Đề xuất một số biện pháp sử dụng ứng dụng Kahoot triển khai M-learning trong dạy học Vật lí

Today, the application of information technology in teaching has become

very popular. The integration of mobile technology in teaching process,

especially mobile device applications, helps students easily acquire

knowledge. At the same time, it stimulates excitement and helps teachers

achieve high efficiency in the teaching process. In this article, we propose

some measures on how to use Kahoot to design warm-up exercises, new

knowledge learning exercises, lesson summary exercises, self-study exercises

in teaching with support mobile devices (laptops, smartphones.) connected

to the internet to deploy M-learning, contributing to improving student

learning results. Using Kahoot will help students easily become familiar with

M-learning as well as contribute to improving their learning results.

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 12/05/2022 | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề xuất một số biện pháp sử dụng ứng dụng Kahoot triển khai M-learning trong dạy học Vật lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 487 (Kì 1 - 10/2020), tr 28-33 ISSN: 2354-0753 28 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG ỨNG DỤNG KAHOOT TRIỂN KHAI M-LEARNING TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ Trần Thị Ngọc Ánh1,+, Nguyễn Quốc Bảo2 1Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế; 2Trường THPT Võ Văn Kiệt, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang + Tác giả liên hệ ● Email: tranthingocanh@dhsphue.edu.vn Article History ABSTRACT Received: 27/7/2020 Accepted: 17/8/2020 Published: 05/10/2020 Today, the application of information technology in teaching has become very popular. The integration of mobile technology in teaching process, especially mobile device applications, helps students easily acquire knowledge. At the same time, it stimulates excitement and helps teachers achieve high efficiency in the teaching process. In this article, we propose some measures on how to use Kahoot to design warm-up exercises, new knowledge learning exercises, lesson summary exercises, self-study exercises in teaching with support mobile devices (laptops, smartphones...) connected to the internet to deploy M-learning, contributing to improving student learning results. Using Kahoot will help students easily become familiar with M-learning as well as contribute to improving their learning results. Keywords Kahoot, M-learning, mobile device, teaching. 1. Mở đầu Trong thời gian gần đây, các thiết bị di động có khả năng kết nối Internet như laptop, máy tính bảng, điện thoại thông minh (smartphone), đang chiếm ưu thế và trở nên rất thịnh hành. Các thiết bị này được thiết kế với kích cỡ nhỏ gọn và đa tính năng hiện đại. Chính vì sự phổ biến và tiện lợi này, các thiết bị di động được xem xét để đưa vào hỗ trợ việc học tập. Việc sử dụng các thiết bị di động trong quá trình dạy học đã mở ra một hình thức học tập mới, đó là học tập di động (M-learning). Hình thức học tập này cho phép người học có thể truy cập nội dung học tập trên thiết bị di động của mình bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào (Kumar, 2019). Không những thế, người học còn có thể chủ động, kiểm soát tốc độ học tập của mình để phù hợp với khả năng tiếp thu kiến thức, trình độ và linh hoạt về mặt thời gian học. Hầu hết giáo viên (GV) đã bắt đầu tích hợp các ứng dụng trên thiết bị di động vào trong quá trình dạy học. Việc tích hợp này đã thu hút và thúc đẩy sự tham gia của học sinh (HS) vào các hoạt động trong lớp. Kahoot là một trong những ứng dụng học tập dựa trên nền tảng trò chơi rất nổi tiếng và rất dễ sử dụng cho cả GV và HS. Các nghiên cứu của Martins (2019), Wang và Tahir (2020) cho thấy việc sử dụng Kahoot trong lớp học tạo môi trường học tập vui vẻ, thúc đẩy sự tham gia của HS vào trong quá trình học tập. Vì thế, để việc sử dụng Kahoot đạt hiệu quả cao đòi hỏi GV phải có các biện pháp sử dụng phù hợp nhằm đảm bảo nội dung bài học. