Địa lí ngành trồng trọt

Sau khi học xong bài học, học sinh phải cần:

-Nắm được vai trò, đặc điểm sinh thái, tình hình phát triển và phân bố cây trồng

chủ yếu trên thế giới.

-Biết được đặc điểm sinh thái của một số cây lương thực, cây công nghiệp chủ

yếu trên thế giới.

-Biết được vai trò và hiện trạng của ngành trồng rừng.

-Xác định được trên bản đồ khu vực phân bố chính các cây lương thực.

-Tham gia tích cực và ủng hộ những chủ trương, chính sách phát triển cây lương

thực, cây công nghiệp, trồng rừng của Đảng và Nhà nước.

-Xác lập mối quan hệ giữa các điều kiện tự nhiên và đặc điểm sinh thái của cây

trồng.

pdf10 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1752 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Địa lí ngành trồng trọt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Địa lí ngành trồng trọt A. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài học, học sinh phải cần: - Nắm được vai trò, đặc điểm sinh thái, tình hình phát triển và phân bố cây trồng chủ yếu trên thế giới. - Biết được đặc điểm sinh thái của một số cây lương thực, cây công nghiệp chủ yếu trên thế giới. - Biết được vai trò và hiện trạng của ngành trồng rừng. - Xác định được trên bản đồ khu vực phân bố chính các cây lương thực. - Tham gia tích cực và ủng hộ những chủ trương, chính sách phát triển cây lương thực, cây công nghiệp, trồng rừng của Đảng và Nhà nước. - Xác lập mối quan hệ giữa các điều kiện tự nhiên và đặc điểm sinh thái của cây trồng. B. Thiết bị dạy học: - Bản đồ Nông nghiệp thế giới. - Tranh, ảnh, băng hình mô tả một số cây trồng. C. Hoạt động dạy học: Kiểm tra 1 số kiến thức cũ đã học. Khởi động. GV yêu cầu HS nêu các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của nông nghiệp. GV nói: Trồng trọt là nền tảng của sản xuất nông nghiệp, trong đó quan trọng nhất là cây lương thực, cây công nghiệp. Trên thế giới, ngành trồng trọt có sự phát triển và phân bố như thế nào? Các nhân tố trên có ảnh hưởng như thế nào tới ngành trồng trọt? Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Cả lớp. HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết nêu vai trò của ngành trồng trọt. HĐ 2: Cặp/nhóm. Bước 1: HS làm việc theo phiếu học tập ( phần phụ lục). I. Vai trò của ngành trồng trọt. - Là nền tảng của sản xuất nông nghiệp. - Cung cấp lương thực thực phẩm cho dân cư. - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. - Cơ sở phát triển chăn nuôi. - Nguồn xuất khẩu có giá trị. II. Địa lí cây lương thực. (ghi theo phần thông tin phản hồi của phiếu số 1 - phần phụ lục). Các nhóm có số lẻ tìm hiểu về cây lương thực (phiếu số 1). Các nhóm có số chẵn tìm hiểu về cây công nghiệp (phiếu số 2) (Chú ý: Mỗi nhóm nhỏ tìm hiểu về 1, 2 cây sau đó tổng hợp thành kết quả chung). Bước 2: HS trình bày, GV giúp HS chuẩn kiến thức. III. Địa lý cây công nghiệp. 1. Vai trò và đặc điểm. a. Vai trò. - Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. - Tận dụng tài nguyên đất, phá thế độc canh, bảo vệ môi trường. - Mặt hàng xuất khẩu có giá trị. b. Đặc điểm. - Biên độ sinh thái hẹp (có những đòi hỏi đặc biệt về nhiệt, ẩm, đất trồng, chế độ chăm sóc…) nên chỉ được trồng ở những nơi có điều kiện thuận lợi. 2. Địa lí các cây công nghiệp chủ yếu. - Nhóm cây lấy đường: + Mía: Trồng nhiều ở miền nhiệt đới: Braxin, ấn Độ, Cu Ba… + Củ cải đường: Miền ôn đới và cận nhiệt: Pháp, CHLB Đức, Hoa Kì, Ba Lan… - Cây lấy sợi: + Cây bông: Có nhiều ở Trung Quốc, Hoa Kì, ấn HĐ 3: Cả lớp. HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết, trả lời câu hỏi: - Vai trò của ngành trồng rừng. - ý nghĩa kinh tế- xã hội của ngành trồng rừng. - Vì sao phải phát triển rừng trồng? - Trình bày tình hình trồng rừng trên thế giới. Độ… - Cây lấy dầu: + Cây đậu tương: Có nhiều ở Hoa Kì, Braxin, Trung Quốc… - Cây cho chất kích thích: + Cây chè: trồng nhiều ở cận nhiệt đới: ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam. + Cà phê: Braxin, Việt Nam, Côlômbia… - Cây lấy nhựa: + Cao su: Có nhiều ở Đông Nam á, Nam á, Tây phi… IV. Trồng rừng. 1. Vai trò. - Quan trọng với môi trường sinh thái và con người. - Điều hoà lượng nước trên mặt đất. - Lá phổi xanh của Trái Đất, bảo vệ đất, chống xói mòn. - Cung cấp lâm đặc sản, phục vụ sản xuất, đời sống công nghiệp, xây dựng dân sinh, nguyên liệu giấy, thực phẩm, dược liệu quý… - Kể tên những nước trồng nhiều rừng. GV: Rừng trên thế giới đang bị tàn phá do con người. 