Điều khiển MSComm

RS232 là một chuẩn giao tiếp nối tiếp dùng định dạng không đồng bộ, kết nối nhiều

nhất là với 2 thiết bị, chiều dài kết nối lớn nhất cho phép để đảm bảo dữ liệu là 50 – 100 feet

( 12.7 đến 25.4 m), tốc độ 20kBít/s đôi khi là tốc độ 115 k Bít/s với một số thiết bị đặc biệt.

Để biết được các tham số của chuẩn giao tiếp RS232 trong hệ điều hành của bạn như thế

nảo thì bạn kích phải chuột vào biểu tượng My Computer , chọn Properties, chọn Tab

HardWare chọn Device Manager sẽ có một tree hiện ra. Bạn chọn Port( Com & LPT), kích

chuột phải vào Communication Port( COM1). Chuyển sang tab Port Setting sẽ thấy được

các tham số mà chúng ta cần thiết lập bao gồm tần số bus, Data Bits, Parity Bits, Stop Bits,

Handshaking,.

pdf78 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Điều khiển MSComm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người báo cáo:  Ngô Hải Bắc  Tài liệu:  TUT01.03  Ngày:  10/01/06  Trang:  1/78  Tutorial no 01.02  Gửi đến:  Đoàn Hiệp, Doãn Minh Đăng, Huỳnh Châu Thuận   picvietnam@googlegroups.com Nội dung:  Lập trình giao tiếp máy tính qua cổng RS232..    MICROSOFT WORD Tóm tắt:  Vấn giao tiếp giữa PC và vi điều khiển rất quan trong trong các ứng dụng điều khiển, đo lường,..  trong thực tế.   Do đó tôi xin giới thiệu cho các bạn viết chương trình trên PC dùng MSComm. Tôi xin đưa ra một  số vấn đề như sau:   ‐ Giới thiệu chuẩn giao tiếp  RS232  và  điều khiển Active X Microsoft Communication 6.0(  MSComm): cách tính chất và cách thiết lập tham số tối ưu cho điều khiển.  ‐ Lập trình ứng dụng giao tiếp trên cơ sở sử dụng phần mềm Visual C++ trong bộ công cụ Visual ‐  Studio 6.0 của Microsft:  + Thiết kế giao diện chương trình.  + Viết mã cho chương trình.  1. Điều khiển MSComm  1.1. Chuẩn giao tiếp RS232  RS232 là một chuẩn giao tiếp nối tiếp dùng định dạng không đồng bộ, kết nối nhiều  nhất là với 2 thiết bị, chiều dài kết nối lớn nhất cho phép để đảm bảo dữ liệu là 50 – 100 feet  ( 12.7 đến 25.4 m), tốc độ 20kBít/s đôi khi là tốc độ 115 k Bít/s với một số thiết bị đặc biệt.   Để biết được các tham số của chuẩn giao tiếp RS232 trong hệ điều hành của bạn như thế  nảo thì bạn kích phải chuột vào biểu tượng My Computer , chọn Properties, chọn Tab  HardWare chọn Device Manager sẽ có một tree hiện ra. Bạn chọn Port( Com & LPT), kích  chuột phải vào Communication Port( COM1). Chuyển sang tab Port Setting sẽ thấy được  các tham số mà chúng ta cần thiết lập bao gồm tần số bus, Data Bits, Parity Bits, Stop Bits,  Handshaking,..   Người báo cáo:  Ngô Hải Bắc  Tài liệu:  TUT01.03  Ngày:  10/01/06  Trang:  2/78  Hình 1.1: Chọn My Computer ‐> Properties  Hình 1.2: Chọn Device Manager  Người báo cáo:  Ngô Hải Bắc  Tài liệu:  TUT01.03  Ngày:  10/01/06  Trang:  3/78  Hình 1.3: Chọn Properties của Communication Port( COM1)  Hình 1.4: Chọn thẻ Port Setting để biết tham số   Đó chính là lí do tại sao tôi lại chọn các tham số đưa vào trong các ComboBox như ở  dưới chương trình này.  