Đề thi thử tuyển sinh đại học lần 3 năm 2013 môn: sinh học; khối B - Mã đề thi 132

Câu 1: Loại đột biến nhiễm sắc thể nào sau đây không góp phần dẫn đến hình thành loài mới?

A. Đảo đoạn. B. Lệch bội. C. Chuyển đoạn. D. Đa bội.

Câu 2: Nhận xét nào không đúng về các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử?

A. Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch ARN được kéo dài theo chiều 5’->3’.

B. Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN chiều 3’->5’ là liên tục còn mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN chiều 5’->3’ là không liên tục( gián đoạn).

C. Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch khuôn ADN được phiên mã là mạch có chiều 3’-5’.

D. Trong quá trình dịch mã tổng hợp prôtêin, phân tử mARN được dịch mã theo 3’->5’

Câu 3:. Trong một hồ ở châu Phi, người ta thấy có hai loài cá giống nhau về các đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ và một loài có màu xám. Mặc dù cùng sống trong một hồ nhưng chúng không giao phối với nhau. Tuy nhiên, khi các nhà khoa học nuôi các cá thể của hai loài này trong một bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm chúng trông cùng màu thì các cá thể của hai loài lại giao phối với nhau và sinh con. Ví dụ trên thể hiện con đường hình thành loài bằng:

A. cách li sinh sản B. cách li tập tính C. cách li sinh thái D. cách li địa lí

 

