Một trong những nội dung trọng tâm được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định từ năm học 2016-2017 là
quy hoạch lại mạng lưới các trường sư phạm. Đây không chỉ là sự định hướng mang tính chiến lược cho nền giáo dục nước nhà phấn đấu hoàn thành sứ mạng của mình, mà còn khẳng định con đường để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Đối với hệ thống các trường sư phạm (TDTT), việc quy hoạch ngày càng cho thấy tính cấp thiết
7 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đề xuất hướng quy hoạch trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội là trường trọng điểm nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược
đào tạo sư phạm TDTT trong điều kiện mới.
Hệ thống đào tạo sư phạm TDTT cần tiếp
tục được phát triển theo hướng chuẩn hóa, hiện
đại hóa và xã hội hóa, hội nhập quốc tế một
cách đồng bộ và có ưu tiên. Do đó tư duy làm
giáo dục của các đơn vị trong Nhà trường phải
đổi mới theo hướng phục vụ thị trường lao
động kịp thời và có thể đón trước sự phát triển
của thị trường để mở rộng quy mô và chất
lượng đào tạo. Xây dựng kế hoạch chiến lược,
kinh phí trong hoạt động khoa học, công nghệ
đảm bảo nghiên cứu cơ bản, ứng dụng và triển
khai trong từng cơ sở đào tạo sư phạm TDTT.
DIỄN ĐÀN - TRAO ĐỔI
DIỄN ĐÀN - TRAO ĐỔI
63
Nhất thiết phải điều chỉnh và hoàn thiện hệ
thống các đơn vị trong nhà trường để đảm bảo
sự gắn bó liên thông, liên kết thống nhất trong hệ
thống theo quy định Điều lệ trường đại học cũng
như đảm bảo đầu ra có việc làm cho người học.
4.2. Hoàn chỉnh và bổ sung chính sách và
đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị theo hướng
đồng bộ, hiện đại
Trong cơ chế vận hành mới theo định hướng
thị trường đòi hỏi tính tự chủ cao linh hoạt mở
rộng giao lưu liên kết. Do đó bên cạnh việc tích
cực xây dựng các đề án, dự án để nhà nước đầu
tư thì chính các đơn vị chức năng trong Nhà
trường cần tham mưu cho Đảng ủy - BGH điều
chỉnh cho phù hợp và tạo thông thoáng cho quá
trình thực hiện như: Chính sách học phí đối với
trường đặc thù, chính sách đầu tư cơ sở vật chất
dạy học,... Đồng thời chú trọng xây dựng cơ
chế vận hành và quản lý theo chuẩn thống nhất
từ BGH đến các đơn vị phòng, khoa, trung tâm,
bộ môn dần dần đi đến tự chủ; đẩy mạnh việc
huy động các nguồn lực vào xã hội hóa. Đây là
một nhiệm vụ rất quan trọng, nhất là trong điều
kiện nguồn kinh phí, tài chính đối với Nhà trường
trong giai đoạn trước mắt, cũng như lâu dài.
4.3. Tăng cường năng lực nghiên cứu
khoa học.
Năng lực nghiên cứu khoa học của phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như đảm bảo tối thiểu
về cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc
phục vụ công tác thực tập, thực hành, nghiên
cứu; kinh phí dành cho nghiên cứu; mối quan
hệ và hợp tác giữa Nhà trường và bên ngoài,
nhất là với các viện, trung tâm nghiên cứu kỹ
thuật và sư phạm; tổ chức bộ máy và cán bộ
quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học,
trong đó năng lực nghiên cứu của đội ngũ các
nhà khoa học, các giảng viên giữ vai trò quyết
định. Vì lẽ đó, muốn đẩy mạnh hoạt động
nghiên cứu khoa học trong Nhà trường phải có
cơ chế đặc thù, huy động được nhiệt tình trách
nhiệm và lòng say mê vì sự nghiệp giáo dục thể
chất và thể thao trường học của toàn thể đội
ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên. Đồng thời
có kế hoạch dài hạn và ngắn hạn bồi dưỡng
năng lực nghiên cứu khoa học cho đội ngũ cán
bộ, giảng viên, nhân viên với nhiều phương
thức ở trong nước và nước ngoài.
4.4. Tăng cường đội ngũ giảng viên về số
lượng, chất lượng theo hướng chuẩn hóa và
trẻ hóa
Đội ngũ giảng viên trong Trường có vai trò
quyết định đến chất lượng đào tạo và sự phát
triển chiến lược của quốc gia nói chung, của
Nhà trường nói riêng. Bởi vậy cần đồng thời
vừa bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn
giảng dạy và nghiên cứu khoa học của đội ngũ
cán bộ, giảng viên hiện có, vừa phải có kế
hoạch đào tạo đội ngũ trẻ kế thừa theo chuẩn
nhằm bổ sung và tăng cường số lượng giảng
viên, giáo viên cho các trường học, cơ sở đào
tạo trong hệ thống giáo dục nói chung và ngành
TDTT nói riêng. Nguồn đào tạo mới không chỉ
ở trong nước mà còn coi trọng đào tạo ở nước
ngoài cũng như liên kết đối với những nhà
khoa học và giảng viên giỏi ở nước ngoài.
