I. Khái quát vềcác nguyên nhân bệnh
Các nhân tốchi phối sựphát sinh và tiến hóa của bệnh truyền nhiễm và bệnh lý
bệnh truyền nhiễm là đa dạng nhưng có thểphân thành ba nhóm lớn: nguyên nhân mầm
bệnh, nguyên nhân ký chủvà nguyên nhân môi trường. Các nhân tốtác động tương hỗ
hoặc quan hệlẫn nhau gây phát sinh bệnh tật
24 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1798 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 2
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
Dịch tễ học (hay dịch học) là môn nghiên cứu đa chiều, một mặt, quan sát tần độ
xuất hiện bệnh trong tập đoàn và sự biến động của tần độ đó theo thời gian, nghiên cứu
các nhân tố chi phối tần độ và biến động đó, làm rõ các đặc tính của bệnh đó trong tập
đoàn và đề ra những phương pháp chế ngự bệnh dịch hiệu quả, mặt khác, nghiên cứu các
tình huống có thể chi phối sự xuất hiện một hiện tượng bệnh lý hay hội chứng nào đó
nhằm tìm ra mối quan hệ nhân quả và cuối cùng là tìm ra nguyên nhân chính yếu quyết
định hiện tượng bệnh lý đó.
Như vậy, hiện nay dịch tễ học không chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu các bệnh
truyền nhiễm mà còn nghiên cứu các hiện tượng liên quan vệ sinh gây tổn hại cho động
vật và người trong tập đoàn, chẳng hạn hiện tượng ngộ độc mãn tính đồng loạt hoặc rối
loạn sinh sản đồng loạt trong đàn động vật hoặc tập đoàn người (do nhiễm yếu tố nào đó,
chẳng hạn mối quan hệ giữa dị tật bẩm sinh và chất độc da cam hay chất phóng xạ). Tuy
nhiên, chương trình này tập trung nghiên cứu các hiện tượng dịch tễ học của các bệnh
truyền nhiễm.
I. Khái quát về các nguyên nhân bệnh
Các nhân tố chi phối sự phát sinh và tiến hóa của bệnh truyền nhiễm và bệnh lý
bệnh truyền nhiễm là đa dạng nhưng có thể phân thành ba nhóm lớn: nguyên nhân mầm
bệnh, nguyên nhân ký chủ và nguyên nhân môi trường. Các nhân tố tác động tương hỗ
hoặc quan hệ lẫn nhau gây phát sinh bệnh tật.
1. Nguyên nhân mầm bệnh
Những điều kiện và đặc tính có ở các vi sinh vật gây bệnh, bao gồm vi khuẩn,
virut, nấm (tức chân khuẩn) và nguyên trùng, còn gọi là các mầm bệnh, bệnh nguyên hay
căn bệnh, trong trường hợp bệnh cảm nhiễm là độc lực, tính hướng tổ chức, tính đề kháng
với các nhân tố môi trường và tính biến dị,... là những nguyên nhân mầm bệnh. Bên cạnh
đó, các động vật mang bệnh, vật mang mầm bệnh, trạng thái mang mầm bệnh và bài xuất
mầm bệnh cũng là những vấn đề cần nghiên cứu.
2. Nguyên nhân ký chủ
Điều kiện để ký chủ tiếp nhận sự ký sinh của mầm bệnh, các yếu tố ảnh hưởng
đến tính cảm thụ hay tính đề kháng, những thuộc tính di truyền như phẩm giống, vị trí
phân loại, tố chất (thể trạng), tuổi, tính biệt, trạng thái dinh dưỡng và trạng thái miễn
dịch,... là những nguyên nhân ký chủ. Tính di truyền biểu hiện rõ trong trường hợp,
chẳng hạn, bò không mắc bệnh tỵ thư của ngựa,...
3. Nguyên nhân môi trường
Các nhân tố vật lý như khí tượng, nước, thức ăn,... là các điều kiện vây quanh ký
chủ, cũng như các nhân tố xã hội như phương pháp quản lý nuôi dưỡng, hình thái kinh
doanh, trạng thái kinh tế, tập quán,... là những nguyên nhân môi trường của bệnh dịch.
