Câu 1:Cách nào sau đây khônglàm thay đổi chu kì dao động của con lắc lò xo?
A. Cắt ngắn lò xo.
B. Thay đổi khối lượng của vật nặng.
C. Chuyển từdao động theo phương ngang sang dao động theo phương thẳng đứng.
D. Thay lò xo có độcứng khác.
6 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đềthi thử đại học lần thứnhất môn vật lí năm học 2008 – 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Tĩnh Gia 2 ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN THỨ NHẤT Môn Vật lí
Năm học 2008 – 2009
Thời gian làm bài: 90 phút
Họ và tên thí sinh………………………………………..Số báo danh………….
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40)
Câu 1: Cách nào sau đây không làm thay đổi chu kì dao động của con lắc lò xo?
A. Cắt ngắn lò xo.
B. Thay đổi khối lượng của vật nặng.
C. Chuyển từ dao động theo phương ngang sang dao động theo phương thẳng đứng.
D. Thay lò xo có độ cứng khác.
Câu 2:Con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m = 200 g, lò xo có độ cứng k = 50 N/m có thể
trượt không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang. Kéo vật m ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn
4 cm rồi buông nhẹ. Chọn gốc toạ độ tại vị trí cân bằng, chiều dương là chiều thả vật về vị trí cân
bằng. Vận tốc trung bình của khi vật thực hiện được quãng đường 2 cm kể từ lúc thả vật là
A. 30 cm/s. B. - 30 cm/s. C. 60 cm/s. D. – 60 cm/s.
Câu 3: Trong phương trình x = A cos(ωt + ϕ ), các đại lượng ω, ϕ và (ωt + ϕ ) là những đại
lượng trung gian cho phép ta xác định
A. biên độ và trạng thái dao động. B. tần số và pha ban đầu.
C. tần số và trạng thái dao động. D. li độ và pha ban đầu.
Câu 4: Một vật chuyển động theo quy luật x = 1+3cos( ))(
3
25 cmt pipi − .Trong giây đầu tiên
vật đi qua vị trí x = 1cm
A. 5 lần. B. 6 lần. C. 7 lần. D. 8 lần.
Câu 5: Cho một khối gỗ hình trụ, khối lượng m = 400 g, diện tích đáy S = 50 cm2, nổi trong
nước, trục hình trụ có phương thẳng đứng. Ấn hình trụ chìm vào nước sao cho vật bị lệch
khỏi vị trí cân bằng một đoạn x theo phương thẳng đứng rồi thả ra. Chu kỳ dao động điều
hòa của khối gỗ là
A. T = 1,6 s. B. T = 1,2 s. C. T = 0,80 s. D. T = 0,56 s.
Câu 6: Một con lắc đơn có chu kì T = 2 s khi đặt trong chân không. Quả lắc làm bằng một
hợp kim khối lượng riêng D = 8,67 g/cm3. Sức cản của không khí xem như không đáng kể,
quả lắc chịu tác dụng của lực đẩy Ácsimet, khối lượng riêng của không khí là d = 1,3 g/lít.
Chu kì T' của con lắc khi đặt con lắc trong không khí là
A. T' = 2,00024 s. B. T' = 2,000015 s. C. T' = 1,99993 s. D. T' = 1,99985 s.
Câu 7: Một con lắc đơn tạo thành do một viên bi buộc vào một đầu của dây
treo OM = l. Đầu O cố định có chu kỳ bằng 2 s.Trên đường thẳng đứng đi
qua O, người ta đóng một cái đinh tại vị trí OI = l/2 (hình vẽ bên). Chu kỳ
dao động của con lắc sau khi có đinh là
A. 2,0 s. B. 1,7 s. C. 1,8 s. D. 1,4 s.
Câu 8: Người ta gây một chấn động ở đầu O một dây cao su căng thẳng làm
tạo nên một dao động theo phương vuông góc với vị trí bình thường của dây,
với biên độ 3 cm và chu kỳ 1,8 s. Sau 3 giây chuyển động truyền được 15 m
dọc theo dây. Bước sóng của sóng tạo thành truyền trên dây bằng
A. 9 m. B. 6,4 m. C. 4,5 m. D. 3,2 m.
Câu 9: Một nguồn sóng cơ học phát ra từ nguồn O lan truyền trên mặt nước với vận tốc
v = 2 m/s. Hai điểm M,N gần nhau nhất dao động trên mặt nước nằm (cùng phía) trên cùng
một đường thẳng qua O, cách nhau 20 cm luôn dao động ngược pha nhau. Tần số sóng đó là
A. 5 Hz. B. 2 Hz. C. 4 Hz. D.2,5 Hz.
l
l/2
O
Mã đề: 111
Câu 10: Kết luận nào sau đây là sai khi nói về tính chất của sự truyền sóng trong môi trường.
A. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng.
B. Sóng truyền đi với vận tốc hữu hạn.
C. Sóng càng mạnh truyền đi càng nhanh.
D. Sóng truyền đi không mang theo vật chất của môi trường.
Câu 11: Một người áp tai vào đường sắt nghe tiếng búa gõ cách đó 1000 m. Sau 2,81 s
người ấy nghe tiếng búa truyền qua không khí. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 333
m/s. Tỉ số λThep/λkk (bước sóng của âm trong thép của đường sắt và trong không khí) bằng
A. 5,68. B. 7,58. C. 10,1. D. 15,56.
Câu 12: Đặt một điện áp xoay chiều u = U0cosωt vào hai đầu một đoạn mạch điện chỉ có tụ
điện. Nếu điện dung của tụ điện không đổi thì dung kháng của tụ điện
A. lớn khi tần số của dòng điện lớn. B. không phụ thuộc tần số của dòng điện.
C. nhỏ khi tần số của dòng điện lớn. D. nhỏ khi tần số của dòng điện nhỏ.
Câu 13: Cho một máy biến áp có hiệu suất 80%. Cuộn sơ cấp có 150 vòng, cuộn thứ cấp có
300 vòng. Hai đầu cuộn thứ cấp nối với một cuộn dây có điện trở hoạt động 100 Ω, độ tự
cảm 1/pi H. Hệ số công suất mạch sơ cấp bằng 1. Hai đầu cuộn sơ cấp được đặt ở điện áp
xoay chiều có U1 = 100 V, tần số 50 Hz. Công suất mạch thứ cấp bằng
A. 100 W. B. 150 W. C. 200 W . D. 250 W.
Câu 14: Cho mạch xoay chiều RLC nối tiếp. Điện áp hai đầu đoạn mạch có dạng
u = 240 2 cos(100pit) (V), R = 40 Ω, ZC = 60 Ω , ZL = 20 Ω. Biểu thức cường độ dòng
điện trong mạch có dạng
A. i = 3 2 cos(100pit) (A). B. i = 6cos(100pit) (A).
C. i = 3 2 cos(100pit + pi/4) (A). D. i = 6cos(100pit + pi/4) (A).
Câu 15: Cho mạch xoay chiều nối tiếp RLC. Thay đổi giá trị của L để UL đạt giá trị cực đại
thì phải có điều kiện
A. u vuông pha với uLC. B. u vuông pha với uRL.
C. u vuông pha với uRC. D. uLC vuông pha với uRC.
Câu 16: Cho mạch xoay chiều RLC nối tiếp. Khi tần số góc của dòng điện ω = ω0 thì công
suất tiêu thụ trong mạch đạt giá trị cực đại, khi ω = ω1 và ω = ω2 thì mạch có cùng một công
suất. Mối liên hệ giữa ω0, ω1 và ω2 là
A. ω0 = ω1 + ω2. B. ω02 = ω12 + ω22.
C. ω02 = ω1.ω2. D. ω0 = (ω1+ω2)/2.
Câu 17: Xét một bộ lọc như hình vẽ, R = 31,46 Ω. Nếu
muốn hiệu điện thế lấy ra ở tần số f = 50 Hz bằng 10%
hiệu điện thế nguồn thì C phải có giá trị bằng
A. 1,0 µF. B. 2,0 µF.
C. 1,0.mF. D. 5,03 µF.
Câu 18: Mạch điện RLC mắc nối tiếp. Điện áp xoay chiều đặt vào hai đầu mạch có giá trị
hiệu dụng U. Khi thay đổi C thì thấy điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện đạt giá trị cực
đại UCMax= 2U. Mối quan hệ giữa cảm kháng ZL của cuộn dây (thuần cảm) và điện trở R là
A. Z
L
= R.3 . B.
