Đềcương ôn thi tốt nghiệp hóa dược

Câu 1. Amoxicillin trihydrat, trình bày:

-Công thức cấu tạo và nguồn gốc thuốc.

-Độ tan trong nước và trong dung dịch kiềm, acid

(có giải thích dựa vào công thức cấu tạo).

-Phản ứng màu phân biệt với các thuốc kháng sinh -lactam khác.

-Phổ tác dụng và khả năng kháng -lactamase.

-Liều lượng và đường đưa thuốc vào cơ thể khi dùng amoxicillin trị viêm

loét dạ dày-tá tràng.

-Chế độ bảo quản.

Câu 2. Erythromycin, trình bày:

-Điều chế và thành phần chế phẩm dược dụng.

-Tính chất lý học.

-Phản ứng màu định tính.

-Phổ tác dụng và phân bố thuốc trong cơ thể.

-Chỉ định và liều dùng cho người lớn.

-Tác dụng không mong muốn.

pdf41 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2380 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đềcương ôn thi tốt nghiệp hóa dược, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG …………………. KHOA………………………. -----[\ [\----- Đề cương ôn thi tốt nghiệp HÓA DƯỢC ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP Môn học: HÓA DƯỢC Đối tượng: Sinh viên Dược hệ 5 năm Câu 1. Amoxicillin trihydrat, trình bày: - Công thức cấu tạo và nguồn gốc thuốc. - Độ tan trong nước và trong dung dịch kiềm, acid (có giải thích dựa vào công thức cấu tạo). - Phản ứng màu phân biệt với các thuốc kháng sinh -lactam khác. - Phổ tác dụng và khả năng kháng -lactamase. - Liều lượng và đường đưa thuốc vào cơ thể khi dùng amoxicillin trị viêm loét dạ dày-tá tràng. - Chế độ bảo quản. Câu 2. Erythromycin, trình bày: - Điều chế và thành phần chế phẩm dược dụng. - Tính chất lý học. - Phản ứng màu định tính. - Phổ tác dụng và phân bố thuốc trong cơ thể. - Chỉ định và liều dùng cho người lớn. - Tác dụng không mong muốn. Câu 3. Griseofulvin, trình bày: - Công thức cấu tạo và nguồn gốc thuốc. - Tính chất lý học. - Phản ứng màu định tính. - Tác dụng và yếu tố ảnh hưởng sinh khả dụng của thuốc. - Chỉ định và đường dùng cho hiệu qủa điều trị cao nhất. - Chống chỉ định. Câu 4. Phenobarbital, trình bày: - Công thức cấu tạo. - Phản ứng hóa học thể hiện hóa tính chung của nhóm thuốc. - Tác dụng. - Chỉ định và liều dùng cho người lớn. - Bảo quản và chế độ quản lý. - Dẫn chất phenobarbital khắc phục nhược điểm của phenobarbital. Câu 5. Aspirin, trình bày: - Công thức cấu tạo. - Các phản ứng hóa học định tính. - Phương pháp định lượng. - Chỉ định và liều dùng cho người lớn. - Bảo quản. - Dẫn chất aspirin giảm kích ứng dạ dày khi uống. Huế, tháng 3-2008 Người ra đề và xây dựng đáp án: Ds. Nguyễn Đình Hiển ĐÁP ÁN Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn Hóa dược. Hệ dài hạn 5 năm Câu 1. Amoxicillin trihydrat a. Công thức cấu tạo: Nguồn gốc thuốc: Kháng sinh penicillin nhóm III. HH CONH COOH Me Me N S O H HO CH NH2 . 