4. Ba nhân tố thiết yếu hình thành dịch bệnh truyền nhiễm
Mối quan hệ qua lại của ba nhân tố căn bệnh, ký chủ và môi trường chi phối sự
hình thành bệnh tật có thể áp dụng chung cho tất cả các loại bệnh truyền nhiễm và không
truyền nhiễm. Tuy nhiên, đối với các bệnh truyền nhiễm (tức các bệnh cảm nhiễm có tính
lây lan) thì từ lâu các yếu tố thành lập là nguồn bệnh (hay nguồn mầm bệnh cảm nhiễm),
đường cảm nhiễm (đường truyền lây) và động vật cảm thụ là ba nhân tố đều được chú
trọng. Điều này có nghĩa là nếu thiếu một trong ba khâu trên thì truyền nhiễm (tức truyền
bá cảm nhiễm) sẽ không xuất hiện. Đây là các nhân tố cần được tính đến trong quá trình
thực thi công tác phòng dịch.
Quá trình phát sinh dịch là quá trình bệnh truyền nhiễm lây liên tục từ con vật
bệnh sang con vật khỏe. Con vật bệnh luôn bài xuất mầm bệnh ra ngoài suốt cả thời gian
mắc bệnh. Mầm bệnh được truyền thẳng sang con vật khỏe hoặc được bài ra ngoại cảnh
rồi xâm nhập vào con vật khỏe. Con vật bệnh được coi là nguồn bệnh (nguồn mầm bệnh
cảm nhiễm). Ngoại cảnh - nơi mầm bệnh tạm thời tồn tại - bao gồm rất nhiều nhân tố có
tác dụng làm trung gian truyền mầm bệnh, gọi là nhân tố trung gian truyền bệnh. Con vật
khỏe phải là con vật cảm thụ đối với mầm bệnh thì quá trình sinh dịch mới xảy ra. Một
vụ dịch muốn phát sinh phải có đủ ba yếu tố: nguồn bệnh, các nhân tố trung gian truyền
bệnh và động vật cảm thụ, chúng là ba khâu của dây chuyền quá trình phát sinh dịch.
Thực hiện quá trình phát sinh dịch có ý nghĩa lớn đối với mầm bệnh. Do bản chất
ký sinh, mầm bệnh đòi hỏi luôn phát triển trên cơ thể sống. Quá trình tiến hóa của mầm
bệnh đã tạo ra cho nó một phương thức tồn tại thích hợp là thực hiện quá trình phát sinh
dịch. Trên cơ sở đó, muốn tiêu diệt được bệnh truyền nhiễm ta phải nắm được các quy
luật của quá trình ấy để ngăn chặn dịch.
5. Cảm nhiễm và phát bệnh: vai trò dịch tễ học của cảm nhiễm ẩn tính
Động vật đã cảm nhiễm mầm bệnh có phát bệnh hay không phát bệnh phụ thuộc
vào sự cân bằng giữa tính gây bệnh của mầm bệnh và tính đề kháng của ký chủ và tác
động ảnh hưởng đối với sự cân bằng đó từ phía các nhân tố ngoại cảnh. Tổn hại có thể
chỉ trong trường hợp phát bệnh do cảm nhiễm hiển tính (apparent infection), nhưng cảm
nhiễm ẩn tính (inapparent infection) không phát bệnh cũng có ý nghĩa quan trọng trong
dịch học. Các cá thể động vật bị cảm nhiễm ẩn tính trong nhiều trường hợp có thể là vật
mang trùng và bài xuất mầm bệnh. Ngược lại, do kích thích cơ thể động vật sản sinh
miễn dịch sau đó, cảm nhiễm ẩn tính làm tăng tính đề kháng tập đoàn nên đóng vai trò
trong quá trình làm ngừng dịch.
II. Nguồn bệnh
Vật bảo lưu mầm bệnh và là ngọn nguồn của sự tán phát, truyền bá mầm bệnh gọi
là nguồn bệnh (nguồn mầm bệnh cảm nhiễm, hay nguồn cảm nhiễm - source of
infection). Nguồn bệnh như vậy có thể là động vật bị mắc bệnh, động vật mang mầm
bệnh nhưng không mắc bệnh (vật mang trùng) và thổ nhưỡng,... Suy rộng hơn, cũng có
trường hợp nguồn bệnh là những vật thể bị ô nhiễm hay vật môi giới lan truyền đóng vai
trò của đường truyền lây mầm bệnh.
Tuy vậy, khái niệm nguồn bệnh thường được giới hạn ở những động vật duy trì
thuộc tính ký sinh (tính gây bệnh) của mầm bệnh. Nguồn bệnh là khâu đầu tiên và là
khâu chủ yếu của quá trình sinh dịch, nguồn bệnh là nơi mầm bệnh cư trú và sản sinh
thuận lợi, và từ đó trong những điều kiện nhất định sẽ xâm nhập vào cơ thể bằng cách
này hay cách khác để gây bệnh.
