Đề thi Quản trị mạng máy tính - Mã đề LT31

Câu 1: (2 điểm)

Trình bày các thành phần cơ bản về phần cứng máy tính.

Câu 2: (3 điểm)

Trình bày đặc điểm chuẩn Ethernet 10Base2, 10BaseT. Nêu ưu nhược

điểm.

Câu 3: (2 điểm)

So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa mô hình OSI và mô hình

TCP/IP.

pdf7 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1778 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Đề thi Quản trị mạng máy tính - Mã đề LT31, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang:1/ 7 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ I (2007 - 2010) NGHỀ:QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi : QTMMT_LT31 Hình thức thi: Viết tự luận Thời gian: 150 Phút (Không kể thời gian giao đề thi) ĐỀ BÀI I. PHẦN BẮT BUỘC (7 Điểm) Câu 1: (2 điểm) Trình bày các thành phần cơ bản về phần cứng máy tính. Câu 2: (3 điểm) Trình bày đặc điểm chuẩn Ethernet 10Base2, 10BaseT. Nêu ưu nhược điểm. Câu 3: (2 điểm) So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa mô hình OSI và mô hình TCP/IP. II. PHẦN TỰ CHỌN (3 điểm) Phần này do các trường ra đề thi tự chọn nội dung để đưa vào đề, với thời gian làm bài 50 phút và số điểm của phần tự chọn được tính 3 điểm. …………………………..Hết……………………… Chú ý: Thí sinh không được phép sử dụng tài liệu, Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Trang:2/ 7 Ban Biên soạn đề thi nghề Quản trị mạng máy tính STT Họ và tên Đơn vị công tác 1. Nguyễn Văn Hưng Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng 2. Hồ Viết Hà Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng 3. Nguyễn Đình Liêm Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng 4. Đỗ Văn Xuân Trường Cao đẳng nghề Bắc Giang 5. Vũ Văn Hùng Trường Cao đẳng nghề GTVT TW2 6. Đào Anh Tuấn Trường Cao đẳng nghề Hà Nam 7. Tô Nguyễn Nhật Quang Trường Cao đẳng nghề TP HCM 8. Nguyễn Vũ Dzũng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng 9. Đinh Phú Nguyên Trường Cao đẳng nghề TNDT Tây nguyên Trang:3/ 7 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ I (2007 - 2010) NGHỀ:QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề số: QTMMT_LT31 Hình thức thi: Viết tự luận Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề thi) ĐÁP ÁN I. PHẦN BẮT BUỘC (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) Trình bày các thành phần cơ bản về phần cứng máy tính. Hướng dẫn chấm TT Nội dung Điểm Các thành phần cơ bản về phần cứng máy tính: 0,5 điểm Khối xử lí trung tâm (CPU -Central processing Unit) + Bộ nhớ trong RAM, ROM + Bộ nhớ ngoài : Đĩa cứng, đĩa mềm, USB, CD, … + Các thiết bị nhập: bàn phím, chuột, .. + Các thiết bi xuất : Màn hình, máy in... A KHỐI XỬ LÝ TRUNG TÂM CPU 0,25 điểm Có thể nói CPU là bộ chỉ huy của máy tính. Nó có nhiệm vụ thực hiện các phép tính số học và logic đồng thời điều khiển các quá trình thực hiện lệnh. CPU có các bộ phận chính đó là:  Khối tính toán số học và logic ((ALU = Arithmetic logic Unit)  Khối điều khiển (CU = Control Unit)  Thanh ghi (Register)  Đồng hồ B BỘ NHỚ TRONG 0,25 điểm Bộ nhớ trong (bộ nhớ trung tâm) là bộ nhớ chứa chương trình và số liệu. Nó gắn liền với CPU để CPU có thể làm việc được ngay.  Ô nhớ, địa chỉ ô nhớ và dung lượng bộ nhớ.  Bus  RAM (Random Access Memory) Trang:4/ 7  ROM (Read Only Memory) C BỘ NHỚ NGOÀI Bộ nhớ ngoài hay còn gọi là bộ nhớ phụ (Auxiliary Storage) là các thiết bị lưu trữ thông tin khối lượng lớn nên nó còn được gọi là bộ nhớ lưu trữ dung lượng lớn. Khi máy cần dùng dữ liệu, thông tin nào thì nó được tải lên bộ nhớ để làm việc nhanh hơn. Bộ nhớ ngoài điển hình nhất là:  Đĩa mềm (Flopy Disk)  Đĩa cứng (Hard disk)  USB, CD, … 0,5 điểm D CÁC THIẾT BỊ VÀO RA (INPUT-OUTPUT DEVICES) 0,5 điểm Các thiết bị vào - ra có thể coi là các bộ phận để trao đổi thông tin giữa người và máy, máy với máy. Một máy tính có thể có nhiều thiết bị vào - ra + Thiết bị vào : được dùng để cung cấp dữ liệu cho bộ vi xử lý, thông dụng là bàn phím (Keyboard), con chuột (Mouse), máy quét (Scaner) + Thiết bị ra : là phần đưa ra các kết quả tính toán, đưa ra các thông tin cho con người biết...các thiết bị ra thông dụng là màn hình (Monitor), máy in (Printer), máy