Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể trong vũ trụ, gồm có Mặt Trời và rất nhiều loại thiên thể khác quay chung quanh: 8 hành tinh, 61 vệ tinh và vô số các tiểu hành tinh, các sao chổi, các thiên thạch
28 trang |
Chia sẻ: Mr hưng | Lượt xem: 1081 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Địa lý kinh tế Việt Nam - Tìm hiểu hệ mặt trời, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu hệ Mặt TrờiHệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể trong vũ trụ, gồm có Mặt Trời và rất nhiều loại thiên thể khác quay chung quanh: 8 hành tinh, 61 vệ tinh và vô số các tiểu hành tinh, các sao chổi, các thiên thạch Mặt Trời.Mặt Trời là một ngôi sao, một quả cầu lửa khổng lồ đang chuyển động và tỏa ánh sáng trên bầu trời.Khối lượng lớn gấp 330.000 lần Trái Đất. Cách xa Trái Đất 150 triệu km. (khoảng cách này được gọi là 1 đơn vị thiên văn). Ánh sáng có vận tốc 300.000km/giờ cũng phải mất 8 phút để đi từ Mặt Trời đến Trái Đất. 1. Sao ThủyHành tinh nóng bỏng và lạnh buốt.Nhìn từ các kính thiên văn cực mạnh, sao Thủy là hành tinh có màu vàng nhạt.Kích thước bằng một nửa Trái Đất và lớn hơn Mặt Trăng một chút.Tốc độ quay quanh trục của sao Thủy rất chậm. Một “ngày đêm” trên sao Thủy dài gấp 176 lần ngày đêm trên Trái Đất.Tốc độ quay quanh Mặt Trời lại rất nhanh, tương đương 88 ngày trên Trái Đất. Nếu sống trên sao Thủy thì sẽ có Tết nhiều hơn là thấy Mặt Trời mọc-lặn của một ngày.Cách Mặt Trời 58 triệu km.Do ở gần Mặt Trời nên nhiệt độ trên bề mặt sao Thủy ở phía đối diện Mặt Trời (ngày) lên đến 4500C, phía “đêm” là -1830C.Khó có sự sống nào có thể tồn tại được với nhiệt độ có thể làm nóng chảy thiếc và đồng ở đây.2. Sao Kim- Nữ thần sắc đẹp hay hành tinh của thần chết?Còn được gọi là sao Hôm, sao Mai.Cách Mặt Trời 108,2 triệu kmKích thước gần bằng Trái ĐấtLà thiên thể sáng nhất trên bầu trời đêm, chỉ kém ánh sáng của Mặt Trăng nên một người mắt tinh có thể đọc sách dưới ánh sáng của sao Kim.Có một lớp mây trắng dày phủ bên ngoài, phản chiếu ánh sáng Mặt Trời làm cho sao Kim sáng hơn các hành tinh khác.Lớp khí quyển này chứa đầy cacbonic và axit sunfuric độc hại.Áp lực không khí trên sao Kim tương đương với áp lực dưới đáy đại dương ở độ sâu 1000m. (có thể bóp bẹp xe bọc thép)3. Trái Đất- hành tinh xanhLà hành tinh thứ 3 trong hệ Mặt Trời (theo thứ tự xa dần Mặt Trời).Nhìn từ vũ trụ, Trái Đất hiện ra như một hành tinh xanh: màu xanh biển của các đại dương, màu trắng pha lơ của các đám mây, màu xanh lá cây chen lẫn màu nâu của các lục địa.Là hành tinh độc đáo duy nhất không chỉ trong hệ Mặt Trời mà có thể là trong cả thiên hà của chúng ta: Trái Đất có sự sống. Khí quyển của Trái Đất rất giàu ôxi và cũng không quá đậm đặc đến mức nguy hại như sao Kim nhưng cũng không quá loãng đến mức không giữ được nhiệt như sao Hỏa. Có một lớp nước bao phủ 70% diện tích.Là 1 hành tinh vẫn còn đang hoạt động. Lớp vỏ ngoài nguội và rắn chắc, bên trong là các lớp vật chất nóng