Câu 1: Định nghĩa nào sau đây về dao động điều hoà là đúng nhất?
A. Dao động điều hoà là những chuyển động có trạng thái chuyển động được lặp lại như cũ sau những
khoảng thời gian bằng nhau bất kì;
B. Dao động điều hoà là những chuyển động có giới hạn trong không gian, lặp đi lặp lại nhiều lần
quanh một vị trí xác định được gọi là vị trí cân bằng.
C. Dao động điều hoà là một chuyển động có li độ tuân theo quy luật hàm số sin (hoặc cosin) đối với
thời gian.
D. Dao động điều hoà là những chuyển động có biên độ phụ thuộc vào tần số riêng của hệ dao động.
4 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đề thi thử tốt nghiệp vật lý số 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THPT-CVA 1
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP SỐ 27
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH
Câu 1: Định nghĩa nào sau đây về dao động điều hoà là đúng nhất?
A. Dao động điều hoà là những chuyển động có trạng thái chuyển động được lặp lại như cũ sau những
khoảng thời gian bằng nhau bất kì;
B. Dao động điều hoà là những chuyển động có giới hạn trong không gian, lặp đi lặp lại nhiều lần
quanh một vị trí xác định được gọi là vị trí cân bằng.
C. Dao động điều hoà là một chuyển động có li độ tuân theo quy luật hàm số sin (hoặc cosin) đối với
thời gian.
D. Dao động điều hoà là những chuyển động có biên độ phụ thuộc vào tần số riêng của hệ dao động.
Câu 2: Một vật có khối lượng m = 100g được gắn vào lò xo có độ cứng k = 100N/m, hệ dao động với
biên độ A = 5cm. Năng lượng của hệ (cơ năng) có giá trị nào sau đây?
A. E = 0,5J; B. E = 1,25J C. E = 0,25J; D. E = 0,125J
Câu 3: Một vật có khối lượng m = 100g được gắn vào một đầu của lò xo có độ cứng k = 100N/m treo
thẳng đứng. Lấy g = 10m/s2 và 2 = 10. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 10cm rồi buông ra
không vận tốc đầu. Chọn chiều dương hướng xuống, phương trình nào sau đây mô tả phương trình
chuyển động của vật?
A. x = 10cos(10t) (cm) B. x = 10 cos (10t +
2
) (cm)
C. x = 10 cos (10t + ) (cm) D. x = 10 cos (10t -
2
) (cm)
Câu 4: Một vật đồng thời thực hiện hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số f = 10Hz, có
biên độ lần lượt là A1 = 7cm và A2 = 8cm và có độ lệch pha = 3
rad. Vận tốc của vật ứng với li độ
x = 12cm có giá trị nào sau đây? A. ±10 cm/s; B. ±10 m/s; C. ± cm/s;
D. ± m/s
Câu 5: Kết luận nào dưới đây là đúng khi nói về đặc điểm của dao động cưỡng bức?
A. Tần số dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực tuần hoàn.
B. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số dao động riêng.
C. Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của ngoại lực tuần hoàn. D. Kết luận A và C
đều đúng.
Câu 6: Kết luận nào dưới đây là đúng khi nói về sự khác nhau của hai âm thanh có âm sắc khác nhau?
A. Có tần số khác nhau; B. Có độ cao và độ to khác nhau;
C. Có tần số, biên độ và các hoạ âm khác nhau; D. Có số lượng và cường độ các hoạ âm khác
nhau.
Câu 7: Trong hiện tượng giao thoa sóng cơ học, kết luận nào dưới đây là đúng khi nói về hiện đường
đi của những điểm trong môi trường truyền sóng dao động với biên độ cực đại?
A. d2 – d1 = k 2
; B. d2 – d1 = (2k + 1) 2
; C. d2 – d1 = k; D. d2 – d1 = (2k + 1) 4
;
Câu 8: Một sợi dây đàn hồi đàn 100cm, có hai đầu AB cố định. Một sóng truyền với tần số 50Hz, trên
dây đếm được 3 nút sóng, không kể hai nút tại A và B. Vận tốc truyền sóng trên dây là bao nhiêu?
A. 30m/s; B. 25m/s; C. 20m/s; D. 15m/s
Câu 9: Đặt vào hai đầu đoạn mạch chỉ có cuộn cảm có độ tự cảm L một hiện điện thể dao động điều
hoà có biểu thứ: u = Uosin(t) (V). Biểu thức nào sau đây mô tả cường độ dòng điện trong mạch?
