Địa lý tỉnh Vĩnh Phúc

 

Địa hình Vĩnh Phúc kéo dài theo phương tây bắc - đông nam, là phương chung của địa hình ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ Việt Nam. Phía bắc của tỉnh có dãy núi Tam Đảo với đỉnh Đạo Trù cao 1.592m, phía tây Nam được bao bọc bởi 2 con sông lớn là sông Hồng và sông Lô, tạo nên dạng địa hình thấp dần từ đông bắc xuống tây nam và chia ra 3 vùng có địa hình đặc trưng: đồng bằng, gò đồi, núi thấp và trung bình.

 

 

docx6 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1410 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Địa lý tỉnh Vĩnh Phúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÝ TỈNH VĨNH PHÚC - ĐỊA LÍ TỈNH VĨNH PHÚC  Địa hình: Địa hình Vĩnh Phúc kéo dài theo phương tây bắc - đông nam, là phương chung của địa hình ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ Việt Nam. Phía bắc của tỉnh có dãy núi Tam Đảo với đỉnh Đạo Trù cao 1.592m, phía tây Nam được bao bọc bởi 2 con sông lớn là sông Hồng và sông Lô, tạo nên dạng địa hình thấp dần từ đông bắc xuống tây nam và chia ra 3 vùng có địa hình đặc trưng: đồng bằng, gò đồi, núi thấp và trung bình. Địa hình đồng bằng: gồm 76 xã, phường và thị trấn, với diện tích tự nhiên là 46.800 ha. Vùng đồng bằng bao gồm vùng phù sa cũ và phù sa mới, chủ yếu do phù sa của các hệ thống sông lớn như: Sông Hồng, sông Lô, sông Đáy bồi đắp nên vùng phù sa cũ chiếm diện tích khá rộng, gồm phía bắc của thị xã Phúc Yên, các huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường và phía nam của các huyện Tam Dương, Bình Xuyên, được hình thành cùng thời kì hình thành châu thổ sông Hồng. Vùng phù sa mới dọc theo các con sông thuộc các huyện Lập Thạch, Vĩnh Tường, Yên Lạc, nam Bình Xuyên, được hình thành vào thời kì Đệ tứ - Thống Holoxen. Đất đai vùng đồng bằng được phù sa sông Hồng bồi đắp nên rất màu mỡ, là điều kiện lí tưởng cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp thâm canh. Địa hình đồi: gồm 33 xã, phường và thị trấn, với diện tích tự nhiên là 24.900 ha, đây là vùng đồi thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và hoa màu kết hợp với chăn nuôi gia súc, tạo điều kiện thuận lợi trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chăn nuôi theo hướng tăng sản xuất hàng hoá thực phẩm. Vùng đồi núi Bình Xuyên: Là vùng được thành tạo vào thời kì Trung Trias giữa Đệ Tam, gồm các lớp trầm tích bể cạn, gồm các phiến thạch, sa thạch, phiến sa và một số loại đá khác xen kẽ. Địa hình núi thấp và trung bình: Có diện tích tự nhiên là 56.300 ha, chiếm 46,3% diện tích tự nhiên của tỉnh. Địa hình vùng núi phức tạp bị chia cắt, có nhiều sông suối, đây là một trong những ưu thế của Vĩnh Phúc so với các tỉnh quanh Hà Nội, vì nó sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các khu công nghiệp tập trung và các khu du lịch sinh thái. Vùng núi Tam Đảo có diện tích rừng quốc gia là 15.753ha. * Thổ nhưỡng: Do đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật như vậy, trên toàn bộ địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã hình thành các nhóm đất khác nhau.  