doc5 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 672 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề thi thử tuyển sinh đại học lần 3 năm 2013 môn: sinh học; khối B - Mã đề thi 132, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 05 trang) ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC LẦN 3 NĂM 2013 Môn: SINH HỌC; Khối: B Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề thi 132 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:............................................................................... Câu 1: Loại đột biến nhiễm sắc thể nào sau đây không góp phần dẫn đến hình thành loài mới? A. Đảo đoạn. B. Lệch bội. C. Chuyển đoạn. D. Đa bội. Câu 2: Nhận xét nào không đúng về các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử? A. Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch ARN được kéo dài theo chiều 5’->3’. B. Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN chiều 3’->5’ là liên tục còn mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN chiều 5’->3’ là không liên tục( gián đoạn). C. Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch khuôn ADN được phiên mã là mạch có chiều 3’-5’. D. Trong quá trình dịch mã tổng hợp prôtêin, phân tử mARN được dịch mã theo 3’->5’ Câu 3:. Trong một hồ ở châu Phi, người ta thấy có hai loài cá giống nhau về các đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ và một loài có màu xám. Mặc dù cùng sống trong một hồ nhưng chúng không giao phối với nhau. Tuy nhiên, khi các nhà khoa học nuôi các cá thể của hai loài này trong một bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm chúng trông cùng màu thì các cá thể của hai loài lại giao phối với nhau và sinh con. Ví dụ trên thể hiện con đường hình thành loài bằng: A. cách li sinh sản B. cách li tập tính C. cách li sinh thái D. cách li địa lí Câu 4: Bằng chứng tiến hoá nào thuyết phục nhất: A. Bằng chứng sinh học phân tử B. Bằng chứng giải phẫu so sánh C. Bằng chứng phôi sinh học D. Bằng chứng tế bào học Câu 5: Khi nói về tính đa dạng của quần xã, điều nào sau đây không đúng? A. Thành phần quần thể và kích thước của mỗi quần thể thay đổi theo các mùa trong năm. B. Trong quần xã, số lượng quần thể càng nhiều thì kích thước của mỗi quần thể càng lớn. C. Quần xã ở vùng nhiệt đới có độ đa dạng cao hơn quần xã ở vùng ôn đới. D. Điều kiện tự nhiên càng thuận lợi thì độ đa dạng của quần thể càng cao. Câu 6: Tạo sinh vật biến đổi gen bằng các phương pháp nào sau đây : 1. Đưa thêm gen lạ̣ vào hệ gen 2. Thay thế nhân tế bào 3. Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen 4. Lai hữu tính giữa các dòng thuần chủng 5. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen Phương án đúng là A. 2,4,5 B. 3,4,5 C. 1,3,5 D. 1,2,3 Câu 7: 1 tế bào sinh tinh có kiểu gen khi giảm phân bình thường, không có trao đổi chéo thực tế cho tối đa bao nhiêu loại tinh trùng? A. 4 B. 16 C. 8 D. 2 Câu 8: Một quần xã có độ đa dạng càng cao thì: A. sẽ có sự cạnh tranh càng gay gắt B. số lượng loài và tính ổn định của quần xã càng cao. C. số lượng cá thể trong mỗi loài cao và số loài nhiều D. sau đó sẽ có khống chế sinh học làm giảm ngay độ đa dạng. Câu 9: Ví dụ nào sau đây là cách li sau hợp tử? A. Phấn của loài thuốc lá này không thể thụ phấn cho loài thuốc lá khác B. Hai loài ếch đốm có tiếng kêu khác nhau khi giao phối. C. Cây lai giữa hai loài cà độc dược khác nhau bao giờ cũng bị chết. D. Một cây bụi Ceanothus sống trên đất axit, một cây khác sống trên đất kiềm. Câu 10: Nhân tố nào sau đây làm xuất hiện các alen mới trong quần thể? A. Đột biến và di nhập gen B. Đột biến và CLTN. C. Đột biến và các yếu tố ngẫu nhiên D. CLTN và di nhập gen Câu 11: Khảo sát sự di truyền bệnh M ở người qua ba thế hệ như sau : 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 I II III Nam bình thường Nam bị bệnh M Nữ bình thường Nữ bị bệnh M Xác suất để người III2 mang gen bệnh là bao nhiêu: A. 0,335. B. 0,75. C. 0,67. D. 0,5. Câu 12: Trên một nhiễm sắc thể, xét 4 gen A, B, C và D. Khoảng cách tương đối giữa các gen là: AB = 20 cM, AC = 5 cM, BC = 25 cM, BD = 22 cM. Trật tự đúng của các gen trên nhiễm sắc thể đó là A. B AD C. B. AD C B. C. B D A C D. A B C D. Câu 13: Trong tạo giống cây trồng, phương pháp nào dưới đây cho phép tạo ra cây lưỡng bội đồng hợp tử về tất cả các gen? A. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn. B. Nuôi cấy hạt phấn trong ống nghiệm tạo các mô đơn bội, sau đó xử lí bằng cônsixin. C. Lai tế bào sinh dưỡng khác loài. D. Lai hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau Câu 14: Cho biết Mạch 1 của gen ở sinh vật nhân chuẩn có cấu trúc như sau: GAT-AGG-XXX-AAA-GGX-GTA-GXX-AXG--TTT Tính chiều dài của phân tử mARN sơ cấp được tạo ra từ gen nói trên A. 61,2 A0 B. 91,8A0 C. 71,4A0 D. 10,2A0 Câu 15: Dạng đột biến nào sau đây chỉ làm thay đổi hình thái của NST và trật tự sắp xếp các gen chứ không làm thay đổi số lượng gen có trên NST A. Đột biến chuyển đoạn tương hỗ và đột biến đảo đoạn NST. B. Đột biến lặp đoạn và đột biến mất đoạn NST. C. Đột biến mất, hoặc thêm hoặc thay thế một cặp nuclêôtít ở trên gen D. Đột biến đảo đoạn quanh tâm động và chuyển đoạn trên một NST. Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể? A. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các các thể trong quần thể. B. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. C. Ý nghĩa của phân bố đồng đều là làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. D. Ý nghĩa của phân bố theo nhóm là giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường sống. Câu 17: Sự khác nhau cơ bản trong đặc điểm di truyền qua tế bào chất và di truyền liên kết với giới tính gen trên nhiễm sắc thể X thể hiện ở điểm nào. A. Di truyền qua tế bào chất không cho kết quả khác nhau trong lai thuận nghịch, gen trên NST giới tính cho kết quả khác nhau trong lai thuận nghịch. B. Trong di truyền qua tế bào chất vai trò chủ yếu thuộc về cơ thể mẹ còn gen trên NST giới tính vai trò chủ yếu thuộc về cơ thể bố. C. Di truyền qua tế bào chất không phân tính theo các tỉ lệ đặc thù như trường hợp gen trên NST giới tính và luôn luôn di truyền theo dòng mẹ. D. Trong di truyền qua tế bào chất tính trạng biểu hiện chủ yếu ở cơ thể cái XX còn gen trên NST giới tính biểu hiện chủ yếu ở cơ thể đực XY. Câu 18: Các nội dung chủ yếu của phương pháp tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp là 1 . Tạo ra các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau 2 Sử dụng các tác nhân đột biến để gây biến dị có di truyền lên các giống 3 . Lai các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau và chọn lọc những tổ hợp gen mong muốn 4 . Cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần các dòng có tổ hợp gen mong muốn để tạo ra giống thuần chủng 5 .Chọn lọc các đột biến tốt phù hợp với yêu cầu Phương án đúng theo thứ tự là : A. 3,4,1 B. 1,3,4,5 C. 1,3,4 D. 2,3,4 Câu 19: Trình tự các gen trên NST ở 4 nòi thuộc một loài được kí hiệu bằng các chữ cái như sau: (1): ABGEDCHI (2): BGEDCHIA (3): ABCDEGHI (4): BGHCDEIA. Cho biết sự xuất hiện mỗi nòi là kết quả của một dạng đột biến cấu trúc NST từ nòi trước đó.Trình tự xuất hiện các nòi là: A. 3→1→2→4 B. 1→2→4→3 C. 2→4→3→1 D. 2→1→3→4 Câu 20: Bình thường quần thể muỗi nhà ở cây ngoài trời chỉ có con đực, còn trong phòng toàn con cái vì: A. Phân hóa kiểu sinh sống. B. Do tập tính đa thê. C. Tỉ lệ tử vong 2 giới không đều. D. Do nhiệt độ môi trường. Câu 21: Cho 2 quần thể 1 và 2 cùng loài,kích thước quần thể 1 gấp đôi quần thể 2. Quần thể 1 có tần số alen A= 0,3, quần thể 2 có tần số alen A= 0,4. Nếu có 10%  cá thể của quần thể 1 di cư qua quần thể 2 và 20% cá thể của quần thể 2 di cư qua quần thể 1 thì tần số alen A của 2 quần thể 1 và 2 lần lượt là: A. 0,31 và 0,38 B. 0,3 và 0,41 C. 0,4 và 0,3 D. 0,35 và 0,4 Câu 22: .Trong đại Trung sinh, chim và thú phát sinh ở kỉ A. Jura. B. Pecmi. C. Tam điệp. D. Krêta. Câu 23: Thí nghiệm của Fox và cộng sự đã chứng minh A. có sự hình thành các tế bào sống sơ khai từ các đại phân tử hữu cơ. B. sinh vật đầu tiên đã được hình thành trong điều kiện trái đất nguyên thuỷ. C. Trong điều kiện khí quyển nguyên thuỷ, chất hoá học đã được tạo thành từ các chất vô cơ theo con đường