Nguồn bệnh phải là nơi tạo điều kiện cho mầm bệnh tồn tại và duy trì những
thuộc tính của nó qua các thế hệ. Mặc dù trực khuẩn nhiệt thán (Bacillus anthracis) có
thể phát triển trong những điều kiện có thể gặp ở những bãi chăn ở những vùng đất kiềm
nhẹ, mưa nhiều, nóng ẩm, hoặc tương tự, vi khuẩn Listeria, Erysipelothrix cũng có thể
phát triển trong đất, trong nước,... nhưng các yếu tố thổ nhưỡng (đất, nước,...) thường
không được coi là những nguồn bệnh. Tuy cần lưu ý về khả năng tồn tại lâu dài của một
số loại mầm bệnh riêng biệt nhưng quan điểm chung của dịch tễ học là không coi bất cứ
nhân tố ngoại cảnh nào cũng là nguồn bệnh, vì tuy ở đó có chứa mầm bệnh, thậm chí có
mầm bệnh tồn tại khá lâu, nhưng không có điều kiện để chúng tồn tại lâu dài với những
thuộc tính ký sinh của chúng. Nước, đất,... chỉ được coi là môi trường chứa mầm bệnh
tạm thời, là các nhân tố trung gian mang mầm bệnh tạm thời. Nhiều loại mầm bệnh có thể
sống rất lâu trong đất, nước,... nhưng nguồn bệnh chính vẫn là súc vật bị cảm nhiễm, vì
có chúng thì đất và nước mới có mầm bệnh và mầm bệnh mới tồn tại mãi mãi trong thiên
nhiên với những đặc tính gây bệnh của chúng đối với ký chủ.
Nguồn bệnh phải là một sinh vật đang mắc bệnh hoặc đang mang mầm bệnh vì cơ
thể sinh vật ký chủ là điều kiện tự nhiên duy nhất cho mầm bệnh sinh sống và phát triển
tương đối thuận lợi và lâu dài.
Nguồn bệnh có thể chia thành hai loại: động vật (đang mắc) bệnh và động vật
mang trùng.
Động vật (đang mắc) bệnh gồm có gia súc, gia cầm và dã thú phát bệnh ở các thể
khác nhau, tức đang biểu hiện các triệu chứng đặc trưng của bệnh. Gia súc, gia cầm đang
mắc bệnh là nguồn bệnh nguy hiểm vì trong khi mắc bệnh cơ thể chứa lượng mầm bệnh
và độc tố cao nhất và có thể bài xuất ra ngoài bằng nhiều đường, độc lực của mầm bệnh
thường tăng khi trải qua cơ thể thụ cảm và phát bệnh. Một số triệu chứng của bệnh như đi
tháo, ho, hắt hơi,... có tác dụng gieo rắc mầm bệnh ra ngoài môi trường. Trong nhiều
bệnh, con vật bệnh ở thời kỳ nung bệnh là nguồn bệnh nguy hiểm nhất (lở mồm long
móng, dịch tả lợn, viêm phổi truyền nhiễm, dại,...) vì con vật bệnh đã mang và bài xuất
mầm bệnh ra ngoài một thời gian trước khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng đầu tiên.
Người mắc bệnh trong nhiều trường hợp cũng là nguồn bệnh động vật. Dã thú gậm nhấm
cũng là nguồn bệnh rất nguy hiểm đối với gia súc, vì chúng là những nguồn (ổ chứa) di
động và khó kiểm soát của nhiều vi sinh vật trong thiên nhiên trong đó có rất nhiều vi
sinh vật là nguyên nhân của bệnh truyền nhiễm.
Về mặt dịch tễ học, những con vật mắc bệnh nhẹ nguy hiểm hơn những con vật
mắc bệnh nặng vì chúng thường khó được phát hiện, dễ bị bỏ qua hoặc coi thường, lại có
khả năng đi lại tiếp súc với con khỏe nên làm bệnh dễ lây lan.