Nhóm đất phù sa: có diện tích 29.830,15 ha, chiếm 21,75% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh, được phân bố ở tất cả các huyện, chủ yếu là Lập Thạch, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên. Đất glây được hình thành do một số diện tích đất phù sa có địa hình thấp trũng, ngập nước quanh năm, sau một thời gian dài tích sét là quá trình khử mạnh mẽ trong điều kiện yếm khí, kết quả là hình thành tầng đất glây điển hình. Nhóm đất cát: dựa trên kết quả phân tích thành phần cơ giới của đất. Đất cát có thành phần cơ giới thô, hàm lượng hạt cát trên 70% ở hầu hết các tầng đất. Nhóm đất cát này được hình thành chủ yếu do sự bồi tụ, lắng đọng các sản phẩm thô bị rửa trôi từ vùng đồi núi. Nhóm đất loang lổ: Đất này có một tầng chứa không dưới 25% đá ong non và dày trên 15 cm ở độ sâu từ 0 đến 50 cm hoặc đến độ sâu 125 cm khi nằm dưới một tầng bạc màu. Đất loang lổ có diện tích là 11.887,3 ha, chiếm 8,67% diện tích đất tự nhiên. Nhóm đất xám: gồm đất phù sa cũ có sản phẩm feralitic, đất dốc tụ ven đồi. Đất xám có diện tích 42.435,27 ha, chiếm 30,9% diện tích đất tự nhiên. Nhóm đất tầng mỏng: Khi đất đồi có độ dày tầng đất nhỏ hơn 30 cm và bên dưới là đá cứng liên tục hoặc tầng cứng rắn hoặc có tỉ lệ đất mịn trên 10% về trọng lượng trong tầng đất từ 0 đến 75 cm thì được xếp vào đất tầng mỏng. Đất này có diện tích là 1.264,78 ha.  * Thành phần dân cư: Ngay từ thời dựng nước, người Việt cổ đã sinh sống tại địa bàn Vĩnh Phúc. Các cuộc khai quật khảo cổ học cho phép đoán định rằng người Việt cổ có mặt ở Vĩnh Phúc từ hơn 3.500 năm nay. Từ hơn 1.500 năm trước Công nguyên, người Việt cổ đã tiến ra chinh phục vùng đỉnh châu thổ sông Hồng, định cư tại các địa điểm mà người xưa gọi là chạ, trang, ké, làng v.v. Từ thế kỷ II, dân cư Vĩnh Phúc đã có những biến động do phiêu tán và nhập cư. Vào thế kỷ XVII-XVIII, một số tộc người ở miền nam Trung Quốc bị phong kiến nhà Minh, nhà Thanh chèn ép, bóc lột và bị thiên tai đã tìm đường sang Việt Nam sinh sống. Sau khi du canh, du cư ở nhiều nơi, một bộ phận người Cao Lan, người Dao, người Sán Dìu đã đến định cư ở Vĩnh Phúc. Thời kỳ thuộc Pháp, ở Vĩnh Phúc còn có một số ngoại kiều đến làm việc, buôn bán. Sách "Niên giám đại cương các nước Đông Dương" năm 1903 ghi: "Vĩnh Yên có 39 người Âu, 7 người Hoa. Người Âu là quan và lính Pháp, người Hoa là các nhà buôn", “Phù Lỗ có 18 người Âu và 4 người Hoa"l. Năm 1930 tỉnh Vĩnh Yên có 208.282 người Kinh; 56 người Âu; 2.008 người Cao Lan và Sán Dìu; 45 người Thổ; 31 người Hoa. Tỉnh Phúc Yên có 174.467 người Kinh; 22 người Âu; 727 người Sán Dìu; 34 người Hoa. Năm 1999, không kể người Kinh và người nước ngoài, toàn tỉnh cũng có 30 dân tộc thiểu số. Tuy vậy, ở tỉnh Vĩnh Phúc, thành phần dân tộc chủ yếu chỉ bao gồm 8 dân tộc có từ 100 người trở lên là Kinh (1.055.390 người), Tày (870 người), Thái (155 người), Mường (347 người), Nùng (451 người), Dao (666 người), Sán Chay (nhóm Cao Lan, 1281 người), Sán Dìu (32.495 người), trong đó người Kinh chiếm đa số (96,6%), còn lại là các dân tộc thiểu số (3,4%). Sán Dìu là dân tộc đông dân nhất trong các dân tộc thiểu số ở Vĩnh Phúc, chiếm 88,63% tổng