chảy có nhiệt độ cao tới 40000C.Trái Đất tự quay quanh trục hết 1 vòng là 24 giờ (1 ngày đêm) và quay quanh Mặt Trời hết một vòng là 365 ngày 6 giờ (1 năm)4. Sao Hỏa- hành tinh màu lửaNhìn trên bầu trời đêm, sao Hỏa có màu đỏ hoặc cam do có chứa nhiều ôxít sắt, vì thế mới có tên là “sao lửa”.Tuy nhỏ hơn nhưng sao Hỏa có nhiều điểm giống với Trái Đất: thời gian tự quay quanh trục là 24giờ 37phút, trục nghiêng là 23,20, có các chỏm băng ở 2 cực, có các mùavì thế có người cho rằng có giống người thấp bé,thông minh màu xanh lá cây sống trên sao Hỏa.Khí quyển rất loãng nên dù bão có thổi mạnh đến mấy cũng chỉ làm bốc lên những hạt bụi mịn mà thôi.5. Sao Mộc - hành tinh khổng lồ đỏLà hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời, khối lượng gấp 2.5lần khối lượng của tất cả các hành tinh khác cộng lại và gấp 300 lần khối lượng của Trái Đất.Cấu tạo chủ yếu bằng khí hêli, hiđrô và các vật liệu nhẹ chỉ nặng hơn nước một chút (tương tự như Mặt Trời). Nếu kích thước lớn hơn chút nữa thì sao Mộc có thể tỏa sáng như Mặt Trời.Bề mặt sao MộcSao Mộc tự quay rất nhanh nên kéo theo tốc độ khủng khiếp của khí quyển. Gió mạnh, bão tố thường xuyên xảy ra với vận tốc hàng trăm km/giờ.Nhìn kĩ bề mặt của sao Mộc bạn sẽ thấy rất nhiều “mắt bão”.6. Sao thổ - hành tinh đeo khuyênĐược Galilê phát hiện ra vào năm 1610 khi phát minh ra kính thiên văn. Ánh sáng rực rỡ và vành khuyên đặc biệt khiến Galilê tưởng là 2 cái tai của sao Thổ. Thực chất vành khuyên này là vô số các thiên thạch có lớp băng bao bọc bên ngoài nên phản chiếu mạnh ánh sáng Mặt Trời giúp ta có thể nhìn thấy chúng từ Trái Đất.Đây là hành tinh xa nhất của hệ Mặt Trời có thể nhìn thấy được bằng kính thiên văn bình thường.Một trận bão trên sao ThổSao Thổ cấu tạo gần giống sao Mộc, chủ yếu gồm các khí hêli và hiđrô nên sao Thổ có tỉ trọng nhẹ hơn cả nước. Nếu ta đặt sao Thổ trong nước, nó sẽ nổi trên mặt nước.Sao Thổ có tốc độ tự quay rất nhanh nên trên bề mặt sao Thổ có những trận bão khủng khiếp, tốc độ có thể lên tới 1800km/giờ.7. Sao Thiên Vương – hành tinh khổng lồ nằm nghiêngĐược tìm thấy vào năm 1781.Ánh sáng Mặt Trời mất 2h30ph mới đến được sao Thiên Vương trong khi chỉ mất 8ph để đến được Trái Đất.Vì nằm quá xa Mặt Trời nên sao Thiên Vương quanh năm lạnh lẽo. Các nhà thiên văn học gọi nó là “hành tinh của địa ngục”.Nhìn từ vũ trụ, sao Thiên Vương có màu xanh biếc do bầu khí quyển quá nhiều khí mêtan đã hấp thụ hết các tia hồng ngoại.8. Sao Hải Vương – hành tinh khổng lồ màu xanh thẫmĐược phát hiện ra vào năm 1846.Bầu khí quyển gần giống sao Thiên Vương, gồm hiđrô, hêli và mêtan nên sao Hải Vương có màu xanh thẫm. Ở đây thường xuyên có những trận bão khủng khiếp.Sao Hải Vương tỏa ra không gian lượng nhiệt gấp 2.6 lần lượng nhiệt hấp thụ từ Mặt Trời nên cho phép ta dự đoán dưới lớp mây dày đặc là một đại dương sôi sục của nước và các chất khí nóng bỏng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- he_mat_troi_9235.ppt