2. Tình hình trồng rừng. - Diện tích trồng rừng trên thế giới: + Năm 1980: 17,8 triệu ha. + Năm 1990: 43,6 triệu ha. - Nước trồng rừng nhiều: Trung Quốc, ấn Độ, LB Nga, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Braxin, Thái Lan. Đánh giá. 1. Hãy nêu bức tranh phân bố của lúa mỳ, lúa gạo, ngô trên thế giới. Giải thích nguyên nhân? 2. Tạo sai phải trồng rừng? 3. Khoanh tròn chữ cái ở đầu ý em cho là đúng hoặc đúng nhất. a) Lúa gạo là cây trồng phổ biến ở vùng khí hậu nào? A. Ôn đới B. Cận nhiệt đới. C. Nhiệt đới gió mùa. D. Nhiệt đới. b) Lúa gạo xuất khẩu ít so với lúa mì và ngô là do: A. Vùng trồng lúa gạo có số dân xư đông hơn. B. Nhân dân có tập quán tiêu dùng gạo. C. Cả hai ý A và B. c) ý nào không thuộc đặc điểm các cây công nghiệp? A. Dễ tính, không kén đất. B. Đa số là cây ưa nhiệt, ẩm. C. Đòi hỏi đất thích hợp. D. Cần nhiều lao động có kỹ thuật và kinh nghiệm sắp xếp. 4. Sắp xếp ý ở cột A và cột B sao cho đúng: Cây công nghiệp Phân bố 1. Mía 2. Củ cải đường 3. Bông 4. Chè 5. Cao su 6. Cà phê a. Miền cận nhiệt. b. Miền cận đới. c. Miền nhiệt đới. d. Miền nhiệt đới ẩm. Bài tập về nhà. HS làm bài tập Phụ lục. Phiếu học tập của hoạt động 2. Phiếu số 1. Dựa vào kênh chữ và hình 40.3 trong SGK, vốn hiểu biết: 1. Nêu vai trò của cây lương thực. 2. Hoàn thành bảng sau: Cây lương thực Đặc điểm sinh thái Vai trò và tình hình sản xuất Phân bố chủ yếu - Lúa gạo. - Lúa mì. - Ngô. - Các cây lương thực khác. Thông tin phản hồi phiếu số 1. 1. Nêu vai trò của cây lương thực: - Cung cấp tinh bột và dinh dưỡng cho người, gia súc. - Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. - Xuất khẩu có giá trị. 2. Hoàn thành bảng sau: Cây lương thực Đặc điểm sinh thái Vai trò và tình hình sản xuất Phân bố chủ yếu - Lúa gạo. - Lúa mì. - Ưa khí hậu nóng ẩm, chân ruộng ngập nước, cần nhiều công chăm sóc. - Cây cận nhiệt, - Sản lượng khoảng 585 triệu tấn/năm. - Chiếm 28% SLLT, nuôi sống hơn 50% dân số thế giới. - Lúa gạo sản xuất chủ yếu dùng trong nước. - Sản lượng khoảng 550 - Châu á gió mùa chiếm 9/10 sản lượng. - Nước xuất khẩu nhiều gạo: Thái Lan, Việt Nam, Hoa Kì… - Các nước sản xuất - Ngô. - Các cây lương thực khác. ưa khí hậu ấm, khô, đất màu mỡ, nhiều phân bón, nhiệt độ thấp vào đầu thời kì sinh trưởng. - Cây của miền nhiệt đới, cận nhiệt. - Dễ tính, không kén đất, không đòi hỏi nhiều phân bón, công chăm sóc, có khả năng chịu hạn giỏi. triệu tấn/năm, chiếm 28% SLLT. - 20- 30% sản lượng được buôn bán trên thị trường. - Sản lượng khoảng 600 triệu tấn/năm, chiếm 29% SLLT. - Chủ yếu làm thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu nấu rượu, cồn, bia. - Lương thực cho người ở các nước đang phát triển. nhiều: Trung Quốc, ấn Độ, Hoa Kì, PHáp, LB Nga, Canada, Ôttxâylia. - Nước xuất khẩu nhiều: Hoa Kì, Canađa. - Các nước sản xuất nhiều: Hia Kì (2/5 SL ngô thế giới), Trung Quốc, Braxin. Mêhicô, PHáp, Achentina. - Ôn đới: Đại mạch, yến mạch, khoai tây. - Nhiệt đới và cận nhiệt khô: Kê, cao lương, khoai lương, sắn,. Phiếu số 2: Dựa vào SGK và vốn hiểu biết: 1. Trình bày vai trò và đặc điểm của cây công nghiệp. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. 2. Trình bày đặc điểm sinh thái và sự phân bố của các cây công nghiệp chủ yếu trên thế giới. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. Rỳt kinh nghiệm sau bài dạy................................................................................... ................................................................................................................................. ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ----------------------------------------------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf32_2522.pdf
Tài liệu liên quan