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. M-learning và tầm quan trọng của M-learning trong dạy học Hiện nay trên thế giới có nhiều quan niệm về M-learning nhưng tập trung theo hai xu hướng chính: (1) Xu hướng gắn M-learning với việc sử dụng các thiết bị công nghệ: Theo xu hướng này, một số nhà nghiên cứu cho rằng M-learning là việc học tập với sự giúp đỡ của các thiết bị di động, chẳng hạn như máy PDA, điện thoại di động, iPod, PlayStation Portable,... (Alyssa Mae Salian, 2018). (2) Xu hướng gắn M-learning với tính di động của người học: Theo xu hướng này, một số chuyên gia cho rằng M-learning nghĩa là hình thức cung cấp dịch vụ học tập cho đối tượng HS di động, việc học tập diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi (Alexander, 2004), (Hashemi, 2011). Một số nghiên cứu gần đây lại cho rằng, M-learning là việc sử dụng các thiết bị di động như điện thoại di động, máy tính bảng và máy tính xách tay... để hỗ trợ quá trình học tập và các quá trình phản hồi cần thiết, cho phép học mọi lúc mọi nơi (Kraut, 2013; Pechuel, 2018). Điều này cho thấy, hai yếu tố không thể tách rời trong M-learning là việc sử dụng các thiết bị công nghệ và khả năng di động của người học. Ở Việt Nam, M-learning là một thuật ngữ mới xuất hiện trong thời gian gần đây nên cũng chưa có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau. Theo nghiên cứu của mình, Trịnh Thị Phương Thảo (2014) cho rằng: “M-learning VJE Tạp chí Giáo dục, Số 487 (Kì 1 - 10/2020), tr 28-33 ISSN: 2354-0753 29 chỉ việc học tập, đào tạo mà việc quản lí, chia sẻ các nội dung và sự tương tác được thực hiện nhờ việc sử dụng các thiết bị di động trên nền công nghệ mạng không dây”. Như vậy, có thể hiểu, M-learning là bước chuyển tiếp của E-learning. M-learning tập trung vào khai thác tính chủ động của người học và khả năng tương tác với tài nguyên học tập nhờ công nghệ di động và các thiết bị di động. Đây là một hình thức học tập mà bản thân người học có thể thực hiện được việc học tập ở mọi lúc, mọi nơi nhờ sự hỗ trợ của các thiết bị di động như điện thoại di động, máy tính bảng... Theo cách tiếp cận này, chúng tôi cho rằng, M-Learning dùng chỉ việc sử dụng các thiết bị di dộng như điện thoại di động, smartphone, máy tính bảng, máy tính xách tay, để hỗ trợ trong quá trình học tập, đào tạo, trao đổi thông tin và thu tập ý kiến người học mọi lúc, mọi nơi thông qua mạng Internet. Một số thế mạnh của M-learning so với các hình thức học tập khác như: Trong tổ chức các hoạt động trên lớp, HS sử dụng các thiết bị di động sẽ dễ dàng hơn nhiều so với sử dụng máy vi tính; Các thiết bị di động như laptop, điện thoại thông minh, gọn nhẹ, dễ vận chuyển và có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi; Có thể ghi hình ảnh một cách trực tiếp bằng chức năng chụp hình của các thiết bị di động; Dễ dàng trao đổi qua Bluetooth, Wifi, 4G. Với sự hỗ trợ các thiết bị di dộng, M-learning có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi và người học có thể truy cập nội dung học tập bất cứ nơi nào M-learning cho phép HS truy cập nội dung học tập cho dù ở nhà hoặc trên đường thông qua các thiết bị di động, đặt biệt là các ứng dụng trên smartphone. Việc học tập với sự hỗ trợ của các thiết bị di động giúp cho người học chủ động về thời gian và địa điểm thay vì môi trường học tập truyền thống (Valk, 2010). M-learning tăng cường tương tác giữa GV và HS, giữa