Đầu tháng 11/1999 xảy ra trận lũlụt lịch sửtại
miền Trung Việt Nam; tâm điểm của trận lụt này là
khu vực tỉnh Thừa Thiên - Huế, nơi đã có hàng
nghìn ngôi nhà của nhân dân bịlũphá hủy, có hơn
400 người chết và mất tích [2, 16]. Đặc biệt, lòng
dẫn sông Hương và địa hình vùng ven biển cửa
Thuận An bịbiến động mạnh do dòng chảy lũ. Tại
vùng cửa Thuận An dòng nước lũ đã mởthêm hai
cửa biển mới (tại thôn Thái Dương 2 và thôn Hòa
Duân). Sau trận lũlịch sửnày, nhân dân tỉnh Thừa
Thiên - Huếcùng sựtrợgiúp của Trung ương và
các địa phương khác, đã nỗlực khắc phục hậu quả
nặng nềcủa mưa - lũlớn vào cuối năm 1999.
Đểnhìn nhận lại tác động của trận lũlịch sử
tháng 11/1999 tại Thừa Thiên - Huếvà những bài
học quý báu cho công tác chủ động phòng chống
thiên tai lũlụt, chúng tôi xin giới thiệu những kết
quảnghiên cứu vềtình hình biến động bờbiển khu
vực cửa Thuận An và vùng lân cận trong thời gian
trước và sau trận lũlịch sửtháng 11/1999 trên cơ
sởphân tích thông tin viễn thám đa thời gian và
các tài liệu khác có liên quan.
2. Phương pháp nghiên cứu và tài liệu sửdụng
2.1. Phương pháp xửlý thông tin không gian
Phương pháp thực hiện chính trong nghiên cứu
này là giải đoán thông tin trên các ảnh máy bay,
ảnh vệtinh, bản đồ địa hình và các tài liệu bổtrợ
khác có liên quan đểphân tích, đánh giá tình hình
diễn biến vùng ven biển cửa Thuận An.
Trong nội dung nghiên cứu này chúng tôi đã sử
dụng các phần mềm xửlý ảnh chuyên dụng và một
sốphần mềm Hệthông tin địa lý (GIS). Trong xử
lý thông tin ảnh và bản đồ, chúng tôi đã lựa chọn
lưới chiếu UTM (hệtọa độVN-2000) làm chuẩn
đểnắn chỉnh hình học các tưliệu ảnh máy bay, ảnh
vệtinh và các mảnh bản đồ địa hình UTM. Các dữ
liệu ảnh tương tự(ảnh in trên giấy) được quét và
chuyển sang dữliệu số, sau đó xửlý trên các phần
mềm khác nhau nhưPCI, Arc/view, Map/Info,.
nhằm đảm bảo lưu giữcác thông tin vềhiện trạng
sông ngòi, cửa sông ven biển và độchính xác về
hình học. Các kết quảxửlý cuối cùng được chuyển
đổi sang khuôn dạng ảnh bitmap, khuôn dạng phần
mềm Map/Info đểlưu giữcác lớp thông tin cũng
nhưbiên tập và in ấn các bản đồchuyên đề [3, 7,
14, 15].
12 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1083 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Diễn biến vùng ven biển cửa thuận an (thừa thiên - Huế) trước và sau trận lũ lịch sử tháng 11 - 1999, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, xây
cầu Thuận An 2 và cầu vượt phá Tam Giang tại xã
Hải Dương.
