Nhà đầu tư nên nắm rõ các thông tin này trước khi quyết
định đầu tư vào thị trường Campuchia.
Thể chế và quan điểm chính trị của Campuchia, vị thế trên trường
quốc tế, các chính sách quan trọng liên quan đến nhà đầu tư
như: chính sách quản lý đất đai, chính sách quản lý ngoại hối và
chuyển lợi nhuận, các ưu đãi thuế cho nhà đầu tư.
14 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1484 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Điểm đáng chú ý nhất về thể chế và chính sách kinh tế của Campuchia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Điểm đáng chú ý nhất về thể chế và
chính sách kinh tế của Campuchia
Nhà đầu tư nên nắm rõ các thông tin này trước khi quyết
định đầu tư vào thị trường Campuchia.
Thể chế và quan điểm chính trị của Campuchia, vị thế trên trường
quốc tế, các chính sách quan trọng liên quan đến nhà đầu tư
như: chính sách quản lý đất đai, chính sách quản lý ngoại hối và
chuyển lợi nhuận, các ưu đãi thuế cho nhà đầu tư.
Thể chế và quan điểm chính trị
Campuchia là quốc gia Quân chủ lập hiến. Hệ thống quyền lực
được tách biệt giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp gồm: Vua,
Hội đồng ngôi Vua, Thượng viện, Quốc hội, Chính phủ, Tòa án,
Hội đồng Hiến pháp và các cơ quan hành chính các cấp.
Về lập pháp, Campuchia thực hiện chế độ lưỡng viện gồm Quốc
hội và Thượng viện.
Quốc hội có 123 ghế, bầu đại biểu theo chế độ phổ thông đầu
phiếu, nhiệm kỳ 5 năm. Campuchia đã tổ chức bầu cử Quốc hội 4
lần vào các năm 1993, 1998, 2003 và 2008.
Thượng viện có 61 ghế, nhiệm kỳ 5 năm; trong đó 02 ghế do
Quốc vương bổ nhiệm, 02 ghế do Quốc hội chỉ định. Bầu cử
Thượng viện nhiệm kỳ hiện nay diễn ra ngày 22/1/2007 thông
qua bỏ phiếu kín và không trực tiếp. Kết quả Đảng Nhân dân
Campuchia (CPP ) giành 45/61 ghế, 12 ghế thuộc các đảng khác.
Về hành pháp, đứng đầu nhà nước là Quốc vương Norodom
Sihamoni, lên ngôi ngày 29/10/2004. Nội các gồm Hội đồng Bộ
trưởng do Quốc vương ký sắc lệnh bổ nhiệm. Đứng đầu Chính
phủ hiện nay là Thủ tướng Samdech Akka Moha Sena Padei
Techo Hun Sen (thuộc Đảng CPP) và 08 Phó Thủ tướng.
Cơ quan tư pháp gồm Hội đồng Thẩm phán Tối cao (được Hiến
pháp quy định, thành lập 12/1997), Toà án Tối cao và các tòa án
địa phương.
Hiện nay ở Campuchia có 57 đảng chính trị, trong đó có các đảng
lớn là: Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Đảng Sam Rensi
(SRP) của Sam Rensi , Đảng Mặt trận đoàn kết dân tộc vì một
nước Campuchia độc lập, trung lập, hoà bình và thống nhất
(FUNCINPEC), Đảng Norodom Sihanuk (NRP) của Hoàng thân
Norodom Sihanuk, tách ra từ Đảng FUNCINPEC. Hiện nay, đảng
SRP của Sam Rensi và Đảng Nhân quyền (HRP) của Kim Sokha
là hai đảng đối lập chính.
Chính phủ hiện thời do Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) chiếm
đa số (90/123 ghế), liên minh với FUNCIPEC; CPP cũng nắm tất
cả 26 bộ của Chính phủ.
Campuchia duy trì quan điểm chính trị trung lập, chính sách
không liên kết vĩnh viễn, không xâm lược hoặc can thiệp vào
công việc nội bộ của nước khác.
Vị thế trên trường quốc tế
Thành viên WTO từ năm 2003. Đang vận động để tham gia
APEC. Campuchia chính thức gia nhập ASEAN vào tháng
4/1999, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng
9/2003 (thành viên thứ 148), gia nhập ASEM tại Hội nghị cấp cao
ASEM 5 (tháng 10/2004) tại Hà Nội; là thành viên đầy đủ và lớn
thứ 30 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
Campuchia cũng là thành viên của các tổ chức hợp tác khu vực
như: Uỷ hội Mê Kông Quốc tế (MRC), Tiểu vùng sông Mê Kông
mở rộng (GMS), Chiến lược hợp tác kinh tế ba dòng sông
Ayeyawadi - Chao Praya - Mê Kông (ACMECS), Khu vực Tam
giác phát triển Việt Nam – Lào - Campuchia (CLV), Hành lang
Kinh tế Đông Tây (WEC)...