vẽ (Ploter)... Câu 2: (3 điểm) Trình bày đặc điểm chuẩn Ethernet 10Base2, 10BaseT. Nêu ưu, nhược điểm. Nội dung Điểm 1 Trình bày đặc điểm chuẩn Ethernet 10Base2, 10BaseT. Nêu ưu, nhược điểm. 3,0 a/ Chuẩn Ethernet 10Base2 2 điểm Đặc điểm: Cấu hình này được xác định theo tiêu chuẩn IEEE 802.3 và bảo đảm tuân thủ các quy tắc sau: - Sử dụng sơ đồ mạng dạng Bus, dùng đầu nối chữ T (T- connector), Terminator (thiết bị đầu cuối) phải có trở kháng 50  và được nối đất; 0,5 điểm Trang:5/ 7 - Sử dụng dây cáp đồng trục mỏng. chiều dài tối đa của mỗi đoạn mạng là 185m, chiều dài toàn bộ hệ thống cáp mạng không thể vượt quá 925m; - Khoảng cách tối thiểu giữa hai máy trạm phải cách nhau 0.5m. số nút tối đa trên mỗi phân đoạn mạng là 30, tốc độ truyền dữ liệu 10 Mbps; - Mỗi mạng không thể có trên năm phân đoạn. Các phân đoạn có thể nối tối đa bốn bộ khuếch đại và chỉ có ba trong số năm phân đoạn có thể có nút mạng. Ưu nhược điểm: - Mạng thiết kế theo chuẩn 10Base-2 có giá thành rẻ nhất khi so với các chuẩn khác; - Tuy nhiên tính ổn định của nó không cao, các điểm nối dây rất dễ bị hỏng tiếp xúc. Chỉ cần một điểm nối dây trong mạng không tiếp xúc tốt sẽ làm cho các máy khác không thể vào mạng được. 0,5 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm b/ Chuẩn Ethernet 10BaseT 1,0 điểm Đặc điểm Cấu hình này được xác định theo tiêu chuẩn IEEE 802.3 và bảo đảm tuân thủ các quy tắc sau: - Dùng mô hình mạng dạng Star, sử dụng thiết bị đấu nối trung tâm Hub, có thể nối các phân đoạn mạng 10BaseT bằng cáp đồng trục hay cáp quang; - Dùng cáp UTP loại 3, 4, 5 hoặc STP, có mức trở kháng là 85-115 , tốc độ truyền dữ liệu tối đa 10Mbps; - Số nút tối đa là 512 và chúng có thể nối vào 3 phân đoạn bất kỳ với năm phân tuyến tối đa có sẵn, số lượng máy tính tối đa là 1024; 0,25 điểm 0,25 điểm Trang:6/ 7 - Khoảng cách tối thiểu giữa hai máy tính là 2,5m, khoảng cách cáp tối thiểu từ một Hub đến một máy tính hoặc một Hub khác là 0,5m. Ưu, nhược điểm - So với chuẩn 10 BASE-2, chuẩn 10 BASE-T đắt hơn, nhưng nó có tính ổn định cao hơn: sự cố trên một điểm nối dây không ảnh hưởng đến toàn mạng; - Do trong mạng 10BaseT dùng thiết bị đấu nối trung tâm nên dữ liệu truyền tin cậy hơn, dễ quản lý. Điều này cũng tạo thuận lợi cho việc định vị và sửa chữa các phân đoạn cáp bị hỏng. Chuẩn này cho phép bạn thiết kế và xây dựng trên từng phân đoạn một trên LAN và có thể tăng dần khi mạng cần phát triển. 10BaseT cũng tương đối rẻ tiền so với các phương án đấu cáp khác. 0,25 điểm 0,25 điểm Câu 3: (2 điểm) So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa mô hình OSI và mô hình TCP/IP? TT Nội dung Điểm So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa mô hình OSI và mô hình TCP/IP 2 điểm A + Giống nhau: - Cả hai đều có kiến trúc phân lớp; - Cả hai đều có lớp ứng dụng, mặc dù các dịch vụ mỗi lớp khác nhau; - Cả hai đều có lớp vận chuyển và lớp mạng; - Sử dụng kỹ thuật chuyển mạch gói; - Các nhà quản trị mạng chuyên nghiệp cần biết rõ cả hai mô hình trên. 1 điểm B + Khác nhau: - TCP/IP kết hợp lớp mô tả và lớp phiên vào lớp ứng dụng của nó; - TCP/IP kết hợp lớp liên kết dữ liệu và lớp vật lý thành một lớp; 1 điểm Trang:7/ 7 - Các giao thức TCP/IP là các chuẩn phát triển phổ biến phát triển trên Internet, vì thế mô hình TCP/IP lần nữa được tín nhiệm chỉ vì các giao thức của nó. Ngược lại các mạng điển hình không được xây dựng trên các giao thức OSI. II. PHẦN TỰ CHỌN (3 điểm) …………………………..Hết……………………… Ban Biên soạn đề thi nghề Quản trị mạng máy tính STT Họ và tên Đơn vị công tác 1. Nguyễn Văn Hưng Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng 2. Hồ Viết Hà Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng 3. Nguyễn Đình Liêm Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng 4. Đỗ Văn Xuân Trường Cao đẳng nghề Bắc Giang 5. Vũ Văn Hùng Trường Cao đẳng nghề GTVT TW2 6. Đào Anh Tuấn Trường Cao đẳng nghề Hà Nam 7. Tô Nguyễn Nhật Quang Trường Cao đẳng nghề TP HCM 8. Nguyễn Vũ Dzũng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng 9. Đinh Phú Nguyên Trường Cao đẳng nghề TNDT Tây nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfqtmmt31_0404.pdf
Tài liệu liên quan