Người báo cáo:  Ngô Hải Bắc  Tài liệu:  TUT01.03  Ngày:  10/01/06  Trang:  4/78  1.2. Các thuộc tính của MSComm  MSComm là một điều khiển ActiveX dùng trong truyền thông nối tiếp. Các tính chất  của điều khiển này được dùng để thiết lập giao tiếp với các thiết bị ngoại vi qua cổng  RS232. Do đó tôi xin giới thiệu với các bạn điều khiển này trong Visual Basic vì cách gọi  thuộc tính đơn giản của VB. Từ đó sẽ lấy làm cơ sở để lập trình trên Visual C++.  1.2.1. Điều khiển MSComm trong Visual Basic  Tất cả các tính chất này bạn có thể tìm tại thư viện MSDN July 2001 theo đường dẫn  như sau ở tab contents:  MSDN Library ‐  July 2001 / Visual Tools and Languages/ Visual Studio 6.0  Documentation / Visual Basic Documentation / Reference/  Control Reference / ActiveX  Control/ MSComm Control  Các tính chất của MSComm được sắp xếp theo chức năng:   Thiết lập tham số cho cổng:   + CommID: trả lại handles đồng nhất tới thiết bị truyền thông, có kiểu Long. Tính chất  này không có lúc thiết kế mà chỉ có khi thi hành, thuộc tính này là ReadOnly.   + CommPort: dạng object.CommPort = value. Value là chỉ số của cổng Com có giá trị từ  1 ‐> 16 và mặc định có giá trị =1. Các bạn cần phải thiết lập thông số này trước khi mở cổng.  Sẽ có lỗi error 68 (Device unavailable) nếu như không mở được cổng này.   + InBuferSize: thiết lập hoặc trả lại kích thước của bộ đệm nhận, tính = byte. Mặc định  là 1024 byte. Các bạn không được nhầm lẫn với đặc tính InBufferCount là số byte đang  chờ trong bộ đệm nhận.  + InputLen : object.InputLen [ = value ] thiết lập hoặc trả lại số  byte mỗi lần thuộc tính  Input đọc trong bộ đệm nhận. Mặc định giá trị Value=0 tức là thuộc tính Input sẽ đọc hết  nội dung của bộ đệm nhận khi thuộc tính này được gọi. Nếu số kí tự trong bộ đệm nhận  không = InputLen thì thuộc tính Input sẽ trả lại kí tự rỗng “”. Ví thế bạn cần phải chọn  cách kiểm tra InBufferCount để chắc chắn số kí tự yêu cầu đã có đủ trước khi dùng lệnh  .Input. Tính chất này rất là có ích khi đọc dữ liệu một máy mà dữ liệu ra được định dạng  bằng các khối có kích thước cố định.   + InputMode: object.InputMode [ = value ] .   Value = 0 hay = comInputModeText dữ liệu nhận được dạng văn bản kiểu kí tự theo  chuẩn ANSI. Dữ liệu nhận được sẽ là một sâu.         Value=1 hay = comInputModeBinary dùng nhận mọi kiểu dữ liệu như kí tự điều khiển  nhúng, kí tự NULL,.. Giá trị nhận được từ Input sẽ là một mảng kiểu Byte.  + NullDiscard: object.NullDiscard [ = value ] tính chất này quyết định kí tự trống có  được truyền từ cổng đến bộ đệm nhận hay không. Nếu value= True kí tự này không được  Người báo cáo:  Ngô Hải Bắc  Tài liệu:  TUT01.03  Ngày:  10/01/06  Trang:  5/78  truyền. value = false kí tự trống sẽ được truyền. Kí tự trống được định nghía theo chuẩn  ASCII là kí tự 0 – chr$(0).  + OutBuferSize: giống như InBuferSize, mặc định là 512.   + ParityReplace: thiết lập và trả lại kí tự thay thế  kí tự không đúng trong lỗi giống  nhau.  + PortOpen: thiết lập và trả lại tính trạng của cổng(đóng hoặc mở).   object.PortOpen [ = value ]. value = true cổng mở. value =false cổng đóng và xóa toàn  bộ dữ liệu trong bộ đệm nhận và truyền. Cần phải thiết lập thuộc tính CommPort đúng với  tên của cổng trước khi mở cổng giao tiếp. Thêm vào đó, cổng giao tiếp của thiết bị của bạn  phải hỗ trợ giá trị trong thuộc tính Setting thì thiết bị của bạn mới hoạt động đúng, còn  không thì nó sẽ hoạt động rất dở hơi nếu không nói là nó chạy không tốt. Đường DTR và  RTS luôn giữ lại trạng thái của cổng.   + RthresHold: object.Rthreshold [ = value ] value kiểu số nguyên. Thiết lập số kí tự  nhận được trước khi gây lên sự kiện comEvReceive. Mặc định = 0 tức là không có sự kiện  OnComm khi nhận được dữ liệu. Thiết lập = 1 tức là sự kiện OnComm xảy ra khi bất kì kí  tự nào được chuyển đến bộ đệm nhận.  + Settings: object.Settings [ = value ] thiết lập hoặc trả lại các thông số tần số baud, bít  dữ liệu, bít chẵn lẻ, bít stop. Nếu Value không có giá trị khi mở sẽ gây ra lỗi 380 (Invalid  property value).   + SThreshold: thiết lập và và trả lại số kí tự nhỏ nhất được cho phép trong bộ đệm gửi  để xảy ra sự kiện OnComm = comEvSend . Theo mặc định giá trị này = 0 tức là khi truyền  sẽ không gây ra sự kiện OnComm. Nếu thiết lập thông số này =1 thì sự kiện OnComm xảy  ra khi bộ đệm truyền rỗng. Sự kiện OnComm = comEvSend chỉ xảy ra khi mà số kí tự  trong bộ đệm truyền nhỏ hơn hoặc = Sthreshold. Nếu số kí tự trong bộ đệm này luôn lớn  hơn Sthreshold thì sự kiện này không thể xảy ra.  Truyền nhận dữ liệu:   + CommEvent: trả lại phần lớn sự kiện giao tiếp hoặc có lỗi. CommEvent xảy ra khi có  lỗi hoặc khi xảy ra sự kiện nào đó. Sau đây là một số hằng số lỗi:   Sự kiện  Giá trị  Miêu tả sự kiện  comEventBreak  1001  Xảy ra khi nhận được một tín hiệu Break.  comEventFrame  1004  Lỗi hệ thống. Phần cứng phát hiện ra một lỗi hệ thống  comEventOverrun  1006  Xảy ra khi cổng tự tràn( Overrun). Một kí tự không được  đọc từ phần cứng trước khi kí tự tiếp theo tới và do đó kí tự  này bị mất.  Người báo cáo:  Ngô Hải Bắc  Tài liệu:  TUT01.03  Ngày:  10/01/06  Trang:  6/78  comEventRxOver  1008  Xảy ra khi bộ đệm nhận bị tràn. Không có đủ chỗ cho dữ  liệu trong bộ đệm nhận.  comEventRxParity  1009  Lỗi Parity. Phần cứng phát hiện ra một lỗi Parity.  comEventTxFull  1010  xảy ra khi bộ đệm truyền bị đầy. Bộ đệm truyền bị đầy  trong khi ghi dữ liệu lớn vào bộ đệm  comEventDCB  1011  Một lỗi không mong muốn khi đang khôi phục lại khỗi  điều khiển thiết bị( DCB – Device Control Block)  cho cổng  Một số sự kiện :   Sự kiện  Giá trị  Miêu tả sự kiện  comEvSend  1  Xảy ra khi số kí tự trong bộ đệm truyền nhỏ hơn giá trị  SthresHold.  comEvReceive  2  Xảy ra khi bộ đệm nhận được số kí tự bằng giá trị  RthresHold. Sự kiện này được tạo ra liên tục cho tới khi bạn  dùng thuộc tính Input để  lấy hết dữ liệu từ trong bộ đệm  nhận.  RcomEvCTS  3  Xảy ra khi có  thay đổi trong đường CTS( Clear To Send)  comEvDSR  4  Xảy ra khi  thay đổi trong đường DSR( Data Set Ready). Sự  kiện này chỉ xảy ra khi đường DSR thay đổi từ 1 ‐> 0.  comEvCD  5  Xảy ra khi có thay đổi trong đường CD( Carrier Detect)  comEvRing  6  Phát hiện chuông (Ring).Một số UART không hỗ trợ sự  kiện này.  comEvEOF  7  Xảy ra khi nhận được kí tự kết thúc file ( kí tự 26 trong  bảng mã ASCII)   + EOFEnable : object.EOFEnable [ = value ] quyết định các hành động nếu MSComm  tìm thấy kí tự kết thúc file. Nếu value=true khi tìm thấy kí tự kết thúc file thì sẽ gây lên sự  kiện comEvEOF trong OnCommEvent. Nếu value= false thì sẽ không gây lên sự kiện này.  