Đề thi thử đại học cao đẳng lần 1 năm 2012-2013 môn: Hoá Học - Mã đề thi 132

Câu 2: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Nung NH4NO3 rắn. (b) Đun nóng NaCl tinh thể với dung dịch H2SO4

(đặc).

(c) Cho CaOCl2

vào dung dịch HCl đặc. (d) Sục khí CO

2

vào dung dịch Ca(OH)2

(dư).

(e) Sục khí SO2

vào dung dịch KMnO4. (g) Cho dung dịch KHSO4

vào dung dịch NaHCO3.

h) Cho ZnS vào dung dịch HCl (loãng). (i) Cho Na2CO3

vào dung dịch Fe2(SO4)3.

Số thí nghiệm sinh ra chất khí là

A. 4. B. 5. C. 2. D. 6.

pdf4 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 710 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề thi thử đại học cao đẳng lần 1 năm 2012-2013 môn: Hoá Học - Mã đề thi 132, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 1/4 - Mã đề thi 132 TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ TĨNH ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG LẦN 1 NĂM 2012-2013 MÔN: HOÁ HỌC Thời gian làm bài: 90 phút; Mã đề thi 132 Họ, tên thí sinh:..........................................................................Số báo danh:................... Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố: H = 1; He = 4; Li = 7; Be = 9; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Rb = 85; Sr = 88; Ag = 108; Sn = 119; Cs = 133; Ba = 137; Pb=207. I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40) Câu 1: Cho các chất: NaHSO3; NaHCO3; KHS; NH4Cl; AlCl3; CH3COONH4, Al2O3, Zn, ZnO, NaHSO4. Số chất lưỡng tính là A. 8. B. 6. C. 7. D. 5. Câu 2: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Nung NH4NO3 rắn. (b) Đun nóng NaCl tinh thể với dung dịch H2SO4 (đặc). (c) Cho CaOCl2 vào dung dịch HCl đặc. (d) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 (dư). (e) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4. (g) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3. h) Cho ZnS vào dung dịch HCl (loãng). (i) Cho Na2CO3 vào dung dịch Fe2(SO4)3. Số thí nghiệm sinh ra chất khí là A. 4. B. 5. C. 2. D. 6. Câu 3: Có 5 kim loại : Mg, Ba, Zn, Fe, Ag. Nếu chỉ dùng thêm 1 chất thì có thể dùng chất nào trong số các chất cho dưới đây để nhận biết các kim loại đó là A. dung dịch H2SO4 loãng. B. dung dịch Ca(OH)2. C. dung dịch NaOH. D. dung dịch FeSO4. Câu 4: Hỗn hợp A gồm CH4, C2H4, C3H4. Nếu cho 26,8 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thu được 29,4 gam kết tủa. Nếu cho 8,4 lít hỗn hợp X (đktc) tác dụng với dung dịch brom thì thấy có 54 gam brom phản ứng. % thể tích CH4 trong hỗn hợp X là A. 40%. B. 25%. C. 35%. D. 30%. Câu 5: Hoà tan hết m gam Al2(SO4)3 vào nước được dung dịch X. Cho 360 ml dung dịch NaOH 1M vào X, thu được 2a gam kết tủa. Mặc khác, nếu cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào X thì thu được a gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của m là: A. 20,520. B. 19,665 C. 15,390. D. 18,810. Câu 6: Cho propan qua xúc tác ( ở nhiệt độ cao) thu được hỗn hợp X gồm C3H8, C3H4, C3H6 và H2. Tỉ khối của X so với H2 bằng d. Nếu cho 6,16 lít X (đktc) vào dung dịch brom (dư) thấy có 24 gam brom phản ứng. Giá trị của d bằng A. 10. B. 15. C. 12. D. 8. Câu 7: Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch KOH và dung dịch brom nhưng không tác dụng với dung dịch KHCO3. Tên gọi của X là A. ancol benzylic. B. axit acrylic. C. anilin. D. vinyl axetat. Câu 8: Cho các phản ứng: (1). O3 + dung dịch KI → (6). F2 + H2O ot (2). MnO2 + HCl đặc ot (7). NH3(dư) +Cl2 → (3). KClO3 + HCl đặc ot (8). HF + SiO2 → (4) Dung dịch HClđặc + FeS2 → (9). C2H5NH2 + NaNO2 + HCl (5). NH3(khí) + CuO ot Số trường hợp tạo ra đơn chất là A. 5. B. 8. C. 7. D. 6. Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm: CH4, C2H4, C2H6, C3H8 thu được 6,16 gam CO2 và 4,14 gam H2O. Số mol C2H4 trong hỗn hợp trên là A. 0,08 mol. B. 0,09 mol. C. 0,01 mol. D. 0,02 mol. Câu 10: Hoà tan Fe3O4 trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch X. Dung dịch X tác dụng được với bao nhiêu chất trong số các chất sau: Cu, NaOH, Br2, AgNO3, KMnO4, MgSO4, Mg(NO3)2, Al, H2S? A. 5. B. 8. C. 6. D. 7. Câu 11: Cho 9 gam axit axetic phản ứng với 13,8 gam ancol etylic (xúc tác H2SO4 đặc), đun nóng, thu được 8,25 gam etyl axetat. Hiệu suất của phản ứng este hoá là A. 50,00%. B. 62,50%. C. 40,00%. D. 31,25%. Câu 12: Nung nóng hỗn hợp bột 0,1 mol Al; 0,2 mol Fe; 0,1 mol Zn; 0,3 mol S trong bình kín. Sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan X trong dd HCl dư thu được V lít khí Y(đktc).Giá trị của V là A. 10,08. B. 4,48. C. 6,72. D. 3,36. Câu 13: Các nguyên tố thuộc nhóm IA, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần thì A. bán kính nguyên tử tăng dần. B. năng lượng ion hóa tăng dần. Trang 2/4 - Mã đề thi 132 C. tính khử giảm dần. D. độ âm điện tăng dần. Câu 14: Từ CH4 người ta điều chế PE theo sơ đồ sau: CH4 → C2H2 →C2H4 → PE Giả sử hiệu suất của mỗi phản ứng đều bằng 80% thì thể tích CH4 (đktc) cần dùng để điều chế được 5,6 tấn PE là A. 17500 m3. B. 3600,0 m3. C. 32626m3. D. 22400 m3. Câu 15: Cho hỗn hợp Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn người ta thu được dung dịch X và chất rắn Y. Như vậy trong dung dịch X có chứa: A. HCl, FeCl2, FeCl3. B. HCl, FeCl3, CuCl2. C. HCl, CuCl2, FeCl2. D. HCl, CuCl2. Câu 16: Cho các chất: CH3CH2OH, C2H6, CH3OH, CH3CHO, C6H12O6, C4H10, C2H5Cl. Số chất có thể điều chế trực tiếp ra axit axetic (bằng 1 phản ứng) là A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 17: Cho hỗn hợp X gồm 2 amin đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 14,2 gam hỗn hợp muối. Cho hỗn hợp muối dó vào dung dịch AgNO3 dư thu được 28,7 gam kết tủa. Hãy cho biết công thức phân tử của các chất trong hỗn hợp X A. CH5N và C3H9N B. C2H7N và C3H9N C. CH5N và C2H7N D. C3H9N và C4H11N Câu 18: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3 là: A. Cu, Ag, Au, Mg, Fe. B. Fe, Mg, Cu, Ag, Al. C. Fe, Zn, Cu, Al, Mg. D. Au, Cu, Al, Mg, Zn. Câu 19: Chia m gam hỗn hợp M gồm hai ancol đơn chức kế tiếp trong dãy đồng đẳng thành 2 phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng với Na (dư), được 3,36 lít khí hiđro (đktc). Cho phần hai phản ứng hoàn toàn với CuO ở nhiệt độ cao, được hỗn hợp M1 chứa hai anđehit (ancol chỉ tạo thành anđehit). Toàn bộ lượng M1 phản ứng hết với AgNO3 trong NH3, thu được 86,4 gam Ag. Giá trị của m là A. 12,4 gam. B. 24,8 gam. C. 15,2 gam. D. 30,4 gam. Câu 20: Cho các phát biểu dưới đây 1. Các halogen (F, Cl, Br, I) đều có số oxi hoá từ -1 đến +7 2. F2 là chất chỉ có tính oxi hoá 3. F2 đẩy được Cl2 ra khỏi dung dịch muối NaCl 4. Tính axit của các axit halogenhiđric tăng theo thứ tự: HF, HCl, HBr, HI Các phát biểu đúng là A. 1, 2, 3. B. 2, 3. C. 2, 4. D. 1, 2, 4. Câu 21: Cho các chất sau đây: HNO2, Br2, SO2, N2, F2, H2O2, CrCl3, S. Số chất có cả tính oxi hóa và tính khử là A. 7. B. 4 C. 6. D. 5. Câu 22: Cho bột Fe vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và H2SO4 đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A (không chứa muối amoni), hỗn hợp khí X gồm NO, H2 và có chất rắn không tan. Trong dung dịch A chứa các muối: A. FeSO4, Na2SO4. B. FeSO4, Fe(NO3)2, Na2SO4. C. FeSO4, Fe(NO3)2, Na2SO4, NaNO3. D. FeSO4, Fe2(SO4)3, NaNO3, Na2SO4. Câu 23: Thực hiện các thí nghiệm sau: TN1: Cho rất từ từ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3 . TN2: Cho rất từ từ dung dịch chứa 0,1mol HCl đến hết vào dung dịch chứa 0,1 mol Na2CO3 và 0,1 mol NaHCO3 . TN3: Cho dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Ca(HCO3)2 Số thí nghiệm có giải phóng khí CO2 là A. 0. B. 3. C. . 