Diễn biến các vùng cửa sông ở ven biển đồng bằng sông hồng trong những năm đầu vận hành công trình thủy điện Hoà Bình

Giai đoạn trước khi thuỷ điện Hoà Bình hoạt động (trước 1989)

Khoảng thời gian từ năm 1965 đến 1989, vùng ven biển ĐBSH chịu tác độngmạnh

của bão, áp thấp nhiệt đới và lũ lớn. Có 43 trận tác động trực tiếp vào ven biển ĐBSH,

trung bình 1,72 trận/năm, cao hơn hẳnmức bình thường. Đã xuất hiện lũ rất lớn vào các

năm 1969, 1971 với đỉnh lũ lịch sửtại Sơn Tâylà 16,3 m (tháng8/1971). Hoạt động của

con người tăng lên mạnh,qua việc khai thác và chặt phá rừng đầu nguồn, quai đê lấn đất

ven biển. Các cửa sông phát triển không như nhau, ngoàicửa Đáy đượcbồi tụ,cửaVăn

Úc thiên về xói lở,cửa BaLạt diễn ra xói -bồi xen kẽ bên phía bờ bắc và đã có biến

động đột biến vào mùa lũ năm 1971.

pdf15 trang | Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Diễn biến các vùng cửa sông ở ven biển đồng bằng sông hồng trong những năm đầu vận hành công trình thủy điện Hoà Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ển bằng vốn đầu tư của Nhà nước và kinh phí hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ của Nhật Bản; ngoài ra còn có điều kiện thuận lợi rất cơ bản là trong thời gian này vùng ven biển Hải Phòng nói riêng và ven biển ĐBSH nói chung rất ít chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới, ngoại trừ trận bão ngày 24/8/1996 gây ra mưa lớn ở ĐBSH và vỡ đê 6 xã phía đông nam huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương). Bên cạnh việc trồng RNM, các hoạt động của con người chủ yếu phục vụ phát triển nghề nuôi thủy sản nước lợ và củng cố các tuyến đê biển. Vùng nuôi thủy sản phát triển nhanh trên các bãi bồi nằm giữa tuyến đê biển (ở phía trong) và RNM phòng hộ (phía ngoài biển). Đến năm 2003, nhờ đầu tư chăm sóc bảo vệ RNM phát triển khá tốt; các cây thân gỗ đạt chiều cao tới 5¸6 m . Hình 4. Diễn biến xói lở - bồi tụ cửa Văn Túc giai đoạn 1989-2003 Tóm lại, tương tự cửa Ba Lạt, trong giai đoạn 1995-2001 cửa Văn Túc phát triển bồi tụ trở lại sau một thời gian khá dài xói lở rất nghiêm trọng. Nằm kề bên Văn Úc, hiện tượng bồi tụ mạnh ở cửa Thái Bình đã làm cho cửa sông ngày càng bị thu hẹp lại và mất dần vai trò tiêu thoát lũ. Khác với các cửa Ba Lạt và cửa Văn úc, diễn biến phát triển cửa Đáy thiên về xu hướng bồi tụ mạnh và kéo dài nhanh ra phía biển do có nguồn bồi tích dồi dào từ hệ thống sông Hồng và các sông lân cận. Quá trình châu thổ phát triển nhanh ở ven biển các huyện Kim Sơn - Nga Sơn diễn ra theo kiểu bồi tụ lấp góc trên đoạn bờ lõm. Ngoài ra, vùng này phát triển nhanh còn nhờ vị trí thuận lợi tránh được tác động mạnh của sóng biển. Tuy nhiên, do địa hình bề mặt vùng bồi tụ còn khá thấp, bị ngập sâu khi thủy triều dâng lên nên việc quai đê lấn đất quá nhanh sẽ là một điều bất lợi cho quy hoạch phát triển ở vùng đất thấp ven biển, nhất là trong điều kiện khi mực nước biển và đại dương hiện nay đang tiếp tục dâng cao. Các đợt khảo sát thực địa đã được tiến hành vào tháng 