Ảnh 3. Vết tích trận lũ lịch sử năm 1999 và công trình chỉnh trị bờ biển tại xã Hải Dương
(a)- Ngôi nhà đổ sót lại tại nơi dòng lũ đi qua; (b)- Kè mỏ hàn chống xói lở bờ tại thôn 2;
(Nguồn: tư liệu ảnh thực địa của Phạm Quang Sơn )
3.3. Đánh giá chung về biến đổi khu vực cửa
Thuận An trước và sau trận lũ lịch sử đầu tháng
11/1999
Những biến động chính tại khu vực cửa Thuận
An trong thời gian trước và sau trận lũ lịch sử
tháng 11/1999 có thể tóm tắt nhận xét trên bảng 2
và nêu ra những điểm chính về quá trình phát triển
trong khu vực nghiên cứu như sau:
Bảng 2. Tổng hợp diễn biến khu vực cửa Thuận An trước, trong và sau lũ tháng 11/1999
Khu vực nghiên cứu
Giai đoạn
Ven biển phía
bắc cửa Th.An
Ven biển phía
nam cửa Th.An
Bờ đầm phá
TG -TL
Hạ lưu sông
Hương
Đánh giá tình trạng
bờ biển cửa Thuận An
Trước trận lũ tháng
11/1999 1965-1978
( - )
( - )
(+/-)
(+/-)
Bờ biển không ổn định, thiên về trạng
thái xói lở
1978-1989 (-/+) ( - ) (+/-) (+/-) Bờ biển ít ổn định
1989-1994 (+/-) (-/+) (-/+) (+/-) Bờ biển ít ổn định
1994-1999 (+/-) (+/-) (+/-) (-/+) Bờ biển ít ổn định
Trong thời gian lũ tháng
11/1999
( - ) ( - ) ( - ) ( - ) Bờ biển bị xói lở mạnh
Sau trận lũ tháng 11/1999:
1999-2005
( + )
(+/-)
( + )
(+/-)
Bờ biển tương đối ổn định
2005-2010 ( - ) (-/+) ( + ) (+/-) Bờ biển ít ổn định
Nhận xét
Ít ổn định
Ít ổn định
Biến động do
các hoạt động
KT-KT
Ít ổn định
Ghi chú: (+) tình trạng bồi tụ; (-) tình trạng xói lở; (+/-) tình trạng bồi - xói xen kẽ
* Giai đoạn trước lũ tháng 11/1999:
Vùng ven biển phía bắc cửa Thuận An phát
triển chủ yếu theo phương thức bồi tụ - xói lở xen
kẽ; hai quá trình đối ngược này diễn ra tương đối
cân bằng. Vùng ven biển phía nam cửa Thuận An
phát triển theo phương thức xói - bồi xen kẽ nhưng
thiên về trạng thái xói lở, đã làm cho một số đoạn
a b
535
bờ biển trở nên xung yếu, dễ bị nước lũ chia cắt.
Ven bờ đầm phá Tam Giang - Thanh Lam có
những biến động chủ yếu do việc khai thác các
vùng đất thấp để nuôi trồng thủy sản. Địa hình khu
vực cửa Thuận An đã có biến động mang tính đột
biến do tác động của trận mưa lũ lịch sử xẩy ra đầu
tháng 11/1999 [2, 8, 12, 16]. Dòng nước lũ chảy
tràn bờ, gây ra xói lở và mở ra hai cửa biển Hải
Dương và Hòa Duân.
*Sau lũ lịch sử tháng 11/1999:
Vùng ven biển phía bắc và phía nam cửa Thuận
An tiếp tục phát triển theo phương thức xói - bồi
xen kẽ và thiên về trạng thái xói lở. Các cửa biển
mở ra trong lũ đã được bồi đắp trở lại nhờ công sức
của con người và tác động của thiên nhiên. Nhằm
khắc phục hậu quả nặng nề sau lũ, chính quyền và
nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế đã rất cố gắng, nỗ
lực khôi phục lại cơ sở hạ tầng giao thông - thủy
lợi bị nước lũ phá hủy, khôi phục lại và mở rộng
diện tích các đầm nuôi thủy sản ven bờ đầm phá
Tam Giang - Thanh Lam.
Qua phân tích thông tin ảnh và khảo sát thực
địa chúng tôi ghi nhận được những thay đổi lớn
của hạ tầng giao thông - thủy lợi ở vùng ven biển
cửa Thuận An, đó là việc xây dựng các công trình
chỉnh trị sông - biển, như nâng cấp đập ngăn mặn
và âu tầu tại đập Thảo Long trên sông Hương, xây
dựng hệ thống kè mỏ hàn kiên cố để chống xói lở
bờ ở xã Hải Dương, xây dựng các cây cầu lớn vượt
đầm phá trên trục quốc lộ số 49B và nâng cấp các
tuyến giao thông ven biển thuộc địa phận các
huyện Hương Trà và Phú Vang (ảnh 4a, b).