A. i = Iosin(t) (A), với Io =
L
o
Z
U ; B. i = Iosin(t + 2
) (A), với Io =
L
o
Z
U ;
C. i = Iosin(t - 2
) (A), với Io =
L
o
Z
U ; D. i = Iosin(t + ) (A), với Io =
L
o
Z
U ;
THPT-CVA 2
Câu 10: Giữa hai bản tụ điện có điện dung C =
410.2 (F) ta duy trì một hiệu điện thế xoay chiều có
biểu thức tức thời u = 20 cos (100t) (V). Biểu thức nào sau đây mô tả cường độ dòng điện tức thời
trong mạch?
A. i = 0,4 cos (100t -
2
) (A), B. i = 0,4 cos (100t +
2
) (A),
C. i = 4 cos (100t +
2
) (A); D. i = 4 cos (100t -
2
) (A),
Câu 11:Hiệu điện thế giữa hai đầu mạch luôn luôn sớm pha hơn cường độ dòng điện khi:
A.Đoạn mạch gồm R nối tiếp L B.Đoạn mạch gồm R nối tiếp C
C.Đoạn mạch gồm L nối tiếp C D.Đoạn mạch gồm R,L,C nối tiếp
Câu 12: Trong một mạch điện gồm một biến trở R mắc nối tiếp với một tụ điện có điện dung C=
410
F. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế xoay chiều ổn định u. Thay đổi R ta thấy với 2 giá trị
R1 R2 thì công suất của đoạn mạch đều bằng nhau. Tích của R1R2 có giá trị nào sau đây?
A. 10(2); B. 102(2) C.103(2); D.104(2)
Câu 13: Một máy phát điện xoay chiều một pha có tần số rotor là một nam châm điện có 10 cặp cực.
Để phát ra dòng điện xoay chiều có tần số 50 Hz thì vận tốc góc của rotor là bao nhiêu?
A. 300vòng/ phút; B. 500vòng/ phút C. 3000vòng/ phút; D. 1500 vòng/ phút.
Câu 14: Động cơ điện xoay chiều ba pha, có ba cuộn dây giống hệt nhau mắc hình sao (Y). Số dây
dẫn trong mạch điện ba pha dùng để chạy động cơ này là bao nhiêu?
A. 4; B. 3; C. 6; D. 5.
Câu 15: Trong các kết luận sau, kết luận nào là đúng trong trường hợp hiệu điện thế của cuộn thứ cấp
máy biến thế tăng lên k lần?
A. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong cuộn thứ cấp tăng lên k lần.
B. Tiết diện sợi dây ở mạch thứ cấp lớn tiết diện sợi dây ở mạch sơ cấp k lần.
C. Cường độ dòng điện hiệu dụng ở mạch thứ cấp giảm đi k lần.
D. Cả ba phát biểu trên đều sai.
Câu 16: Một máy phát điện xoay chiều ba pha mắc theo kiểu hình sao (Y) có hiệu điện thế pha là
220V. Các tải tiêu thụ ở mỗi pha có điện trở thuần 12 và cảm kháng là 16. Cường độ dòng điện
qua tải tiêu thụ có giá trị là bao nhiêu?
A. 11A; B. 22A; C. 19A; D.12,5A
Câu 17: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về năng lượng điện từ trường trong mạch dao động LC?
A. Biến thiên điều hoà theo thời gian với chu kì 2T;
B. Biến thiên điều hoà theo thời gian với chu kì T;
C. Biến thiên điều hoà theo thời gian với chu kì
2
T
D.Không biến thiên điều hoà theo thời gianT = LC2
Câu 18: Tần số của một sóng điện từ có cùng bước sóng với một sóng siêu âm trong không khí có tần
số 105Hz có giá trị vào khoảng là bao nhiêu? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 330 m/s
A. 105Hz; B. 107Hz; C. 109Hz; D. 1011Hz.
Câu 19: Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phát tin tức thời sự cho toàn thể nhân dân
thành phố đã dùng sóng có bước sóng trong khoảng nào dưới đây?
A. 100 – 1km; B. 1000 – 100km; C. 100 – 10m; D. 10 – 0,01m.
Câu 20: Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính cho ảnh A’B’ cùng chiều
và lớn gấp 3 lần vật AB. Di chuyển vật AB ra xa thấu kinh thêm một đoạn 8cm thì ảnh lại ngược chiều
và cũng lớn gấp 3 lần vật AB. Tiêu cự của thấu kính trên có giá trị nào sau đây?
