Đề thi Quản trị mạng máy tính - Mã đề LT12

Câu 1: (1,5 điểm)

Trình bày các thành phần cơ bản của phần cứng máy tính.

Câu 2: (1,5 điểm)

Trình bày khái niệm mạng dạng sao (Star). Vẽ hình minh họa. Nêu các

ưu, nhược điểm của mạng dạng sao.

Câu 3: (2,0 điểm)

Giải thuật chọn đường theo kiểu trạng thái nối kết (Link State Routing)

và Giải thuật chọn đường theo kiểu vector khoảng cách (Distance vector).

Câu 4: (2,0 điểm)

Cho hệ thống mạng gồm 228 Host và địa chỉ IP được thiết lập ở lớp

192.168.1.1/24. Hãy chia hệ thống mạng này thành bốn mạng con (Net 1:

có 120 Host, Net 2: có 60 Host, Net 3: có 30 Host và Net 4: có 18 Host)

gồm các thông tin: Network ID (địa chỉ lớp mạng con), Subnet Mask(mặt

nạ của mạng con), Start IP Address(địa chỉ IP bắt đầu của mạng con),

End IP Address(địa chỉ IP kết thúc mạng con), Broadcast IP(địa chỉ IP

quảng bá của mạng con).

pdf7 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1388 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Đề thi Quản trị mạng máy tính - Mã đề LT12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang:1/ 7 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ I (2007 - 2010) NGHỀ:QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề số: QTMMT_LT12 Hình thức thi: Viết tự luận Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề thi) ĐỀ BÀI I. PHẦN BẮT BUỘC (7 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) Trình bày các thành phần cơ bản của phần cứng máy tính. Câu 2: (1,5 điểm) Trình bày khái niệm mạng dạng sao (Star). Vẽ hình minh họa. Nêu các ưu, nhược điểm của mạng dạng sao. Câu 3: (2,0 điểm) Giải thuật chọn đường theo kiểu trạng thái nối kết (Link State Routing) và Giải thuật chọn đường theo kiểu vector khoảng cách (Distance vector). Câu 4: (2,0 điểm) Cho hệ thống mạng gồm 228 Host và địa chỉ IP được thiết lập ở lớp 192.168.1.1/24. Hãy chia hệ thống mạng này thành bốn mạng con (Net 1: có 120 Host, Net 2: có 60 Host, Net 3: có 30 Host và Net 4: có 18 Host) gồm các thông tin: Network ID (địa chỉ lớp mạng con), Subnet Mask(mặt nạ của mạng con), Start IP Address(địa chỉ IP bắt đầu của mạng con), End IP Address(địa chỉ IP kết thúc mạng con), Broadcast IP(địa chỉ IP quảng bá của mạng con). II. PHẦN TỰ CHỌN (3 điểm) Phần này do từng Trường tổ chức thi tốt nghiệp tự chọn nội dung để đưa vào đề thi, với thời gian làm bài 50 phút và số điểm của phần tự chọn được tính 3 điểm. …………………………..Hết……………………… Chú ý: thí sinh không được phép sử dụng tài liệu, Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Trang:2/ 7 Ban Biên soạn đề thi nghề Quản trị mạng máy tính STT Họ và tên Đơn vị công tác 1. Nguyễn Văn Hưng Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng 2. Hồ Viết Hà Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng 3. Nguyễn Đình Liêm Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng 4. Đỗ Văn Xuân Trường Cao đẳng nghề Bắc Giang 5. Vũ Văn Hùng Trường Cao đẳng nghề GTVT TW2 6. Đào Anh Tuấn Trường Cao đẳng nghề Hà Nam 7. Tô Nguyễn Nhật Quang Trường Cao đẳng nghề TP HCM 8. Nguyễn Vũ Dzũng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng 9. Đinh Phú Nguyên Trường Cao đẳng nghề TNDT Tây nguyên Trang:3/ 7 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ I (2007 - 2010) NGHỀ:QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề số: QTMMT_LT12 Hình thức thi: Viết