NNPQ đã được nghiên cứu từ rất lâu nhưng cho đến nay, vẫn chưa có một khái
niệm chung nhất về NNPQ. Các nhà nghiên cứu tùy theo góc độ nghiên cứu, nội
dung, mục đích nghiên cứu khác nhau mà đưa ra những khái niệm riêng. Có
người đưa ra khái niệm NNPQ trên cơ sở lí luận, cũng có người nhìn nhận khái
niệm NNPQ từ thực tiễn, có người tiếp cận khái niệm NNPQ ở góc độ cụ thể, có
người lại đưa ra khái niệm này trên cơ sở liệt kê các dấu hiệu đặc trưng của nó, có
những ngườilại tiếp cận khái niệm NNPQ bằng cách phân tích mối quan hệ giữa
khái niệm NNPQ với những khái niệm khác gần gũi, như: quan hệ giữa pháp
quyền với dân chủ, giữa pháp quyền với vấn đề phân lập ba quyền lập pháp, h ành
pháp, tư pháp, giữa pháp quyền với cơ cấu kinh tế, giữa pháp quyền với đạo
đức,v.v Mặc dù giữa các khái niệm có khác nhau nhưng thông qua các khái niệm
đó chúng ta cũng phần nào hiểu được NNPQ là gì. Dưới đây là một số khái niệm
về NNPQ có thể tham khảo:
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1339 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đi tìm khái niệm nhà nước pháp quyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đi Tìm Khái Niệm Nhà nước pháp quyền
NNPQ đã được nghiên cứu từ rất lâu nhưng cho đến nay, vẫn chưa có một khái
niệm chung nhất về NNPQ. Các nhà nghiên cứu tùy theo góc độ nghiên cứu, nội
dung, mục đích nghiên cứu khác nhau… mà đưa ra những khái niệm riêng. Có
người đưa ra khái niệm NNPQ trên cơ sở lí luận, cũng có người nhìn nhận khái
niệm NNPQ từ thực tiễn, có người tiếp cận khái niệm NNPQ ở góc độ cụ thể, có
người lại đưa ra khái niệm này trên cơ sở liệt kê các dấu hiệu đặc trưng của nó, có
những người lại tiếp cận khái niệm NNPQ bằng cách phân tích mối quan hệ giữa
khái niệm NNPQ với những khái niệm khác gần gũi, như: quan hệ giữa pháp
quyền với dân chủ, giữa pháp quyền với vấn đề phân lập ba quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp, giữa pháp quyền với cơ cấu kinh tế, giữa pháp quyền với đạo
đức,v.v…Mặc dù giữa các khái niệm có khác nhau nhưng thông qua các khái niệm
đó chúng ta cũng phần nào hiểu được NNPQ là gì. Dưới đây là một số khái niệm
về NNPQ có thể tham khảo:
- Khái niệm NNPQ được hiểu theo ba cấp độ:
Cấp độ thấp nhất, tối thiểu: NNPQ (tác giả gọi là Nhà nước luật pháp) là
Nhà nước cầm quyền phải đặt mình dưới pháp luật.
Cấp độ thứ hai, cao hơn: NNPQ là Nhà nước phải đặt mình dưới luật pháp
và không được làm ra những luật, những nguyên tắc pháp lý trái với những
nguyên tắc tổng quát cao hơn mà Hiến pháp có thể công nhận tinh túy.
Ở cấp độ thứ ba: NNPQ là Nhà nước mà trong đó người dân được đảm
bảo những quyền và tự do một cách hữu hiệu.
- NNPQ là một khái niệm chỉ về nội dung dân chủ của Nhà nước. Tư tưởng về
NNPQ đã xuất hiện từ thời kì cổ đại nhưng thuật ngữ NNPQ xuất hiện muộn
hơn…Ngày nay, khi nói đến NNPQ trước hết là nói đến sự ngự trị của pháp luật
trong đời sống xã hội và chính trị với tính cách là ý chí của nhân dân và có giá trị
phổ biến. Có thể thấy hai khía cạnh của NNPQ:
1) Pháp lí hình thức, tức là sự ngự trị của pháp luật, sự ràng buộc của
pháp luật đối với Nhà nước và tất cả các thành viên của xã hội ( hay nói
cách khác đây là yêu cầu bảo đảm pháp chế trong công tác xây dựng và áp
dụng pháp luật )
2) Nội dung pháp lí tức là bản thân của pháp luật, phải đảm bảo yêu cầu
khách quan, thúc đẩy tiến bộ xã hội. Ở Việt Nam, đảng và Nhà nước dã chủ
trương xây dựng NNPQ với nội dung cơ bản là xây dựng Nhà nước của
dân, do dân, vì dân, Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật, dưới sự lãnh
đạo của Đảng, tổ chức và họat động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực
hiện nguyên tắc thống nhất quyền lực có sự phân công, phân cấp rõ ràng
giữa các cơ quan thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. -
NNPQ là một hình thức chính trị - pháp lý hợp lý để quản lý, xây dựng một
xã hội văn minh, công bằng và dân chủ.