1. Các con đường bài xuất mầm bệnh
Mầm bệnh có thể bài xuất từ bề mặt cơ thể, các lỗ tự nhiên hoặc chỗ tổn thương
của động vật mắc bệnh một cách trực tiếp từ nơi ổ bệnh (bệnh sào, ổ cảm nhiễm) hoặc
cùng với chất tiết xuất hoặc chất bài tiết. Con đường bài xuất mầm bệnh có tính đặc trưng
đối với các loại bệnh cảm nhiễm khác nhau và là yếu tố trọng yếu trong quá trình nhận
biết đặc tính của các dạng lan truyền của bệnh cảm nhiễm.
Ở các bệnh cảm nhiễm đường hô hấp, mầm bệnh thường được bài xuất ra ngoài
cơ thể vật bệnh ở dạng những giọt nhỏ và khí dung chứa dịch bài xuất từ xoang miệng
hoặc đường hô hấp như dịch nước bọt, dịch mũi, dịch hắt hơi,... Ở các mầm bệnh cảm
nhiễm đường tiêu hóa mầm bệnh chủ yếu bài xuất theo phân ra ngoài. Ở các mầm bệnh
cảm nhiễm toàn thân mầm bệnh bài xuất theo nhiều loại dịch tiết xuất khác nhau: nước
tiểu, phân, dịch mũi, nước bọt, sữa,... Con đường bài xuất mầm bệnh có thể nhiều loại, và
một bệnh cảm nhiễm có đường bài xuất mầm bệnh khác nhau phụ thuộc vào thể bệnh.
2. Vật mang trùng
Vật mang trùng gồm có gia súc, gia cầm, dã thú, động vật chân đốt và người mà
nhìn ngoài thấy khỏe mạnh nhưng bên trong cơ thể có chứa mầm bệnh đang phát triển và
bài xuất mầm bệnh đó ở mức độ này hay mức độ khác. Hiện tượng mang trùng rất nguy
hiểm về mặt dịch học. Súc vật mang trùng làm lây lan bệnh lớn hơn cả súc vật bệnh.
Trong một số bệnh truyền nhiễm, súc vật mang trùng có tác dụng quyết định trong việc
làm phát sinh dịch. Có thể có vật mang trùng kỳ nung bệnh, vật mang trùng kỳ hồi phục
(kỳ lành bệnh) và vật mang trùng khỏe mạnh.
2.1. Vật mang trùng kỳ nung bệnh
Vật mang trùng kỳ nung bệnh là những con vật bài xuất mầm bệnh trước khi xuất
hiện triệu chứng bệnh. Ở bệnh lở mồm long móng và bệnh mụn nước trước khi xuất hiện
bệnh 1 - 3 ngày trong niêm dịch hầu họng và sữa đã thấy xuất hiện mầm bệnh. Ở bệnh
dịch tả lợn trước khi phát bệnh trong nước tiểu đã thấy lượng lớn virut bài xuất và trở
thành nguồn bệnh nguy hiểm.
2.2. Vật mang trùng kỳ hồi phục
Vật mang trùng kỳ hồi phục là những con vật bài xuất mầm bệnh sau khi các triệu
chứng chủ yếu của bệnh đã hết và trở thành nguồn bệnh cảm nhiễm. Động vật khỏi bệnh
leptô, chẳng hạn, vẫn tiếp tục bài xuất mầm bệnh (các xoắn khuẩn) trong nước tiểu một
số tuần đến một số tháng. Ở bệnh viêm dạ dày - ruột truyền nhiễm lợn (TGE) virut tiếp
tục bài xuất trong phân lợn con trong một số ngày đến một số tuần. Vật mang trùng kỳ
hồi phục xuất hiện nhiều hay ít ở hầu hết các bệnh cảm nhiễm nhưng tần độ xuất hiện
hiện tượng mang trùng kỳ hồi phục tùy thuộc loại bệnh. Hiện tượng mang trùng có thể có
ở gia súc, gia cầm sau khi mắc bệnh có miễn dịch (ví dụ bệnh lao) hoặc không có miễn
dịch (bệnh leptô).
2.3. Vật mang trùng khỏe mạnh
Vật mang trùng khỏe mạnh là những động vật cảm nhiễm ẩn tính, không biểu
hiện triệu chứng bệnh nhưng bài xuất mầm bệnh ra môi trường (bệnh đóng dấu lợn, tụ
huyết trùng, phó thương hàn,...). Côn trùng, ve bét,... cũng được coi là nguồn bệnh hay
vật mang trùng khi chúng có khả năng truyền mầm bệnh từ đời này sang đời khác.