2. D. 1. Câu 24: Hoà tan hoàn toàn m gam Fe trong dung dịch HNO3 thấy có 0,3 mol khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất) thoát ra, nhỏ tiếp dung dịch HCl vừa đủ vào lại thấy có 0,02 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất) bay ra. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng là A. 26,92 g. B. 19,50 g. C. 24,27 g. D. 29,64 g. Câu 25: Cho 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,8M vào 200 ml dung dịch chứa Na2SO4 0,2M và FeSO4 xM thu được 24,04 gam kết tủa. Giá trị của x là A. 0,15M . B. 0,30M. C. 0,60M . D. 0,45M. Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai este đồng phân của nhau cần dùng 0,525 mol O2 và thu được 0,45 mol CO2, 0,45 mol H2O. Nếu cho m gam X tác dụng hết với 0,2 mol NaOH, rồi cô cạn dung dịch tạo thành còn lại 12,9 gam chất rắn khan. Phần trăm khối lượng của este có số nguyên tử cacbon trong gốc axit nhỏ hơn trong X là A. 33,33. B. 66,67. C. 60,00. D. 50,00. Câu 27: X và Y là 2 đồng phân của nhau. X, Y tác dụng với NaOH theo phương trình sau X + NaOH → C2H4O2NNa + CH4O Y + NaOH → C3H3O2Na + Z + H2O. Z là chất nào dưới đây A. H2. B. CH3NH2 . C. NH3. D. CH3OH. Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn m gam cacbohiđrat cần 13,44 lít O2 (đktc) sau đó đem hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy trong 200 ml dung dịch chứa đồng thời NaOH 1,75M và Ba(OH)2 1M thu được kết tủa có khối lượng là A. 39,4 gam. B. 9,85 gam. C. 19,7 gam. D. 29,55 gam. Câu 29: Phenol phản ứng được với bao nhiêu chất trong số các chất sau: NaOH, HCl, Br2, (CH3CO)2O, CH3COOH, Na, NaHCO3, CH3CH2OH? Trang 3/4 - Mã đề thi 132 A. 4. B. 6. C. 5. D. 7. Câu 30: Có bao nhiêu chất có thể phản ứng với axit fomic trong số các chất sau: KOH, NH3, CaO, Mg, Cu, Na2CO3, Na2SO4, CH3OH, C6H5OH, dd Br2, AgNO3/NH3? A. 8. B. 9. C. 7. D. 6. Câu 31: Clo hoá một hiđrocacbon trong điều kiện thích hợp thu được 2 chất cùng có công thức phân tử là C2H4Cl2. Hiđrocacbon đó là A. etilen. B. etilen hoặc etan. C. axetilen. D. etan. Câu 32: Trung hòa 28 gam một chất béo cần dùng 20 ml dung dịch NaOH 0,175M. Chỉ số axit của chất béo là A. 9. B. 8. C. 7. D. 6. Câu 33: Cho 4 phát biểu sau: -Vôi tôi có thể hủy được brom độc. - Khí clo nguyên chất có khả năng tẩy trắng. -CO2 rắn bảo quản thực phẩm an toàn. - Khí CO2 gây ra hiện tượng mưa axit. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 34: Có 8 chất: phenyl clorua, benzyl clorua, axetilen, propin, but-2-in, anđehit axetic, glucozơ, saccarozơ, propyl fomat. Trong các chất đó, có bao nhiêu chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư tạo thành kết tủa? A. 8. B. 7. C. 6. D. 5. Câu 35: Cho dung dịch HCl lần lượt tác dụng với: NaHS, K2CO3, CuS, FeS, Ag2S, Fe, Cu, Fe(NO3)2. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hóa học là A. 6. B. 5. C. 8. D. 7. Câu 36: Cho m gam Mg vào 400 ml dung dịch X chứa FeCl3 0,3M và CuSO4 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,56 gam chất rắn. Giá trị của m là A. 2,88. B. 2,16. C. 2,40. D. 0,96 Câu 37: Cho 10 gam chất X (chỉ chứa nhóm chức este có phân tử khối là 100 đvC) tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu được 11,6 gam chất rắn khan và một chất hữu cơ Y. Công thức của Y là A. CH3OH. B. C2H5OH. C. CH3CHO. D. CH3COCH3. Câu 38: Dung dịch Y gồm Al3+; Fe2+; 0,05 mol Na+;0,1 mol SO4 2-;0,15 mol Cl-. Cho V lit dung dịch NaOH 1M, vào dung dịchY để thu được kết tủa lớn nhất thì giá trị V là A. 0,30. B. 0,25. C. 0,40. D. 0,35. Câu 39: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Đốt dây sắt trong khí clo. (2) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi). (3) Cho FeO vào dung dịch HNO3 (loãng, dư). (4) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3. (5) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư). Có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra muối sắt (II) ? A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 40: Hỗn hợp X gồm C3H8, C2H4(OH)2 và một số ancol no, đơn chức, mạch hở (trong đó C3H8 và C2H4(OH)2 có số mol bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn 5,444 gam X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng lên 16,58 gam và xuất hiện m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 42,158. B. 43,931. C. 47,477. D. 45,704. II. PHẦN RIÊNG [10 câu] Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc B) A. Theo chương trình Chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50) Câu 41: Cho các polime: polietilen, poli(vinylclorua), caosu buna, Polistiren, amilozơ, amilopectin, xenlulozơ, nhựa novolac, tơ nilon-6. Số polime có cấu tạo mạch không nhánh là A. 8. B. 6. C. 7. D. 9. Câu 42: Hỗn hợp A gồm andehit X, Xeton Y (Y có số nguyên tử cacbon bằng X) và anken Z. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A cần 17,696 lít O2 (đktc) sinh ra 12,992 lít CO2(đktc) và 10,44 gam H2O. Tên gọi của X là A. Etanal B. Etandial C. metanal D. Propanal Câu 43: Cho Cu vào dung dịch FeCl3; H2S vào dung dịch CuSO4; HI vào dung dịch FeCl3; dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)3; dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Fe(NO3)2. Số trường hợp xảy ra phản ứng là A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 44: Oxi hóa 2m gam ancol no, đơn chức, bậc 1 bằng oxi không khí trong điều kiện thích hợp thì thu được 3m gam hỗn hợp X gồm anđehit, axit và nước. Công thức của ancol trên là A. CH3OH hoặc C2H5OH. B. CH3OH. C. C2H5OH. D. C2H5OH hoặc C3H7OH. Câu 45: Cho sơ đồ phản ứng sau: Este X + NaOH → CH3COONa + chất hữu cơ Y. Y + O2 xt Y1 ; Y1 + NaOH → CH3COONa + H2O. Hãy cho biết bao nhiêu chất X thỏa mãn sơ đồ trên? A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 46: Khi nhiệt phân các chất sau: KNO3, KMnO4, NH4NO3, H2O2, Fe(OH)3, NH4HCO3, CaCO3, KClO3. Số phản ứng oxi hoá khử là A. 6. B. 5. C. 4. D. 7. Trang 4/4 - Mã đề thi 132 Câu 47: Cho x gam P2O5 tác dụng hết với 338 ml dung dịch NaOH 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 3x gam chất rắn. Giá trị của x là A. 14,2. B. 12,78. C. 11,36. D. 17,04. Câu 48: Cho các thí nghiệm sau Sục SO2 vào dung dịch BaCl2 dư (1). Cho SO3 vào dung dịch Ba(OH)2 dư (2). Cho dung dịch KOH vào dung dịch Ba(HCO3)2 (3) Cho dung dịch H2S vào dung dịch ZnCl2 (4) Cho NH3 dư vào dung dịch AlCl3 (5) Số thí nghiệm thu được kết tủa là A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 49: Hỗn hợp M gồm hai aminoaxit X và Y đều chứa một nhóm COOH và một nhóm NH2 (tỉ lệ mol 3 :2). Cho 17,24 gam M tác dụng hết với 110 