1. Khôi phục thể tích tuần hoàn
2. Cung cấp dinh dưỡng
3. Điều chỉnh điện giải, cân bằng kiềm toan
4. Cung cấp các thành phần máu: Hồng cầu,
tiểu cầu, các yếu tố đông máu
5. Chỉ định khác:
- Chống phù não: manitol.
- Pha truyền thuốc: kháng sinh, hóa chất điều trị
ung thư
14 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Dịch truyền sử dụng trong lâm sàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DỊCH TRUYỀN SỬ DỤNG
TRONG LÂM SÀNG
BS. Trương Quang Anh Vũ
LOGO
Khoa PT-GMHS
CHỈ ĐỊNH TRUYỀN DỊCH
1. Khôi phục thể tích tuần hoàn
2. Cung cấp dinh dưỡng
3. Điều chỉnh điện giải, cân bằng kiềm toan
4. Cung cấp các thành phần máu: Hồng cầu,
tiểu cầu, các yếu tố đông máu
5. Chỉ định khác:
- Chống phù não: manitol.
- Pha truyền thuốc: kháng sinh, hóa chất điều trị
ung thư.
2
LOGO
Khoa PT-GMHS
CÁC LOẠI DỊCH TRUYỀN
1. Dịch tinh thể (crystalloid)
2. Dịch cao phân tử, dịch keo (colloid)
3. Dịch dinh dưỡng
4. Máu và các chế phẩm
3
LOGO
Khoa PT-GMHS
DỊCH TINH THỂ (CRYSTALLOID)
1. NaCl 0,9%; 10%
2. Lactate Ringer:
- Nhược trương: không dùng trong máu tụ nội
sọ.
- Lactate: không dùng trong suy thận, suy
thượng thận. Lưu ý kết tủa với Ca.
4
LOGO
Khoa PT-GMHS
DỊCH KEO (COLLOID)
1. Nhóm dịch Dextran (Polysacharide).
Trọng lượng phân tử ( TLPT)trung bình 30.000 -
70.000 Dalton, dựa vào trọng lượng phân tử người
ta chia ra hai loại:
- Dextran có TLPT lớn (60.000 - 70.000 Dalton):
Dextran 70, Onkovertin 70, Macrodex, Polyglukin.
- Dextran có TLPT nhỏ (30.000 - 40.000 Dalton)
Dextran 40, Onkovertin 40, Rheo macrodex,
Rheopolyglukin.
Tuỳ theo kích thước phân tử nhỏ hay lớn mà
Dextran có thể tồn tại trong cơ thể 3 - 7 ngày. Thuốc
đào thải qua thận, một phần tích luỹ ở tổ chức liên
kết và bị phá huỷ tại đó bởi các tế bào liên võng.
Dung dịch Dextran có pH từ 5, 5 - 6, 5, nên khi
truyền nhiều có thể gây toan máu.
5
LOGO
Khoa PT-GMHS
DỊCH KEO (COLLOID)
2. Nhóm dịch Polygelin (Gelatin):
Là những chuỗi Polypetide được thuỷ phân từ
Gelatin hoặc là chất gelatin hoà tan trong dung dịch
muối đẳng trương. TLPT của Gelatin từ 20.000 -
30.000 Dalton. Thuốc đã được khử hết Calci (Ca++)
nên có thể truyền chung với máu.
Gelatin đào thải nhanh qua thận: Sau 2 giờ chỉ còn
lại một nửa, một phần rất nhỏ bị phá huỷ ở tổ chức.
Các dung dịch Gelatin có hiện nay: Gelafundin,
Heamaccel.
6
LOGO
Khoa PT-GMHS
DỊCH KEO (COLLOID)
3. Nhóm dịch Polyvinylpirolydon (PVP):
Là chất tổng hợp có TLPT 12.000 - 40.000 Dalton.
Do TLPT nhỏ nên PVP có xu hướng thoát ra khỏi
lòng mạch trong những ngày đầu. Thuốc có khả
năng hấp phụ chất độc trên bề mặt cao và góp phần
cải thiện hệ thống vi tuần hoàn. Thuốc để được lâu
(vài năm) và dễ bảo quản.