3
RZ L = .
C. Một biểu thức khác. D. Z
L
= R.
Câu 19: Một động cơ xoay chiều có điện trở dây cuốn là 32 Ω, khi mắc vào mạch hiệu điện
thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng 200 V thì sản ra công suất 43 W. Biết hệ số công suất
động cơ là 0,9. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua động cơ là
U ra U vào C
R
A. 0,45 A. B. 0,35 A. C. 0,25 A. D. 0,15 A.
Câu 20: Một đoạn mạch điện xoay chiều nối tiếp gồm R = 20 Ω, cuộn dây thuần cảm
L = 0,5 H và tụ điện có điện dung C = 100 µF. Mắc vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay
chiều có dạng )(100cos2110 Vtu pi= . Công suất tiêu thụ của đoạn mạch bằng
A. 15 W. B. 25 W. C. 20,5 W. D. 15,5 W.
Câu 21: Một mạch LC thu được sóng điện từ có bước sóng λ, người ta mắc một tụ có điện
dung C’ = C nối tiếp với tụ C thì mạch thu được sóng điện từ có bước sóng bằng
A. 2 λ. B. 2λ. C. λ/ 2 . D. (1/2)λ.
Câu 22: Một mạch dao động LC gồm cuộn cảm có độ tự cảm L = 1,5 mH và tụ điện có
điện dung C = 1,5 nF (lấy pi = 3,14). Chu kì dao động của mạch là
A. 9,42.10-6 s. B. 0,942.10-4 s. C. 4,18.10-6 s. D. 0,418.10-4 s.
Câu 23: Mạch dao động LC, gồm cuộn dây có độ tự cảm L = 2 µH và tụ điện có điện dung
C = 0,01 µF. Hiệu điện thế cực đại ở hai đầu tụ điện là U0 = 1,5 V. Cường độ hiệu dụng của
dòng điện chạy trong mạch bằng
A. 0,015 A. B. 0,075 A. C. 0,055 A. D. 0,11 A.
Câu 24: Tìm phát biểu sai về điện từ trường?
A. Một điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra một từ trường xoáy ở các điểm lân cận.
B. Một từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra một điện trường xoáy ở các điểm lân cận.
C. Điện trường xoáy và từ trường xoáy có các đường sức là những đường xoắn ốc.
D. Đường sức của điện trường xoáy là những đường cong kín bao quanh các đường sức
từ của từ trường biến thiên.
Câu 25: Chọn phát biểu đúng?
A. Ánh sáng là tập hợp gồm bảy màu đơn sắc khác nhau.
B. Hiện tượng tán sắc chỉ xảy ra đối với ánh sáng trắng.
C. Góc lệch của tia sáng đơn sắc khác nhau khi đi qua cùng một lăng kính thì khác nhau.
D.Chiếu một tia sáng vuông góc với mặt bên của lăng kính thì tia sáng không bị lệch khi
đi qua lăng kính.
Câu 26: Trong một thí nghiệm của Y-âng về giao thoa ánh sáng, người ta đo được khoảng
cách từ vân sáng bậc 4 đến vân sáng bậc 5 nằm ở hai bên vân sáng trung tâm là 5,4 mm,
khoảng cách hai khe Y-âng là 1mm, khoảng cách từ màn quan sát đến hai khe là 1 m. Bước
