Đề xuất chính sách và tổ chức thực hiện việc phát triển tài nguyên giáo dục mở cho giáo dục đại học Việt Nam

Bản đề xuất dựa trên những cơ sở chính sách, khoa học và thực

tiễn sau:

Về các văn bản chính sách

• Luật Giáo dục đại học ban hành ngày 18/06/2012 số 08/12/QH13

• Nghị quyết số 44/NQ-CP của Chính phủ: Ban hành Chương trình

hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04

tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương

khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu

cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Cơ sở Khoa học và thực tiễn

• Kết quả khảo sát thực trạng TNGDM tại các trường đại học Việt

Nam do Khoa Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội

và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-USSH) thực hiện dưới

sự tài trợ của UNESCO.

pdf19 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề xuất chính sách và tổ chức thực hiện việc phát triển tài nguyên giáo dục mở cho giáo dục đại học Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chúng thế nào vào các hoạt động giảng dạy, đào tạo và học tập. Đội ngũ giảng viên học cần: • Xây dựng kỹ năng đánh giá TNGDM. Giảng viên sẽ tìm kiếm các TNGDM và lựa chọn xem cái nào phù hợp cho các khoá học họ đang giảng dạy. Giảng viên có thể lấy TNGDM hiện có làm chuẩn để so sánh và cải tiến chương trình và phương pháp sư phạm của mình cũng như của người khác. Những đánh giá của giảng viên sẽ giúp TNGDM được điều chỉnh để hoàn thiện hơn. • Xem xét việc công bố TNGDM do mình tạo ra. Hợp tác với đồng nghiệp (bao gồm cả việc đánh giá đồng nghiệp) để công bố công và khai các tài liệu hiện đang được soạn thảo cho giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Làm việc nhóm trong việc tạo lập TNGDM là một phương pháp được đánh giá là rất hiệu quả. • Thu thập và điều chỉnh học liệu mở cho phù hợp với bối cảnh nhằm đáp ứng tốt các nhu cầu học đa dạng của sinh viên và hỗ trợ các hình thức tiếp cận học tập khác nhau để đạt được mục đích học tập đề ra. • Học tập các kiến thức và công nghệ liên quan đến TNGDM. Đó là kỹ năng và năng lực thiết kế tài liệu, bản địa hóa các tài liệu nước ngoài, nắm rõ các vấn đề về sở hữu trí tuệ, bản quyền và giấy phép. • Xây dựng mạng lưới chuyên môn. Trong hệ sinh thái TNGDM, các giảng viên/nhà nghiên cứu cùng lĩnh vực cần hợp tác với nhau để xây dựng các tài liệu học thuật, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và sử dụng TNGDM. • Khuyến khích sinh viên tham gia TNGDM. Hướng dẫn sinh viên khai thác các học liệu mở trong từng bài giảng, sẵn sàng tiếp thu ý kiến phản hồi của sinh viên, khuyến khích sinh viên đóng góp vào TNGDM. • Tham gia đánh giá TNGDM. Giảng viên cần cung cấp ý kiến phản hồi về các tài liệu được cấp phép mở trong lĩnh vực của mình, tham gia chỉnh sửa và sử dụng lại, cung cấp phản hồi của sinh viên về đánh giá nguồn học liệu này. 270 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ 5.4. Sinh viên Trong cộng đồng người dùng của TNGDM, sinh viên sẽ là nhóm sử dụng chính, vì vậy vai trò của họ là rất quan trọng. Các trường đại học, giảng viên cần có hướng dẫn cụ thể cho việc sinh viên tham gia sử dụng, đánh giá và đóng góp cho TNGDM. Các gợi ý sau đây về việc sinh viên cần làm đối với TNGDM sẽ giúp cho giảng viên và nhà trường có chính sách cụ thể để khuyến khích sinh viên sử dụng TNGDM. • Chủ động tham gia sử dụng TNGDM. Sinh viên coi TNGDM là một nguồn học liệu chính thống như thư viện cung cấp, sử dụng nguồn học liệu này vào việc nâng cao hiểu biết, làm các bài nghiên cứu cũng như hoàn thành các bài tập trong từng môn học. • Biết cách đánh giá TNGDM. Sinh viên cần trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cơ bản về việc đánh giá các các nguồn tài liệu để có thể lựa chọn cho mình tài liệu phù hợp và tốt nhất, đồng thời có những đánh giá, phản hồi đối với các tài liệu mà học cho là chưa tốt. • Trang bị những kiến thức cơ bản về sở hữu trí tuệ, bản quyền và giấy phép. Để sử dụng hiệu quả TNGDM sinh viên cần nắm được những vấn đề pháp lý có liên quan đến tài liệu mình đang sử dụng, hiểu được hệ thống giấy phép của TNGDM, vấn đề bản