4. Một số ý kiến trao đổi và kết luận
Trong thời gian 45 năm qua (1965-2010) ở ven
biển cửa Thuận An (Thừa Thiên-Huế) đã có những
biến động to lớn do tác động của thiên nhiên và
hoạt động kinh tế - kỹ thuật của con người. Các
khu vực biến động chủ yếu là dải bờ biển Hải
Dương - Thuận An, ven bờ đầm phá Tam Giang -
Thanh Lam và ven bờ sông Hương. Không gian
phân bố vùng biến động chiếm một diện tích khá
lớn trong khu vực nghiên cứu (hình 4).
18
36
.0
00
18
35
.0
00
18
34
.0
00
18
33
.0
00
18
32
.0
00
18
31
.0
00
18
30
.0
00
18
29
.0
00
773.000 774.000 775.000 776.000 781.000777.000 778.000 779.000 780.000
777.000773.000 774.000 775.000 776.000 778.000 779.000 780.000 781.000 782.000
782.000
786.000783.000 784.000 785.000
18
35
.0
00
18
36
.0
00
18
34
.0
00
783.000 784.000 785.000 786.000
18
33
.0
00
18
32
.0
00
18
31
.0
00
18
30
.0
00
18
29
.0
00
Hoμ Du©n
Phó ThuËn
Cån S¬n
§ Ç m T h a n h L a m
(c. Hoμ Du©n)
B i Ó n § « n g
Mòi Voi Dμi
Cån Hat Ch©u
Th«n 1
T©n Thuû
TX.ThuËn An
T©n An
Phó T©n
T©n D−¬ng
Cån TÌ
Diªn Tr−êng
T©n Mü
Th«n 2 cöa ThuËn An
§ång Êp
H¶i Tr×nh
§Ëp Th¶o Long
Cån S¸o
D−¬ng Næ Cån
Phó D−¬ng
Quy Lai
H−¬ng Phong
Cån Quy Lai
Phó Thanh
Hoμ An
Sg. Phè Lîiiii
Thanh §μm
Th«n 3
V©n QuÊt §«ng
Th«n 4
H¶i D−¬ng
Cån §Ønh Ø
Phó MËu
Lai Léc
s«
ng
H
−¬
ng
L¹i ©n
V©n QuÊt Th−îng
An L¹i
ThuËn Hoμ
TriÒu Thμnh
Kim §«i
Thanh Ph−íc
P h ¸ T a m G i a n g
Thuû Phó
s«ng ¤ L©u
Qu¶ng Thμnh
Thμnh Trung
Thuþ §iÕn
Phó Ng¹n
An Thμnh
Mü X¸
Ph−íc Thμnh
Qu¶ng An
An Xu©n
Phó L−¬ng
V©n Cõ
T©y Thμnh
Thanh Hμ
§«ng Xuyªn
Phó L−¬ng A
Nam Thanh
M¹i D−¬ng
12
24
9.5
3.5
4.5
10
9
6
24
13.5
20
9
18
17
2422
2
2.5
24
18.5
12
9.5
9.5
vïng biÕn ®éng
1 Km0
(a)
Hình 4. Phân bố không gian vùng biến động
khu vực cửa Thuận An trong giai đoạn 1965-2010
Ảnh 4. Một số công trình giao thông - thủy lợi
xây dựng thời gian sau lũ lịch sử tháng 11/1999
(a) - Cầu vượt phá Tam Giang trên quốc lộ 49B,
(b) - Đập Thảo Long ngăn mặn trên sông Hương.
(Nguồn: ảnh thực địa của Phạm Quang Sơn)
(b)
Thiên nhiên và con người đã có vai trò rất lớn
trong quá trình phát triển và biến động khu vực ven
biển cửa Thuận An trong những năm gần đây. Biến
động có tính đột biến xẩy ra trong thời gian xuất
536
hiện trận lũ lụt lịch sử đầu tháng 11/1999 và sau đó
là những nỗ lực hàn gắn, khắc phục hậu quả
lũ lụt của chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa
Thiên - Huế.
