Điều gì nhà đầu tư cần quan tâm ở đại hội cổ đông?

Vào thời điểm này, đại bộ phận các công ty niêm y ết đang

chuẩn bị tiến hành đại hội cổ đông thường niên

Vào thời điểm này, đại bộ phận các công ty niêm y ết đang

chuẩn bị tiến hành đại hội cổ đông thường niên.

Đây là cơ hội để các nhà đầu tư tiếp xúc với ban lãnh đạo doanh

nghiệp, trực tiếp chất vấn các vấn đề chưa rõ hoặc chưa thỏa

đáng và tham gia vào quá trình ra quyết định kinh doanh, thay vì

nghiên cứu các con số tĩnh trong báo cáo tài chính doanh nghiệp.

pdf15 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1054 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Điều gì nhà đầu tư cần quan tâm ở đại hội cổ đông?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Điều gì nhà đầu tư cần quan tâm ở đại hội cổ đông? Vào thời điểm này, đại bộ phận các công ty niêm yết đang chuẩn bị tiến hành đại hội cổ đông thường niên Vào thời điểm này, đại bộ phận các công ty niêm yết đang chuẩn bị tiến hành đại hội cổ đông thường niên. Đây là cơ hội để các nhà đầu tư tiếp xúc với ban lãnh đạo doanh nghiệp, trực tiếp chất vấn các vấn đề chưa rõ hoặc chưa thỏa đáng và tham gia vào quá trình ra quyết định kinh doanh, thay vì nghiên cứu các con số tĩnh trong báo cáo tài chính doanh nghiệp. Nhiều nhà đầu tư đã thổ lộ, nhờ tham gia đại hội cổ đông, tiếp xúc trực tiếp với ban lãnh đạo mà họ có được thông tin chân thực hơn, tin cậy hơn về giá trị nội tại của doanh nghiệp để quyết định nên tiếp tục hay thoái vốn đầu tư. Và do vậy, rủi ro và lợi ích đi kèm từ sự tham gia đại hội cổ đông là không nhỏ. Nhiều doanh nghiệp được nhà đầu tư nhìn nhận đã tổ chức tốt đại hội cổ đông trong những năm qua như Ngân hàng Á Châu (ACB), Đạm Phú Mỹ (DPM), Ngân hàng Cổ phần Thương mại Sài Gòn (SCB). Tuy nhiên đã có công ty phải hoãn tổ chức đại hội như SAM do cổ đông đăng ký tham dự không đủ 65% vốn điều lệ hoăc điển hình là Bông Bạch tuyết (BBT) đại hội cổ đông đã phải hủy bỏ nhiều lần. Thiết nghĩ, nhà đầu tư nên tham gia đại hội để thực hiện quyền của người chủ công ty và chất vấn các vấn đề chưa rõ. Vậy, khi tham gia, nhà đầu tư nên quan tâm đến những vấn đề gì trong đại hội cổ đông? Thua lỗ 2008 do đầu tư trái luồng Nhớ lại năm 2007, thị trường chứng khoán tăng trưởng nóng. EPS trung bình toàn thị trường 3.689 VND; ROA và ROE tương ứng là 6,12% và 19,3%. Chính vì vậy, các kế hoạch kinh doanh năm 2008 đều phản ánh con số “tham vọng” lớn. Ví dụ, Sacombank đặt ra kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2008 đạt 2.000 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2007. Công ty Cổ phần Xây dựng Điện Việt Nam (VNE) đặt mục tiêu 91,46 tỷ lợi nhuận sau thuế, tăng 48% so với 2007. Công ty Cổ phần Bibica đưa ra kế hoạch hơn 46 tỷ lợi nhuận sau thuế trong năm 2008, tăng trưởng lợi nhuận tới 91%. Nhưng điều không ngờ đã xảy ra. Trong 8 tháng đầu năm 2008, nền kinh tế trong nước đối đầu với lạm phát cao, thanh khoản bị thắt chặt và trong 4 tháng còn lại của năm, nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế thế giới. Kết thúc năm 2008, phần lớn các doanh nghiệp đều không hoàn thành kế hoạch kinh doanh đã đặt ra. Ví dụ, lợi nhuận trước thuế 2008 của Sacombank đạt 1.090 tỷ, không đạt kế hoạch lợi nhuận trước thuế đã điều chỉnh là 1.500 tỷ. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Petrolimex (PIT) sau khi điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận trước thuế từ 45 tỷ xuống 30 tỷ cũng không thể hoàn thành kế hoạch khi kết thúc năm lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 25 tỷ, giảm 41% so với năm 2007… Có tới 43% số doanh nghiệp niêm yết có EPS 2008 giảm so với năm 2007. EPS trung bình thị trường chỉ đạt 2.262 VND, giảm 36,8% so với năm 2007. ROA và ROE cũng sụt giảm lần lượt chỉ còn 3,7% và 13,1%. Trong tổng số 344 doanh nghiệp niêm yết đã công bố báo cáo tài chính quý 4 thì 24 công ty báo cáo thua lỗ trong năm 2008. Chỉ tính riêng trong quý 4/2008 đã có 72 doanh nghiệp công bố lỗ. Thậm chí, có những doanh nghiệp ba quý đầu năm vẫn làm ăn có lãi, đến quý 4 mới phát sinh lỗ khiến kết quả kinh doanh cả năm âm. TRI là một ví dụ điển hình trong số này. Kết quả kinh doanh 3 quý đầu, TRI còn lãi hơn 1 tỷ đồng, đến quý 4 lỗ tới hơn 146 tỷ đồng, khiến cả năm lỗ 144 tỷ đồng. Nếu suy giảm lợi nhuận hoặc thậm chí thua lỗ từ sản xuất kinh doanh, các nguyên nhân kể trên dễ được nhà đầu tư chia sẻ và thông cảm. Tuy nhiên, nếu thua lỗ do đầu tư không thuộc ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp như đầu tư vào cổ phiếu, buôn bán ngoại tệ hoặc đầu tư dàn trải vào nhiều các công ty con, công ty liên kết khác khiến các chi phí dự phòng tăng vọt, đây là nội dung đáng để nhà đầu tư chất vấn. Điểm lại 24 công ty thua lỗ nặng năm 2008, thì thấy nguyên nhân chủ yếu là chi phí tài chính quá cao do phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giảm giá đầu tư chứng khoán, lỗ do chênh lệch tỷ giá. Chẳng hạn, REE thua lỗ tới trên 152 tỷ đồng do đầu tư tài chính trong năm 2008. Công ty Cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông (SAM) sau khi trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán khoảng 245 tỷ đồng thì lợi nhuận cả năm âm 67 tỷ đồng. Là doanh nghiệp trong ngành dệt may nhưng TCM lại đầu tư lớn vào bất động sản với cao ốc Thành Công - Tower 1. Chi phí lãi vay tăng cao khiến lợi nhuận doanh nghiệp giảm sút. Với trường hợp của Công ty Cổ phần Nước giải khát Sài Gòn - TRIBECO thì một trong những yếu tố gây ra thua lỗ là từ khoản lỗ của công ty thành viên. Năm 2008, Công ty Cổ phần TRIBECO Bình Dương lỗ 99,8 tỷ đồng dẫn đến lỗ do hoạt động liên doanh của TRI là 35,9 tỷ đồng (TRI sở hữu 36% cổ phần của TRIBECO Bình Dương). Tiếc thay, mới chỉ có duy nhất ban lãnh đạo REE thừa nhận sai lầm trong đầu tư tài chính. Còn lại các doanh nghiệp khác không biết có thừa nhận hay không trong kỳ đại hội cổ đông tới. Căn cứ xây dựng kế hoạch kinh doanh 2009 Dự báo kế hoạch kinh doanh 2009 sẽ được ban lãnh đạo trong hầu hết doanh nghiệp đặt ra ở mức khiêm tốn hơn nhiều so với năm 2008. Có thể điểm qua một vài ví dụ trong số khoảng 30 đại hội cổ đông đã diễn ra. Đại hội cổ đông thường niên của Sacombank đã thống nhất con số lợi nhuận trước thuế năm 2009 ở mức 1.600 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Cao su Hòa Bình (HRC) đưa ra mức lợi nhuận trước thuế 2009 là 40,623 tỷ đồng, chỉ bằng 46% thực hiện trong năm 2008. Kế hoạch lợi nhuận trước thuế của NSC cũng khiêm tốn ở mức tăng 4,7% so với năm trước. Công ty Cổ phần Container Việt Nam (VSC) thận trọng đưa ra mục tiêu 75 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong năm nay, chỉ bằng 64% đã thực hiện trong năm 2007… Tuy nhiên, những con số lợi nhuận, doanh thu bằng bao nhiêu, tăng bao nhiêu phần trăm so với năm trước không quan trọng bằng việc ban lãnh đạo đưa ra phương hướng nào để đạt được những mục tiêu đó. Điều nhà đầu tư cần nhất lúc này là sự cụ thể, tính khả thi chứ không phải chung chung, không rõ ràng. Các cổ đông cũng nên chất vấn ban lãnh đạo về phương hướng xử lý với các khoản đầu tư trái luồng (nếu có). Trong hầu hết các báo cáo về kế hoạch kinh doanh của những năm trước, các giải pháp đưa ra để thực hiện mục tiêu được trình bày khá sơ sài. Không biết điều này có phải là do ban điều hành không muốn tiết lộ thông tin chi tiết do bảo mật hay do cách làm còn mang tính đại khái. Tham dự đại hội cổ đông là cơ hội để nhà đầu tư làm rõ các giải pháp. Kế hoạch cổ tức Cổ tức bằng tiền là phần thu nhập rất quan trọng của cổ đông khi đầu tư vào công ty. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, thị trường chứng khoán suy giảm, cổ phiếu rớt giá, thu nhập cổ tức lại càng trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Từ trước đến nay các công ty thường chọn các chỉ tiêu cổ tức tính trên vốn điều lệ để làm căn cứ lập kế hoạch kinh doanh và chia thưởng. Điều này không giống thông lệ quốc tế. Vốn điều lệ chỉ có ý nghĩa lúc đầu khi công ty mới thành lập để làm căn cứ xác định số lượng cổ phần. Các chỉ tiêu kế hoạch cần phải được lập trên vốn chủ sở hữu. Chính vì vậy, nhà đầu tư nên yêu cầu ban điều hành thay thế các chỉ tiêu khó lượng hóa và kiểm soát bằng các chỉ tiêu có tính hiện thực và dễ kiểm soát như: thu nhập tính trên cổ phiếu, tỷ lệ % lợi nhuận trích chia cổ tức và các quỹ, ROE tính trên vốn chủ sở hữu thay vì các chỉ tiêu này tính trên trên vốn điều lệ. Một số công ty trong năm 2008 làm ra lợi nhuận cao như Than Hà Tu (THT), Than Núi Béo (NBC), nhưng dự kiến chia cổ tức lại rất thấp. THT sử dụng tỷ lệ 16% vốn điều lệ để trả cổ tức tương đương với mỗi cổ phiếu được nhận 1.600 VND; Than Núi Béo là 1.800 VND. Thoạt nghe, tỷ lệ này có vẻ cao và nhà đầu tư dễ bị cảm giác đánh lừa chi phối. Nhưng với EPS 9.000 VND thì tỷ lệ chi trả cổ tức chỉ là 17,7% (1.600/9.000). So sánh với thị giá THT thì tỷ lệ cổ tức chỉ đạt 1.600/18.000 = 8.89%. Trong khi đó, từ hơn 82 tỷ lợi nhuận sau thuế, công ty này đã quyết định trích tới 32 tỷ cho quỹ đầu tư phát triển (chiếm 38,8%) và 13.6 tỷ cho quỹ khen thưởng phúc lợi (chiếm 16,6%). Ở đây, có thể thấy ngay một sự bất cân đối trong việc phân bổ lợi nhuận vào các quỹ, bởi thông thường tỷ lệ trích chia cổ tức từ lợi nhuận thường ở mức 50-75%. Việc phân phối này của THT trái ngược với các công ty khác như DAC, VTS. Công ty Cổ phần Viglacera Đông Anh (DAC) đã công bố trả cổ tức đợt 2 năm 2008 bằng tiền mặt với tỉ lệ 30% tương đương với tỉ lệ chia cổ tức từ lợi nhuận (dividend payout) ở mức 33,5% (cổ tức đợt 1, công ty đã trả bằng cổ phiếu với tỉ lệ 34%). Công ty Cổ phần Viglacera Từ Sơn (VTS) cũng công bố trả cổ tức đợt 2 năm 2008 tỉ lệ 50% bằng tiền mặt sau khi đã tạm ứng cổ tức 6 tháng đầu năm tỉ lệ 23%. Tổng cổ tức cả hai đợt của VTS tương đương với tỉ lệ chia cổ tức từ lợi nhuận khoảng 53%. Nhiều nhà đầu tư đặt câu hỏi Than Hà Tu đã giữ lại quá nhiều lợi nhuận? Các cổ đông nên chất vấn và cần nhận được câu trả lời xác đáng từ phía doanh nghiệp. Từ những thực tế trên, các doanh nghiệp nên xây dựng cho mình kế hoạch kinh doanh với các chỉ tiêu theo thông lệ quốc tế. Tỷ lệ lợi nhuận chi trả cổ tức (payout ratio) nên tính trên lợi nhuận sau thuế chứ không dựa trên vốn điều lệ như hiện nay ở Việt Nam. Điều này sẽ giúp nhà đầu tư khỏi vô tình bị rơi vào những "cái bẫy", với những con số tưởng chừng cao, nhưng thực ra lại quá nhỏ bé so với lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Những vấn đề nêu trên chỉ là một trong số những quyền lợi chính đáng mà các cổ đông cần đòi hỏi cho mình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdieu_gi_nha_dau_tu_can_quan_tam_o_dai_hoi_co_dong.pdf