A. f = 12cm; B. f = 18cm; C. f = 24cm; D. f = 48cm
Câu 21 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quang phổ vạch phát xạ ?
A. Là hệ thống những vạch màu riêng rẽ nằm trên một nền tối
THPT-CVA 3
B. Quang phổ vạch mang tính đặc trưng riêng cho nguyên tố đó
C. Là hệ thống những dãi màu biến thiên liên tục nằm trên một nền tối
D. Các nguyên tố khác nhau thì khác nhau về các vạch quang phổ( ssố lượng; vị trí; độ sáng..)
Câu 22:Trong các kết luận sau, kết luận nào là sai khi nói về ánh sáng đơn sắc?
A. Có một sắc xác định;
B. Không bị tán sắc khi qua lăng kính;
C. Bị khúc xạ khi qua lăng kính;
D. Có vận tốc không đổi khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác.
Câu 23: Trong thí nghiệm Young về hiện tượng giao thoa ánh sáng, nguồn sáng S phát đồng thời hai
bức xạ đơn sắc có bước sóng là 1 và 2 = 0,5m. Trên màn quan sát E, thấy vân sáng bậc 12 của bức
xạ 2 trùng với vân bậc 10 của bức xạ 1. Bước sóng 1 có giá trị là bao nhiêu?
A. 1 = 0,6m; B. 1 = 0,56m; C.1 = 0,65m; D.1 = 0,62m;
Câu 24: Một sóng ánh sáng đơn sắc có bước sóng trong không khí là 0,6m. Bước sóng của ánh sáng
này trong nước (có chiết suất tuyệt đối là n =4/3) có giá trị là bao nhiêu?
A. 0,4m; B. 0,75m; C. 0,45m; D. 0,8m
Câu 25: Kết luận nào sau đây là sai khi nói về quang phổ vạch phát xạ?
A. Là quang phổ gồm một hệ thống các vạch màu riêng rẽ nằm trên một nền tối.
B. Do các chất khí hay hơi bị kích thích bằng cách nung nóng hay phóng tia lửa điện … phát ra;
C. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì khác nhau về số lượng vạch, vị trí của các
vạch, màu sắc và độ sáng tỉ đối giữa các vạch;
D. Ứng dụng để nhận biết được sự có mặt của một nguyên tố trong các hỗn hợp hay trong hợp chất,
xác định thành phần cấu tạo hay nhiệt độ của vật.
Câu 26: Có thể nhận biết tia hồng ngoại bằng cách nào sau đây?
A. Màn huỳnh quang; B. Mắt người; C. Quang phổ kế; D. Pin nhiệt điện.
Câu 27: Kết luận nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của tia tử ngoại?
A. Tia tử ngoại bị nước hấp thu bởi tầng ôzôn của khí quyển Trái Đất;
B. Tia tử ngoại làm iôn hoá chất khí;
C. Trong suốt đối với thuỷ tinh và nước.
D. Làm phát quang một số chất.
Câu 28: Trong các kết luận sau, kết luận nào là sai khi nói về tia Roengent?
A. Bản chất của tia Roengent là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn (từ10-12 m đến10-8m).
B. Tia Roengent có khả năng đâm xuyên mạnh;
C. Trong y học dùng tia Roengent để trị bệnh còi xương.
D. Trong công nghiệp dùng tia Roengent để xác định các khuyết tật trong các sản phẩm đúc.
Câu 29: Trong các kết luận sau, kết luận nào là sai khi nói về hiện tượng quang điện?
A. Các electron bị bật ra khỏi mặt một tấm kim loại, khi chiếu một chùm ánh sáng thích hợp có bước
sóng ngắn vào mặt tâm kim loại đó được gọi là electron quang điện;
B. Các electron có thể chuyển động gần như tự do bên trong tấm kim loại và tham gia vào quá trình
dẫn điện được gọi là electron tự do.
C. Dòng điện được tạo bởi các electron được gọi dòng điện dịch.
D. Dòng điện được tạo bởi các electron quang điện được gọi là dòng quang điện.
Câu 30:Một sóng cơ học truyền dọc theo trục Ox có phương trình u = 28cos(20x - 2000t) (cm), trong đó x
là toạ độ được tính bằng mét (m), t là thời gian được tính bằng giây (s). Vận tốc của sóng là
A. 100m/s B. 334 m/s. C. 314m/s. D. 331m/s.
Câu 31: Trong hiện tượng quang điện, công suất tiêu thụ của nguồn sáng là có bước sóng là 0,3m là
P = 2,5W. Cho biết h = 6,625.10-34J.s, e = 1,6.10-19C và c = 3.108m/s. Cường độ dòng quang điện bão
hoà có giá trị nào sau đây?
