I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Học sinh biết mô tả hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lớp khí quyển, áp suất khí quyển.
- Học sinh biết vận dụng giải thích sự tồn tại của lớp khí quyển, áp suất khí quyển.
2. Kỹ năng:
Quan sát, tiến hành thí nghiệm, giải thích hiện tượng vật lý.
3. Thái độ:
Tích cực khi làm thí nghiệm, hợp tác khi hoạt động nhóm.
4. Năng lực cần phát triển:
6 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 705 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Địa lý - Bài 9: Áp suất khí quyển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Tiết 12
Ngày soạn: 02/11/15
Ngày dạy: 6/11/15
Người soạn: Bùi Hoàng Luân
Bài 9: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
Mục tiêu:
Kiến thức
Học sinh biết mô tả hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lớp khí quyển, áp suất khí quyển.
Học sinh biết vận dụng giải thích sự tồn tại của lớp khí quyển, áp suất khí quyển.
Kỹ năng:
Quan sát, tiến hành thí nghiệm, giải thích hiện tượng vật lý.
Thái độ:
Tích cực khi làm thí nghiệm, hợp tác khi hoạt động nhóm.
Năng lực cần phát triển:
Chuẩn bị:
6 ống thủy tinh, 6 cái ly, dĩa, bìa không thấm nước, nước màu, nến, bật lửa.
Phương pháp:
Vấn đáp, thảo luận nhóm, thí nghiệm, trực quan.
Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp
Kiếm tra bài cũ:
Ứng dụng của bình thông nhau, cho ví dụ thực tế?
Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy thủy lực?
Bài mới:
Dẩn vào bài
sgk
Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Nghiên cứu sự tồn tại của áp suất khí quyển?
! Chúng ta sống trên bề mặt trái đất.
! Trái đất được bao quanh bởi lớp không khí dầy hàng nghìn ki-lô-mét, gọi là khí quyển.
! Lớp không khí này gây ra áp suất tác dụng lên trái đất
? Vì sao không khí này có thể gây áp suất lên trái đất?
Vì không khí có trọng lượng nên trái đất và mội vật trên trái đất đều chịu tác dụng cảu áp suất khí quyển.
! Khi lên cao áp suất khí quyển giảm. Ở áp suất thấp, lượng ôxi trong máu giảm, ảnh hưởng đến sự sống của con người và sinh vật. Khi xuống các hầm sâu, áp suất khí quyển tăng gây ra áp lực chèn ép lên các phế nang của phổi và màng nhĩ, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Cần tránh việc thay đổi áp suất đột ngột, tại những nơi áp suất quá cao hoặc quá thấp cần mang theo bình ôxi.
TN1: hút bớt không khi trong võ hợp sửa bằng giấy, ta thất võ hợp bị ép theo nhiều phía.
Mời hs lên “uống sửa”
Hỏi các em bên dưới: có hiện tượng gì xẫy ra với hợp sửa?
Hợp sữa bị bẹp vô nhiều phía hay một phía?
Hãy giải thích tại sao?
GV: nhận xét.
C1: Khi hút bớt không khí trong vỏ hộp ra, thì áp suất không khí trong hộp nhỏ hơn áp suất không khí ở bên ngoài, nên vỏ hộp chịu tác dụng của áp suất không khí từ ngoài vào làm vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía. (trọng lượng không khí bên ngoài lớn hơn trọng lượng không khí bên trong hợp)
TN2: Cắm 1 ống thủy tinh ngập trong nước, rồi lấy ngón tay bịt kín đầu phía trên và kéo ống ra khỏi nước.
C2: Nước có chãy ra khỏi ống không?
Vì sao?
Làm thí nghiệm
Không vì áp lực của không khí tác dụng vào nước từ dưới lên lớn hơn trọng lực của cột nước nên ngăn nước không rơi xuống được.
C3: Nếu bỏ ngón tay bịt đầu trên của ống thì xảy ra hiện tượng gì? Giải thích tại sao?