3 H2O Chế phẩm bán tổng hợp giữa A6AP với D(-)-2-(p-hydroxyphenyl) glycine. b. Độ tan trong dung môi: - Nước: Khó hòa tan. - Dung dịch kiềm: Dễ tan, do có nhóm –COOH tự do. - Dung dịch acid: Tan, do có nhóm –NH2. c. Phản ứng màu phân biệt với thuốc kháng sinh -lactam khác: Tẩm ướt 2 mg amoxicillin bằng 1 giọt nước trong ống nghiệm; Thêm 2 ml formaldehyd/ acid sulfuric 96%, trộn đều: Không màu. Đặt ống nghiệm vào nước sôi (nồi cách thủy) 1 phút: Màu vàng sẫm. d. Phổ tác dụng: Nhạy cảm với: - Hầu hết vi khuẩn gram (+): Tụ cầu, liên cầu... - Vi khuẩn gram (-): E.coli, Shigella, Salmonella, lậu cầu, màng não cầu... (Mở rộng hơn so với penicillin G). - H. pylori, vi khuẩn gây viêm loét dạ dày-tá tràng. Bị -lactamase phân hủy. e. Liều lượng, đường đưa thuốc khi điều trị viêm loét dạ dày-tá tràng do H. pylori bằng amoxicillin: Người lớn, uống 1 g/lần  2 lần/24 h; đợt 14-21 ngày. f. Bảo quản: Đựng trong bao bì kín; để ở nhiệt độ thấp. Thuốc có hạn dùng. ĐÁP ÁN Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn Hóa dược. Hệ dài hạn 5 năm Câu 2. Erythromycin a. Điều chế: Phương pháp vi sinh: Nuôi cấy Streptomyces erythreus. Thành phần chế phẩm dược dụng: Hỗn hợp erythromycin A, B, C (chủ yếu erythromycin A). Hoạt lực: 830 UI/mg. b. Tính chất lý học: Bột màu trắng, vị đắng; không bền ở pH  4,0. Khó tan trong nước; tan trong nhiều dung môi hữu cơ (dạng base). c. Phản ứng màu định tính: Hoà tan 20 mg chất thử vào 2 ml aceton, thêm 2 ml HCl đậm đặc: Phát triển màu đỏ cam, chuyển sang màu đỏ đậm. Lắc kỹ hỗn hợp với 3 ml cloroform, để yên phân lớp: Lớp cloroform (dưới) nhuộm màu tím. d. Phổ tác dụng và phân bố thuốc trong cơ thể: Erythromycin là kháng sinh macrolid, nhạy cảm với: - Hầu hết vi khuẩn gram (+). - Vi khuẩn yếm khí. - Vi khuẩn gram (-): Lậu cầu (Neisseria gonorrhoeae) và màng não cầu ( Neisseria menigitidis). Sau uống, thuốc tập trung nồng độ cao trong các cơ quan nội tạng, đường hô hấp, tuyến tiền liệt, sinh dục, gân, khớp... e. Chỉ định và liều dùng người lớn: - Nhiễm vi khuẩn nhạy cảm: nội tạng, gân, tuyến tiền liệt… - Viêm nhiễm đường hô hấp và phổi. - Đau khớp do nhiễm khuẩn. Người lớn, uống 1 g/lần  2-3 lần/24 h. f. Tác dụng không mong muốn: Uống liều cao, kéo dài gây tăng men gan, suy gan. Một số bệnh nhân uống erythromycin bị nôn, dị ứng. ĐÁP ÁN Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn Hóa dược. Hệ dài hạn 5 năm Câu 3. Griseofulvin a. Công thức cấu tạo: Tên khoa học: 7-Cloro-2’,4,6-trimethoxy-6’-methyl-spiro[benzofuran-2(3H), O O OMe OMe MeO Cl O Me 1 2 34 6 7 1 , 2 , 1’-[2] cyclohexen]-3,4’-dion Nguồn gốc thuốc: Kháng sinh chống nấm từ môi nấm Penicillium griseofulvum. b. Tính chất lý học: Bột mịn, màu trắng kem, không mùi. Tan rất ít trong nước; tan vừa trong ethanol; tan trong dầu mỡ. c. Phản ứng màu định tính: - Hòa tan 5 mg griseofulvin vào 1 ml H2SO4 đậm đặc; thêm khoảng 5 mg bột mịn kalidicromat, trộn đều: Xuất hiện màu đỏ vang. d. Tác dụng: Kìm hãm sự phát triển của nấm biểu bì. Yếu tố ảnh hưởng sinh khả dụng của thuốc: Khi uống, sự hấp thu của thuốc phụ thuộcvào đường kính hạt: Hạt siêu mịn (đường kính < 4 m) hấp thu gần 100% liều uống. Hạt thô hơn chỉ hấp thu khoảng 25-70%. e. Chỉ định và đường dùng hiệu qủa: Nấm da, tóc, kẽ chân, móng (chân, tay). Vào cơ thể, thuốc tập trung về lớp biểu bì. Uống thuốc hiệu qủa hơn bôi trực tiếp. Người lớn, uống 0,5-1 g/24 h; uống 1 lần hoặc chia ra 2 lần. Trẻ em, uống 5-10 mg/kg/24 h. Nên ăn nhẹ trước khi uống thuốc. Đợt điều trị: 8 tuần (nấm tóc, da), 6-12 tháng (nấm móng). Cần định kỳ kiểm tra công thức máu, chức năng gan. f. Chống chỉ định: Bệnh gan, rối loạn về máu và tủy xương. ĐÁP ÁN Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn Hóa dược. Hệ dài hạn 5 năm Câu 4. Phenobarbital a. Công thức cấu tạo: Tên KH: Acid 5-ethyl-5-phenyl barbituric b. Phản ứng hóa học thể hiện hóa tính chung của nhóm thuốc: 1- Tính acid nên tan trong NaOH: N N O O O H H C2H5 H R2 R1 N N O O O H Na R2 R1 N N O O O H + NaOH + H2O 2- Tạo muối với các ion Men+ (Ag+; Co++; Cu++...). Phản ứng đặc trưng của barbiturat dựa trên nguyên tắc này: Hòa tan phenobarbital vào methanol; thêm CoCl2, CaCl2 và NaOH: Xuất hiện màu tím . 3- Đun phenobarbital trong NaOH đặc, giải phóng NH3 (làm xanh quì đỏ): Phenobarbital + H2O O=C(NH2)2  NH3 + CO2 c. Tác dụng: Ức chế thần kinh trung ương: Gây ngủ và giãn cơ vận động. d. Chỉ định và liều dùng cho người lớn: - Mất ngủ, căng thẳng: Người lớn, uống 100-300 mg. OH , t o OH H2O+ - Động kinh, co giật: Người lớn, uống 50-100 mg/lần  2-3 lần/24 h. - Tiền mê: Tiêm tĩnh mạch dung dịch pha từ dạng muối mononatri. e. Bảo quản và chế độ quản lý: Tránh ánh sáng. Thuốc được quản lý theo qui định thuốc hướng thần. f. Dẫn chất phenobarbital khắc phục nhược điểm của phenobarbital: Nhược điểm của phenobarbital: Liều giãn cơ kề sát với liều gây ngủ. Mephobarbital là dẫn chất thế methyl vào vị trí 3 của phenobarbital. Công thức: Ưu điểm: Giãn cơ mạnh, nhưng liều giãn cơ cách xa liều gây ngủ. N N O O O H C2H5 CH3 ĐÁP ÁN Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn Hóa dược. Hệ dài hạn 5 năm Câu 5. Aspirin a. Công thức cấu tạo: Tên khoa học: Acid acetylsalicylic b. Các phản ứng hóa học định tính: Thủy phân aspirin trong NaOH 10%; kết tủa bằng HCl, lọc thu tủa và dịch lọc: COOH OCOCH3 CH3COO COOH O COOH O COONa H H H2O+ NaOH HCl t o, - Phần tủa là acid salicylic, cho màu xanh tím với FeCl3 5%. - Phần dịch lọc chứa acid acetic: Trung hòa dịch lọc, thêm FeCl3 5%: màu hồng-đỏ của acetat sắt (III). c. Phương pháp định lượng: Tính acid. Định lượng bằng NaOH 0,1 M trong dung môi ethanol-nước; chỉ thị phenolphtalein. Tiến hành ở nhiệt độ 10-15o C để bảo vệ nhóm ester. d. Chỉ định và liều dùng cho người lớn: - Đau đầu cảm sốt, đau mình mẩy. Người lớn, uống 0,3-0,9 g/lần/4-6 h; tối đa 4 g/24 h. COOH OCOCH3 COONa OCOCH3 + NaOH H2O+ Trẻ em dưới 6 tuổi, uống 50-65 mg/kg/4-6 h. - Huyết khối (tiểu cầu tập kết gây cục máu đông trong mạch máu): Uống hàng ngày 100 mg/lần/24 h; hoặc 500 mg/lần/tuần. Hạn chế dùng aspirin cho trẻ em do thần kinh chưa ổn định. - Dung dịch ASA, bôi trị hắc lào, lang ben, nấm da khác. e. Bảo quản: Để chỗ mát, tránh ánh sáng và ẩm. f. Dẫn chất aspirin giảm kích ứng dạ dày khi uống : 1. Calci acetylsalicylat: Giảm kích ứng, cung cấp calci cho cơ thể. 2. Phức nhôm-acetylsalicylat (Aloxiprin): Ngưng tụ Al2O3 với aspirin. 