9/1996, tháng 3/1999, tháng 7/2001 và tháng 3/2003 nhằm kiểm tra các kết quả xử lý ảnh vệ tinh. Các biến động mạnh mẽ ghi nhận được qua khảo sát thực địa chứng tỏ vùng nghiên cứu đang bị tác động mạnh không những bởi các nhân tố tự nhiên (do sóng gió, dòng chảy ven biển, dòng bùn cát...) mà còn có các hoạt động khai thác của con người, như việc chặt phá RNM, đào kênh dẫn nước, khoanh ô nuôi trồng thủy sản, vv... Kết quả khảo sát thực địa cho thấy những chuyển đổi về phương thức sử dụng đất ven biển cửa sông Hồng khi có những thay đổi về chính sách kinh tế. Các hoạt động khai thác của con người diễn ra ngày càng mạnh hơn, có tác động hai mặt tới quá trình phát triển tự nhiên ở vùng ven biển cửa sông Hồng. Việc phá RNM để làm các đầm nuôi tôm và các ô nuôi thuỷ sản nước lợ vào đầu những năm 1990 diễn ra một cách thiếu tổ chức đã để lại những hậu quả xấu đến môi trường ven biển. Từ năm 1995, việc tái trồng RNM ở ven biển đã có tác động tốt, hạn chế xói lở vùng đất mới bồi ở cửa sông. Hiện tượng bồi tụ trở lại sau nhiều năm diễn ra xói lở cục bộ ở cửa Ba Lạt và cửa Văn Úc còn có một nguyên nhân khác là trong thời gian từ năm 1990 đến 2003 ít có lũ lớn, bão và áp thấp nhiệt đới ít đổ bộ vào vùng ven biển ĐBSH (ngoại trừ trường hợp năm 1996). 2. Đánh giá chung về xói lở - bồi tụ các cửa sông Hồng và sông Thái Bình - Giai đoạn trước khi thuỷ điện Hoà Bình hoạt động (trước 1989) Khoảng thời gian từ năm 1965 đến 1989, vùng ven biển ĐBSH chịu tác động mạnh của bão, áp thấp nhiệt đới và lũ lớn. Có 43 trận tác động trực tiếp vào ven biển ĐBSH, trung bình 1,72 trận/năm, cao hơn hẳn mức bình thường. Đã xuất hiện lũ rất lớn vào các năm 1969, 1971 với đỉnh lũ lịch sử tại Sơn Tây là 16,3 m (tháng 8/1971). Hoạt động của con người tăng lên mạnh, qua việc khai thác và chặt phá rừng đầu nguồn, quai đê lấn đất ven biển. Các cửa sông phát triển không như nhau, ngoài cửa Đáy được bồi tụ, cửa Văn Úc thiên về xói lở, cửa Ba Lạt diễn ra xói - bồi xen kẽ bên phía bờ bắc và đã có biến động đột biến vào mùa lũ năm 1971. - Giai đoạn 1989-1995. Khác với gia đoạn trước, thời gian này hoạt động của bão, lũ ở ĐBSH không cao, một phần lũ sông Hồng được điều tiết qua đập thủy điện Hoà Bình. Hoạt động khai thác vùng ven biển tăng nhanh với việc phá RNM và phát triển nghề nuôi thủy sản ven biển. Cửa Đáy tiếp tục phát triển bồi tụ mạnh, hiện tượng xói lở ven biển cửa Văn Úc đã giảm đi rất nhiều so với giai đoạn trước đó. Cửa Ba Lạt tiếp tục bồi tụ, ngoại trừ vùng bờ các cồn cát lớn (cồn Lu, cồn Vành, cồn Thủ) có biến động do xói - bồi xen kẽ. - Giai đoạn 1995-2003. Hoạt động của bão, lũ ở mức trung bình - yếu. Điều tiết lũ sông Hồng qua đập thủy điện Hoà Bình đã làm giảm thấp các đỉnh lũ lớn. Hoạt động của con người ở vùng ven biển có chiều hướng tích cực hơn, thông qua việc trồng mới và khôi phục RNM để bảo vệ đất bồi và các vùng nuôi thuỷ sản ven biển. Các cửa sông đều trong trạng thái phát triển bồi tụ, mặc dù có biến động dòng bùn cát trên sông Đà. Sau khi nhà máy thuỷ điện Hoà Bình hoạt động, các vùng cửa sông ĐBSH có những thay đổi, phát triển thiên về trạng thái bồi tụ. Không chỉ do việc điều tiết lũ sông Hồng làm cho dòng chảy điều hoà hơn, còn có một nhân tố rất quan trọng là hoạt động của bão ít hơn bình thường và kèm theo là lũ không lớn. Ngoài ra, còn thấy được mặt tích cực của việc trồng lại RNM ở ven biển sau thời kỳ chặt phá để phát triển đầm nuôi thủy sản. RNM phát triển dầy, làm giảm bớt tác động của sóng biển và dòng chảy ven bờ, ngoài ra bùn cát lơ lửng có điều kiện lắng đọng nhanh hơn. V. KẾT LUẬN Qua phân tích diễn biến các vùng cửa sông chính thuộc hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình trong thời gian vận hành công trình thủy điện Hoà Bình (từ cuối năm 1988 đến nay) có thể đưa ra một số kết luận như sau: 1. Những biến động các cửa sông ở ven biển ĐBSH diễn ra không chỉ do thiên nhiên, mà còn do con người tác động với mức độ ngày càng sâu sắc hơn. Các vùng cửa sông có quá trình phát triển không như nhau, trong đó cửa Đáy phát triển theo hướng bồi tụ tích cực với tốc độ nhanh và ít có biến động đột biến; ngược lại các cửa Ba Lạt và Văn úc có những giai đoạn xói lở kéo dài và phát triển mang tính đột biến. Để đảm bảo ổn định cho vùng đất mới và an toàn cho các công trình xây dựng ven bờ (như đê biển, kè phòng hộ bờ, cống tiêu thoát nước, cống ngăn mặn,…) cần có những biện pháp hạn chế và giảm thiểu ảnh hưởng tác động của sóng và dòng chảy ven bờ; trong đó biện pháp trồng rừng ngập mặn ở các cửa sông ít tốn kém về chi phí và có hiệu quả tích cực. 2. Kết quả nghiên cứu sự phát triển và biến động vùng cửa sông Hồng - sông Thái Bình thời kỳ sau khi nhà máy thủy điện Hoà Bình hoạt động cho thấy, mặc dù có những thay đổi cán cân dòng chảy và dòng bùn cát ở châu thổ sông Hồng, nhưng không gây ra những biến động có tính đột biến ở các vùng cửa sông. Điều đó chứng tỏ quá trình điều tiết cắt - xả lũ và những thay đổi dòng bùn cát trên sông Đà ảnh hưởng không rõ ràng tới các cửa sông ven biển ĐBSH. Sau khi hồ Hoà Bình hoạt động, các cửa sông Hồng - sông Thái Bình tiếp tục phát triển bồi tụ mạnh, nhờ có nguồn bồi tích sông ngòi vẫn còn dồi dào. Ngoài ra, trong thời gian khoảng 17 năm qua hoạt động của bão, lũ lụt ở ĐBSH không mạnh so với cường độ hoạt động trung bình của chúng. Ngoài các yếu tố trên, còn có vai trò tích cực của con người ở vùng ven biển cửa sông Hồng - sông Thái Bình trong việc trồng RNM, chăm sóc và khôi phục lại diện tích rừng ven biển vốn bị chặt phá vào đầu những năm 1990 để phát triển nghề nuôi thủy sản. Những hoạt động nhân tạo tích cực này nếu được duy trì tốt, sẽ là những tác nhân quan trọng để đảm bảo ổn định lâu dài cho vùng đất mới ở ven biển châu thổ sông Hồng. 3. Diễn biến phát triển các cửa sông ở ven biển ĐBSH theo chiều hướng nào cũng cần phải đảm bảo được chức năng cơ bản của chúng là vai trò tiêu thoát nước lũ, vì hệ thống sông Hồng có chế độ thủy văn rất phức tạp, có tác động trực tiếp tới đời sống của cộng đồng dân cư đông đúc và là nơi