tự luận Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề thi) ĐÁP ÁN I. PHẦN BẮT BUỘC (7 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) Trình bày các thành phần cơ bản của phần cứng máy tính. Hướng dẫn chấm TT Nội dung Điểm Các thành phần cơ bản về phần cứng máy tính: 0,5 điểm Khối xử lí trung tâm (CPU -Central processing Unit) + Bộ nhớ trong RAM, ROM + Bộ nhớ ngoài : Đĩa cứng, đĩa mềm, USB, CD, … + Các thiết bị nhập: bàn phím, chuột, .. + Các thiết bi xuất : Màn hình, máy in... A KHỐI XỬ LÝ TRUNG TÂM CPU 0,25 điểm Có thể nói CPU là bộ chỉ huy của máy tính. Nó có nhiệm vụ thực hiện các phép tính số học và logic đồng thời điều khiển các quá trình thực hiện lệnh. CPU có các bộ phận chính đó là:  Khối tính toán số học và logic ((ALU = Arithmetic logic Unit)  Khối điều khiển (CU = Control Unit)  Thanh ghi (Register)  Đồng hồ B BỘ NHỚ TRONG 0,25 điểm Bộ nhớ trong (bộ nhớ trung tâm) là bộ nhớ chứa chương trình và số liệu. Nó gắn liền với CPU để CPU có thể làm việc được ngay.  Ô nhớ, địa chỉ ô nhớ và dung lượng bộ nhớ.  Bus  RAM (Random Access Memory)  ROM (Read Only Memory) Trang:4/ 7 C BỘ NHỚ NGOÀI Bộ nhớ ngoài hay còn gọi là bộ nhớ phụ (Auxiliary Storage) là các thiết bị lưu trữ thông tin khối lượng lớn nên nó còn được gọi là bộ nhớ lưu trữ dung lượng lớn. Khi máy cần dùng dữ liệu, thông tin nào thì nó được tải lên bộ nhớ để làm việc nhanh hơn. Bộ nhớ ngoài điển hình nhất là:  Đĩa mềm (Flopy Disk)  Đĩa cứng (Hard disk)  USB, CD, … 0,25 điểm D CÁC THIẾT BỊ VÀO RA (INPUT-OUTPUT DEVICES) 0,25 điểm Các thiết bị vào - ra có thể coi là các bộ phận để trao đổi thông tin giữa người và máy, máy với máy. Một máy tính có thể có nhiều thiết bị vào - ra + Thiết bị vào : được dùng để cung cấp dữ liệu cho bộ vi xử lý, thông dụng là bàn phím (Keyboard), con chuột (Mouse), máy quét (Scaner) + Thiết bị ra : là phần đưa ra các kết quả tính toán, đưa ra các thông tin cho con người biết...các thiết bị ra thông dụng là màn hình (Monitor), máy in (Printer), máy vẽ (Ploter)... Câu 2: (1,5 điểm) Trình bày khái niệm mạng dạng sao (Star). Vẽ hình minh họa. Nêu các ưu, nhược điểm của mạng dạng sao. TT Nội dung Điểm A Trình bày khái niệm mạng dạng Sao (Star). 0,5 điểm Mạng hình sao (Star) là mạng mà tất cả các trạm được kết nối với một thiết bị trung tâm có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ các trạm và chuyển đến trạm đích. Tùy theo yêu cầu truyền thông trên mạng mà thiết bị trung tâm có thể là bộ chuyển mạch Switch, bộ chọn đường Router, hoặc bộ phận phân kênh HUB B Vẽ hình minh họa 0,5 điểm C Trình bày ưu, nhược điểm của mạng dạng Sao (Star) 0,5 điểm Trang:5/ 7 + Ưu điểm :  Thiết lập mạng đơn giản;  Dễ dàng cấu hình lại lạng ( thêm, bớt các trạm );  Dễ dàng kiểm soát và khắc phục sự cố;  Tận dụng được tối đa tốc độ truyền của đường truyền vật lý. + Nhược điểm :  Độ dài đường truyền nối một trạm với thiết bị trung tâm còn hạn chế ( trong vòng 100m trở lại );  Nếu thiết bị trung tâm bị hỏng thì toàn bộ mạng ngừng hoạt động. 0,25 điểm 0,25 điểm Câu 3: (2 điểm) Giải thuật chọn đường theo kiểu trạng thái nối kết (Link State Routing) và Giải thuật chọn đường theo kiểu vector khoảng cách (Distance vector). TT Nội dung Điểm A Trong giải thuật vạch đường theo kiểu trạng thái nối kết 1,0điểm  Mỗi router sẽ gởi thông tin về trạng thái nối kết của mình cho tất cả các router