Các hiệp định thương mại song và đa phương đã và đang tăng
cường khả năng thâm nhập của Campuchia vào các thị trường
khu vực.
Campuchia hiện là thành viên của Khu vực Mậu dịch Tự do
ASEAN (AFTA) và Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA) – những tổ
chức tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thâm nhập vào những thị
trường rộng lớn hơn.
Campuchia cũng đã ký các hiệp định song phương về đầu tư với
các nước Malaysia, Thái Lan, Pháp, Thụy Sỹ, Hàn Quốc, Đức,
Singapore, Trung Quốc, và Hà Lan.
Hiện tại Campuchia đang tích cực vận động để tham gia APEC.
Điểm đến đầu tư quan trọng nhất của Việt Nam. Campuchia thiết
lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào năm 1967. Tháng
10/1991, Việt Nam tham gia ký Hiệp định Paris về hòa bình ở
Campuchia.
Tháng 5/1993, Campuchia tiến hành Tổng tuyển cử do Liên Hiệp
Quốc tổ chức, bầu Quốc hội lập hiến, sau đó Chính phủ Hoàng
gia Campuchia được thành lập.
Từ năm 1993 đến nay, quan hệ Việt Nam - Campuchia không
ngừng được củng cố và phát triển.
Đặc biệt, tại chuyến thăm Campuchia của Tổng Bí thư Nông Đức
Mạnh tháng 3/2005, hai nước đã nhất trí phương châm phát triển
quan hệ trong thời kỳ mới theo hướng “láng giềng tốt đẹp, hữu
nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” (Theo Bộ
Ngoại giao Việt Nam).
Tính đến tháng 8/2010, Việt Nam đã trở thành nước đầu tư lớn
thứ 3 vào Campuchia, với 63 dự án, tổng vốn đầu tư lên đến 900
triệu USD. Các dự án này tập trung chủ yếu vào các ngành tài
chính, năng lượng, viễn thông, nông nghiệp và khai thác mỏ, tạo
ra gần 30,000 việc làm cho người dân bản địa.
Hiện nay, Campuchia là một trong những điểm đến đầu tư quan
trọng nhất của Việt Nam. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam,
chỉ tính riêng từ tháng 7/ 2009 đến nay đã có 7 dự án của Việt
Nam với tổng vốn gần 400 triệu USD được cấp phép đầu tư tại
Campuchia.
Các chính sách đối với nhà đầu tư
Chính phủ Campuchia duy trì chính sách coi trọng đầu tư của khu
vực tư nhân và đầu tư nước ngoài.
Ủy ban Phát triển Campuchia (CDC). Cơ quan phụ trách hoạt
động đầu tư là Ủy ban Phát triển Campuchia (CDC) thi hành
chính sách giao dịch “Một cửa” đối với nhà đầu tư và cam kết là
cơ quan có tốc độ xử lý hồ sơ và cấp phép đầu tư nhanh nhất
trong khu vực (trong vòng 45 ngày).
CDC cũng là cơ quan có chức năng phê duyệt các yêu cầu miễn
giảm thuế, đăng ký thành lập doanh nghiệp, cấp visa và giấy
phép lao động cũng như tạo điều kiện cho các thủ tục hành chính
kế tiếp.
Ngoài ra, tại các khu công nghiệp đang được phát triển ở Phnom
Penh và Sihanouk Ville, nhà đầu tư còn được trao thêm nhiều ưu
đãi khác.
Diễn đàn Chính phủ - Khu vực Tư nhân. Từ năm 1999, Chính
phủ Hoàng gia Campuchia khởi động Diễn đàn giữa Chính phủ -
Khu vực Tư nhân (Government - Private Sector Forum, G-PSF),
một cơ chế đối thoại để chính phủ lắng nghe góp ý của khu vực
dân doanh về các chính sách mới, và cung cấp một cơ chế để
chính phủ biết và giải quyết những khó khăn mà khu vực dân
doanh gặp phải trong quá trình hoạt động.
Diễn đàn này được tổ chức 2 lần mỗi năm và được chủ trì bởi
Thủ tướng Chính phủ, và được coi như một cuộc họp Nội các mở
rộng.
Theo quy định tại Luật Đầu tư, khi đầu tư vào Campuchia, doanh
nghiệp sẽ không bị phân biệt đối xử, không bị quốc hữu hóa,
không giới hạn vốn đầu tư, không bị can thiệp vào giá cả, được
tự do chuyển tiền về nước và được hưởng nhiều ưu đãi như quy
chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) từ nhiều nước, nhất là các
nước ở khu vực Liên minh châu Âu (EU).