A. 0,6A B. 6mA; C. 0,6mA; D. 6A.
Câu 32: Kết luận nào dưới sai khi so sánh hiện tượng quang điện và hiện tượng quang dẫn?
A. Đều có bước sóng giới hạn o;
B. Đều bứt được các electron ra khỏi khối chất.
C.Bước sóng giới hạn quang điện bên trong có thể thuộc vùng hồng ngoại.
THPT-CVA 4
D. Năng lượng cần thiết để giải phóng các electron trong khối bán dẫn nhỏ hơn công thoát electron ra
khỏi bề mặt kim loại.
Câu 33: Khi electron trong nguyên tử hidro ở một trong các mức năng lượng cao M. N,O… nhảy về
mức năng lượng L thì nguyên tử hidro phát ra bức xạ thuộc dãy quang phổ nào sau đây?
A. Dãy Lyman; B. Dãy Balmer;
C. Dãy Paschen; D. Thuộc dãy nào là tuỳ thuộc vào electron ở mức năng lượng cao nào.
Câu 34: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về đồng vị của nguyên tử (hay hạt nhân nguyên tử)?
A. Đồng vị là các nguyên tử có hạt nhân cùng số proton và nhưng khác nhau về số nơtron.
B. Đồng vị là các nguyên tử có hạt nhân cùng số nơtron và nhưng khác nhau về số proton.
C. Đồng vị là các nguyên tử có cùng số khối;
D. Đồng vị là các nguyên tử có hạt nhân có cùng số khối nhưng khác nhau về số nơtron.
Câu 35: Khối lượng ban đầu của đồng vị Natri Na2411 là 12 gam. Chu kì bán rã của Na là T=15 giờ. Độ
phóng xạ ban đầu của Natri có giá trị nào sau đây?
A. 3,86.1017Bq; B. 3,86.1017Ci;
C. 38,6.1017Bq; D. 38,6.1017Ci;
Câu 36: Cho phương trình phản ứng hạt nhân: ArnXCl 3818AZ3717 . Trong đó Z và A có giá trị nào sau
đây?
A. Z = 1 và A = 1; B. Z = 1 và A = 3; C. Z = 2 và A = 3; D. Z = 2 và A = 4;
Câu 37: Cho phản ứng hạt nhân sau: MeV25,3nHeHH 10422121
Biết độ hụt khối của H21 là mp = 0,0024u và 1u = 931MeV/c
2. Năng lượng liên kết hạt nhân heli
He42 là bao nhiêu?
A. 7,7188MeV; B. 77,188MeV; C. 771,88MeV D.7,7188eV
Câu 38: Điều nào sau đây phù hợp với khẳng định “Khối lượng là một dạng của năng lượng”?
A. Sự biến đổi năng lượng của một hệ thống luôn kèm theo sự biến đổi khối lượng;
B. Khối lượng của một hệ thống tăng khi năng lượng tăng.
C. Giữa khối lượng và năng lượng E có hệ thức liên lạc E = mc2.
D. Tất cả các phát biểu trên đều đúng.
Câu 39: Phát biểu nào sau đây là không đúng theo thuyết lượng tử ánh sáng?
A. Chùm ánh sáng là một chùm hạt, mỗi hạt được gọi là một photon mang năng lượng.
B. Cường độ chùm ánh sáng tỉ lệ thuận với số photon trong chùm.
C. Khi ánh sáng truyền đi các photon không đổi, không phụ thuộc vào khoảng cách đến nguồn sáng.
D. Các photon có năng lượng bằng nhau vì chúng lan truyền với tốc độ bằng nhau.
Câu 40 Hiệu điện thế giữa hai cực của ống Roengent là 15kV. Giả sử electron bật ra từ cathode có vận
tốc ban đầu bằng không thì bước sóng ngắn nhất của tia X mà ống có thể phát ra là bao nhiêu?
A. 75,5.10-12m; B. 82,8.10-12m C. 75,5.10-10m; D. 82,8.10-10m
-------------HẾT-----------
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_thi_thu_tot_nghiep_so_28__385.pdf