3. Lysin acetylsalicylat (Aspégic): Liên kết lysin với aspirin. ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP - 2008 Môn học: HÓA DƯỢC Đối tượng: Sinh viên Dược hệ 4 năm. Câu 1. Cefuroxim natri, trình bày: - Công thức cấu tạo và xếp loại thuốc. - Các phép thử định tính. - Phổ tác dụng chống vi khuẩn. - Chỉ định, liều dùng và dạng bào chế. - Đường đưa thuốc an toàn và đường đưa thuốc dễ gây tai biến. - Bảo quản. Câu 2. Gentamicin sulfat, trình bày: - Điều chế và thành phần chế phẩm dược dụng. - Phương pháp định lượng. - Phổ tác dụng chống vi khuẩn. - Chỉ định và liều dùng cho người lớn. - Độc tính cơ bản. - Chế độ bảo quản. Câu 3. Pyridoxin hydroclorid , trình bày: - Công thức cấu tạo. - Tính chất lý học. - Phương pháp định lượng. - Hoạt tính sinh học. - Chỉ định và liều dùng cho người lớn. - Tên các chất cùng tác dụng. Câu 4. Mebendazol, trình bày: - Công thức cấu tạo. - Tính chất lý học. - Phương pháp định lượng. - Tác dụng và cơ chế tác dụng. - Chỉ định và liều dùng. - Thuốc dẫn chất benzimidazol thay thế được mebendazol trong điều trị. Câu 5. Metronidazol, trình bày: - Công thức cấu tạo. - Các phép thử định tính. - Phương pháp lựa chọn định lượng metronidazol trong viên 250 mg. - Phổ tác dụng. - Chỉ định và liều dùng cho người lớn. - Chế độ bảo quản. Huế, tháng 3-2008 Người ra đề và xây dựng đáp án: Ds. Nguyễn Đình Hiển ĐÁP ÁN Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn Hóa dược. Hệ 4 năm Câu 1. Cefuroxim natri a. Công thức cấu tạo: Xếp loại thuốc: Kháng sinh cephalosporin thế hệ II. b. Các phép thử định tính: 1. Phản ứng phân biệt với thuốc bêta-lactam khác: Tẩm ướt 2 mg amoxicillin bằng 1 giọt nước trong ống nghiệm; H COO N S O NHCO H O CH2OCO Na NH2 C N OCH3 Thêm 2 ml formaldehyd/ acid sulfuric 96%, trộn đều: Màu nâu nhạt. Đặt ống nghiệm vào nước sôi (nồi cách thủy) 1 phút: Màu nâu đỏ. 2. Phổ IR hoặc sắc ký, so với cefuroxim natri chuẩn. c. Phổ tác dụng: Điển hình của cephalosporin thế hệ II (CS II): Nhạy cảm với nhiều vi khuẩn gram (+) và mở rộng sang vi khuẩn gram (-). Không bị -lactamase phá hủy. Với liên cầu: Hiệu lực thấp hơn penicillin G nhiều lần. Thuốc thâm nhập não đủ nồng độ điều trị khi não bị viêm. d. Chỉ định, liều dùng và dạng bào chế: - Nhiễm vi khuẩn nhạy cảm: Hô hấp, da, mô mềm, ống dẫn mật, xương-khớp, tiết niệu-sinh dục, nhiễm trùng máu, viêm não... Người lớn, tiêm IV 0,75 g/8 h; tốc độ 3-5 phút/liều. Cấp: Truyền 1,5 g/6 h; dung dịch pha trong glucose 5%. Viêm màng não: Tiêm IV 3 g/8 h. Trẻ em, tiêm IV 30-60 mg/kg/24 h; chia 3 lần. - Lậu: Tiêm IM sâu 0,75 g/lần  2 lần/24 