Cụ thể một số chính sách liên quan đến đầu tư tại Campuchia
như sau:
Chính sách liên quan đến đất đai. Luật Đất đai Campuchia quy
định tất cả đất đai thuộc sở hữu nhà nước. Hiến pháp Campuchia
cũng quy định chỉ có các pháp nhân và công dân mang quốc tịch
Campuchia mới có quyền sở hữu đất ở Campuchia. Một pháp
nhân được coi là mang quốc tịch Campuchia nếu có ít nhất 51%
cổ phần được nắm giữ bởi các công dân Campuchia.
Luật Đầu tư quy định thời hạn thuê đất có thể lên đến 70 năm và
có thể gia hạn. Luật này không đề cập đến quy định giới hạn số
lần gia hạn thời gian thuê.
Với các bất động sản trên đất, nếu là tài sản hợp pháp thì người
chủ có quyền sở hữu. Bên cạnh đó, nhà đầu tư có đầy đủ các
quyền khác liên quan đến đất đai như chuyển nhượng, thuê, cho
mượn, chuyển đổi, …
Các pháp nhân khi đã có hợp đồng thuê đất, sau 3 năm nếu
được sự cho phép của Chính phủ thì có thể được cho một bên
thứ 3 thuê lại.
Chính sách quản lý ngoại hối và chuyển lợi nhuận. Theo quy định
tại Luật Ngoại hối năm 1997, những khoản tiền được tạo ra từ
các dự án đầu tư nước ngoài phù hợp với quy định tại Luật Đầu
tư thì sẽ được lưu chuyển tự do. Các khoản tiền này phải được
chuyển thông qua các trung gian tài chính được ủy quyền, là
những ngân hàng được thành lập và hoạt động vĩnh viễn ở
Campuchia.
Nếu khoản tiền được chuyển lớn hơn 100,000 USD thì ngân
hàng đó sẽ phải báo cáo cho Ngân hàng Trung ương.
Các khoản vay và cho vay được tự do thỏa thuận giữa người cư
trú và không cư trú, miễn là các giao dịch vay-trả được thực hiện
thông qua các ngân hàng được ủy quyền.
Các khoản chuyển tiền ra ngoài dưới 10,000 USD thì không cần
chứng từ kèm theo.
Ưu đãi thuế. Một số ưu đãi thuế theo quy định tại Luật Đầu tư
năm 1994 như sau:
- Thuế suất thuế TNDN theo luật định là 20%, thấp hơn đáng kể
so với các quốc gia ASEAN khác.
- Những ngành được ưu đãi thuế (không phải được miễn thuế)
bao gồm: công nghệ cao, xuất khẩu, du lịch, hạ tầng, năng lượng,
phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường.
- Thời gian miễn thuế có thể lên tới 8 năm.
- Với những dự án được ưu tiên, sau thời gian miễn thuế có thể
được hưởng thuế suất ưu đãi 9%.
- Những lĩnh vực đầu tư được khuyến khích sẽ được miễn thuế
nhập khẩu đầu vào.
- Thời gian chuyển lỗ lên tới 5 năm.
- Khấu hao nhanh.
- Năm 2005, Campuchia bổ sung thêm ưu đãi thuế suất 0% đối
với các doanh nghiệp trong nước cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho
các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu.
- Năm 2008, Campuchia bãi bỏ quy định trả trước hàng tháng
thuế TNDN đối với các công ty sản xuất hàng xuất khẩu.
Chính sách khác:
1. Dịch vụ Một cửa: Hỗ trợ đầu tư bằng cách hướng dẫn và thúc
đẩy quy trình nộp hồ sơ và chúng nhận cho các dự án đầu tư. Ví
dụ, với những dự án đầu tư yêu cầu chứng nhận của Ban Lãnh
đạo CDC thì quá trình xử lý hồ sơ chỉ mất tối đa 7 ngày.
2. Hợp tác giữa khu vực tư với các dự án về cơ sở hạ tầng:
chương trình Tiểu vùng Sông Mê Kông mở rộng (GMS), phát
triển bởi ADB, đang nỗ lực thu hút nguồn vốn tư nhân vào các dự
án hạ tầng quan trọng.
Các lĩnh vực được ưu tiên đầu tư:
1. Các ngành công nghệ cao
2. Ngành tạo ra nhiều việc làm
3. Ngành định hướng xuất khẩu
4. Du lịch
5. Công nghiệp chế biến
6. Hạ tầng và năng lượng
7. Phát triển nông thôn
8. Bảo vệ môi trường, và
9. Đầu tư vào các Đặc khu (SPZ)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- diem_dang_chu_y_nhat_ve_the_che_va_chinh_sach_kinh_te_cua_campuchia_.pdf