Các con vật mắc bệnh là nguồn bệnh nguy hiểm bài xuất lượng lớn mầm bệnh
nhưng dễ phát hiện hơn vật mang trùng nên có thể xử lý kịp thời và thuận tiện hơn bằng
giết hủy hoặc cách ly,... Còn các vật mang trùng do khó phát hiện và cũng di động như
các động vật khỏe nên chúng là những nguồn bệnh nguy hiểm hơn vật mắc bệnh.
3. Cảm nhiễm ẩn tính và tái phát
Ở bệnh giả dại ở lợn và bệnh viêm mũi khí quản truyền nhiễm bò có điểm chung
là cùng cảm nhiễm herpesvirut, sau khi lành bệnh, virut tiềm phục trong tế bào thần kinh.
Trong tế bào bị cảm nhiễm có thể phát hiện ADN virut nhưng cũng có trường hợp không
tìm thấy các virion virut có tính gây nhiễm. Trạng thái ẩn này kéo dài suốt đời con vật,
nhưng trong thời gian đó cũng có khi virut hoạt hóa một cách gián đoạn gây tái phát
bệnh. Tái phát các bệnh này thường do cảm ứng bởi các yếu tố stress như lạnh, vận
chuyển, mang thai,... Trong thời kỳ tái phát, động vật trở thành nguồn bệnh.
4. Vai trò của thổ nhưỡng
Đất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì mầm bệnh trong tự nhiên. Nếu cảm
nhiễm các nha bào có trong đất của các vi khuẩn nhiệt thán, uốn ván, thủy thũng ác tính,
ung khí thán,... động vật sẽ phát bệnh nên các bệnh này thường được gọi là các bệnh thổ
nhưỡng. Cùng với cái chết của động vật bệnh, vi khuẩn hình thành nha bào trong cơ thể.
Các vi khuẩn bệnh nguyên bệnh ung khí thán, thủy thũng ác tính là những vi khuẩn tồn
tại trong đường tiêu hóa của động vật khỏe mạnh như những vi sinh vật thường trú (khu
hệ vi sinh vật "bình thường") bài xuất theo phân ra ngoài gây ô nhiễm đất. Nha bào đề
kháng cao với các yếu tố ngoại cảnh và tồn tại rất lâu dài ở trong đất. Ở trong môi trường
đó các vi khuẩn này có phát triển hay không thì còn chưa biết, nhưng gần đây người ta
thấy rằng nếu gặp điều kiện thổ nhưỡng nhất định vi khuẩn nhiệt thán có thể phát triển và
là nguyên nhân lưu hành mạnh của bệnh này. Điều kiện môi trường thích hợp đó là tính
kiềm yếu, nhiệt độ cao (gần 37 °C), ẩm độ cao (gần 100%) và sẵn các chất dinh dưỡng
hữu cơ. Những bãi chăn thả có đất kiềm nhẹ vào mùa mưa có nhiệt độ cao thường có thể
thỏa mãn điều kiện nêu trên và trở thành vùng ủ mầm bệnh (incubator area) nguy hiểm, là
nơi bệnh phát thường xuyên.
5. Ổ bệnh (ổ cảm nhiễm)
Ổ bệnh (ổ cảm nhiễm, hay bệnh sào) là vị trí trong cơ thể ký chủ bị cảm nhiễm
mà mầm bệnh tập trung và gây những biến đổi bệnh lý đặc trưng của bệnh. Theo định đề
của Koch, mầm bệnh phải phân lập được từ ổ bệnh. Vị trí hay chủng loại cơ quan tổ chức
ổ bệnh chủ yếu phụ thuộc vào tính hướng của mầm bệnh. Nhiều mầm bệnh hình thành ổ
bệnh nguyên phát và thứ phát khác nhau. Ví dụ, vi khuẩn bệnh giang mai ở người
(Treponema pallidum) khởi đầu gây ổ bệnh ở cơ quan sinh dục nhưng sau một thời gian
phát bệnh (kỳ thứ ba của bệnh giang mai) ổ bệnh thường ở các nội quan khác nhau.
Tương tự, bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) ở người ban
đầu có ổ bệnh là phổi nhưng sau đó ổ bệnh có thể nội tâm mạc và ổ khớp,... Nếu ổ bệnh
hở (không nằm sâu trong cơ thể và/hoặc thông với cơ quan hình ống) từ nguồn bệnh mầm
bệnh dễ dàng bài xuất ra ngoài dẫn đến lây lan nhanh chóng bệnh cảm nhiễm. Ngược lại,
nếu ổ bệnh kín, như trong bệnh lao xương chẳng hạn, khả năng lây lan mầm bệnh từ
nguồn bệnh thường hạn chế.