Người báo cáo:  Ngô Hải Bắc  Tài liệu:  TUT01.03  Ngày:  10/01/06  Trang:  7/78  + InBufferCout: trả lại số kí tự đang có trong bộ đệm nhận Bạn có thể xoá bộ đệm nhận  bằng cách đặt thuộc tính này =0 . Không nhầm với thuộc tính InBufferSize là tổng kích  thước của bộ đệm nhận.  + Input: nhận và xoá dữ liệu trong bộ đệm nhận.  Nếu InputMode là comInputModeText  thì giá trị trả về sẽ là một xâu tức có kiểu  String , dữ liệu dạng text trong một biến kiểu Variant. Nếu InputMode =  comInputModeBinary thì thuộc tính này sẽ trả lại dữ liệu dạng nhị phân dưới dạng một  mảng kiểu byte trong một biến Variant.  + OutBufferCount: trả lại số kí tự trong bộ đệm truyền.  + Output: ghi dữ liệu vào bộ đệm truyền. có thể truyền kiểu text hoặc kiểu nhị phân.  Nếu truyền bằng kiểu text thì cho một biến Variant = kiểu String, nếu truyền kiểu nhị phân  thì cho cho Output= variant = một mảng kiểu Byte.  Bắt tay( handshaking):   + Break : thiết lập hoặc xoá tín hiệu. object.Break [ = value] value = true hoặc false. Khi  set value= true thì thông số Break này sẽ gửi một tín hiệu break. Tín hiệu break trì hoàn  việc truyền dữ liệu và đưa đường truyền vào trạng thái break tới khi mà value = false.  + CDHolding: quết định xem sự truyền này đến đâu bằng cách truy vấn đường CD(  Carrier Detect). Carrier Detect là tín hiệu gửi từ modem tới máy tính kết nối với nó thống  báo rằng nó đang online. Nếu giá trị = true thì nó đường CD đang ở mức cao, nếu = false  thì đường dây này đang ở mức thấp. Tính chất này không có trong lúc thiết kế chỉ có trong  khi chạy chương trình.Carrier Detect được biết như là Receive Line Signal Detect (RLSD).  + CTSHolding: quết định khi nào bạn gửi dữ liệu bằng cách truy vấn trạng thái đường  Clear To Send (CTS). Thông thường tín hiệu CTS được gửi từ modem tới máy tính kết nối  với nó để báo rằng đang quá trình truyền dữ liệu. Thuộc tính Readonly chỉ xuất hiện khi  chạy chương trình. Đường Clear To Send dùng trong RTS/CTS (Request To Send/Clear To  Send) bắt tay phần cứng. CTSHolding cho bạn một cách để tự tay dò đường Clear To Send  nếu bạn cần biết trạng thái của nó.   + DSRHolding: biết trạng thái của đường Data Set Ready (DSR). Tín hiệu Data Set  Ready truyền từ modem tới máy tính nối với nó để thông báo rằng modem đã sẵn sàng  hoạt động. Tính chất này dùng khi viết Data Set Ready/Data Terminal Ready handshaking  routine cho máy Data Terminal Equipment (DTE)‐ máy trang bị đầu cuối dữ liệu.  + DTREnable: tính chất này quyết định khi nào cho phép đường Data Terminal Ready  (DTR) trong truyền thông. Tín hiệu DTR gửi từ máy tính tới modem đẻ báo rằng máy tính  sẵn sàng là nơi nhận dữ liệu. Khi DTREnable = true thì đường Data Terminal Ready set lên  cao khi cổng mở, và thấp khi cổng đóng. Nếu DTREnable = false thì đường đó luôn mức  thấp. Trong phần lớn trường hợp set đường Data Terminal Ready thành thấp để hang up  telephone.   Người báo cáo:  Ngô Hải Bắc  Tài liệu:  TUT01.03  Ngày:  10/01/06  Trang:  8/78  + Handshaking: thiết lập và trả lại giao thức bắt tay phần cứng. object.Handshaking [ =  value ].  