Câu 1: (2,0 điểm)
a. Phát biểu dạng chuẩn BCNF?
b. Nêu thuật toán xác định dạng chuẩn BCNF?
c. Hãy xác định dạng chuẩn của quan hệ R(A,B,C,D,E,I) với F={ACD→EBI;
CE→AD}
Câu 2: (3,0 điểm)
a. Trình bày nhược điểm của hệ cơ sở dữ liệu phân bố?
b. Nêu khái niệm phân đoạn ngang? Cho ví dụ minh họa?
c. Nêu khái niêm phân đoạn dọc và phân đoạn hỗn hợp?
d. Nêu khái niệm định vị dữ liệu?
5 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 779 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề môn Lý thuyết chuyên môn nghề Quản trị CSDL - Mã đề thi QTCSDL - LT48, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ II (2008 - 2011)
NGHỀ: QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
Mã đề số: QTCSDL - LT48
Hình thức thi: Viết tự luận
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề thi)
ĐỀ BÀI
I. PHẦN BẮT BUỘC (7 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
a. Phát biểu dạng chuẩn BCNF?
b. Nêu thuật toán xác định dạng chuẩn BCNF?
c. Hãy xác định dạng chuẩn của quan hệ R(A,B,C,D,E,I) với F={ACD→EBI;
CE→AD}
Câu 2: (3,0 điểm)
a. Trình bày nhược điểm của hệ cơ sở dữ liệu phân bố?
b. Nêu khái niệm phân đoạn ngang? Cho ví dụ minh họa?
c. Nêu khái niêm phân đoạn dọc và phân đoạn hỗn hợp?
d. Nêu khái niệm định vị dữ liệu?
Câu 3: (2,0 điểm)
Để hỗ trợ việc quản lý mua bán hàng hóa tại một cửa hàng, người ta xây
dựng một cơ sở dữ liệu nhằm giúp quản lý các thông tin sau:
- MATHANG: Tập các mặt hàng, có các thuộc tính: Mahang(mã mặt hàng:
thuộc tính khóa), Tenhang (tên hàng), ĐVT (đơn vị tính), Soluong (số
lượng hiện có), Gia (giá bán hiện thời)
- PHIEUNHAP: có các thuộc tính: Sophieu (số phiếu: thuộc tính khóa),
Ngaynhap(ngày nhập), TenNCC (tên nhà cung cấp).
- HĐXUAT (hóa đơn xuất): có các thuộc tính sau: SoHĐ (số hóa đơn:
thuộc tính khóa), Ngayban (ngày bán), TenNMH (tên người mua hàng).
Ngoài ra cần quản lý các thông tin như sau:
- Mỗi phiếu nhập hàng: nhập những mặt hàng nào với số lượng và đơn giá
tương ứng bao nhiêu.
- Mỗi hóa đơn xuất hàng: xuất những mặt hàng nào với số lượng và đơn giá
tương ứng là bao nhiêu.
Yêu cầu:
a. Xác định các thực thể tham gia vào bài toán
b. Hãy xây dựng mô hình ERM để biểu diễn mối quan hệ giữa các thực thể
đó.
II. PHẦN TỰ CHỌN (3 điểm)
Phần này do từng Trường tổ chức thi tốt nghiệp tự chọn nội dung để đưa
vào đề thi, với thời gian làm bài 30 phút và số điểm của phần tự chọn
được tính 3 điểm.
..........Ngày.........tháng........năm......
DUYỆT HỘI ĐỒNG TN TIỂU BAN RA ĐỀ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐÁP ÁN
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ II (2008 - 2011)
NGHỀ: QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
Mã đề số: DA QTCSDL - LT48
Hình thức thi: Viết tự luận
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề thi)
I. PHẦN BẮT BUỘC (7 điểm)
TT Nội dung Điểm
Câu 1 2 điểm
a * Dạng chuẩn BCNF
Một quan hệ R ở dạng chuẩn BCNF nếu nó đạt chuẩn 3NF và mọi
phụ thuộc hàm X→A F+ với AX đều có X là siêu khóa.
0.5
b * Thuật toán xác định dạng chuẩn BCNF.