III. Ảnh hưởng của ngoại cảnh đến sự lan truyền vi sinh vật ngoài cơ thể
Vi sinh vật mầm bệnh có tính phụ thuộc ký chủ cao, quá trình tồn tại ngoài cơ thể
ký chủ là không thích hợp với chúng, trừ trường hợp nha bào. Các virut, Rickettsia và
Chlamydia không thể sinh sản ngoài cơ thể sống. Sự phát triển của nhiều vi khuẩn gây
bệnh cũng vậy, tương tự trường hợp vi khuẩn nhiệt thán chỉ có thể diễn ra trong điều kiện
môi trường đặc thù đảm bảo các điều kiện cần thiết. Tuy nhiên, là những nguồn dinh
dưỡng phong phú các loại thực phẩm là môi trường tương đối thuận lợi đối với sự phát
triển của vi khuẩn, nếu nhiệt độ và các điều kiện khác thích hợp cho phép vi khuẩn phát
triển, thì thực phẩm trở thành nguyên nhân trúng độc (ngộ độc) thực phẩm.
Đối với sự tồn tại của mầm bệnh ngoài môi trường thì nhiệt độ thấp thường có lợi
hơn nhiệt độ cao. Trong điều kiện ẩm độ khác nhau thì sự sinh tồn của các vi sinh vật
mầm bệnh là khác nhau phụ thuộc vào chủng loại của chúng. Nhìn chung, các virut
không có áo ngoài tồn tại tốt hơn ở nhiệt độ cao, còn các virut có áo ngoài và các vi
khuẩn tồn tại thích hợp hơn ở điều kiện nhiệt độ thấp. Trường hợp trúng độc thực phẩm
thì mối quan hệ với nhiệt độ môi trường là khá rõ nhưng đối với các mầm bệnh gây bệnh
hô hấp phát sinh nhiều vào mùa đông thì có mối quan hệ giữa nhiệt độ môi trường với sự
tồn tại của mầm bệnh ngoài cơ thể hay không thì còn chưa rõ.
IV. Đường truyền lây và hình thức truyền lây
Nhân tố trung gian truyền bệnh là khâu thứ hai của quá trình phát sinh dịch, có vai
trò chuyển mầm bệnh từ nguồn bệnh tới động vật thụ cảm. Cách thức mầm bệnh cảm
nhiễm truyền lan từ động vật này sang động vật khác gọi là đường truyền lây hay hình
thức truyền lây. Có thể có các hình thức truyền lây sau: nhờ tiếp xúc, qua không khí, qua
thức ăn nước uống và nhờ động vật môi giới (qua vector truyền lây). Muốn lây truyền từ
cơ thể bệnh sang cơ thể khỏe, trong nhiều trường hợp mầm bệnh thường phải sống một
thời gian nhất định ở ngoại cảnh trên các nhân tố trung gian. Thời gian đó dài hay ngắn
phụ thuộc vào loài mầm bệnh, loại nhân tố trung gian truyền bệnh, điều kiện thời tiết khí
hậu,... Nói chung, mầm bệnh không sinh sản và phát triển ở đó, và sau một thời gian nhất
định sẽ bị tiêu diệt. Lây truyền mầm bệnh có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Lây truyền gián
tiếp là con đường lây truyền phổ biến và thông qua ngoại vật bị ô nhiễm mầm bệnh. Mầm
bệnh không chỉ truyền lan từ vật bệnh đến những con vật gần mà trong nhiều trường hợp
thông qua thức ăn, phương tiện vận tải, dụng cụ chăm sóc nuôi dưỡng, và nhiều khi qua
con người nữa. Các phương tiện và dụng cụ không được tiêu độc thích hợp rất dễ làm lây
lan mầm bệnh đến quần thể lớn động vật. Có rất nhiều loại nhân tố trung gian truyền
bệnh: nước, đất, không khí, thức ăn, dụng cụ, sản phẩm gia súc, người và động vật khác,
và đặc biệt là các động vật chân đốt (côn trùng, ve bét,...).
1. Truyền lây nhờ tiếp xúc
Có thể phân biệt truyền lây tiếp xúc trực tiếp và truyền lây tiếp xúc gián tiếp.