Các giá trị của value:   comNone     0  (Mặc định) Không bắt tay  comXOnXOff  1  Bắt tay XON/XOFF  comRTS     2  Bắt tay RTS/CTS (Request To Send/Clear To Send)   comRTSXOnXOff  3  Dùng cả bắt tay Request To Send and XON/XOFF     Handshaking chỉ là giao thức truyền thông nội tại quyết định bởi dữ liệu nào được  truyền từ cổng phần cứng tới bộ đệm nhận. Khi kí tự của dữ liệu tới cổng nối tiếp, thiết bị  truyền thông sẽ chuyển nó vào trong bộ đệm nhận và chương trình của bạn có thể đọc  chúng. Nếu không có bộ đệm dữ liệu hoặc chương trình của bạn cần đọc kí tự trực tiếp từ  phần cứng , bạn có thể mất dữ liệu bởi vì kí tự từ phần cứng đến rất nhanh. Giao thức  Handshaking đảm bảo dữ liệu không bị mất, khi dữ liệu đến cổng quá nhanh thì thiết bị  truyền thông sẽ chuyển dữ liệu vào trong bộ đệm nhận.   + RTSEnable: quết định khi nào cho phép đường Request To Send (RTS), Tín hiệu RTS  từ máy tính tới modem để yêu cầu được tryền dữ liệu. Khi RTSEnable = true thì đường  RTS mức cao khi cổng mở, tích mức thấp khi cổng đóng. Và hiển nhiên khi RTSEnable thì  đường RTS luôn mức thấp.RTS dùng trong RTS/CTS hardware handshaking. RTSEnable  cho phép bạn dò đường RTS khi cần biết tình trạng của đường này.          Các tính chất trên không có lúc thiết kế giao diện mà chỉ có lúc chạy chương trình (  dùng trong viết code).  1.1.2. Điều khiển MSComm trong Visual C++         Trên đây là các tham số của điều khiển MSComm trong VB.   Trong Visual C++ , mỗi một điều khiển được định nghĩa trong một lớp riêng. Và  MSComm cũng không phải là ngoại lệ.   Với các tham số ở trên các bạn hoàn toàn có thể áp dụng rất là tốt cho lập trình với  VC++ bởi lẽ các tham số này bạn có thể lấy giá trị hoặc thiết lập tham số cho chúng tương  ứng bằng các hàm thành viên cửa lớp như Get_thuộctính hoặc Set_thuộctính.  Ví dụ, bạn muốn thiết lập dùng cổng COM1 chẳng hạn thì dùng thuộc tính CommPort  ở trên và chỉ thêm tiền tố Set_ nếu muốn thiết lập và Get_  nếu muốn lấy giá trị này.  Sau đây là lớp MSComm là một lớp kế thừa từ lớp cở sở CWnd, các bạn có thể tham  khảo. Các bạn chú ý về các kiều dữ liệu cửa các tham số và giá trị trả về của các hàm. Việc  Người báo cáo:  Ngô Hải Bắc  Tài liệu:  TUT01.03  Ngày:  10/01/06  Trang:  9/78  chuyển đổi giữa các kiểu dữ liệu này các bạn có thể tham khảo tại  thư viện MSDN  Microsoft July 2001 bằng cách Search  Key Word: chính là các từ khoá chỉnh là các kiểu dữ liệu đó.( như CString,…)  class CMSComm : public CWnd  {  protected:    DECLARE_DYNCREATE(CMSComm)  public:    CLSID const& GetClsid()    {      static CLSID const clsid      = { 0x648a5600, 0x2c6e, 0x101b, { 0x82, 0xb6, 0x0, 0x0, 0x0, 0x0, 0x0, 0x14 } };      return clsid;    }    virtual BOOL Create(LPCTSTR lpszClassName,      LPCTSTR lpszWindowName, DWORD dwStyle,      const RECT& rect,      CWnd* pParentWnd, UINT nID,      CCreateContext* pContext = NULL)    { return CreateControl(GetClsid(), lpszWindowName, dwStyle, rect, pParentWnd, nID);  }      BOOL Create(LPCTSTR lpszWindowName, DWORD dwStyle,      const RECT& rect, CWnd* pParentWnd, UINT nID,      CFile* pPersist = NULL, BOOL bStorage = FALSE,      BSTR bstrLicKey = NULL)    { return CreateControl(GetClsid(), lpszWindowName, dwStyle, rect, pParentWnd, nID,      pPersist, bStorage, bstrLicKey); }  // Attributes  public:  // Các phép toán  public:    void