sóng ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm bằng
A. 0,6 µm. B. 0,675 µm. C. 0,54 µm. D. 0,77 µm.
Câu 27: Trong môi trường không khí thì
A. tia tử ngoại và tia hồng nghoại có cùng tần số.
B. tia tử ngoại có tần số lớn hơn tia hồng ngoại.
C. tia tử ngoại có tần số nhỏ hơn tia hồng ngoại.
D. tia tử ngoại có tốc độ lan truyền nhanh hơn tia hồng ngoại.
Câu 28: Máy quang phổ hoạt động dựa trên
A. hiện tượng khúc xạ ánh sáng. B. hiện tượng giao thoa ánh sáng.
C. hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng. D. hiện tượng tán sắc ánh sáng.
Câu 29: Trong thí nghiệm của Y-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc, người ta đo được
khoảng vân là 1,12mm. Xét hai điểm M và N cùng ở một phía đối với vân sáng chính giữa
O. Biết OM = 0,56. 104 µm và ON = 1,288.104 µm. Giữa M và N có
A. 5 vân sáng. B. 6 vân sáng. C. 7 vân sáng. D. 8 vân sáng.
Câu 30: Động năng ban đầu cực đại của êlectron bứt ra trong hiện tượng quang điện không
phụ thuộc vào
A. bước sóng của chùm sáng kích thích. B. bản chất của kim loại làm catốt.
C. tần số của chùm sáng kích thích. D. cường độ của chùm sáng kích thích.
Câu 31: Một bản kim loại cho hiệu ứng quang điện dưới tác dụng của một ánh sáng đơn
sắc. Nếu người ta giảm bớt cường độ chùm sáng tới thì
A. Có thể sẽ không xẩy ra hiệu ứng quang điện nữa.
B. Động năng ban đầu cực đại của electron quang điện thoát ra không thay đổi .
C. Động năng ban đầu của electron quang điện thoát ra giảm xuống.
D. Số electron quang điện thoát ra trong một đơn vị thời gian vẫn không thay đổi.
Câu 32: Bước sóng trong dãy Lai – man nằm trong vùng
A. ánh sáng nhìn thấy. B. hồng ngoại.
C. ánh sáng nhìn thấy và hồng ngoại. D. tử ngoại.
Câu 33: Chiếu vào catốt của tế bào quang điện bức xạ có bước sóng λ = 0,26 µm và catốt
nhận được công suất 2,5 mW từ chùm bức xạ đó. Số photon mà catốt nhận được trong 1
giây là
A. 3,27.1014 photon. B. 3,27.1015 photon.
C. 3,27.1016 photon. D. 3,27.1017 photon.\
Câu 34: Catốt của tế bào quang điện làm bằng Vônfram. Biết công thoát của êlectron đối
với vônfram là 7,2.10-19 J. Chiếu vào catốt ánh sáng có bước sóng λ = 0,180 µm. Động năng
ban đầu cực đại của êlectron quang điện khi bứt ra khỏi bề mặt catốt bằng
A. 3,8.10-19 J. B. 7,2.10-19 J. C. 4,0.10-19 J. D. 10,6.10-19 J.
Câu 35: Tia laze không có đặc điểm nào dưới đây?
A. Cường độ lớn. B. Độ đơn sắc cao.
C. Công suất lớn. D. Độ định hướng cao.
Câu 36: Phóng xạ là hiện tượng một hạt nhân
A. tự động phát ra các tia α, β, γ.
B. phát ra một bức xạ điện từ.
C. tự động phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành một hạt nhân khác.
D. phát ra các tia phóng xạ khi bị bắn phá bằng những hạt chuyển động nhanh.
Câu 37: Đồng vị phóng xạ đồng 06629 C có chu kì bán rã T = 4,3 phút. Sau thời gian t = 12,9
phút, độ phóng xạ của đồng vị này giảm còn
A. 80%. B. 82,5%. C. 85%. D. 87,5%.
Câu 38: Cho hạt α có động năng E bắn phá hạt nhân nhôm Al2713 đứng yên. Sau phản ứng
hai hạt nhân sinh ra là X và nơtrôn. Hạt nhân X là hạt
A. Chì. B. Liti. C. Phốt pho. D. Natri.
Câu 39: Hạt nhân U23592 hấp thụ một hạt n sinh ra x hạt α và y hạt β cùng với một hạt
Pb20882 và 4 hạt n. Số x và y là
A. 6 và 1. B. 6 và 2. C. 6 và 3. D. 6 và 4.
Câu 40: Cho hạt nhân He42 có khối lượng là: 4,001506u và mp = 1,00726u; mn =1,008665u;
u = 931,5 MeV/C2. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân hêli bằng
A. 7,07381 MeV. B. 7,073811 eV.
C. 7,6311 MeV. D. 9,073811 MeV.
PHẦN RIÊNG: Thí sinh được chọn làm 1 trong 2 phần (Phần I hoặc Phần II)
Phần I: Theo chương trình chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50):
Câu 41: Phương trình dao động điều hoà của một vật là: x = 2,5 cos 10pit (cm). Thời điểm
