogen, tăng tính đông máu, độ nhớt máu, tăng kết dính tiểu cầu…. - Rượu: tần suất THA và nguy cơ chảy máu não tăng lên với sự gia tăng uống rượu. - Thuốc ngừa thai: có nồng độ estrogen cao gây nguycơ TBMMN giống như khi có thai. Dùng thuốc tránh thai khi có THA, hoặc hút thuốc lá sẽ làm tăng tỷ lệ TBMMN và bệnh mạch vành. - - Họat động thể lực: ít vân động thể lực làm tăng nguy cơ TBMMN cho cả hai giới và không phân biệt chủng tộc. - Tăng acid uric máu lên đến 7mg% thì nguy cơ TBMMN do vữa xơ động mạch tăng lên gấp đôi. Acid uric làm ổn định sự ngưng tập tiểu cầu và xu hướng làm tăng chứng huyết khối. - Một số yếu tố khác: tăng fibrinogen, tăng homocystein, tăng ngưng tập tiểu cầu.Viêm nhiễmdo Chlamydia pneumoniae, Helicobacter pylory gây TBMMN thông qua xơ vữa động mạch. - Cơn thoáng thiếu máu não: Chiếm 30% trong tổng số bệnh nhân mắc TBMMN. Có ý nghĩa báo động sẽ xảy ra TBMMN hình thành ở một thời điểm bất kỳ Điều trị dự phòng cấp 2 Ap dụng khi phòng bệnh cấp 1 đã thất bại. Phòng bệnh cấp 2 không để tái phát TBMMN. Sau khi bị TBMMN lần đầu, tái phát xẩy ra 5% các ngày đầu, 10% trong ba tháng đầu, 30-40% trong vòng 5 năm, vậy phòng bệnh cấp 2 cần tiến hành sớm sau tuần đầu song song điều trị giai đọan cấp. Hầu hết các biện pháp dùng trong dự phòng cấp 1 cũng dùng trong dự phòng cấp 2, nhấn mạnh 6 chỉ tiêu cần theo dõi: - HA: khuyên dùng kết hợp Perindopril 4mg/ngày với Indapamid 2.5mg/ngày. Giảm nguy cơ TBMMN tòan bộ 28% trong 5 năm - Hút thuốc: Nghiện thuốc nguy cơ nhồi máu não tăng gấp đôi, cai thuốc giảm tỷ lệ mắc TBMMN 50% - Rung nhĩ: làm tăng nguy cơ TBMMN gấp 6 lần, Warfarin tốt trong dự phòng huyết khối tắc mạch do rung nhĩ, giảm nguy cơ TBMMN 68% - ĐTĐ: cần điều trị đạt đường huyết bình thường, HbA1 c < 7% - Cholesterol: Statin giảm nguy cơ TBMMN 31 – 73% - Hẹp động mạch cảnh: phẫu thuật khai thông động mạch cảnh nếu có hẹp tắc. - Các thuốc chống kết tập tiểu cầu: làm giảm quá trình hình thành cục máu đông vì vậy giúp ngăn chặn TBMMN. - Thay đổi lối sống: · giữ trọng lượng cơ thể trong giới hạn · ăn không quá mặn( 6gNaCl hoặc 2.4gNa/ngày), ăn nhiều rau, trái cây, giảm chất béo. · hạn chế rượu · ngưng hút thuốc · thể dục nhẹ thường xuyên · Nếu dùng thuốc tránh thai cần thông báo với bác sĩ để theo dõi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdieu_tri_benh_dot_quy_theo_dong_y_1026.pdf
Tài liệu liên quan