Các biến động ở ven biển là do tác động của
nhân tố động lực biển ven bờ (sóng, gió, thủy triều,
dòng bùn cát, dòng chảy ven bờ); tác động của yếu
tố sông ngòi (dao động mực nước, dòng chảy do
mưa - lũ hàng năm), đặc biệt là trận lũ lớn diễn ra
đầu tháng 11/1999 và các hoạt động kinh tế - kỹ
thuật, như phát triển nuôi trồng thủy sản, trồng
rừng phòng hộ ven biển, xây dựng các công trình
giao thông - thủy lợi và hạ tầng kỹ thuật khác.
Tại vùng ven biển cửa Thuận An, những tác
động của sóng gió và dòng chảy ven biển đã và sẽ
còn gây ra những biến động lớn cho đới bờ biển
vốn được cấu tạo bởi các loại vật liệu bở rời có độ
liên kết kém, chủ yếu là cát có các cỡ hạt khác
nhau, chúng rất dễ di chuyển trước tác động của
sóng gió, dòng chảy và các nhân tố động lực ngoại
sinh khác [1, 4, 8].
Khu vực cửa Thuận An và vùng lân cận sẽ còn
biến động mạnh, do tác động của nhiều nhân tố tự
nhiên và hoạt động khai thác, chỉnh trị. Vùng biến
động có phạm vi rộng, do đó khi quy hoạch khai
thác sử dụng không gian ven biển, cần tính đến
những yếu tố bất lợi do tai biến thiên nhiên gây ra.
Nhất là trong điều kiện hiện nay khi đang có những
tác động xấu và bất thường do hiện tượng biến đổi
khí hậu và xu hướng nước biển sẽ dâng cao trong
những thập kỷ tới.
Vùng hạ lưu sông Hương và khu vực cửa
Thuận An có địa hình khá thấp, sẽ chịu tác động
mạnh quá trình nước biển dâng và xâm nhập mặn
vào sâu trong đồng bằng. Đối với những tiêu cực
do hiện tượng tự nhiên này gây ra, chúng ta cần
hiểu biết để chủ động phòng ngừa, học cách sống
và thích nghi với chúng. Ngoài những mặt tiêu cực,
bất lợi còn có những mặt tích cực khác cần được
khai thác sử dụng. Những mặt tích cực khi mực
nước biển dâng lên là điều kiện cho phát triển nghề
đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ven biển, phát triển
loại hình giao sông thủy với các phương tiện chính
là các loại tầu, thuyền pha sông - biển; chúng có
sức vận tải không lớn nhưng sẽ dễ dàng lưu thông
trên hệ thống đầm phá, trên các sông ngòi tại Thừa
Thiên - Huế nói riêng và ở ven biển nước ta
nói chung.
TÀI LIỆU DẪN
[1] Đặng Văn Bào, Nguyễn Vi Dân, 1996: Lịch
sử phát triển địa hình dải đồng bằng Huế-Quảng
Ngãi. Tạp chí Khoa học - chuyên san Địa lý. ĐH
Quốc gia Hà Nội, tr.7-14.
[2] Nguyễn Văn Cư (chủ biên), 1999: Nhận
định bước đầu về trận lụt từ ngày 01-6/XI/1999
vùng Trung Bộ và kiến nghị một số biện pháp cấp
bách khắc phục sau lũ lụt. Báo cáo tại Trung tâm
Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Hà
Nội, tháng XII-1999.
[3] GIRARD Michel, 1989: Télédétection
appliquée. Zones tempérées et intertropicale.
Masson. Paris, 260pp.
[4] Vũ Văn Phái, 1996: Địa mạo khu bờ biển
hiện đại Trung Bộ Việt Nam (từ Đèo Ngang đến
mũi Đá Vách). Luận án PTS Khoa học Địa lý - Địa
chất. ĐHQG Hà Nội. 188tr.
[5] Phạm Quang Sơn, 1999: Một số đánh giá về
tình hình lũ lụt miền Trung qua tư liệu viễn thám.
Báo cáo tại hội thảo về lũ lụt miền Trung. Tổng
cục Khí tượng - Thuỷ văn, Hà Nội.
[6] Phạm Quang Sơn, 2002: Đặc điểm biến
động địa hình các cửa sông miền Trung Việt Nam
và vấn đề tiêu thoát nước lũ. Tạp chí Các Khoa học
về Trái Đất, T.24, 1, tr.1-09.