pha dao động đạt giá trị pi/3 kể từ lúc vật bắt đầu dao động là
A. 1/30 s. B. 1/60 s. C. 1/45 s. D. 1/15 s.
Câu 42: Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m = 200 g, lò xo có khối lượng không
đáng kể, độ cứng k = 80 N/m được đặt trên mặt sàn nằm ngang. Người ta kéo vật ra khỏi vị
trí cân bằng đoạn 3 cm và truyền cho nó vận tốc 80 cm/s. Cho g = 10 m/s2. Do có lực ma sát
nên vật dao động tắt dần, sau khi thực hiện được 10 dao động vật dừng lại. Hệ số ma sát
giữa vật và sàn là
A. 0,04. B. 0,15. C. 0,10. D. 0,05 .
Câu 43: Xét hiện tượng giao thoa trên mặt chất lỏng tạo thành do hai nguồn kết hợp A và B
dao động với tần số 15 Hz. Người ta thấy tại điểm M sóng có biên độ cực đại thứ nhất kể từ
đường trung trực của AB. Hiệu các khoảng cách từ M đến A và B là 2 cm.
Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là
A. 26 cm/s. B. 45 cm/s. C. 25 cm/s. D. 30 cm/s.
Câu 44: Một bóng đèn điện có ghi 110 V – 45 W và một tụ điện được mắc nối tiếp vào một
điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 220 V, tần số 50 Hz. Bóng đèn sáng bình thường.
Tổng trở của đoạn mạch bằng
A.138 Ω B. 238 Ω. C. 438 Ω. D. 538 Ω
Câu 45:Chọn câu phát biểu sai:
A. Điện trường tĩnh tồn tại bao quanh điện tích đứng yên.
B. Từ trường tồn tại bao quanh dòng điện không đổi.
C. Điện trường xoáy tồn tại bao quanh điện tích đứng yên.
D. Điện từ trường tồn tại bao quanh điện tích biến thiên hoặc dòng điện biến thiên và lan
truyền được trong không gian.
Câu 46: Một dây dài L = 90 cm được kích thích cho dao động với tần số f = 200 Hz, sóng trên dây
truyền với tốc độ 40 m/s. Biết hai đầu dây cố định, số bụng sóng dừng trên sợi dây bằng
A. 6. B. 8. C. 9. D. 10.
Câu 47: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe S1 và S2 cách nhau 0,5mm.
Vân giao thoa hứng trên màn M đặt cách hai khe 1,6 m. Khoảng cách giữa hai vân tối thứ ba
hai bên vân sáng trung tâm là 1 cm. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm là
A. 0,6 mm. B. 0,615 mm. C. 0,625 mm. D. 0,635 mm.
Câu 48: Tại thời điểm ban đầu người ta có 1,2 g Rn22286 . Biết chu kì bán rã của Radon là
T = 3,6 ngày. Sau khoảng thời gian t = 1,4T số nguyên tử Rn22286 còn lại là
A. 1,233.1021. B. 1,023.1018. C. 8,59.1021. D. 2,465.1021.
Câu 49: Hạt cơ bản không mang điện là
A. phôtôn. B. prôtôn. C. pôzitrôn. D. êlectron.
Câu 50: Một thấu kính hai mặt lồi bằng thuỷ tinh có cùng bán kính R, tiêu cự 10 cm và
chiết suất n1 = 1,7 đối với ánh sáng tím. Bán kính R của thấu kính bằng
A. 10 cm. B. 14 cm. C. 40 cm. D. 60 cm.
Phần II: Theo chương trình nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60):
Câu 51: Nếu hai đĩa tròn 1 và 2 cùng trọng lượng và cùng độ dày được làm bằng kim loại
có khối lượng riêng lần lượt là ρ1 và ρ2. Momen quán tính đối với trục quay đi qua tâm và
vuông góc với mặt đĩa của
A. hai đĩa bằng nhau. B. đĩa 1 lớn hơn đĩa 2 nếu ρ1 < ρ2.
C. hai đĩa không thể so sánh được. D. đĩa 1 lớn hơn đĩa 2 nếu ρ1 > ρ2.
Câu 52: Hai ròng rọc A và B dạng đĩa tròn mỏng có khối lượng lần lượt là 3 m và 1 m. Bán
