Đề thi thử đại học lần 1 – THPT Phú Nhuận – 2013 - 2014 môn: Ngữ văn – Khối D

I. Phần chung

Câu 1 (2 điểm): Những yếu tố nào khiến “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh trở thành “thiên cổ hùng văn”?

Câu 2 (3 điểm):

“Cách đây không lâu, ở TP.HCM, một người đàn ông trong vụ cướp giật cố giành lại túi xách từ tay hai tên cướp, thì túi bị rách, tiền chẳng may bung ra. Nhiều người dân ào ra đường, bất chấp nguy hiểm, lao vào, không phải để chống đỡ hai tên cướp giúp đỡ người đàn ông kia mà tranh thủ nhặt, vơ vét những tờ tiền bị rơi. Cuối cùng, chẳng những bị cướp, phải chống chọi với cướp, khi thoát được cướp này, tiền lại rơi vào tay kẻ khác. [.]

 

doc4 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề thi thử đại học lần 1 – THPT Phú Nhuận – 2013 - 2014 môn: Ngữ văn – Khối D, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1 – THPT PHÚ NHUẬN – 2013 - 2014 MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI D THỜI GIAN: 180 PHÚT Phần chung Câu 1 (2 điểm): Những yếu tố nào khiến “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh trở thành “thiên cổ hùng văn”? Câu 2 (3 điểm): “Cách đây không lâu, ở TP.HCM, một người đàn ông trong vụ cướp giật cố giành lại túi xách từ tay hai tên cướp, thì túi bị rách, tiền chẳng may bung ra. Nhiều người dân ào ra đường, bất chấp nguy hiểm, lao vào, không phải để chống đỡ hai tên cướp giúp đỡ người đàn ông kia mà tranh thủ nhặt, vơ vét những tờ tiền bị rơi. Cuối cùng, chẳng những bị cướp, phải chống chọi với cướp, khi thoát được cướp này, tiền lại rơi vào tay kẻ khác. [...] Ngày 4/12, chiếc xe tải chở 1.500 thùng bia bị đổ xuống đường tại địa phận TP Biên Hòa, Đồng Nai, khi thấy bia văng vãi khắp nơi, hàng trăm người dân thay vì giúp đỡ xe gặp nạn đã lao ra tranh giành nhau lấy bia, thậm chí có người còn mang cả xe ba gác ra để chở bia trước sự bất lực của tài xế. Cả xe bia cuối cùng giữ lại cũng chỉ được 10%” (Trích từ trang web: nguyentandung.org) Viết bài luận khoảng 600 chữ nêu suy nghĩ của em về hiện tượng trên. Phần riêng (5 điểm) Câu 3a (dành cho ban cơ bản): Cái “tôi” của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” Câu 3b (dành cho ban nâng cao): Cảm nhận về 2 đoạn thơ sau: “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Một người chín nhớ mười mong một người Gió mưa là bệnh của giời Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng” (Tương tư – Nguyễn Bính) “Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức” (Sóng – Xuân Quỳnh) ------ HẾT ------ ĐÁP ÁN VĂN 12 – THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1 Phần chung Câu 1 (2 điểm): Những yếu tố nào khiến “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh trở thành “thiên cổ hùng văn”? Lập luận chặt chẽ, thống nhất (0,5 điểm) Lí lẽ sắc bén, dẫn chứng cụ thể (0,5 điểm) Câu văn giàu hình ảnh, giọng văn hùng hồn, đanh thép, đầy sức thuyết phục. (0,5 điểm) Tầm tư tưởng văn hóa lớn, tình cảm yêu nước thương nòi của Hồ Chí Minh (0,5 điểm) Câu 2 (3 điểm): Nghị luận xã hội Các luận điểm cơ bản Giải thích, biểu hiện hiện tượng Hiện tượng “hôi của”: là hành vi lợi dụng lấy của cải, tài sản của người khác lúc lộn xộn. Hiện nay, những sự việc hôi của không chỉ diễn ra một lần mà trái lại diễn ra ở bất cứ đâu trên khắp đất nước Việt Nam. Báo động tình trạng một bộ phận xã hội VN ngày càng xấu đi. Nguyên nhân Việc người dân chỉ lo nhặt nhạnh, vơ vét trước những người bị nạn càng chứng tỏ sự vô cảm có xu hướng ngày càng gia tăng Phản đề Nhiều người cho rằng do cuộc sống của nhân dân còn khó khăn nên có những người đã đánh mất lòng tự trọng của bản thân, rằng thói “hôi của” cũng do nghèo đói mà ra Nhưng từ bao đời nay dân tộc ta dù nghèo khó hay trong những hoàn cảnh hết sức ngặt nghèo thời chiến tranh mà vẫn luôn đùm bọc lẫn nhau. Trong thời chiến nhiều người dân còn sẵn lòng cho dỡ nhà lấy gỗ làm cầu cho xe chở hàng ra tiền tuyến.... Trong thời bình mỗi khi vùng miền nào có thiên tai, người dân cả nước lại sẵn sàng quyên góp ủng hộ Giải pháp Trước thực trạng “đáng báo động” này, cần phải nghiêm túc đưa môn Đạo đức vào nhà trường. Bên cạnh đó, người lớn, nhất là bố mẹ cần làm gương cho con em mình, Liên hệ bản thân Phần riêng Câu 3a (dành cho ban cơ bản): Cái “tôi” của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” Mở bài Giới thiệu về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” Cái “tôi” Hoàng Phủ Ngọc Tường trong “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” Thân bài Khái quát nội dung bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” Cái “tôi” của Hoàng Phủ Ngọc Tường Một cái tôi mê đắm và tài hoa Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã dành hết tâm sức và tình cảm của mình, thậm chí cả tinh hoa và tâm huyết của một đời văn để say sưa khám phá và miêu tả vẻ đẹp của Hương giang. Trí tưởng tượng phong phú và những liên tưởng mạnh mẽ đã cung cấp cho tác giả những cách nhìn khác nhau về sông Hương với những suy cảm đẹp đầy chất thơ, độc đáo, cuốn hút đến lạ thường Sự tài hoa của cái tôi tác giả hiện rõ trên từng câu chữ, các biện pháp nhân hóa, so sánh. Một cái tôi mê đắm và tài hoa kết tinh của tình yêu sâu đậm, của những hiểu biết tường tận về dòng sông và của một lối tư duy sắc bén đã được thấm nhuần trong niềm xúc cảm say mê, để rồi thăng hoa trong cảm hứng nghệ thuật. (2) Một cái tôi uyên bác, giàu tri thức về lịch sử, địa lý, văn hóa Huế - Nhà văn không chỉ thông thuộc từng bước đi, từng khúc cong, từng ngã rẽ; không chỉ nắm bắt từng chỗ cuộn xoáy, từng chỗ êm ả, phẳng lặng như mặt hồ yên tĩnh của con sông - Những khám phá, phát hiện và miêu tả của nhà văn về đặc điểm văn hóa của sông Hương. Dấu tích văn hóa in đậm ở cả trên và hai bên bờ sông - Bằng những hiểu biết phong phú, nhà văn đã cung cấp cho người đọc một lượng thông tin lớn về địa lý, lịch sử, văn hóa Huế nói chung và sông Hương nói riêng. (3) Một cái tôi yêu quê hương đất nước, gắn bó mật thiết với xứ Huế - Với Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương đã chiếm trọn tâm hồn ông. Chính con sông đã khiến trái tim ông phải