Liều dùng: 300ml - 400ml, sau 12 giờ có thể dùng
lại. Khi truyền nhanh PVP có thể gây tụt huyết áp, đỏ
mặt, khó thở.
PVP dùng trong lâm sàng là Haemovinyl (Mw 30.000
- 40.000 Dalton) và Haemodex ( Mw 12.000 Dalton).
7
LOGO
Khoa PT-GMHS
DỊCH KEO (COLLOID)
4. Nhóm dịch dạng tinh bột- Hydroxy Ethyl Amidon
Starch (HES)
- HES là một amidon tổng hợp, đóng dạng dung dịch 6%
- Đặc tính: Nó tạo được áp lực keo thẩm thấu là 30
mmHg, khả năng chiếm chỗ trong lòng mạch của HES
cao hơn một chút so với albumine 4%. Thời gian bán huỷ
trong huyết tương dài hơn so với albumine với 50% tác
dụng thẩm thấu trong 24 giờ.
- HES được đào thải chủ yếu qua thận. Khi truyền HES,
amylase máu có thể tăng gấp 2-3 lần đôi khi kéo dài đến
5 ngày. Đây là do chuyển hóa của HES chứ không phải
do viêm tuỵ. Khi truyền HES cho bệnh nhân viêm tuỵ phải
theo dõi và đánh giá bệnh bằng lypase.
8
LOGO
Khoa PT-GMHS
DỊCH KEO (COLLOID)
4. Nhóm dịch dạng tinh bột- Hydroxy Ethyl Amidon
Starch (HES)
- Không có nguy cơ xảy ra rối loạn đông máu ở liều
thông thường (33 ml/kg) ở người trước đó có chức
năng đông máu bình thường. Liều cao gây rối loạn
đông máu.
- Phản ứng dị ứng có thể xảy ra nhưng hiếm. HES
không phải là proteine nên có thể làm hạ protide máu
do hoà loãng.
- Trong lâm sàng, dung dịch HES hay sử dụng là HAES -
Steril 6%, 10%, mỗi lít chứa 60, 100gam Poly (0, 2
Hydroxy Ethyl) Starch. Liều tối đa khồng quá
2g/kg/ngày.
9
LOGO
Khoa PT-GMHS
DỊCH DINH DƯỠNG
1. Glucose: 5%; 10%; 30%. Lưu ý ở bệnh nhân máu
tụ nội sọ.
2. Acid amine: aminosteril, amigold,
3. Lipid: lipofundin, lipovenous, lipigold,
4. Albumine: albumine human, biseko,
10
LOGO
Khoa PT-GMHS
MÁU VÁ CÁC CHẾ PHẨM
1. Hồng cầu.
2. Huyết tương
3. Tiểu cầu
4. Kết tủa lạnh.
11
LOGO
ĐẶC ĐIỂM CÁC LOẠI DỊCH TRUYỀN
Khoa PT-GMHS 12
LOẠI DỊCH NƠI KHUẾCH TÁN THỂ TÍCH HỒI PHỤC
Máu Trong lòng mạch 1/1
Huyết tương Trong lòng mạch 1/1
Dextran Trong lòng mạch 2/1
Gelatin, HES Trong lòng mạch 1/1
Albumine Trong lòng mạch 3/1
NaCl 0,9% Ngoại bào ¼
Lactate Ringer Ngoại bào ¼
Glucose 5% Ngoại bào 1/10
LOGO
Khoa PT-GMHS
CÁC YẾU TỐ ĐÁNH GIÁ
1. Thể tích tuần hoàn: M, HA, CVP, CTM, áp lực thẩm
thấu
2. Tình trạng suy tim
3. Tình trạng suy thận, gan.
4. Rối loạn cân bằng kiềm toan, điện giải.
5. Các yếu tố đông máu.
13
www.thongnhathospital.org.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dichtruyensudungtronglamsang_170805091651_9875.pdf