SetCDHolding(BOOL bNewValue);    BOOL GetCDHolding();    void SetCommID(long nNewValue);    long GetCommID();  Người báo cáo:  Ngô Hải Bắc  Tài liệu:  TUT01.03  Ngày:  10/01/06  Trang:  10/78    void SetCommPort(short nNewValue);    short GetCommPort();    void SetCTSHolding(BOOL bNewValue);    BOOL GetCTSHolding();    void SetDSRHolding(BOOL bNewValue);    BOOL GetDSRHolding();    void SetDTREnable(BOOL bNewValue);    BOOL GetDTREnable();    void SetHandshaking(long nNewValue);    long GetHandshaking();    void SetInBufferSize(short nNewValue);    short GetInBufferSize();    void SetInBufferCount(short nNewValue);    short GetInBufferCount();    void SetBreak(BOOL bNewValue);    BOOL GetBreak();    void SetInputLen(short nNewValue);    short GetInputLen();    void SetNullDiscard(BOOL bNewValue);    BOOL GetNullDiscard();    void SetOutBufferSize(short nNewValue);    short GetOutBufferSize();    void SetOutBufferCount(short nNewValue);    short GetOutBufferCount();    void SetParityReplace(LPCTSTR lpszNewValue);    CString GetParityReplace();    void SetPortOpen(BOOL bNewValue);    BOOL GetPortOpen();    void SetRThreshold(short nNewValue);    short GetRThreshold();    void SetRTSEnable(BOOL bNewValue);    BOOL GetRTSEnable();    void SetSettings(LPCTSTR lpszNewValue);    CString GetSettings();    void SetSThreshold(short nNewValue);    short GetSThreshold();    void SetOutput(const VARIANT& newValue);    VARIANT GetOutput();    void SetInput(const VARIANT& newValue);  Người báo cáo:  Ngô Hải Bắc  Tài liệu:  TUT01.03  Ngày:  10/01/06  Trang:  11/78    VARIANT GetInput();    void SetCommEvent(short nNewValue);    short GetCommEvent();    void SetEOFEnable(BOOL bNewValue);    BOOL GetEOFEnable();    void SetInputMode(long nNewValue);    long GetInputMode();  };  Các bạn xem kĩ các hàm, các phép toán trên có thể  thấy là kiểu dữ liệu dùng làm tham  số cho hàm hay giá trị trả về của các hàm hầu hết là các kiểu dữ liệu cơ bản như BOOL,  short,.. Chỉ đặc biết là có kiểu dữ liệu VARIANT.  VARIANT là một cấu trúc mà dữ liệu nó chứa là một kiểu union được định nghĩa như  sau:  typedef struct FARSTRUCT tagVARIANT VARIANT; typedef struct FARSTRUCT tagVARIANT VARIANTARG; typedef struct tagVARIANT { VARTYPE vt; unsigned short wReserved1; unsigned short wReserved2; unsigned short wReserved3; union { Byte bVal; Short iVal; long lVal; float fltVal; double dblVal; VARIANT_BOOL boolVal; SCODE scode; CY cyVal; DATE date; BSTR bstrVal; DECIMAL FAR* pdecVal IUnknown FAR* punkVal; IDispatch FAR* pdispVal; SAFEARRAY FAR* parray; Byte FAR* pbVal; short FAR* piVal; long FAR* plVal; float FAR* pfltVal; double FAR* pdblVal; VARIANT_BOOL FAR* pboolVal; SCODE FAR* pscode; CY FAR* pcyVal; DATE FAR* pdate; BSTR FAR* pbstrVal; IUnknown FAR* FAR* ppunkVal; IDispatch FAR* FAR* ppdispVal; SAFEARRAY FAR* FAR* pparray; VARIANT FAR* pvarVal; void FAR* byref; Người báo cáo:  Ngô Hải Bắc  Tài liệu:  TUT01.03  Ngày:  10/01/06  Trang:  12/78  char cVal; unsigned short uiVal; unsigned long ulVal; int intVal; unsigned int uintVal; char FAR * pcVal; unsigned short FAR * puiVal; unsigned long FAR * pulVal; // VT_BYREF|VT_UI4. int FAR * pintVal; unsigned int FAR * puintVal; }; }; Các bạn để  ý thấy rằng kiểu VARIANT dùng làm tham số cho hàm SetInput và là kiểu  trả về của hàm GetOutput. Mà với kiểu truyền kiểu dạng Text chúng ta truyền dữ liệu ra  cổng là dạng xâu kí tự thì chúng ta chuyển đối giữ kiểu VARIANT sang kiểu kí tự CString  như thế nào?  ‐ Chuyển từ kiểu CString ‐> VARIANT: tôi dùng lớp ColeVariant ( các bạn có thể tra  trong MSDN dùng tab Index) là dạng đóng gói của kiểu cấu trúc VARIANT, lớp này có  hàm khởi tạo COleVariant( CString& strSrc );  và do đó nó có thể làm tham số cho hàm  SetInput của MSComm. Vì vậy chúng ta chỉ cần khai báo một biến ColeVariant là xong.  CString data_tosend = “Example”;  CodeVariant temp(data_tosend);  m_mscomm1.SetInput(temp);  ‐ Chuyển từ kiểu VARIANT sang kiểu CString. Các bạn xem lại định nghĩa cấu trúc  VARIANT ở trên xem có biến nào có kiểu trả về kiểu tương thích với kiểu CString( tức có  thể ép kiểu để trở thành kiểu CString).  Tôi thấy có thành phần                                        BSTR                    bstrVal;      Do đó ta chỉ việc ép kiểu là xong.  VARIANT data;  CString m_strData = (CString) data.bstrVal;  Người báo cáo:  Ngô Hải Bắc  Tài liệu:  TUT01.03  Ngày:  10/01/06  Trang:  13/78  1.3. Cách thiết lập tối ưu cho ứng dụng  Để  cho ứng dụng có thể đọc ngay dữ liệu khi bắt đầu có trong bộ đệm nhận thì các bạn  nên đặt thuộc tính RthresHold = 1.  Ngoài ra các bạn cần quan tâm đến các tham số: CommPort, Settings, Rthreshold,  SthresHold,PortOpen, InputLen, InputBuffer, OutputBuffer, InBufferSize, InputMode,  OutBufferSize.  2. Lập trình  2.1. Mục đích yêu cầu  Chương trình này rất là đơn giản. Chúng ta sẽ tạo ra một chương trình có giao diện như  sau:  Hình 2.1: Giao diện chương trình     Chương trình có chức năng sau:  ‐ Nhập kí tự hoặc xâu kí tự vào EditBox Transfer, điều chỉnh tham số giao tiếp trên  các ComboBox. Nhấn nút Send để gửi dữ liệu ra cổng COM.   ‐ Đồng thời với nó nếu có dữ liệu truyền vê cổng Com thì dữ liệu sẽ được hiển thị  lên EditBox Receive. Khi bạn nhấn vào Clear thì sẽ xoá dữ liệu hiển thị trên EditBox này.  Chú ý:  Người báo cáo:  Ngô Hải Bắc  Tài liệu:  TUT01.03  Ngày:  10/01/06  Trang:  14/78  Để có thể test luôn chương trình các bạn nối tắt chân 2 và chân 3 của RS232 lại với nhau  chính là nối chân RxD và TxD để chúng ta truyền dữ liệu ra RS232 sau đó nhận dữ liệu  luôn. Đây là ví dụ test đơn giản không có bắt tay phần cứng.  Hình 2.2: Sơ đồ đấu chân của RS232  2.2. Thiết kế giao diện cho chương trình   2.2.1. Tạo dự án “RS232TUT”  Khởi động Visual C++, chọn New từ menu File  Người báo cáo:  Ngô Hải Bắc  Tài liệu:  TUT01.03  Ngày:  10/01/06  Trang:  15/78  Hình 2.3: Chọn New từ menu file  Hình 2.4: Chọn MFC Application(exe), tên dự án, nơi chứa dự án  Người báo cáo:  Ngô Hải Bắc  Tài liệu:  TUT01.03  Ngày:  10/01/06  Trang:  16/78  Hình 2.5: Chọn Dialog based  Hình 2.6: Nhấn Next tiếp tục  Người báo cáo:  Ngô Hải Bắc  Tài liệu:  TUT01.03  Ngày:  10/01/06  Trang:  17/78  Hình 2.7: chọn như mặc định, nhấn Next luôn  Hình 2.8: Kích finish để kết thúc việc tạo dự án  Giao diện của ứng dụng ban đầu như sau:   Người báo cáo:  Ngô Hải Bắc  Tài liệu:  TUT01.03  Ngày:  10/01/06  Trang:  18/78  Hình 