C3: Nước sẽ chảy ra khỏi ống vì áp suất khí quyển bên trong ống thông với áp suất khí quyển bên trên cộng với trọng lượng của cột nước lớn hơn áp suất khí quyển bên dưới.
TN3:
C4: hãy giải thích vì sao?
Khi rút hết không khí bên trong ống thì bên trong sẽ như thế nào?
Không còn không khí
Không còn không khí thì áp suất bên trong quả cầu sẽ như thế nào?
Áp suất trong quả cầu bằng không.
Còn bên ngoài quả cầu thì như thế nào?
Bên ngoài vỏ quả cầu chịu tác dụng của áp suất khí quyển từ mọi phía làm hai bán cầu ép chặt vào nhau.
C4: Vì khi hút hết không khí trong quả cầu ra thì áp suất trong quả cầu bằng 0, trong khi ngoài vỏ quả cầu chịu tác dụng của áp suất khí quyển từ mọi phía làm hai bên cầu ép chặt với nhau.
Các em có nhận xét gì về áp suất khí quyển qua các thí nghiệm trên?
Nhận xét: Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương
Kiến thức: Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển.
Sự tồn tại của áp suất khí quyển:
HS: suy nghỉ trả lời
Không khí có trọng lượng gây ra áp suất chất khí lên các vật trên trái đất. Áp suất đó gọi là áp suất khí quyển.
HS lắng nghe
HS lên làm thí nghiệm.
HS: quan sát và trả lời
HS: tư duy và giải thích
HS: dự đoán kết quả thí nghiệm.
HS: quan sát
HS: suy nghĩ và giải thích vì sao
HS: dự đoán kết quả thí nghiệm.
HS: quan sát
HS: suy nghĩ và giải thích vì sao
HS: quang sát và lắng nghe.
Nhận xét: Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương
Hoạt động 2: Vận dụng
C8: Giải thích hiện tượng ở đầu bài?
Khi úp ngược ly nước xuống ASKQ tác dụng lên miến bìa và cân bằng với trọng lượng của khối nước bên trong nên nước không chãy xuống đc.
C9: Các em hãy nêu một số ví dụ mà em biết chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển?
Bình nước 20 lít có một cái lổ nho trên nắp. Nếu bịch lỗ đó lại thì nước không chãy ra được...
Tác dụng của lổ nhỏ trên ấm trà.
C12: tại sao không thể tính áp suất khí quyển bằng công thức: P=d.h?
Vì độ cao của lớp khí quyển không xác định được chính xác và trọng lượng riêng của không khí cũng thay đổi theo độ cao.
Vận dụng:
HS: tư duy và giải thích
HS: cho ví dụ
HS: tư duy và trả lời.
Tích hợp môi trường: hạn chế thải khí độc hại ra môi trường, hạn chế thay đổi áp suất đột ngột:
Chúng ta đều biết rằng xung quanh chúng ta bao qunh bởi lớp không khí đầy đặc. Hàng ngày chúng ta đều tiếp xúc với không khí hít ra thở vào đều liên quan tới không khí. Để cuộc sống tốt hơn ta phải bảo vệ bầu khí quyển này khỏi ô nhiểm. Vd: khi đi đâu gần nên khuyên cha mẹ đi bằng xe đạp để khỏi thải khí độc r ngoài không khí.
Củng cố kiến thức:
Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Trái Đất được bao bọc bởi một lớp không khí dày tới hàng ngàn kilômét, gọi là ..
Do không khí có . nên Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu áp suất của lớp không khí bao quanh Trái Đất. Áp suất này gọi là .
Khí quyển, trọng lượng, askq.
Câu 2: Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?
A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ
B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ
C. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng
D. Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay sẽ phồng lên
Nhiệm vụ về nhà
Các em học thuộc nội dung bài học .
Đọc phần có thể em chưa biết
Làm bài tập 9.1, 9.2, 9.3, 9.6 trong SBT
Đọc trước bài : Lực đẩy Ác-Si-Mét
Nhận xét:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ap_suat_khi_quyen_8529.docx