[7] Phạm Quang Sơn, 2008: Sử dụng thông tin
viễn thám phân giải cao, đa thời gian trong nghiên
cứu biến động các vùng cửa sông ven biển Việt
Nam (ví dụ, cửa sông vùng ven biển ĐBSH và ven
biển ĐBSCL). Hội nghị quốc gia: Địa chất biển
Việt Nam và phát triển bền vững. Nxb. KH Tự
nhiên và Công nghệ, tr.550-557.
[8] Phạm Quang Sơn, Nguyễn Hoàn, 2000:
Phân tích hiện tượng xói lở đột biến lòng sông
Hương trong đợt lũ lịch sử tháng 11/1999 qua
thông tin viễn thám. Tạp chí Khoa học. ĐH Quốc
gia Hà Nội. Tuyển tập công trình khoa học - Hội
nghị khoa học Địa lý - Địa chính, tr.90-97.
[9] Phạm Quang Sơn, Nguyễn Hoàn, Vũ Văn
Phái, 2002: Bàn về vấn đề hành lang thoát lũ ở ven
biển miền Trung Việt Nam. Tạp chí Khoa học, ĐH
Quốc gia Hà Nội, T.18, 4, 43-50.
[10] Phạm Quang Sơn, Bùi Đức Việt, 2001: Sử
dụng ảnh vệ tinh Radarsat (SAR) và GIS trong
537
nghiên cứu ngập lụt đồng bằng Huế-Quảng Trị.
Tc. CKHvTĐ, T.23, 4, tr.423-430.
[11] Trần Đức Thạnh, 2008: Tác động của
sóng, bão đối với các công trình bờ biển Bắc Bộ và
giải pháp phòng tránh. Tạp chí Các Khoa học về
Trái Đất. T.30, 4, tr.555-565.
[12] Phạm Huy Tiến (chủ biên), 2004: Dự báo
hiện tượng xói lở, bồi tụ bờ biển cửa sông và giải
pháp phòng chống. Báo cáo tổng kết đề tài
KC.09.05. TTKHTN&CNQG. Hà Nội.
[13] Hoàng Minh Tuyển, 1999: Lũ lụt lịch sử ở
miền Trung Việt Nam. Hội thảo về lũ lụt miền
Trung. Tổng cục Khí tượng - Thuỷ văn, Hà Nội
tháng XII-1999.
[14] CNES (Centre Nationale d'Etudes
Spatiales - France), 1993: From Optics to Radar,
Spot and ERS Applications. Cépaduès Editions.
Toulouse, France. 573pp.
[15] Environmental Remote Sensing from
Regional to Global scales. Edited by Giles Foody
& Paul Curan. John Wiley & Sons Ltd, England.
237.pp.
[16] Sở KHCN-MT tỉnh Thừa Thiên - Huế,
1999: Báo cáo sơ bộ về sự cố môi trường xói lở bờ
sông Hương và kiến nghị, 8tr.
SUMMARY
Coastal changes in the Thuan An inlet (Thua Thien-Hue) before and after the extremely flood in November, 1999
by analysing multi - temporal remote sensing and GIS data
In the last 45 years, the coastal area around the Thuan An inlet have been developing complicatedly by natural
factors and economic-technical activities. By analysing changes in coastal areas around the Thuan An inlet, it shows that
beside the normal changes are created in short time by river - sea dynamic factors, exploration and artificial modification
factors but also the sudden and unusual changes are created by extraordinary weather. This was a case of extremely
raining-flooding in the beginning of November 1999 in coastal areas of the Central Vietnam, where Thua Thien - Hue
province was a focus location.
By studying multi-temporal remote sensing data, fieldwork and other relating document, the paper presents some new
researched results about the changes in area of the Thuan An inlet before and after the extremely flood in November, 1999 for
the new assessment the potential and changes of coastal landform in context of global climate change and sea level rising.
Understanding the natural affects, the human being could learn the lessons in prevention, mitigation of natural disaster and
exploration of new positive aspects provided by natural changes.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dien_bien_vung_ven_bien_cua_thuan_an_1999_9395.pdf