Bệnh truyền nhiễm có thể lây trực tiếp từ động vật bệnh sang động vật khỏe do chúng
tiếp xúc với nhau khi cọ xát khi giao phối, khi bú, liếm, cắn hoặc cào. Lây truyền mầm
bệnh viêm hạch truyền nhiễm ngựa có thể do cọ xát giữa vật bệnh và vật khỏe. Cảm
nhiễm đường sinh dục bởi virut viêm mũi khí quản truyền nhiễm bò ở bò, bệnh do
Campylobacter ở bò và bệnh ban giao cấu ngựa (equine coital exanthyma, do herpesvirut
gây ra) ở ngựa thường do mầm bệnh lây truyền thông qua giao cấu, mầm bệnh brucellosis
có thể lây truyền khi bò khỏe liếm vùng đít bò bệnh, bệnh dại lây truyền thường do động
vật dại bài xuất virut theo nước bọt và phát triệu chứng thần kinh mà cắn động vật khác,...
Ngoài ra dịch ho, hắt hơi do chỉ phát tán gần động vật bệnh nên thường cũng được coi
như yếu tố gây lây truyền mầm bệnh trực tiếp.
Dụng cụ đồ vật: Tất cả dụng cụ, đồ vật dùng cho động vật trong chăn nuôi, sản
xuất,... hoặc tiếp xúc với gia súc, đều có thể truyền mầm bệnh. Mức độ tác hại của dụng
cụ, đồ vật phụ thuộc vào thời gian tồn tại của mầm bệnh trên dụng cụ đồ vật đó. Nếu có
điều kiện tối, độ ẩm và độ nhiệt thích hợp, thì mầm bệnh tồn tại được lâu. Trên dụng cụ
nhẵn nhụi và bằng kim loại mầm bệnh chóng bị tiêu diệt hơn so với dụng cụ bằng gỗ xù
xì.
Sản phẩm gia súc: Sản phẩm động vật có thể trở thành nguy hiểm đối với người
và gia súc. Thịt động vật bệnh có thể là nguyên nhân làm lây lan bệnh. Sữa gia súc bệnh
hay sữa gia súc mang trùng chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh. Trong quá trình vắt sữa và
chế biến, sữa rất dễ bị nhiễm trùng. Bệnh lao, sẩy thai truyền nhiễm, lở mồm long móng,
đậu,... có thể truyền qua sữa. Da lông thú vật nhiễm nha bào nhiệt thán, thịt ướp lạnh có
thể nhiễm virut lở mồm long móng và đưa mầm bệnh đi rất xa. Các thú sản khác như
xương, lông, sừng, móng,... và các sản phẩm nông nghiệp như rơm, cỏ, củ, hạt giống,...
đều có thể mang và truyền mầm bệnh đi xa.
Người: Người có thể mang nhiều loại mầm bệnh, nhất là những người trực tiếp
tiếp xúc với động vật như công nhân chăn nuôi, vắt sữa, cán bộ nhân viên thú y, người
chăm sóc gia súc,... Mầm bệnh trong các trường hợp có thể dính vào quần áo, tay chân,
giày dép,... hoặc tạm thời ở đường tiêu hóa của người và được bài xuất theo phân ra
ngoài.
2. Truyền lây qua thức ăn, nước và đất
Thức ăn nước uống là nhân tố trung gian truyền bệnh phổ biến nhất vì đa số bệnh
truyền nhiễm lây bằng đường tiêu hóa. Thức ăn, nước uống bị ô nhiễm là do các chất bài
tiết của con bệnh (phân, nước tiểu, đờm rãi,...), do đất bị ô nhiễm, do dụng cụ chứa hoặc
chế biến thức ăn không sạch, do các loại gia súc gia cầm khác và các loại động vật chân
đốt xâm nhiễm,...
Nước uống, nước tắm rửa rất cần thiết cho đời sống hàng ngày của súc vật, nhưng
nước ô nhiễm là nguyên nhân phát sinh ồ ạt nhiều bệnh truyền nhiễm (dịch tả trâu bò,
dịch tả lợn, lở mồm long móng). Mức độ ô nhiễm của nước phụ thuộc vào thành phần của
đất và điều kiện vệ sinh của đất vùng lân cận.
Nước tự làm sạch do tác dụng của ánh sáng mặt trời, do chuyển động cơ giới của
nước, do các chất hữu cơ trong nước được loãng ra và do tác dụng của các chất độc đối
với vi khuẩn (chất kháng sinh tự nhiên) hoặc tác động thực bào (bắt mồi ăn thịt) của các
loại sinh vật đối kháng (động vật nguyên sinh,...) hoặc tác dụng dung giải của các thực
khuẩn thể.