ngân rung những giai điệu yêu thương với những cung bậc khác nhau : khi thì băn khoăn, trăn trở, e ngại - Tình cảm đối với sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường, xét đến cùng, là tình cảm đối với đất nước, là tấm lòng yêu mến quê hương xứ sở nồng cháy của nhà văn. - Bằng bài kí đặc sắc này, ông đã góp một tay vào việc tạo nên một Việt Nam Đẹp và Thơ. Đây là hành động yêu nước mang màu sắc riêng của người nghệ sĩ  tài hoa này! * Đánh giá chung Trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã không chỉ bộc lộ mình như một người nghệ sĩ có năng lực khảo cứu của nhà khoa học, là một nhà khoa học mang trong mình cốt cách của người nghệ sĩ tài hoa mà còn thể hiện mình như một nhà thơ viết văn xuôi, một nhà văn có tâm hồn thi sĩ. Chính sự đan cài, “hai trong một” của các yếu tố ấy đã làm nên một hình tượng cái “tôi” đầy hấp dẫn, có sức mời gọi bạn đọc, góp phần quan trọng vào thành công của tác phẩm. Kết bài Câu 3b (dành cho ban nâng cao): Cảm nhận về 2 đoạn thơ “Tương tư” và “Sóng” Mở bài Tác giả Nguyễn Bính với bài thơ “Tương tư” và tác giả Xuân Quỳnh với bài thơ “Sóng”. Nội dung 2 đoạn thơ: nỗi nhớ chân thành, tha thiết, mãnh liệt trong tình yêu. Thân bài Đoạn thơ “Tương tư” – Nguyễn Bính Nội dung: Niềm mong nhớ gắn liền với khung cảnh làng quê Tâm trạng tương tư, nhớ mong của chàng trai quê trong tình yêu! Nghệ thuật: Thơ lục bát, âm hưởng ca dao. Chất liệu ngôn từ chân quê với những địa danh, thành ngữ dân gian, sử dụng nhiều biện pháp hoán dụ, nhân hóa, đối sánh, tăng tiến, khoa trương. Đoạn thơ “Sóng” – Xuân Quỳnh Nội dung: Nỗi nhớ da diết của người phụ nữ vượt lên mọi cách trở của không gian và thời gian. Nỗi nhớ khắc khoải thường trực ngay cả trong giấc mơ. Nghệ thuật: Hình tượng “sóng” ẩn dụ cái “tôi” trữ tình của nhà thơ. Các thủ pháp nhân hóa, đối lập, điệp từ, điệp ngữ diễn tả tiếng sóng, tiếng lòng nhớ thương thao thức, trăn trở trong tình yêu. Thể thơ 5 chữ ngắn gọn vừa diễn tả tiếng sóng rì rào vừa là tiếng lòng nhớ thương tha thiết của nhà thơ. Điểm tương đồng của 2 đoạn thơ Về nội dung: Cả 2 đoạn thơ đều thể hiện nỗi nhớ chân thành, tha thiết, mãnh liệt, luôn vượt lên trên cách trở để nhớ về nhau. Đều khát khao được gần gũi, được nhớ thương. Về nghệ thuật: Cả hai đoạn thơ đều có những đặc sắc về thể thơ, hình ảnh, ngôn từ... Điểm khác biệt của 2 đoạn thơ Đoạn “Tương tư”: Nội dung: nỗi nhớ tương tư của chàng trai quê trong tình yêu đơn phương mang nỗi niềm khao khát, mong chờ người mình yêu. Nghệ thuật: cách bộc lộ tế nhị, kín đáo trong cách nói dân gian. Chất chân quê hòa với chất thơ mới lãng mạn. Đoạn thơ “Sóng”: Nội dung: nỗi nhớ tha thiết, mãnh liệt, cháy bỏng mà chân thành đằm thắm của một trái tim phụ nữ. Nghệ thuật: cách bộc lộ bạo dạn mà chân thành, khát vọng tình yêu không xa rời nét đẹp truyền thống. Diễn đạt tự nhiên, giàu chất thơ. Kết bài Đánh giá lại nội dung, nghệ thuật

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthi_thu_dai_hoc_l1_mon_van_de_va_dap_an_nh13_14_1516.doc
Tài liệu liên quan