HS với HS. Với sự hỗ trợ của các thiết bị di động, khuyến khích hợp tác giữa các HS và tạo cơ hội để HS để thực hiện cả nhiệm vụ cá nhân và nhóm trong quá trình học tập . Một tính năng nổi bật của học tập di động là tính trực tiếp. Đó là một cách học nhanh hơn và đơn giản hơn bất kì chế độ học tập nào khác. Điều này khuyến khích các phản ứng tức thời và tự phát hơn từ cả GV và HS. Ngoài ra, học tập di động tạo sự linh động trao hoạt động dạy và học, HS tự do ngôn luận, tương tác thông qua các phương tiện ảo. M-learning giúp việc giảng dạy hiệu quả hơn. Sự hỗ trợ của các thiết bị di động đã giúp GV đánh giá HS trong suốt quá trình học tập. Bên cạnh đó, M-learning cung cấp thông tin phản hồi ngay lập tức dành cho HS, vì vậy đã tạo động lực, tăng cường tính tương tác của người học. 2.2. Giới thiệu về Kahoot Kahoot là công cụ hỗ trợ dạy học miễn phí dựa trên nền tảng trò chơi bao gồm các câu đố, thảo luận và khảo sát. Kahoot được phát hành vào năm 2013 và ngay lập tức trở thành thương hiệu giáo dục toàn cầu được sử dụng hơn 200 quốc gia trên thế giới, hơn 2 tỉ người đã tham gia chơi và được chọn sử dụng trong các hội thảo đào tạo quốc tế uy tín. Về bản chất, Kahoot là một website, vì vậy nó có thể sử dụng trên mọi thiết bị: laptop, tablet, smartphone, máy tính miễn là thiết bị đó kết nối mạng được. Kahoot hỗ trợ người dùng tạo các câu đố mà người học có thể truy cập, trả lời thông qua thiết bị di động (latop, máy tính bảng, smartphone,...). Kahoot bao gồm nhiều tính năng điển hình là biến lớp học thành một sân chơi có tính tương tác và cạnh tranh cao. Bên cạnh đó, Kahoot có thể giúp GV tạo được bài kiểm tra đánh giá trực tuyến dưới dạng trò chơi bằng các thiết bị đi động có kết nối Internet. Ngoài ra, GV có thể sử dụng ứng dụng này để giao bài tập về nhà cho HS dưới định dạng một bài Quiz. Không những thế, GV còn có thể thêm video, hình ảnh, sơ đồ vào nội dung các câu hỏi giúp bộ câu hỏi sinh động và thú vị hơn. Kahoot cung cấp ba tùy chọn: Quiz (Câu đố), Content Slide (Trang thông tin), hay Poll (Khảo sát). Quiz (Câu đố): Đây là dạng câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn ,dạng câu hỏi đúng sai, trả lời ngắn, sắp xếp đáp án đúng hay kéo câu trả lời đúng theo thứ tự. GV thường tạo một bài Quiz với nhiều dạng câu hỏi để HS cả lớp làm. GV có thể đặt thời gian cho từng câu hỏi. Cách này phù hợp để cho HS tìm hiểu kiến thức mới, ôn lại kiến thức và để tạo hứng thú, môi trường học tập cạnh tranh cho HS. Content Slide (Trang thông tin): Đây là tính năng cung cấp thêm ngữ cảnh cho câu hỏi hoặc tổ chức dạy học từ xa. GV có thể xây dựng ngữ cảnh bằng các video, hình ảnh, văn bản, Cách này phù hợp trong việc tạo tình huống học tập phong phú, hấp dẫn, nhằm khơi dậy hứng thú, lòng ham học tập, tìm tòi, kích thích tư duy sáng tạo của HS. Poll (Khảo sát): GV có thể tạo một hệ thống câu hỏi khảo sát thăm dò ý kiến của HS. Dạng này thích hợp khi đang trong đầu giờ học, trong giờ học, để HS cả lớp có thể đóng góp ý kiến của mình. GV thiết kế một số câu hỏi khảo sát liên quan đến bài học, sau đó cho HS cả lớp bình chọn rồi xem kết quả khảo sát. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 487 (Kì 1 - 10/2020), tr 28-33 ISSN: 2354-0753 30 Trong quá trình dạy học, GV có thể sử dụng các câu hỏi trên Kahoot để đánh giá việc học tập của HS, tìm hiểu khái niệm, kiến thức mới hoặc tạo ra các cuộc thảo luận trong lớp, từ đó làm quá trình học tập trở nên tích cực hơn và nâng cao hiệu quả học tập (Graham, 2015). Bên cạnh đó, Kahoot giúp tăng cường tương tác giữa HS và GV, rất hiệu quả trong việc tạo môi trường học tập vui vẻ và trò chơi có tính cạnh tranh cao (Martins, 2019). Tuy nhiên, để sử dụng Kahoot đạt hiệu quả cao phải cần hỗ trợ tốt công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng Internet. 