quyền đối với tài liệu mình sử dụng, họ cần tôn trong tri thức của người đi trước và ý thức được cần phải tránh đạo văn. 5.5. Thư viện Chắc chắn TNGDM phải được quản lý và cung cấp bởi các thư viện đại học. Với chức năng cơ bản của mình là cung cấp học liệu cho hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu, thư viện sẽ là nơi thu thập, lưu trữ, phân phối và chia sẻ nguồn tài nguyên giáo dục mở của trường đại học. Với nghiệp vụ và cơ sở hạ tầng của mình, các thư viện sẽ tổ chức nguồn học liệu, kết nối và cung cấp nguồn học liệu cho cộng đồng sử dụng chung. Các thư viện đại học cần: • Chủ động thu thập các TNGDM sẵn có. Các thư viện đại học chủ động tìm kiếm, thu thập, lưu trữ và đánh chỉ mục TNGDM có chất lượng từ nhiều nguồn khác nhau 271PHẦN 2. Chính sách và cấp phép mở cho tài nguyên giáo dục mở • Tạo lập cổng cung cấp TNGDM cho người dùng của đơn vị. Ứng dụng công nghệ thông tin, tạo lập cơ sở hạ tầng tốt để tại điều kiện cho người sử dụng khai thác được TNGDM một cách thuận lợi nhất. • Tạo lập cộng đồng sử dụng TNGDM. Chủ động giới thiệu TNGDM đến người sử dụng thông qua làm việc với các Khoa, các giảng viên và sinh viên để giới thiệu các TNGDM mà thư viện đang có hoặc biết, hỗ trợ tối đa việc khai thác sử dụng nếu người dùng có nhu cầu. • Vận động chính sách trong trường đại học, thúc đẩy sáng kiến về TNGDM. Các thư viện chủ động đề xuất với lãnh đạo nhà trường trong việc đưa ra những chính sách về tạo lập và sử dụng TNGDM. • Làm việc với giảng viên và nhà nghiên cứu để phát triển TNGDM. Hỗ trợ các giảng viên nhà nghiên cứu về công nghệ và công cụ để giúp họ xây dựng nội dung, xuất bản các học liệu mở. Phối hợp với họ trong việc giới thiệu TNGDM đến người sử dụng. • Hướng sinh viên vào việc sử dụng các nguồn thông tin mở và được thẩm định. Hướng dẫn sinh viên biết cách đánh giá, thẩm định thông tin, định hướng cho họ sử dụng các TNGDM có chất lượng. • Giúp người dùng nhận thức tốt hơn về vấn đề bản quyền. Tình trạng vi phạm bản quyền, đạo văn đang tồn tại trong các trường đại học. Thư viện cần có những khóa đào tạo cơ bản cho người dùng hiểu được vấn đề bản quyền và biết cách phòng tránh đạo văn. Thư viện hướng người dùng vào việc sử dụng, chia sẻ các tài liệu đã được tuyên bố bản quyền, có giấy phép sử dụng rõ ràng. • Đào tạo năng lực số cho người dùng. Thư viện hướng dẫn người dùng các kỹ năng số như: tìm kiếm, đánh giá và sử dụng nguồn thông tin, mô tả nguồn và siêu dữ liệu cũng như biết các quản trị và phân phối thông tin số. • Đào tạo thủ thư học liệu mở - OER Virtual Librarians. Mỗi thư viện cần có ít nhất một thủ thư am hiểu về TNGDM để hỗ trợ chính thư viện trong việc tạo lập và chia sẻ nguồn tài nguyên này cũng như hướng dẫn người dùng sử dụng TNGDM một cách hiệu quả. 272 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ 5.6. Các tổ chức kiểm định Đảm bảo chất lượng trước hết thuộc về trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học. Mặc dù, các tổ chức đảm bảo chất lượng bên ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển việc kiểm định chất lượng thông qua các hoạt động đánh giá chương trình và rà soát cơ chế đảm bảo chất lượng của nhà trường. Khi đánh giá chất lượng giảng dạy, các tổ chức đảm bảo chất lượng thường xem xét các nguồn tài nguyên giáo dục do các cơ sở giáo dục xây dựng, chỉnh sửa và sử dụng (kể cả học liệu mở). Vì vậy, các tổ chức đảm bảo chất lượng có vai trò trong việc đảm bảo rằng nhà trường phải có các chính sách để hỗ trợ cho việc sử dụng các học liệu mở. Các tổ chức kiểm định cần: • Tăng cường sự hiểu biết về học liệu mở và tác động của chúng đến việc đảm bảo chất lượng và công nhận bằng cấp. Cần đặc biệt quan tâm tới vấn đề quyền sở hữu trí tuệ, bản quyền và tăng cường sự hiểu biết về phạm vi cấp phép đối với các tài nguyên giáo dục mở. • Các tổ chức đảm bảo chất lượng và công nhận bằng cấp cần phải tác động đến việc hoạch định các chính sách liên quan đến học liệu mở, tập trung vào các cơ hội và thách thức mà học liệu mở tạo ra. • Xem xét những tác động của TNGDM tới việc đảm bảo chất lượng và công nhận bằng cấp. Cần phải đánh giá hiệu quả của TNGDM trong việc cải thiện chất lượng dạy và học. • Công nhận TNGDM như một phương thức tốt của đảm bảo chất lượng và công nhận bằng cấp. Tham gia kiểm soát chất lượng và giám sát việc sử dụng TNGDM trong các nhà trường. 