h. Kèm thuốc gây tê. - Phẫu thuật: Tiêm IV 0,75 g/8-12 h; trong 7 ngày hậu phẫu. Dạng bào chế: Lọ bột pha tiêm, kèm ống dung môi. e. Đường dùng thuốc an toàn, hiệu qủa: Tiêm hoặc truyền tĩnh mạch. Đường đưa thuốc dễ gây tai biến: Tiêm bắp, đặc biệt khi không tiêm kèm thuốc tê. f. Bảo quản: Để ở nhiệt độ dưới 25o C; tránh ẩm. ĐÁP ÁN Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn Hóa dược. Hệ 4 năm Câu 2. Gentamicin sulfat a. Điều chế: Phương pháp vi sinh: Nuôi cấy chủng Micromonospora purpurea. Thành phần chế phẩm dược dụng: Muối sulfat của hỗn hợp gentamicin C1, C1a, C2, C2a. b. Phương pháp định lượng: a. Phần gentamicin: Bằng 1 trong 2 phương pháp: - Phương pháp vi sinh: Hoạt lực 590UI/1 mg chất thử. - HPLC. b. Hàm lượng SO42-: Phương pháp complexon III, thông qua BaCl2 chuẩn. c. Phổ tác dụng chống vi khuẩn: Gentamicin là kháng sinh aminosid, dẫn chất thế 4,6-deoxy-2 streptamin. Thuốc nhạy cảm với: - Hầu hết vi khuẩn gram (-), bao gồm TK mủ xanh (Ps. Aeruginosa). - VK gram (+): Tụ cầu vàng. Không nhạy cảm: Liên cầu (Streptococcus). d. Chỉ định và liều dùng cho người lớn: - Các nhiễm khuẩn toàn thân do vi khuẩn gram (-). - Thay thế hoặc phối hợp penicillin khi nhiễm khuẩn tụ cầu. - Phòng nhiễm khuẩn phẫu thuật. Liều dùng: Người lớn, tiêm IM 0,4-0,8 mg/kg/lần  3 lần/24 h; đợt 7-10 ngày. e. Độc tính cơ bản: Khi dùng thuốc liên tục, kéo dài: - Thuốc tác động xấu trên thần kinh thính giác, gây điếc khó hồi phục. - Kính ứng, nặng nề sẽ là ống thận bị hoại tử. Thận trọng: Không phối hợp gentamicin với các thuốc độc tính thận khác. f. Bảo quản: Tránh ẩm; để ở nhiệt độ thấp. ĐÁP ÁN Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn Hóa dược. Hệ 4 năm Câu 3. Pyridoxin hydroclorid a. Công thứccấu tạo: Tên khoa học: (5-Hydroxy-6-methylpyridin-3,4-yl)dimethanol hydroclorid b. Tính chất lý học: Bột kết tinh màu trắng, không mùi; bền với nhiệt. N CH2OHHO CH2 . HClH3C OH Dễ tan trong nước; tan nhẹ trong ethanol; không tan trong ether. c. Phương pháp định lượng: Bằng 1 trong 2 phương pháp sau: 1. Acid-base trong dung môi acid acetic khan; dung dịch chuẩn HClO4 0,1 M; đo điện thế. 2. Quang phổ UV: Pha pyridoxin .HCl vào HCl 0,1 M; đo ở 290 nm. Tính hàm lượng pyridoxin .HCl dựa vào trị số E (1%, 1 cm) do dược điển cung cấp. d. Hoạt tính sinh học: Co-enzym xúc tác sinh tổng hợp protein và acid amin. Vào cơ thể, paridoxin chuyển hóa thành pyridoxal hoạt tính. Thiếu vita. B6: Sưng tấy đau khớp chi, ezema, rụng tóc, suy thoái thần kinh. e. Chỉ định và liều dùng cho người lớn: - Viêm dây thần kinh, thiếu máu, bệnh da và niêm mạc, đau khớp v.v... Dùng phối hợp với vitamin khác; uống tốt hơn tiêm. - Bổ sung lượng vitamin B6 bị mất do dùng INH, hydrazin v.v...: Người lớn, uống 100-200 mg/24 h; duy trì, uống 25-100 mg/24 h. - Ngộ độc cycloserin (kháng sinh chống lao): Tiêm IM hoặc IV chậm 300 mg/24 h. f. Các chất cùng tác dụng: Pyridoxal và pyridoxamin. ĐÁP