- NNPQ là Nhà nước tuân theo pháp luật, xem pháp luật có vị trí chi phối mọi
hành vi của cơ quan công quyền và công dân.
- NNPQ là một hình thức tổ chức Nhà nước đặc biệt mà ở đó có sự ngự trị cao
nhất của pháp luật, với nội dung thực hiện quyền lực của nhân dân.
- NNPQ là một hiện tượng chính trị - pháp lý phức tạp, được hiểu và nhìn nhận ở
nhiều góc độ khác nhau, song chúng ta có thể hiểu NNPQ theo một cách đơn giản,
đó là một Nhà nước quản lí kinh tế xã hội bằng pháp luật và Nhà nước họat động
tuân theo pháp luật. NNPQ là Nhà nước phục tùng pháp luật mà chủ thể phục tùng
pháp luật trước hết là các cơ quan Nhà nước và công chức Nhà nước.
- Khái niệm NNPQ đề cập đến phương thức , xây dựng và vận hành bộ máy Nhà
nước nói chung thong qua hệ thống pháp luật như Hiên pháp, luật và các văn bản
pháp quy khác. Nói cách khác, NNPQ là Nhà nước được xem xét dưới góc độ
pháp luật, trong đó tính tối cao của pháp luật được tôn trọng, các tư tưởng và hành
vi chính trị, tôn giáo, bất cứ tổ chức hoặc cá nhân nào cũng được giới hạn bởi
khuôn khổ của pháp luật và chịu sự điều chỉnh của pháp luật.
- NNPQ là Nhà nước quản lí xã hội theo pháp luật , tuân thủ nghiêm minh pháp
luật, sống và hành động theo pháp luật, bảo đảm các quyền tự do dân chủ của công
dân và quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân.
- Cơ bản, trên phương diện lí luận, NNPQ là một học thuyết chính trị - triết học
xem pháp luật là nền tảng trong việc tổ chức và họat động của bộ máy Nhà nước
trong quan hệ giữa Nhà nước và xã hội và trong các quan hệ xã hội.
Trên phương diện thực tiễn, có thể xem NNPQ là phương thức tổ chức dân chủ
của quyền lực Nhà nước mà theo đó pháp luật là cơ sở cho việc thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của mọi chủ thể khác có trong xã hội.
- Về mặt khái niệm, pháp quyền cũng như NNPQ là một phương thức tổ chức và
vận hành xã hội trên cơ sở của các quyền. Các quyền này được tổ chức và phân
định sao cho sự lạm dụng quyền không thể xảy ra và quyền tự do dân chủ của
người dân được bảo vệ.
- NNPQ là một thuật ngữ mô tả một Nhà nước mà không can thiệp vào cá nhân và
tồn tại chủ yếu cho lợi ích công dân của nó.
- Đối với học thuyết đương thời, NNPQ là một Nhà nước mà, trong mối quan hệ
với công dân của mình, phải phục tùng một “chế độ pháp trị”: trong một quốc gia
cụ thể, quyền lực chỉ được sử dụng theo các cách thức được phép bởi trật tự pháp
lí hiện hành, trong khi những người bị trị có cách thức cầu viện tài phán xét.
- NNPQ, nói một cách khái quát là hệ thống các tư tưởng, quan điểm, đề cao pháp
luật, pháp chế trong tổ chức và họat động của bộ máy Nhà nước trong đời sống xã
hội. NNPQ là Nhà nước quản lí xã hội theo pháp luật và đề cao quyền của con
người, quyền của công dân.
- Tại hội nghị quốc tế họp tại Benin (9/1991) với sự tham gia của 40 nước đã đưa
ra một khái niệm chung về NNPQ như sau: “NNPQ là một chế độ chính trị mà ở
đó Nhà nước và cá nhân phải tuân thủ pháp luật và nghĩa vụ của tất cả, của mỗi
người được pháp luật ghi nhận và bảo vệ, các quy trình, các quy phạm pháp luật
được bảo đảm thực hiện bằng một hệ thống tòa án độc lập. NNPQ có nghĩa vụ tôn
trọng giá trị cao nhất của con người và bảo đảm cho công dân có khả năng, điều
kiện chống lại sự tùy tiện của pháp luật cũng như các họat động của bộ máy Nhà
nước. NNPQ phải đảm baeo cho công dân không bị đòi hỏi bởi những cái ngoìa
Hiến pháp và pháp luật quy định. Trong hệ thống pháp luật thì Hiến pháp giữ vị
trí tối cao và nó phải được xây dựng trên cơ sở bảo đảm quyền tự do và quyền
công dân”
v.v……….