trên toàn mạng. Các router sẽ thu thập thông tin về trạng thái nối kết của các router khác, từ đó xây dựng lại hình trạng mạng, chạy các giải thuật tìm đường đi ngắn nhất trên hình trạng mạng có được. Từ đó xây dựng bảng chọn đường cho mình;  Khi một router phát hiện trạng thái nối kết của mình bị thay đổi, nó sẽ gởi một thông điệp yêu cầu cập nhật trạng thái nối kết cho tất các các router trên toàn mạng. Nhận được thông điệp này, các router sẽ xây dựng lại hình trạng mạng, tính toán lại đường đi tối ưu và cập nhật lại bảng chọn đường của mình;  Giải thuật chọn đường trạng thái nối kết tạo ra ít thông tin trên mạng. Tuy nhiên nó đòi hỏi router phải có bộ nhớ lớn, tốc độ tính toán của CPU phải cao. 0,4 điểm 0,3 điểm 0,3 điểm B Trong giải thuật chọn đường theo kiểu vectơ khoảng cách 1,0 điểm  Đầu tiên mỗi router sẽ cập nhật đường đi đến các mạng nối kết trực tiếp với mình vào bảng chọn đường;  Theo định kỳ, một router phải gởi bảng chọn đường của mình cho các router láng giềng;  Khi nhận được bảng chọn đường của một láng giềng gởi 0,3 điểm 0,3 điểm 0,4 điểm Trang:6/ 7 sang, router sẽ tìm xem láng giềng của mình có đường đi đến một mạng nào mà mình chưa có hay một đường đi nào tốt hơn đường đi mình đã có hay không. Nếu có sẽ đưa đường đi mới này vào bảng chọn đường của mình với Next hop để đến đích chính là láng giềng này. Câu 4: (2,0 điểm) Cho hệ thống mạng gồm 228 Host và địa chỉ IP được thiết lập ở lớp 192.168.1.1/24. Hãy chia hệ thống mạng này thành bốn mạng con (Net 1: có 120 Host, Net 2: có 60 Host, Net 3: có 30 Host và Net 4: có 18 Host) gồm các thông tin: Network ID (địa chỉ lớp mạng con), Subnet Mask(mặt nạ của mạng con), Start IP Address(địa chỉ IP bắt đầu của mạng con), End IP Address(địa chỉ IP kết thúc mạng con), Broadcast IP(địa chỉ IP quảng bá của mạng con). TT Nội dung Điểm Thiết lập địa chỉ IP cho các mạng con ( Net 1, Net 2, Net 3, Net 4) như sau: 2,0 điểm + Net 1: Net ID: 192.168.1.0 Subnet mask: 255.255.255.128 Start IP Address: 192.168.1.1 End IP Addres: 192.168.1.126 Broadcast IP: 192.168.1.127 0,5 điểm + Net 2: Net ID: 192.168.1.128 Subnet mask: 255.255.255.192 Start IP Address: 192.168.1.129 End IP Addres: 192.168.1.190 Broadcast IP: 192.168.1.191 0,5 điểm + Net 3: Net ID: 192.168.1.192 Subnet mask: 255.255.255.224 Start IP Address: 192.168.1.193 End IP Addres: 192.168.1.222 Broadcast IP: 192.168.1.223 0,5 điểm + Net 4: Net ID: 192.168.1.224 Subnet mask: 255.255.255.224 Start IP Address: 192.168.1.225 End IP Addres: 192.168.1.254 Broadcast IP: 192.168.1.255 0,5 điểm Trang:7/ 7 II. PHẦN TỰ CHỌN (3 điểm) …………………………..Hết……………………… …………………………………………………………………………………… Ban Biên soạn đề thi nghề Quản trị mạng máy tính STT Họ và tên Đơn vị công tác 1. Nguyễn Văn Hưng Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng 2. Hồ Viết Hà Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng 3. Nguyễn Đình Liêm Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng 4. Đỗ Văn Xuân Trường Cao đẳng nghề Bắc Giang 5. Vũ Văn Hùng Trường Cao đẳng nghề GTVT TW2 6. Đào Anh Tuấn Trường Cao đẳng nghề Hà Nam 7. Tô Nguyễn Nhật Quang Trường Cao đẳng nghề TP HCM 8. Nguyễn Vũ Dzũng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng 9. Đinh Phú Nguyên Trường Cao đẳng nghề TNDT Tây nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfqtmmt12_0223.pdf
Tài liệu liên quan