dân số các dân tộc thiểu số trong tỉnh. Tỉnh Vĩnh Phúc có 39 xã được công nhận là xã miền núi, trong đó 25 xã ở huyện Lập Thạch, 9 xã ở huyện Tam Đảo, 3 xã ở huyện Tam Dương, 1 xã ở huyện Bình Xuyên (xã Trung Mỹ) và 1 xã ở thị xã Phúc Yên (xã Ngọc Thanh). Tính đến thời điểm 31/ 12 / 2007, người dân tộc thiểu số trong toàn tỉnh có 9.127 hộ với 43.056 khẩu (tăng 1,09% so với năm 2005), chiếm 3,58% dân số toàn tỉnh, bao gồm các dân tộc: Sán Dìu có 39.539 khẩu chiếm 91,82%; Sán Chay (nhóm Cao Lan) có 1.493 khẩu, chiếm 3,46%; Nùng có 752 khẩu, chiếm l,75%; Dao có 723 khẩu. chiếm 1,68%; Tày có 336 khẩu, chiếm 0,78%; Mường có 139 khẩu, chiếm 0,32%; Ngái có 20 khẩu, chiếm 0,05%; Lào có 17 khẩu, chiếm 0,04%; Hoa có 15 khẩu, chiếm 0,034%; Thái có 14 khẩu, chiếm 0,032%; các dân tộc thiểu số khác có 19 khẩu, chiếm 0,04%. Các dân tộc thiểu số được phân bố trong các huyện, thị xã như sau: - Huyện Tam Đảo: ở 9 xã, thị trấn với 6.455 hộ, 30.959 khẩu; - Huyện Lập Thạch: ở 36 xã, thị trấn với 912 hộ, 3.512 khẩu; - Huyện Bình Xuyên: ở 01 xã với 785 hộ, 3.345 khẩu; - Thị xã Phúc Yên: ở 01 xã với 975 hộ, 4.981 khẩu. Trừ dân tộc Kinh, các dân tộc thiểu số như Sán Chay (nhóm Cao Lan), Sán Dìu, Dao (nhóm Dao Quần Chẹt) đến định cư ở Vĩnh Phúc sớm và đông người hơn cả. Cả ba dân tộc này đều sinh sống tập trung ở ven phía nam chân núi Tam Đảo, thuộc địa bàn các huyện Tam Đảo, Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên và thị xã Phúc Yên. Người Sán Dìu từ lâu vẫn tự nhận là Sán Dẻo Nhín (họ còn có những tên gọi khác là Trại Đất, Mán Quần Cộc, Mán Đất, Slản Dáo, v.v.) nhập cư vào tỉnh Vĩnh Phúc khoảng 300 năm trước. Do không chịu được sự áp bức, bóc lột, đàn áp thời kỳ cuối đời Minh, đầu đời Thanh, người Sán Dìu từ Quảng Đông, Trung Quốc đã tìm đường sang Việt Nam sinh sống. Con đường di cư của họ trải qua Hoàng Chúc, Cao Sơn đến Hà Lôi, Tiên Yên rồi tỏa ra vùng ven biển Quảng Ninh, ngược lên Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang và xuống vùng chân núi Tam Đảo thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Địa bàn cư trú của người Sán Dìu là vùng bán sơn địa, phía bắc các tỉnh trung du và phía nam các tỉnh miền núi phía Bắc.  Ở Vĩnh Phúc họ sống rải rác theo chân núi phía sườn tây - nam của dãy Tam Đảo thuộc các huyện Lập Thạch, Tam Đảo, Tam Dương, Bình Xuyên và thị xã Phúc Yên. Từ giữa thế kỷ XX, họ đã cư trú ổn định trên một dải đất dài hàng trăm km từ xã Ngọc Thanh (Phúc Yên) tới xã Quang Sơn và Yên Dương, huyện Lập Thạch, Sông Lô. Người Sán Dìu thích chọn nơi đất ở là vùng bán sơn địa, có đồi, núi, đất bằng ven sông suối để khai khẩn thành ruộng lúa nước. Vùng đất đầu tiên họ đến là ven chân núi Tam Đảo, nơi có rừng nguyên sinh rậm rạp, nhiều chim thú, đất đai mầu mỡ, có tầng đất mùn dày thích hợp trồng cấy các loại cây lương thực, lại có nguồn nước vô tận từ các dòng suối lớn nhỏ bắt nguồn từ núi Tam Đảo. Các xã Minh Quang, Tam Quan, Trung Mỹ, Hồ Sơn, Hợp Châu... tuy xưa kia là núi rừng rậm rạp nhưng đến nay đã là dải đất khá bằng phẳng, đã quy tụ nhiều người Sán Dìu sinh sống. Người Sán Dìu ở các xã Đạo Trù, Yên