Qua các khái niệm trên, chúng ta thấy rằng dù có rất nhiều quan điểm khác nhau
về NNPQ nhưng giữa các khái niệm đó vần có sự giống nhau về nội hàm của nó.
Về cơ bản, NNPQ là Nhà nước đề cao của pháp luật, đòi hỏi chính Nhà nước cũng
phải đặt dưới pháp luật và Nhà nước đó đòi hỏi đảm bảo được quyền, lợi ích cơ
bản của công dân,..., nói chung là phải đảm bảo dân chủ.
Từ đó, ta có thể khẳng định địa vị tối cao của pháp luật và dân chủ chính là hai
thuộc tính cơ bản, bản chất của NNPQ. Mà khái niệm là hình thức cơ bản của tư
duy phản ánh những thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng. Vì vậy, dựa vào
hai thuộc tính cơ bản của NNPQ mà tác giả đã nêu ở trên, chúng ta có một khái
niệm về NNPQ rất ngắn gọn như sau : " NNPQ là Nhà nước thượng tôn pháp luật
và bảo đảm dân chủ".
Trong khái niệm này, để hiểu rõ về nội hàm của nó cần hiểu rõ hai cụm từ "thượng
tôn pháp luật" và "dân chủ"."Thượng tôn pháp luật" tức là pháp luật phải được đặt
ở vị trí tối cao, lên trên hết, điều chỉnh tất cả các hành vi xử sự mọi cá nhân, tổ
chức.Trong hệ thống pháp luật thì Hiến pháp là đạo luật có hiệu lực pháp lí cao
nhất mà các văn bản pháp luật khác không được phép trái với nội dung và tinh
thần của nó. Và Nhà nước, mặc dù làm ra pháp luật nhưng cũng phải ở dưới pháp
luật.Sở dĩ như vậy là vì pháp luật của Nhà nước suy cho cùng thì đó là pháp luật
của nhân dân, Nhà nước đại diện cho ý chí và quyền lợi của nhân dân mà sọan ra
pháp luật. Để quản lí tốt mọi mặt của xã hội thì pháp luật phải được thực hiện
nghiêm minh, không kể bất kì ai.
Nếu Nhà nước không tuân thủ pháp luật thì chắc chắn " thượng bất chính, hạ tất
lọan", nhân dân sẽ mất lòng tin vào chế độ và đi đến xóa bỏ Nhà nước đó. Nhân
dân có quyền xóa bỏ Nhà nước khi Nhà nước không còn đại diện cho ý chung của
toàn dân nữa vì trong NNPQ nhân dân mới là người chủ thật sự của quyền lực Nhà
nước. Điều này liên quan mật thiết đến nhân tố thứ hai trong nội hàm của khái
niệm NNPQ nói trên. Đó là "đảm bảo dân chủ". Dân chủ ở được hiểu đơn giản là
"nhân dân là chủ", quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân..."Đảm bảo dân chủ" tức
là nhà nước phải đảm bảo các quyền cơ bản nhất của công dân, đó là "quyền tự
nhiên", quyền tạo hóa ban cho họ, chẳng hạn như quyền bình đẳng, quyền được
sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc... và
Nhà nước phải bảo đảm nhân dân là chủ, quyền lực Nhà nước thuôc về nhân
dân...Để đảm bảo dân chủ thì Nhà nước phải có những cách thức, phương thức
hợp lí trong cách thức tổ chức quyền lực, hoạt động của bộ máy Nhà nước, đảm
bảo pháp luật phải dân chủ, công bằng....Từ đây sẽ xuất hiện các thuộc tính khác
của NNPQ như tam quyền phân lập hay thống nhất, có phân công, phân nhiệm;
đảm bảo quyền con người, quyền công dân; tư pháp xét xử độc lập và chỉ tuân
theo pháp luật...