có các trung tâm văn hoá - kinh tế - chính trị quan trọng của cả nước. Hạ lưu sông Hồng là vùng đông dân cư với nền kinh tế đang phát triển nên không tránh khỏi những tác động tiêu cực từ các hoạt động của con người. Các hoạt động của con người cần được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo cho hệ thống sông ngòi và các cửa sông ngoài chức năng tiêu thoát nước lũ, ngoài ra còn phải giữ an toàn cho các tuyến đê, các tuyến giao thông đường thủy và tạo cơ sở phát triển cho các ngành kinh tế khác ở ven biển như xây dựng, thủy sản, du lịch,... cũng như khai thác và bảo vệ hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở ven biển ĐBSH. VĂN LIỆU 1. Doãn Đình Lâm, 2002. Lịch sử tiến hoá trầm tích Holocen châu thổ sông Hồng. Luận án TSĐC. Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội. 152 tr. 2. Foody G. & P. Curran, 1994. Environmental Remote Sensing from Regional to Global scales. John Wiley & Sons Ltd. England. 3. Gauthier J., 1930. Travaux de défense contre les inondations. Digues du Tonkin, 118 p. 4. Lê Văn Ánh, 1999. Sự ảnh hưởng lũ sông Hồng đến dòng chảy lũ ở hạ lưu hệ thống sông Thái Bình. Tuyển tập công trình Thuỷ văn - Môi trường, 2: 15-20. Đại học Thuỷ lợi Hà Nội. 5. Maire G. et Pham Quang Son, 1993. Aspects structurels de la dynamique fluviale du Fleuve Rouge (Song Hong) entre Son Tay et Ha Noi. L'Eau, la Terre et les Hommes. Presses Univ. de Nancy, pp 329-336. 6. Nguyễn Văn Cư, Phạm Quang Sơn và nnk, 1990. Động lực vùng ven biển cửa sông Việt Nam. Phần nghiên cứu cửa sông. Báo cáo đề tài 48B-02-01, Chương trình nghiên cứu biển 48B-02 (1986-1990). Lưu trữ Viện KHVN, Hà Nội. 355 tr. 7. Phạm Quang Sơn, 2001. Studying on the change of bed of the Red River lower course by applying GIS and multi-temporal remote sensing technologies. J. of Geology, B/18 : 86-93. Hà Nội. 8. Phạm Quang Sơn, 2004. Nghiên cứu sự phát triển vùng ven biển cửa sông Hồng- sông Thái Bình trên cơ sở ứng dụng thông tin viễn thám và Hệ thông tin địa lý (GIS) phục vụ khai thác sử dụng hợp lý lãnh thổ. Luận án TS Địa lý. Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội. 155 tr. 9. Phạm Quang Sơn, 2004. Diễn biến lòng dẫn hạ lưu sông Hồng trong 15 năm vận hành khai thác nhà máy thủy điện Hoà Bình. TC Các Khoa học về Trái đất, 26/4: 520- 531. Hà Nội. 10. Tổng cục Khí tượng - thủy văn, 1989. Tập số liệu khí tượng - thủy văn: I, II. Phụ lục báo cáo chương trình TBKH cấp nhà nước 42A. Hà Nội. 11. Trần Nghi, Chu Văn Ngợi và nnk, 2000. Tiến hoá trầm tích Kainozoi bồn trũng sông Hồng trong mối quan hệ với hoạt động kiến tạo. TC Các Khoa học về Trái đất, 22/4: 290-305. Hà Nội 12. Trung tâm Khí tượng thủy văn biển, 1988. Khí tượng - thuỷ văn vùng biển Việt Nam. Nxb KHKT, Hà Nội. 117 tr. 13. Vũ Văn Phái, Nguyễn Hoàn, Nguyễn Hiệu, 2002. Tiến hoá địa mạo vùng cửa sông Ba Lạt trong thời gian gần đây. TC Khoa học, 18/2: 44-53, ĐH Quốc gia Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTaiLieuTongHop.Com---10 tcdb.pdf
Tài liệu liên quan