Đất đóng vai trò quan trọng trong việc làm lây lan bệnh. Có những vùng đất đặc
biệt thường xuyên chứa mầm bệnh. Đất bị ô nhiễm là do các chất bài tiết, bài xuất của
con bệnh, do chất thải của cống rãnh, của các nhà máy chế biến thú sản, lò sát sinh, do
xác súc vật,... Từ đất mầm bệnh qua vết thương hay qua thức ăn, nước uống bị dính đất
mà vào cơ thể.
Nước và các chất hữu cơ trong đất, tính chất vật lý và nhiều tính chất khác của đất
có ảnh hưởng đến mầm bệnh. Đất ẩm và chứa nhiều chất hữu cơ thường thuận lợi cho sự
tồn tại lâu dài của nhiều mầm bệnh. Vi khuẩn đóng dấu lợn có thể sinh sản ngay cả trong
đất. Nha bào nhiều loại vi khuẩn (nhiệt thán, ung khí thán, uốn ván,...) tồn tại khá lâu
trong đất. Đất được coi là môi trường sống tự nhiên của những vi khuẩn đó. Các loại vi
khuẩn tồn tại lâu trong đất gây ra những bệnh gọi là bệnh thổ nhưỡng.
3. Truyền lây qua không khí
Không khí có thể là nơi mầm bệnh tồn tại và làm lan truyền bệnh. Không khí có
chứa mầm bệnh là do mầm bệnh dính vào bụi (khi quét dọn chuồng trại, khi cọ rửa gia
súc,...) hoặc dính vào các bọt nước nhỏ khi động vật kêu, rống hoặc ho, hắt hơi bắn ra.
Mầm bệnh dính vào bụi và bọt nước có thể được đưa đi rất xa và xâm nhập qua đường hô
hấp để lây bệnh theo hai phương thức: truyền bệnh bằng giọt và truyền bệnh bằng bụi.
Ngoài ra, thường gặp hiện tượng bụi (pha rắn) và giọt (pha lỏng) lơ lửng trong không khí
(pha khí), gọi là khí dung. Mức độ tác hại của khí dung phụ thuộc vào độ lớn của chúng,
vào số lượng mầm bệnh chứa trong giọt và bụi đó và phụ thuộc vào độ ẩm, độ nhiệt và sự
chuyển động của không khí. Ví dụ, giọt lớn (đường kính trên 10 μm) chứa nhiều mầm
bệnh, lâu khô hơn giọt nhỏ, nhưng không tồn tại lâu trong không khí, không đi được xa
và không vào sâu trong khí quản được. Trái lại, giọt nhỏ (0,3 - 2 μm) tuy chứa ít mầm
bệnh hơn và chóng khô hơn nên mầm bệnh chóng chết, nhưng lại tồn tại lơ lửng lâu trong
không khí, dịch chuyển được xa và vào được sâu trong các phế quản nhỏ. Vì vậy, sự lan
truyền của mầm bệnh thường phụ thuộc vào mật độ động vật cảm thụ.
Phương thức truyền bệnh bằng giọt ngắn hơn và là đường lây truyền của những
mầm bệnh không chịu được khô và không sống được lâu trong không khí. Tuy nhiên
trong nhiều trường hợp giọt trong không khí không rơi xuống mà tiếp tục phát tán đi xa.
Khi vắt sữa hoặc khi động vật tiết nước tiểu mầm bệnh cảm nhiễm có thể phát tán vào
không khí.
Phương thức truyền bệnh bằng bụi dài hơn, nguy hiểm hơn phương thức trên,
nhưng chỉ giới hạn trong một số mầm bệnh sống được lâu trong ngoại cảnh và chịu được
khô (như trực khuẩn lao, lở mồm long móng,...). Những bệnh cảm nhiễm đó thường được
gọi là bệnh cảm nhiễm lây truyền nhờ bụi (dust-borne infection).
Thông thường, phương thức lây truyền bằng bụi và phương thức truyền lây bằng
giọt được gọi chung là phương thức lây truyền qua không khí và phân biệt với trường
hợp bệnh chỉ lây truyền cho động vật lân cận gọi là lây truyền tiếp xúc. Không khí là
nhân tố truyền bệnh chủ yếu của những bệnh cảm nhiễm đường hô hấp.
Tru
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- c2_7835.pdf