Dương, Bồ Lí, Quang Sơn, Bắc Bình. v.v. phía đông - bắc huyện Lập Thạch cũng có địa thế sinh tụ tương tự. Hai nhóm người Cao Lan và Sán Chỉ có nguồn gốc ở Quảng Đông và Quảng Tây, Trung Quốc đến Việt Nam vào khoảng cuối đời Minh, đầu đời Thanh, vượt qua biên giới Việt - Trung ở khu vực từ Móng Cái đến Lạng Sơn, sau đó chuyển dần về phía nam đến các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái. Theo tài liệu của Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phú (1972), người Cao Lan có nguồn gốc ở Quảng Đông, Trung Quốc, bị nhà Minh đàn áp, bóc lột mới di cư sang Việt Nam vào khoảng những năm 1624. Người Cao Lan nhập cư vào Vĩnh Phúc trên 100 năm nay, họ chủ yếu cư trú tại xã Quang Yên, huyện Sông Lô. Nơi đây có thể coi là điểm chót của dải đất lớn mà người Cao Lan sinh sống vốn trải dài từ huyện Trấn Yên, Yên Bình, Lục Yên (tỉnh Yên Bái), huyện Đoan Hùng, Phù Ninh (tỉnh Phú Thọ), huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang). Trong xã Quang Yên, người Cao Lan cư trú tập trung trong 4 thôn bám vào chân núi Sáng, núi Bồ Thần và núi Thét, đó là: Đồng Dong, Đồng Dạ, Bản Mo (Xóm Mới) và bản Đồng Găng (hay Đồng Căng). Theo số liệu Ban dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc đến tháng 12 -2007, dân số người Cao Lan chiếm hơn 20% dân số toàn xã, phân bố trong các thôn như sau: Đồng Dạ (63 hộ, 251 khẩu), Đồng Găng (43 hộ, 205 khẩu), Xóm Mới (90 hộ, 407 khẩu) và Đồng Dong (94 hộ, 600 khẩu). Đồng Dong, Đồng Dạ và Đồng Găng ở chân núi, Xóm Mới ở đồng bằng. Thôn Đồng Dong và Xóm Mới thuộc diện thôn bản đặc biệt khó khăn (vùng 3). Người Dao tự gọi mình là Dìu Miền hay Kìm Miền, ngoài ra trước đây họ còn các tên gọi khác là Mán, Trại, Động, Xá, v.v. Người Dao đến Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau, sớm nhất có thể vào thế kỷ XI. Hiện nay, ở nước ta có khoảng 30 nhóm Dao. Họ cư trú khá phân tán trên một địa bàn rộng lớn thuộc các tỉnh miền núi trung du Bắc Bộ và trải dài cho đến Ninh Bình, Thanh Hóa. Sau năm 1975, đất nước thống nhất, người Dao còn đến làm ăn sinh sống ở các tỉnh Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ.  Theo Nguyễn Xuân Lân, người Dao từ Quảng Đông, Trung Quốc đến Việt Nam đã mấy trăm năm nay. Gia phả của hệ Dương ở bản Thành Công, xã Lãng Công ghi rằng sau khi di cư qua các tỉnh Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hòa Bình, người Dao đã đến sinh cơ lập nghiệp ở bản Thành Công, xã Lãng Công, huyện Lập Thạch, lúc đó chỉ có 20 hộ với hơn 100 nhân khẩu. Từ đó đến trước năm 2000, người Dao ở bản Thành Công, xã Lãng Công đã được hơn 170 năm, qua 7 thế hệ con cháu, có 113 hộ với 585 khẩu. Ngoài bản Thành Công, người Dao còn 6 hộ ở xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên và 7 hộ ở xã Quang Yên, huyện Lập Thạch. Người Dao ở xã Lãng Công là Dao Quần Chẹt, thuộc nhóm Dao Đại Bản, còn được người dân ở đây gọi là Mán Sơn Đầu, Dao Sơn Đầu, Dao Tam Đảo, Dao Nga Hoàng. Đến tháng 12 / 2007, bản Thành Công có 186 hộ, 834 khẩu người Dao.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxdia_ly_tinh_vinh_phu1_2438.docx
Tài liệu liên quan