kính A bằng 1/3 bán kính của B. Tỉ lệ
B
A
I
I giữa momen quán tính của A và B là
A. 1/27. B. 1/36. C. 1/3. D.1/9.
Câu 53: Một khối trụ đồng chất bán kính đáy R = 10 cm, khối lượng M = 8 kg quay xung
quanh trục xuyên tâm ở phương ngang ( ∆ ). Một sợi dây quấn quanh khối trụ đầu kia mang
vật khối lượng m = 1 kg. Bỏ qua ma sát. Mômen quán tính của khối trụ với trục quay ( ∆ ) là
2
2
1 MRI = . Cho g = 10 m/s2. Gia tốc góc của khối trụ bằng
A.20 rad/s2. B. 0,2 rad/s2. C. 100/3 rad/s2. D.100/9 rad/s2.
Câu 54: Một bánh đà có momen quán tính đối với trục quay là 0,125 kg.m2. Do tác dụng
của momen hãm, momen động lượng của bánh đà giảm từ 3 kg.m/s2 xuống còn 1,2 kg.m/s2
trong thời gian 0,9t∆ = s. Momen lực hãm trung bình tác dụng và bánh đà bằng
A. 2,33 kg.m2/s2. B. 2 kg.m2/s2. C. -2,33 kg.m2/s2. D. -2 kg.m2/s2.
Câu 55: Một con lắc đơn có chu kì dao động T0 = 2 s. Treo con lắc đơn trong một thang
máy chuyển động nhanh dần đều hướng lên với gia tốc a = 2 m/s, lấy g = 10 m/s2, chu kì của
con lắc là
A. 1,62 s. B. 1,82 s. C. 2,2 s. D. 2,4 s.
Câu 56: Cho đoạn mạch xoay chiều RLC mắc nối tiếp. Đặt một nguồn điện xoay chiều có
điện áp hiệu dụng U = const nhưng có tần số góc thay đổi được. Hiệu điện thế dụng ở hai
đầu tụ điện đạt giá trị cực đại khi
A.
LC
1
=ω với điều kiện
C
LR 22 < .
B. 222
2
CRLC −
=ω ; với điều kiện 2LR
C
< .
C. 2
2
2
1
L
R
LC
−=ω ; với điều kiện
C
LR 22 < .
D.
L
CRLC 222 −
=ω ; với điều kiện
C
LR 22 < .
Câu 57: Vạch đầu tiên của dãy Laiman và vạch cuối cùng của dãy Banme trong quang phổ
Hyđro có bước sóng λ1 = 0,1218 µm và λ2 = 0,3653 µm. Năng lượng ion hoá (theo đơn vị
eV) của nguyên tử Hyđro khi ở trạng thái cơ bản.
A. -13,6 eV. B. 13,6 eV. C. 1,6.10-19 eV. D. 16,3 eV.
Câu 58: Dùng hạt Prôtôn có động năng KP = 1,2 MeV bắn vào hạt nhân Li73 đứng yên thì
thu được hai hạt nhân giống nhau XAZ chuyển động với cùng độ lớn vận tốc. Cho
mp = 1,0073u; mLi = 7,0140u; mX = 4,0015u; 1u = 931 MeV/c2. Động năng của mỗi hạt X là
A. 9,12 MeV. B. 18,24MeV. C. 4,56MeV. D. 6,54MeV.
Câu 59: Một thấu kính mỏng có hai mặt lồi giống nhau bán kính 20 cm. Chiết suất của thấu
kính đối với ánh sáng đỏ là nđ = 1,50 và đối với ánh sáng tím là nt = 1,54. Khoảng cách giữa
tiêu điểm đối với tia đỏ và tiêu điểm đối với tia tím là
A. 1,20 cm. B. 1,38 cm. C. 1,48 cm. D. 2,1 cm.
Câu 60: Tốc độ ánh sáng trong chân không c ≈ 3.108 m/s. Khi công suất bức xạ của Mặt
Trời là 3,7.1026 W thì độ biến thiên khối lượng của Mặt Trời sau mỗi giây sẽ bằng
A. ∆m ≈ 4,1.109 kg/s. B. ∆m ≈ 6,3.109 kg/s.
C. ∆m ≈ 7,4.109 kg/s. D. ∆m ≈ 3,7.109 kg/s.
----------------------------HẾT----------------------------
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lytinhgia_3458.pdf