2.9: Giao diện ban đầu  2.2.2. Thêm điều khiển ActiveX  Microsoft Communication 6.0  Đầu tiên bạn dùng nút Delete xoá 2  nút OK,Cancel và dòng văn bản tĩnh TODO  Từ menu Project chọn Add to Project. Menu con hiện ra bạn chọn Components  and Controls:  Hình 2.10: Chọn Components Controls  Người báo cáo:  Ngô Hải Bắc  Tài liệu:  TUT01.03  Ngày:  10/01/06  Trang:  19/78  Hộp thoại Components and Control Gallery xuất hiện bạn chọn Regestered  ActiveX Controls(đây là thư mục chứa các điều khiển ActiveX):  Hình 2.11: Chọn thư mục đầu tiên  Trong thư mục Registered ActiveX Controls bạn chọn điều khiển mà mình cần  Microsoft Communications Control, version 6.0. Kích OK  Hình 2.12: Chọn Microsoft Communication Control, version 6.0  Người báo cáo:  Ngô Hải Bắc  Tài liệu:  TUT01.03  Ngày:  10/01/06  Trang:  20/78  Hộp thoại yêu cầu bạn xác nhận có thêm điều khiển này vào không, chọn OK  Hình 2.13: Chọn OK để thêm điều khiển   Khi đó chúng ta sẽ có được một lớp mới CMSComm là lớp dẫn xuất của lớp cơ  sở CWnd. Lớp này được khai báo trong file MSComm.h và định nghĩa trong file  MSComm.cpp  Hình 2.14: Chọn tên lớp, tên header file, file thực thi như mặc định  Nhấn Close để đóng hộp thoại  Người báo cáo:  Ngô Hải Bắc  Tài liệu:  TUT01.03  Ngày:  10/01/06  Trang:  21/78  Hình 2.15: Đóng cửa sổ Components and Controls Gallery  Bạn thêm điều khiển MSComm vào hộp giao diện bằng cách gắp thả như với các  điều khiển thông thường khác  Hình 2.16: Thêm điều khiển MSComm  Người báo cáo:  Ngô Hải Bắc  Tài liệu:  TUT01.03  Ngày:  10/01/06  Trang:  22/78  Thế là các bạn đã cho được ứng dụng MSComm vào trong Dialog  2.2.3. Thêm các điều khiển khác  2.2.3.1. Thêm các Group Box  Hình 2.17: Thêm GroupBox1  Hình 2.18: Thêm GroupBox2  Người báo cáo:  Ngô Hải Bắc  Tài liệu:  TUT01.03  Ngày:  10/01/06  Trang:  23/78  Hình 2.19: Thêm GroupBox3  Hình 2.20: Thêm GroupBox4  Người báo cáo:  Ngô Hải Bắc  Tài liệu:  TUT01.03  Ngày:  10/01/06  Trang:  24/78  Hình 2.21: Thêm GroupBox5  Hình 2.22: Thêm GroupBox6  Người báo cáo:  Ngô Hải Bắc  Tài liệu:  TUT01.03  Ngày:  10/01/06  Trang:  25/78  Hình 2.23: Thêm GroupBox7  Hình 2.24: Thêm GroupBox8  Người báo cáo:  Ngô Hải Bắc  Tài liệu:  TUT01.03  Ngày:  10/01/06  Trang:  26/78  Hình 2.25: Thêm GroupBox9  Thay đổi thuộc tính cho GroupBox1:  Người báo cáo:  Ngô Hải Bắc  Tài liệu:  TUT01.03  Ngày:  10/01/06  Trang:  27/78  Hình 2.26: Kích chuột vào GroupBox1 chọn Properties  Hình 2.27: Thiết lập thuộc tính Caption: Settings  Các bạn làm tương tự với các GroupBox khác, theo hình vẽ dưới đây:  Hình 2.28: Thiết lập thuộc tính cho GroupBox2  Người báo cáo:  Ngô Hải Bắc  Tài liệu:  TUT01.03  Ngày:  10/01/06  Trang:  28/78  Hình 2.30: Thiết lập thuộc tính cho GroupBox3  Hình 2.31: Thiết lập thuộc tính cho GroupBox4  Người báo cáo:  Ngô Hải Bắc  Tài liệu:  TUT01.03  Ngày:  10/01/06  Trang:  29/78  Hình 2.32: Thiết lập thuộc tính cho GroupBox5  Hình 2.33: Thiết lập thuộc tính cho GroupBox6  Người báo cáo:  Ngô Hải Bắc  Tài liệu:  TUT01.03  Ngày:  10/01/06  Trang:  30/78  Hình 2.34: Thiết lập thuộc tính cho G

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflap-trinh-vb6-giao-tiep-voi-cong-rs232.pdf
Tài liệu liên quan