2.3. Một số biện pháp sử dụng Kahoot triển khai M-learning trong dạy học 2.3.1. Sử dụng Kahoot thiết kế bài tập khởi động Trong giảng dạy, hoạt động khởi động (mở đầu bài học) thường chỉ chiếm một vài phút đầu giờ nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kích hoạt sự tích cực của người học. Để có được một hoạt động khởi động tiết học hiệu quả, GV cần đa dạng hóa các hình thức tổ chức và tạo sự hứng thú ngay từ những phút học đầu tiên bằng cách tạo sử dụng tranh ảnh, video có liên quan đến bài học, bài tập hay câu hỏi tình huống có vấn đề,... Hiện nay, GV đã bắt đầu sử dụng trò chơi học tập trong hoạt động khởi động góp phần tạo không khí lớp học sôi nổi, cuốn hút HS hơn. Với Kahoot, GV có thể tạo ra tình huống, hiện tượng liên quan đến bài học nhằm khảo sát trước một chủ đề, một nội dụng để xác định xem HS có hiểu biết về chủ đề này không bằng cách thiết kế câu hỏi thăm dò ý kiến HS dưới dạng Poll (khảo sát). GV có thể kết hợp sử dụng chế độ Content Slide (Trang nội dung) với dạng slide cung cấp thông tin đa dạng cho HS dưới dạng video, hình ảnh, văn bản... Bên cạnh đó, GV thiết kế câu hỏi kiểm tra bài cũ dưới dạng Quiz (câu đố). Bài tập khởi động dạng Quiz (câu đố): GV kiểm tra bài cũ theo hình thức thiết kế bộ câu hỏi Quiz, sau khi kiểm tra, GV sẽ đồng thời khái quát những kiến thức đã học và những kiến thức liên quan tới bài mới để mở đầu bài học. Bài tập khởi động dạng Poll (khảo sát): GV thiết kế câu hỏi thăm dò ý kiến HS. Dạng này thích hợp khi đang trong giờ học hay giới thiệu chủ đề mới, để HS cả lớp cùng đóng góp ý kiến, tránh việc bị nhàm chán khi chỉ nghe GV giảng bài mà không được tham gia đóng góp ý kiến. Sau đó, GV cho cả lớp tham gia bình chọn và cùng xem kết quả. Bài tập khởi động dạng Content Slide (Trang thông tin): GV có thể tích hợp hình ảnh, video,... liên quan đến nội dung bài học để HS được trải nghiệm, phát hiện vấn đề, đồng thời kích thích hứng thú HS huy động vốn hiểu biết của mình để giải quyết vấn đề đó. Ví dụ: Khi dạy bài “Động năng” (Vật lí 10), GV thiết kế bài tập khởi động dạng Content (trang thông tin) bằng việc cho HS xem hiện tượng lũ quét để tạo ra tình huống có vấn đề (hình 1). Sau đó, GV đưa ra các câu hỏi Quiz (câu đố), Poll (khảo sát) nhằm khảo sát lại kiến thức của HS (hình 2). Hình 1. Quan sát hiện tượng lũ quét Hình 2. Khảo sát kiến thức dạng năng lượng của dòng nước Việc sử dụng Kahoot để thiết kế bài tập trong hoạt động này chỉ chiếm thời gian ngắn nhưng mang lại hiệu quả rất cao, truyền tải được thông tin đến HS với hình thức đa dạng và hấp dẫn. GV thu thập được tất cả ý kiến của HS trong lớp học một cách nhanh chóng trên giao diện Kahoot, nghĩa là HS đều được bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về một vấn đề. Bên cạnh đó, khi sử dụng Kahoot, GV có thể kiểm tra cũ cả lớp thay vì so với hình thức cũ chỉ hai đến ba HS, nội dung kiến thức được bao quát và rộng khắp hơn. Từ đó, GV khơi gợi sự hứng thú, thu hút sự tập trung, kích thích tư duy của HS vào bài học mới. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 487 (Kì 1 - 10/2020), tr 28-33 ISSN: 2354-0753 31 2.3.2. Sử dụng Kahoot thiết kế bài tập tìm hiểu kiến thức mới Để việc tìm hiểu kiến thức mới đạt hiệu quả bằng cách ra câu hỏi với hình thức trò chơi, GV sử dụng Kahoot tạo ra các nhiệm vụ, thử thách trên hệ thống thu hút HS tham gia, khuyến khích HS sử dụng công nghệ, HS cạnh tranh công bằng với nhau bằng cách trả lời câu hỏi nhanh nhất và đúng nhất. GV có thể sử dụng phiếu học tập, sơ đồ,... để chia nội dung kiến thức cần nghiên cứu thành những đơn vị nhỏ vừa sức với HS. Sau đó, GV tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận theo nhóm. Để đánh giá kết quả hoạt động này, GV thiết lập chế độ Team mode (chế độ nhóm) để HS hoàn thành trực tuyến các câu hỏi bằng ứng dụng Kahoot trên điện thoại di động thông minh (smartphone). Sau mỗi câu hỏi, giao diện Kahoot hiển thị kết quả và đáp án một cách nhanh chóng, đem lại thông tin phản hồi kịp thời, giúp HS tự đánh giá khả năng của mình. Từ đó, GV tổ chức một thảo luận ngắn về kiến thức liên quan đến câu hỏi để giúp HS nắm chắc lại kiến thức. Để giúp cho HS lĩnh hội được kiến thức, GV chèn các hình ảnh, video clip trên Youtube để minh họa hay hỗ trợ cho các câu hỏi hay chủ đề thảo luận trên Kahoot, từ đó giúp HS quan sát trực quan, sinh động hơn. Ví dụ: Để tìm hiểu kiến thức “Động lượng” (Vật lí 10), GV tổ chức hoạt động nhóm, giao cho các nhóm HS sơ đồ nội dung với các câu hỏi hình 3. Nhiệm vụ của nhóm HS là phải nghiên cứu sách giáo khoa để hoàn thiện nội dung cho từng “điểm chốt” của sơ đồ. Hình 3. Sơ đồ nội dung câu hỏi tìm hiểu về động lượng Hình 4. Nội dung câu hỏi tìm hiểu kiến thức về động lượng GV đưa ra câu hỏi bài tập trắc nghiệm Quiz trong Kahoot và yêu cầu các HS hoàn thành hình 4. GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm (từ 3 đến 7 HS) với chế độ Team mode (chế độ nhóm) trong Kahoot tạo môi trường học thuận lợi để HS giúp đỡ lẫn nhau, tăng thêm tinh thần đoàn kết, sự hợp tác và ý thức của từng thành viên trong nhóm. 2.3.3. Sử dụng Kahoot thiết kế bài tập sơ kết, tổng kết bài học Sơ kết, tổng kết bài học việc này có thể được tiến hành ở cuối từng mục hay cuối bài, song thường được thực hiện vào cuối giờ. Các câu hỏi và bài tập có thể được đặt ra ở đầu giờ hoặc trong suốt quá trình dạy học, nhằm xem xét mức độ hiểu bài hay lĩnh hội kiến thức của HS ra sao. Dựa trên cơ sở đó, GV sẽ điều chỉnh (chỉnh sửa, bổ sung, khái quát) bài dạy của mình sao cho phù hợp với trình độ HS và giúp HS vận dụng và nâng cao những kiến thức đã có. Để củng cố bài học, GV có thể sử dụng Kahoot triển khai M-learning hỗ trợ trong việc khắc sâu lại kiến thức cơ bản cho HS một cách nhanh chóng và kịp thời. Với Kahoot, GV có thể xây dựng nhiều dạng câu hỏi khác nhau trên Kahoot như: trắc nghiệm nhiều lựa chọn, True or False, Open-ened, Puzzle,.. để đánh giá kết quả học tập của HS trong hoạt động củng cố bài cho HS. Ngoài ra, GV có thể trình chiếu một số video clip dưới dạng Content Slide (trang nội dung) về các hiện tượng liên quan đến bài học để cho HS vận dụng kiến thức đã học. Sau mỗi câu hỏi, giao diện Kahoot hiển thị đáp án, số lượng câu trả lời của HS. Điều này giúp GV đánh giá kết quả học tập của HS sau bài học một cách nhanh chóng và nhanh chống. Dựa trên cơ sở đó, GV điều chỉnh bài dạy sao cho phù hợp với HS và giúp HS nâng cao những kiến thức đã có. Ví dụ: Sau khi dạy bài “Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng” (Vật lí 10), GV xây dựng hệ thống các câu hỏi, bài tập trắc nghiệm trên Kahoot (hình 5, trang bên). VJE Tạp chí Giáo dục, Số 487 (Kì 1 - 10/2020), tr 28-33 ISSN: 2354-0753 32 Hình 5. Nội dung câu hỏi tổng kết bài học Sau khi làm bài, kết quả và đáp án sẽ được cập nhật nhanh chóng, đem lại thông tin phản hồi kịp thời, giúp HS tự đánh giá khả năng của mình. 2.3.4. Sử dụng Kahoot thiết kế bài tập tự học ở nhà Sau khi hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên lớp, GV tổ chức cho HS tự học ở nhà trên ứng dụng Kahoot. Để tổ chức tốt hoạt động tự học ở nhà, GV cần giao nhiệm học tập rõ ràng, cụ thể giúp cho HS dễ dàng hơn trong việc tự học ở nhà, từ đó nâng cao kết quả học tập. Ví dụ: Sau khi kết thúc nội dung bài học “Cơ năng” (Vật lí 10), GV sẽ giao nhiệm vụ về nhà cho HS thực hiện bằng việc cung cấp mã PIN hoặc chia sẽ đường link với sự hỗ trợ của Google