Trong phát triển đội ngũ giảng viên tương lai
cần hết sức coi trọng sự cân đối, phù hợp về cơ
cấu nghề trong hệ thống sư phạm TDTT, nhất
là các chuyên ngành nghề mới, công nghệ mới
mang lại.
4.5. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Đây là điều kiện hết sức quan trọng được coi
là một trong những nước đột phá cơ bản để
nâng cao chất lượng, uy tín và vị thế của trường
trọng điểm quốc gia. Vì thế, bên cạnh việc tiếp
tục thường xuyên giữ mối quan hệ hợp tác
quốc tế trong việc đào tạo CB,GV trình độ tiến
sĩ, thạc sĩ chuyên ngành TDTT với các trường
có mối quan hệ truyền thống, nhiệm vụ cần
được đặt ra là đẩy mạnh hơn nữa việc hợp tác
với các trường khu vực Châu Âu, Châu Mỹ.
Trong thời gian gần đây việc hợp tác quốc tế
của Nhà trường không chỉ dừng lại ở một số
hoạt động mang tính ngoại giao, mà đã đi vào
chiều sâu rất rõ rệt như: Ký kết thỏa thuận hợp
DIỄN ĐÀN - TRAO ĐỔI
DIỄN ĐÀN - TRAO ĐỔI
64
tác về đào tạo trong lĩnh vực TDTT với Học
viện Thể thao Vũ Hán - Trung Quốc; ký kết
bản ghi nhớ hợp tác giữa Trường Đại học
TDTT Gdansk (Ba Lan); ký kết hợp tác với
Trường Cao Đẳng TDTT Quảng Tây (Trung
Quốc) về lĩnh vực đẩy mạnh y học vận động;
bước đầu thỏa thuận hợp tác với Trường Đại
học Kỹ thuật Ngô Phụng - Đài Loan; tiếp tục
ký thỏa thuận với Trường Đại học Sư phạm
Quảng Tây - Trung Quốc. Ngoài ra tổ chức
buổi giao lưu học tập chuyên môn giữa sinh
viên Nhà trường với sinh viên Trường Khoa
học Thể thao và Dinh dưỡng - Đại học Công
nghệ Bang Queensland (QUT) - Australia; cử
đội bóng đá nam tham dự Tuần lễ giao lưu thể
thao, văn hóa các trường đại học Đông Nam Á
và Nam Á tổ chức tại Trường ĐH Bách khoa -
Côn Minh (Trung Quốc). Đặc biệt là đàm phán
với Trường Cao đẳng GDTC Quốc gia Lào
sang trao đổi về nội dung liên kết đào tạo song
phương cử sinh viên, học viên sang học tập dài
hạn với kết quả đã tiếp nhận 08 lưu học sinh
viên Lào sang học ở trình độ cao học và đại
học. Đây có thể nói là tiền đề, nền tảng cho việc
đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong thời gian tới.
5. KẾT LUẬN
Việc đầu tư và quy hoạch lại mạng lưới các
trường sư phạm nói chung, quy hoạch các
trường sư phạm TDTT nói riêng, không chỉ là
sự định hướng mang tính chiến lược cho nền
giáo dục nước nhà phấn đấu hoàn thành sứ
mạng của mình mà còn khẳng định con đường
để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, bởi
hệ thống sư phạm TDTT gắn bó chặt chẽ và
liên thông với các phân hệ giáo dục trong hệ
thống giáo dục quốc dân. Đây là tư tưởng chỉ
đạo và định hướng trong phát triển hệ thống
trong bối cảnh mới của nước ta đang trong thời
kỳ thực hiện CNH, HĐH đất nước. Mặt khác
còn phải đáp ứng được yêu cầu của hội nhập
quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa nên việc phát
triển hệ thống sư phạm TDTT cần theo định
hướng chuyên nghiệp, hiện đại hóa và chuẩn
hóa quốc gia và quốc tế. Việc quy hoạch các
trường sư phạm TDTT, lấy Trường Đại học Sư
phạm TDTT Hà Nội làm trường trọng điểm,
trọng tâm sẽ giúp cho việc hệ thống các trường
sư phạm TDTT tăng cường gắn kết, tạo mọi
điều kiện để gắn đào tạo với nghiên cứu khoa
học, nâng cao chất lượng đào tạo cho đội ngũ
giảng viên, giáo viên mà còn là nhân tố quan
trọng và là động lực mạnh mẽ cho quá trình
nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của
mô hình giáo dục hiện đại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Giáo dục 2005
2. Quyết định số 1076/QĐ-TTg, ngày 17/6/2016 phê duyệt Đề án phát triển Giáo dục thể chất
và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025
3. Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt “Quy hoạch phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030”
4. PGS. TS Nguyễn Viết Sự. Giáo dục nghề nghiệp – Những vấn đề và giải pháp. NXB Giáo
dục. Hà Nội 2005.
5. Kỷ yếu hội thảo quốc gia “Nghiên cứu khoa học gắn với đào tạo trong hệ thống Sư phạm kỹ
thuật”. Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục. Hà Nội, 2004.
DIỄN ĐÀN - TRAO ĐỔI
DIỄN ĐÀN - TRAO ĐỔI
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_xuat_huong_quy_hoach_truong_dai_hoc_su_pham_the_duc_the_t.pdf