Bước 1: Tìm tất cả khóa của R
Bước 2: Từ F tạo tập phụ thuộc hàm tương đương Ftđ có vế
phải một thuộc tính
Bước 3: Nếu mọi phụ thuộc hàm X→A Ftđ với A X đều
có X là siêu khóa thì R đạt chuẩn BCNF ngược lại
R không đạt chuẩn BCNF
0.5
c * Xác định dạng chuẩn của R(A,B,C,D,E,I) với F={ACD→EBI;
CE→AD}
- Tìm các khóa của R
TN={C} TG={ADE}
Gọi Xi là các tập con của tập TG:
Xi (TN Xi) (TN Xi)
+ Siêu khóa Khóa
C C
A AC AC
D CD CD
AD ACD ABCDEI ACD ACD
E CE ABCDEI CE CE
AE ACE ABCDEI ACE
DE CDE ABCDEI CDE
ADE ACDE ABCDEI ACDE
1
F ≡ Ftđ={ACD→E,ACD→B,ACD→I,CE→A,CE→D}
Mọi phụ thuộc hàm của Ftđ đều có vế trái là siêu khóa, nên R đạt
chuẩn BCNF.
Câu 2 3 điểm
a Nhược điểm của hệ phân bố? 0.75
- Phải xử lý các thay đổi thông báo trong mọi địa điểm
- Khó kiểm soát tính toàn vẹn dữ liệu với nhiều bản sao dữ
liệu được phân bố khắp mọi nơi
- Đáp ứng chậm nhu cầu của các trạm trong trường hợp các
phần mềm ứng dụng không được phân bố phù hợp với việc
sử dụng chung
b Cho ví dụ minh họa 1
Đoạn ngang của một quan hệ là một tập con của các bộ trong
quan hệ đó. Các bộ thuộc về quan hệ ngang được chỉ ra bằng một
điều kiện, hoặc nhiều thuộc tính của quan hệ, vậy.
Phân đoạn ngang là chia một quan hệ theo chiều ngang bằng cách
nhóm các hàng để tạo ra các tập con các bộ, trong đó mỗi tập con
có một ý nghĩa logic nhất định.
Ví dụ:
Từ quan hệ Nhan_Vien ta có thể xác định 3 đoạn ngang với các
điều kiện ( MaDV = 5), ( MaDV = 4) và ( MaDV = 1) như sau :
Nhan_Vien5 = δMaNV=5( Nhan_Vien )
Nhan_Vien4 = δMaNV=4( Nhan_Vien )
Nhan_Vien1 = δMaNV=1( Nhan_Vien )
c Phân đoạn dọc? Cho ví dụ 1
- Phân đoạn dọc một quan hệ là việc chia nhỏ tập thuộc tính
thành nhiều nhóm quan hệ và đoạn dọc. Phân đoạn đúng khi mỗi
thuộc tính đều ánh xạ ít nhất sang một thuộc tính của đoạn.
Ví dụ:
Chúng ta có thể phân đoạn quan hệ: Nhan_Vien(Ho, Ten, MaNV,
Điachi, Giơitinh, Lương, MaDV, Ngaysinh). Thành hai đoạn dọc.
Đoạn 1 : Gồm L1 = { MaNV, Ten, Ngaysinh, Điachi, Giơitinh)
Đoạn 2 : Gồm L2 = { MaNV, Luong, MaDV}
Trong đó L là danh sách chiếu chứa các thuộc tính trong quan hệ
Nhan_Vien và L1 + L2 = L.
- Phân đoạn hỗn hợp : Là kết hợp giữa phân đoạn ngang và
phân đoạn dọc.
d Định vị dữ liệu? 0.25
Mỗi đoạn, hoặc mỗi bản sao của một đoạn, phải được gắn với mỗi
trạm(vị trí) cụ thể trong hệ thống phân bố. Quá trình đó gọi là sự
phân bố dữ liệu (hoặc định vị dữ liệu).
Câu 3 2 điểm
a - Các thực thể tham gia vào bài toán:
MATHANG , NCC, NMH
1
b - Xây dựng được mô hình ERM
1
II. PHẦN TỰ CHỌN (3 điểm)
Ngày . thángnăm..
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- qtcsdl_lt48_068.pdf