ÁN Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn Hóa dược. Hệ 4 năm Câu 4. Mebendazol a. Công thứccấu tạo: Tên KH: N-(5-Benzoyl-1H-benzimidazol-2-yl) carbamat methyl b. Tính chất lý học: Bột màu trắng- vàng nhạt, nhẹ; biến màu trong không khí, ánh sáng. Không tan trong nước, ethanol, cloroform; NH N O 1 2 5 6 NH C OMe COPh Tan trong acid formic và hỗn hợp isopropanol-acid formic. c. Phương pháp định lượng: Bằng 1 trong 2 phương pháp: 1. Acid-base trong dung môi hỗn hợp acid acetic + formic; Dung dịch chuẩn HClO4 0,1 M. Chỉ thị đo điện thế. 2. Quang phổ UV: Hoà tan mebendazol vào acid formic đậm đặc; thêm isopropanol tới mức qui định. Đo độ hấp thụ của dung dich thu được ở 247 nm. Tính hàm lượng mebendazol dựa vào trị số E (1%, 1 cm) dược điển cung cấp. d. Tác dụng: Đặc hiệu trị giun lòng ruột; tác dụng với giun xoắn cơ. Cơ chế tác dụng: Ức chế không thuận nghịch tái hấp thu glucose, gây teo giun. Uống: Kém hấp thu ở ruột, thuận lợi tẩy giun đường tiêu hóa; tăng hấp thu trong thức ăn giàu mỡ, thuận lợi trị giun ngoài đường tiêu hóa. e. Chỉ định: - Nhiễm giun đường tiêu hóa. Người lớn, trẻ em > 2 tuổi, uống: Tẩy giun kim : liều đơn 100 mg/lần; sau 2-3 tuần uống nhắc lại. Tẩy giun đũa, giun móc: 100 mg/lần  2 lần/24 h; đợt 3 ngày. hoặc uống liều đơn 500 mg/lần. - Nhiễm giun xoắn cơ: Cùng liều tẩy giun đũa, uống cùng thức ăn giàu mỡ. f. Thuốc dẫn chất benzimidazol thay thế được mebendazol: Albendazol và flubendazol. ĐÁP ÁN Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn Hóa dược. Hệ 4 năm Câu 5. Metronidazol a. Công thức cấu tạo: Tên khoa học: 2-(2-Methyl-5-nitroimidazol-1-yl) ethanol b. Các phép thử định tính: 1. Sắc ký hoặc phổ IR, so với metronidazol chuẩn. 2. Hấp thụ UV: Dung dịch metronidazol trong HCl 0,1 M cho MAX 277 nm và Min 240 nm. Me 5 4 2 1O2N N N CH2 CH2OH 3. Khử hóa nhóm -NO2 bằng H (Zn/HCl) thành nhóm –NH2: Ar-NO2 + H  Ar-NH2 + H2O Sản phẩm sau khử hóa cho phản ứng đặc trưng của amin thơm I: tạo phẩm nitơ (màu đỏ). c. Phương pháp lựa chọn định lượng metronidazol trong viên 250 mg: Quang phổ UV: Hòa bột viên vào HCl 0,1 M, lọc. Đo độ hấp thụ của dịch lọc thu được ở 277 nm . Tính hàm lượng metronidazol trong viên, dựa vào trị số E (1%, 1 cm) do Dược điển qui định. d. Phổ tác dụng: - Diệt amip. Thuốc tác dụng với amip ở ruột và kén amip ở gan. - Diệt trùng roi (Trichomonas vaginalis) và vi khuẩn yếm khí. e. Chỉ định và liều dùng cho người lớn: - Lỵ amip trong và ngoài lòng ruột. Uống là đường đưa thuốc chủ yếu: Người lớn: Uống 500-750 mg/lần  3 lần/24 h; đợt 5 ngày. Khi cần, truyền 500-750 mg/lần  3 lần/24 h; chuyển dần sang uống. - Nhiễm T.vaginalis sinh dục: Uống 2 g/24 h hoặc đặt thuốc đạn 500 mg 2 ngày. - Uống phối hợp với clarithromycin điều trị loét dạ dày-tá tràng do H. pylori. f. Bảo quản: Tránh ánh sáng, đặc biệt tia UV.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftot_nghiep_dh_7458.pdf
Tài liệu liên quan