hoá học. D. Trong điều kiện khí quyển nguyên thuỷ đã có sự trùng phân các phân tử hữu cơ đơn giản thành các đại phân tử hữu cơ phức tạp. Câu 24: Khi nói về bệnh ung thư ở người, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Bệnh ung thư thường liên quan đến các đột biến gen trội ở gen tiền ung thư B. Trong hệ gen của người, các gen tiền ung thư đều là những gen có hại. C. Những gen ung thư xuất hiện trong tế bào sinh dưỡng di truyền được qua sinh sản hữu tính. D. Sự tăng sinh của các tế bào sinh dưỡng luôn dẫn đến hình thành các khối u ác tính. Câu 25: Câu nào sau đây không chính xác? A. Quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp. B. Trong chuỗi thức ăn được mở đầu bằng thực vật thì sinh vật sản xuất có sinh khối lớn nhất. C. Trong lưới thức ăn, một loài sinh vật có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn. D. Các quần xã trưởng thành có lưới thức ăn đơn giản hơn so với quần xã trẻ hoặc suy thoái. Câu 26: Loài nào sau đây có thể cộng sinh với nấm và hình thành địa y? A. Tôm kí cư B. Hải quỳ C. Rêu D. Vi khuẩn lam Câu 27: . Loài lúa mì Triticum dicoccum có số lượng nhiễm sắc thể là: A. 24 B. 36 C. 28 D. 42 Câu 28: Ph¸t biÓu nμo sau ®©y kh«ng ®óng vÒ qu¸ tr×nh h×nh thμnh loμi míi b»ng con ®−êng ®Þa lý (h×nh thμnh loμi kh¸c khu vùc ®Þa lý)? A. §iÒu kiÖn ®Þa lý lμ nguyªn nh©n trùc tiÕp g©y ra nh÷ng biÕn ®æi t−¬ng øng trªn c¬ thÓ sinh vËt, tõ ®ã t¹o thμnh loμi míi. B. H×nh thμnh loμi míi b»ng con ®−êng ®Þa lý diÔn ra chËm ch¹p trong thêi gian lÞch sö l©u dμi. C. H×nh thμnh loμi míi b»ng con ®−êng ®Þa lý hay x¶y ra ®èi víi c¸c loμi ®éng vËt cã kh¶ n¨ng ph¸t t¸n m¹nh. D. Trong nh÷ng ®iÒu kiÖn ®Þa lý kh¸c nhau, CLTN ®· tÝch lòy c¸c ®ét biÕn vμ c¸c biÕn dÞ tæ hîp theo nh÷ng h−íng kh¸c nhau. Câu 29: Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn sống thì sự cạnh tranh giữa các loài sẽ A. làm chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái. B. làm cho các loài trên đều bị tiêu diệt. C. làm tăng thêm nguồn sống trong sinh cảnh. D. làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài Câu 30: Trong một Operon, nơi đầu tiên ARN-polimerase bám vào là A. Vùng điều hòa.C. Vùng chỉ huy. B. Vùng vận hành. D. Vùng khởi động. Câu 31: Trong chu trình Sinh địa hóa nhóm sinh vật nào trong trong số các nhóm sinh vật sau đây có khả năng biến đổi ni tơ ở dạng NO3- thành ni tơ dạng. NH4+ A. Vi khuẩn phản nitrát hóa. B. Động vật đa bào C. Vi khuẩn cố định ni tơ trong đất. D. Thực vật tự dưỡng. Câu 32: Ở một loài thực vật, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Trong một phép lai giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa đỏ có kiểu gen Bb, ở đời con thu được phần lớn các cây hoa đỏ và một vài cây hoa trắng. Biết rằng sự biểu hiện màu sắc hoa không phụ thuộc vào điều kiện môi trường, không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Các cây hoa trắng này có thể là thể đột biến nào sau đây? A. Thể bốn. B. Thể không. C. Thể một. D. Thể ba. Câu 33: Một mạch đơn của gen có tỉ lệ thì tỉ lệ này trên mạch bổ sung của gen này sẽ bằng bao nhiêu? A. 2,5 B. 3/2 C. 2/3 D. 1,5 Câu 34: Một gen có tỷ lệ = 2/ 3. Một đột biến không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng tỷ lệ = 65,2 % . Đây là dạng đột biến A. Mất một cặp nuclêôtit. B. Thay thế cặp G – X bằng cặp A – T. C. Thêm 1 cặp G-X D. Thay thế cặp A –T bằng cặp G – X. Câu 35: Tác động của chọn lọc sẽ tạo ra được sự cân bằng ổn định với cả hai loại alen (trội và lặn) cùng hiện diện là: A. chọn lọc chống lại alen trội. B. chọn lọc chống lại thể dị hợp. C. chọn lọc chống lại thể đồng hợp D. chọn lọc chống lại alen lặn. Câu 36: Cho các quần thể sau : 1. P = 100%AA. 2. P = 50%AA + 50%aa. 3. P = 16%AA + 48%Aa + 36%aa. 4. P = 100%Aa. 5. P=100% aa. Các quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền là A. 1,3,4,5 B. 2,3. C. 1,2,3. D.1, 3,5 Câu 37: Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá xảy ra ở dương xỉ chiếm tỷ lệ A. 75% B. 50% C. 10% D. 95% Câu 38: Một quần thể động vật ban đầu có 20000 cá thể. Quần thể này có tỷ lệ sinh là 10%/năm, tỷ lệ tử vong là 7%/năm, tỷ lệ xuất cư là 1%/năm, tỷ lệ nhập cư là 2%/năm. Sau 2 năm, số cá thể trong quần thể đó dự đoán sẽ là A. 800 B. 21632 C. 20800 D. 2249728 Câu 39: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Thực hiện phép lai P: thu được F1. Trong tổng số các ruồi ở F1, ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm tỉ lệ là 49,5%. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, ở F1 tỉ lệ ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt đỏ là A. 3,75% B. 1,25% C. 2,25% D. 7,5% Câu 40: Ở phép lai , nếu có hoán vị gen ở cả 2 giới với tần số 40% thì tỉ lệ kiểu gen thu được ở đời con là: A. 3% B. 4,5% C. 9% D. 12% Câu 41: Ở ruồi giấm, xét hai cặp gen nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể thường. Cho hai cá thể ruồi giấm giao phối với nhau thu được F1. Trong tổng số cá thể thu được ở F1, số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử trội và số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử lặn về cả hai cặp gen trên đều chiếm tỉ lệ 4%. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, ở F1 số cá thể có kiểu gen dị hợp tử về hai cặp gen trên chiếm tỉ lệ A. 4.5% B. 8% C. 20.5% D. 26% Câu 42: Khi dịch mã bộ ba đối mã tiếp cận với các bộ ba mã sao theo chiều: A. Luôn theo chiều 5’ -> 3’ B. Luân phiên theo vị trí A và p của ribôxome C. Luôn theo chiều 3’ -> 5’ D. Di chuyển ngẫu nhiên Câu 43: Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật? A. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong. B. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu. C. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong. D. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu Câu 44: Một cây dị hợp tử về 4 cặp gen, mỗi gen quy định một tính trạng, các gen đều trội hoàn toàn, phân li độc lập. Khi cây trên tự thụ phấn Xác định tỉ lệ đời con có kiểu gen chứa 3 cặp đồng hợp trội, 1 cặp dị hợp. A. 4.6875% B. 3.125% D.18.75% C. 6.25% Câu 45: Theo quan điểm tiến hoá hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng? A. chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và các kiểu gen mới trong quần thể. B. chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể. C. chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen. D. chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn có hại ra khỏi quần thể. Câu 46: Ở người nhóm máu MN được quy định bởi cặp alen đồng trội LM,LN.Người có nhóm MN có kiểu gen LMLN. Người có nhóm máu MM có kiểu gen L M L M .Nhóm máu NN có kiểu gen L N LN.Trong một gia đình mà cả bố và mẹ đều có nhóm máu MN thì xác suất họ có 6 con trong đó 3 con nhóm M,2 con có nhóm MN,và 1 con có nhóm N sẽ là: A. 30/256 B. 15/256 C. 4/16 D. 9/16 Câu 47: Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết phép lai(P) XHY x XHXh Trong trường hợp giảm phân bình thường, quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xẩy ra hoán vị gen giữa các alen A và a với tần số 20%, giữa D và d với tần số 40%, Cho F1 có kiểu hình ( A-B-D- E- XhY) chiếm tỷ lệ A. 6,89%. B. 9,735%. C. 13,77%. D. 14,28 %. Câu 48: Cây hoa cẩm tú cầu thuần chủng mọc ở những nơi khác nhau có thể cho màu hoa khác nhau: đỏ, đỏ nhạt, đỏ tím và tím. Hiện tượng này do: A. Đột biến gen quy định màu hoa B. Lượng nước tưới khác nhau C. Độ pH của đất khác nhau D. Cường độ sáng khác nhau Câu 49: Cho bố mẹ thuần chủng khác nhau về kiểu gen F1 thu được đồng loạt quả ngọt, lai phân tích F1 thu được F2 75% cây quả chua : 25% cây quả ngọt. Nếu đem F1 tự thụ phấn thế hệ lai phân li kiểu hình có kết quả thế nào: A. 9 cây quả chua : 7 cây quả ngọt B. 9 quả ngọt : 7 cây có quả chua C. 13 quả ngọt : 3 cây có quả chua D. 15 quả ngọt : 1 cây có quả chua Câu 50: Ở một quần thể ngẫu phối, xét hai gen: gen thứ nhất có 3 alen, nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính Y; gen thứ hai có 5 alen, nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa về cả hai gen trên có thể được tạo ra trong quần thể này là A. 75 B. 45 C. 15 D. 60 ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docde_thi_thu_lan_3_ly_thai_to_bac_ninh_thuvienvatly_com_c39b4_33930_8634.doc
Tài liệu liên quan