classrom, Zalo, Facebook, (hình 6) để HS đăng nhập và hoàn thành nhiệm vụ trên Kahoot (hình 7). Hình 6. Mã PIN hoặc đường link trên Kahoot Hình 7. HS đăng nhập trên ứng dụng Kahoot Với mỗi câu hỏi, HS phải giải quyết vấn đề, bài tập để chọn được phương án trả lời. HS có thể tự kiểm tra kết quả câu trả lời nhanh chóng trên Kahoot (hình 8) và biết được thứ hạng của mình (hình 9). Nếu trả lời không đúng, HS có thể rút những nội dung kiến thức cần được bổ sung và tự mình nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Hình 9. HS tự kiểm tra kết quả câu trả lời trên Kahoot Hình 10. Thứ hạng của HS trên Kahoot VJE Tạp chí Giáo dục, Số 487 (Kì 1 - 10/2020), tr 28-33 ISSN: 2354-0753 33 GV có thể dễ dàng kiểm tra mức độ hoàn thành của HS bằng công cụ Reports (báo cáo) trên Kahoot, bởi vì toàn bộ kết quả học tập của HS bao gồm mức độ hoàn thành, số câu chưa hoàn thành, số câu cần sợ trợ giúp, những câu hỏi khó được lưu lại. Với chức năng này, Kahoot rất tiện lợi cho HS tự đánh giá kết quả học tập của bản thân; ngoài ra còn giúp GV đánh quá trình học tập của HS để điều chỉnh kế hoạch, phương pháp dạy học phù hợp. Ngoài ra, Kahoot giúp HS tự tìm hiểu và tiếp thu kiến thức bài mới theo hướng dẫn của GV: GV cung cấp các video, bài giảng liên quan đến nội dung bài học để HS tự tìm hiểu. GV thiết kế câu hỏi kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức HS. 3. Kết luận Trong bài viết, các biện pháp sử dụng Kahoot triển khai M-learning trong quá trình dạy học được đề xuất nhằm tạo một môi trường học tập vui vẻ và hấp dẫn hơn. Với ứng dụng Kahoot trên thiết bị di động của mình, HS có thể tham gia học tập bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, giúp HS tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và đa dạng hơn. Bên cạnh đó, Kahoot giúp GV đánh giá kết quả học tập của HS một cách nhanh chóng, chính xác. Vì vậy, Kahoot là một ứng dụng hữu ích để triển khai M-learning trong quá trình dạy học, góp phần nâng cao kết quả học tập của HS. Tài liệu tham khảo Alexander, B. (2004). Going nomadic: Mobile learning in higher education. Educause review, 39(5), 28-35. Alyssa Mae Salian (2018). Mobile learning basics. https://www.academia.edu/4008641/Basics_Of_Mobile_Learning. Graham, K. (2015). TechMatters: Getting into Kahoot!(s): Exploring a game-based learning system to enhance student learning. LOEX Quarterly, 42(3), 6-7. Hashemi, M., Azizinezhad, M., Najafi, V., & Nesari, A. J. (2011). What is mobile learning? Challenges and capabilities. Procedia-Social and Behavioral Sciences, 30, 2477-2481. Kraut, R. (Ed.) (2013). Policy guidelines for mobile learning. Unesco. Kumar, M. G. P., & Vasimalairaja (2019). Mobile Learning. Digital Education, Edition: 1, Chapter: 1, Publisher: APH Publishing Corporation, 97-105. Martins, E. R., Geraldes, W. B., Afonseca, U. R., & Gouveia, L. M. B. (2019). Using Kahoot as a Learning Tool. Information Systems for Industry 4.0 . Springer, Cham, 161-169. Pechuel, R., & Beutner, M. (2018). Mobile learning for Teachers. Ingenious Knowledge GmbH, Cologne. Trịnh Thị Phương Thảo (2014). Khai thác một số ứng dụng trên điện thoại di động hỗ trợ học sinh lớp 12 trung học phổ thông tự học Toán. Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Valk, J. H., Rashid, A. T., & Elder, L. (2010). Using mobile phones to improve educational outcomes: An analysis of evidence from Asia. The International Review of Research in Open and Distributed Learning, 11(1), 117-140. Wang, A. I., & Tahir, R. (2020). The effect of using Kahoot! for learning-A literature review. Computers & Education, 149, 103818.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_xuat_mot_so_bien_phap_su_dung_ung_dung_kahoot_trien_khai.pdf
Tài liệu liên quan