Tiếp cận khái niệm NNPQ hay NNPQ, chúng ta cần phải làm rõ quan điểm:
NNPQ không phải là một kiểu Nhà nước mới trong lịch sử. Theo Lí luận chung về
Nhà nước và pháp luật, khái niệm kiểu Nhà nước được định nghĩa là:"kiểu Nhà
nước là tổng thể những dáu hiệu (đặc điểm) cơ bản, đặc thù của Nhà nước, thể
hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại, phát triển của Nhà nước trong
một hình thái kinh tế xã hội nhất định" .Lí luận chung về Nhà nước và pháp luật
cũng chỉ rõ: Cơ sở để xác định kiểu Nhà nước là học thuyết Mác-Lênin về hình
thái kinh tế xã hội. Mỗi kiểu Nhà nước phù hợp với một chế độ kinh tế nhất định
của một xã hội có giai cấp.
Dựa vào đây, có bốn kiểu Nhà nước trong lịch sử nhân loại, tính đến thời điểm
này,là: Nhà nước chiếm hữu nô lệ, Nhà nước phong kiến, Nhà nước Tư sản và
Nhà nước XHCN. Rõ ràng NNPQ không thỏa nội hàm của khái niệm kiểu Nhà
nước nên nó không là kiểu Nhà nước. NNPQ không phải là một Nhà nước của một
hình thái kinh tế xã hội mới. Tuy nhiên, NNPQ có thể được xem là yếu tố của hình
thức Nhà nước. Theo lí luận chung về Nhà nước và pháp luật, hình thức Nhà nước
là cách tổ chức và những phương pháp thực hiện quyền lực Nhà nước. NNPQ, như
trên đã phân tích, để đảm bảo tính dân chủ thì đòi hỏi Nhà nước được gọi là
NNPQ phải có cách thức, phương thức tổ chức, hoạt động hợp lí (hiện nay là tam
quyền phân lập hoặc là thống nhất và phân công, phối hợp quyền lực Nhà nước...).
Điều này thỏa mãn khái niệm hình thức Nhà nước. Lí luận chung về Nhà nước và
pháp luật xác định các yếu tố của hình thức Nhà nước gồm có: hình thức chính
thể, hình thức cấu trúc Nhà nước và chế độ chính trị. Vấn đề đặt ra là NNPQ là
yếu tố mới của hình thức Nhà nước hay là một trong những yếu tố trên? Hình thức
chính thể của Nhà nước tức là xem Nhà nước đó là cộng hòa hay quân chủ, hình
thức thức cấu trúc thì xem xét nhà nước đó là đơn nhất hay liên bang, chế độ chính
trị là xem xét tính dân chủ của Nhà nước (dân chủ hay không dân chủ).
Như vậy, ta thấy NNPQ không phải là một yếu tố mới của hình thức Nhà nước
cũng không phải là một trong những yếu tố nói trên của hình thức Nhà nước mà
NNPQ hòa vào trong ba yếu tố đó, trở thành yếu tố nội tại trong từng yếu tố đó.
Ngày nay, dù là chính thể nào, cộng hòa hay quân chủ, hình thức cấu trúc nào thì
vẫn có thể xây dựng NNPQ. Tuy nhiên, NNPQ chỉ là hình thức của Nhà nước có
tính dân chủ. Điều đó có nghĩa là NNPQ là hình thức Nhà nước nhưng là hình
thức Nhà nước đặc biệt chỉ tồn tại trong xã hội có tính dân chủ (dân chủ tư sản hay
dân chủ XHCN). Tựu trung lại, NNPQ chỉ là hình thức nhà nước của kiểu Nhà
nước tư sản và Nhà nước XHCN.
Cũng cần phải thấy được sự khác biệt giữa NNPQ và "Nhà nước pháp trị". Điểm
cơ bản ở đây là sự phân biệt giữa "pháp quyền" và "pháp trị". Pháp quyền có hai
nội dung cơ bản là quyền lực của pháp luật ( tức sức mạnh của pháp luật, sự bắt
buộc thực hiện của pháp luật đối với tòan xã hội ) và pháp luật về quyền."Pháp trị"
có nghĩa là cai trị bằng pháp luật.Nói pháp trị là khi tầng lớp thống trị dùng pháp
luật làm phương tiện chủ yếu để cai trị dân, đối lập với nhân trị (hay "đức trị").
Pháp trị gắn liền với nền chuyến chế phong kiến, điển hình là Trung Hoa.Ở đó,
vua là người đứng đầu Nhà nước , pháp luật là phương tiện cai trị của vua, pháp
luật được đề cao trong Nhà nước pháp trị nhưng pháp luật đó không dân chủ, Nhà
nước đó không đảm bảo dân chủ. Đó là sự khác biệt giữa pháp quyền và pháp trị.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 115_4834.pdf