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch Z. Để tác dụng hết với các chất trong Z cần 140 ml dung dịch KOH 3M. Công thức cấu tạo của X, Y lần lượt là A. H2NCH2COOH và H2NC4H8COOH. B. H2NCH2COOH và H2NC3H6COOH. C. H2NC2H4COOH và H2NC3H6COOH. D. H2NCH2COOH và H2NC2H4COOH. Câu 50: Hỗn hợp X gồm SO2 và O2 có tỉ khối hơi so với H2 là 24. Cho hỗn hợp X (đktc) đi qua bình chứa V2O5 nung nóng. Hỗn hợp thu được sau phản ứng có tỉ khối so với H2 là 30. Hiệu suất của phản ứng giữa SO2 với O2 là A. 20%. B. 60%. C. 40%. D. 80%. B. Theo chương trình Nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60) Câu 51: Chọn phát biểu sai A. Có thể phân biệt dung dịch CrCl3 và AlCl3 bằng dung dịch NaOH. B. Photpho bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3. C. Trong môi trường axit, Zn khử Cr3+ thành Cr. D. Trong môi trường kiềm, Br2 oxi hóa Cr 3+ thành CrO4 2-. Câu 52: Khi pin điện hóa Zn- Ag phóng điện có cầu muối NH4Cl thì A. ion NH4 + di chuyển về điện cực Zn và ion Cl- di chuyển về điện cực Zn. B. ion NH4 + di chuyển về điện cực Zn và ion Cl- di chuyển về điện cực Ag. C. ion NH4 + di chuyển về điện cực Ag và ion Cl- di chuyển về điện cực Zn. D. ion NH4 + di chuyển về điện cực Ag và ion Cl- di chuyển về điện cực Ag. Câu 53: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm ancol etylic, axetanđehit, metyl fomat thu được 0,1 mol CO2 và 0,13 mol H2O. Cho m gam X trên vào một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là A. 4,32 B. 1,08 C. 10,08 D. 2,16 Câu 54: Hiđrat hóa 3,36 lít axetilen (đktc) thu được hỗn hợp A gồm hai chất hữu cơ( hiệu suất phản ứng 60% tính theo C2H2). Cho toàn bộ A trên vào bình đựng lượng dư nước brom thì số mol brom đã phản ứng là A. 0,21. B. 0,15. C. 0,09. D. 0,06. Câu 55: Cho dãy các chất: Si, CrO3, Zn, Pb, Cr, Al, Sn. Số chất trong dãy tan được trong dung dịch NaOH đặc, đun nóng là A. 7. B. 6. C. 5. D. 4. Câu 56: Cho các dung dịch có cùng nồng độ mol sau: NH4Cl (1), NaCl (2), NaF (3), HCl (4). Thứ tự các dung dịch có giá trị pH tăng dần là A. (1)<(4)<(2)<(3). B. (3)<(2)<(1)<(4). C. (4)<(1)<(2)<(3). D. (4)<(1)<(3)<(2). Câu 57: hợp chất hữu cơ no, mạch hở, có công thức phân tử C4H8O, làm nhạt màu nước brom. Số cấu tạo thỏa mãn X là A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 58: Cho sơ đồ chuyển hóa: Phenyl clorua t cao, p caoo NaOH® X Y 2ot cao, p cao H d­ Z ot CuOd­ T. Biết X, Y, Z, T là các chất hữu cơ. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Y và T đều làm nhạt màu nước brom. B. Z là ancol no, đơn chức, mạch hở. C. Dung dịch của X làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ. D. T phản ứng được với Br2(H +). Câu 59: Xét phản ứng thuận nghịch sau: SO2(k) + NO2(k) ⇌ SO3(k) + NO(k). Cho 0,11(mol) SO2, 0,1(mol) NO2, 0,07(mol) SO3 vào bình kín 1 lít. Khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng thì còn lại 0,02(mol) NO2. Vậy hằng số cân bằng KC là A. 23,00. B. 20,00. C. 18,00. D. 0,05. Câu 60: X là 1 pentapeptit mạch hở . Thủy phân hoàn toàn X chỉ thu được 1 aminoaxit no Y, mạch hở, có 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl (tổng % khối lượng của O và N trong Y là 51,685%). Khi thủy phân hết m gam X trong môi trường axit thu được 30,2 gam tetrapeptit; 30,03 gam tripeptit; 25,6 gam đipeptit và 88,11 gam Y. Giá trị của m là A. 167,85. B. 156,66. C. 141,74. D. 186,90. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- +HCl

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthi_thu_lan_1_132_dap_an_274.pdf
Tài liệu liên quan