5.7. Các công ty công nghệ TNGDM ra đời và phát triển được nhờ công nghệ và phụ thuộc và công nghệ, đặc biệt là internet - công cụ làm nổi bật lợi thế và chuyển tải tốt giá trị của TNGDM đó là tri thức cho tất cả mọi người và dễ dàng được chia sẻ và khai thác. Công nghệ giúp tạo lập, lưu trữ và chia sẻ nội dung của OER. Tuy nhiên phải nhấn mạnh đây là công nghệ mở (open source) để cộng đồng có thể cùng đóng góp và phát triển. Một tài liệu 273PHẦN 2. Chính sách và cấp phép mở cho tài nguyên giáo dục mở TNGDM phải được định dạng mở để có thể sửa đổi, cập nhật để tạo ra những bản phái sinh cũng như có thể sử dụng trên các nền tảng công nghệ khác nhau. Việc tạo ra các chuẩn công nghệ mở cho TNGDM là điều cần thiết thể để nguồn hoc liệu này có thể tiếp cận đến người dùng với điều kiện và công nghệ khác nhau. Các công ty công nghệ cần: • Tham gia tích cực vào việc nghiên cứu và phát triển các công nghệ mở cho TNGDM. Hỗ trợ các tổ chức giáo dục trong việc lựa chọn và cải tiến công nghệ trong quá trình xây dựng và sử dụng TNGDM. • Xây dựng chiến lược kinh doanh bền vững liên quan đến nguồn mở và TNGDM. Điều này đảm bảo tính phát triển bền vững và sự tham gia lâu dài của các công ty công nghệ. 6. LỘ TRÌNH VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN 6.1. Lộ trình triển khai Giai đoạn 1: Xây dựng chính sách và phát triển cộng đồng • Tập trung nghiên cứu khảo sát đánh giá thực trạng đại học Việt Nam. • Xây dựng chính sách và các hướng dẫn có liên quan TNGDM. • Xây dựng mô hình hợp tác và những quy định cụ thể cho các trường đại học tham gia đóng góp và sử dụng TNGDM. • Nâng cao nhận thức của cộng đồng về TNGDM. • Xây dựng đội ngũ chuyên và về TNGDM. • Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về TNGDM. Giai đoạn 2: Triển khai thử nghiệm • Lựa chọn các trường đại học trọng điểm để thử nghiệm TNGDM • Khuyết khích các trường tự nguyện tham gia xây dựng và sử dụng TNGDM. • Triển khai thử nghiệm các chính sách và chương trình đào tạo có sử dụng TNGDM. • Tiến hành đánh giá và điều chỉnh. 274 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ Giai đoạn 3: Triển khai diện rộng • Yêu cầu sự tham gia bắt buộc của các trường đại học. • Coi việc đóng góp và sử dụng TNGDM là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá và xếp hạng đại học. • Áp dụng các tiêu chí đánh giá giảng viên trong việc tham gia phát triển và sử dụng TNGDM. • Xây dựng trung tâm TNGDM quốc gia. 6.2. Triển khai thực hiện và các yếu tố đảm bảo thành công của dự án * Về chỉ đạo • Cần có sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc đưa ra chính sách hoặc hướng dẫn cụ thể, chỉ đạo các trường đại học tham gia cùng phát triển TNGDM. • Thành lập Ban chỉ đạo về phát triển TNGDM trong các trường đại học. * Phối hợp thực hiện • Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Thể Thao, Văn hóa và Du lịch xây dựng chính sách chung để phát triển tài nguyên giáo dục mở trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ và giáo dục. • Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam: Thúc đẩy chính sách và tìm kiếm các nguồn đầu tư. • Hội Thư viện Việt Nam, Liên chi hội thư viện các trường Đại học phía Bắc (NALA) và phía Nam (VILASAL) đóng vai trò là đơn vị kết nối và phối hợp thực hiện, thúc đẩy các thư viện và thủ thư tham gia xây dựng và phát triển tài nguyên giáo dục mở. • Hội Tin học Việt Nam, Câu lạc bộ Phần mềm Tự do Nguồn mở Việt Nam, Câu lạc bộ Khoa – Viện – Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông đóng vài trò tư vấn và cung cấp giải pháp công nghệ mở. * Đội ngũ chuyên gia • Xây dựng đội ngũ chuyên gia trong và ngoài nước từ nhiều lĩnh vực khác nhau: giáo dục, công nghệ, quản trị thông tin và chính sách • Xây dựng mạng lưới các giảng viên đóng góp thường xuyên cho hệ thống học liệu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_xuat_chinh_sach_va_to_chuc_thuc_hien_viec_phat_trien_tai.pdf
Tài liệu liên quan