1. Lý thuyết:so sánh tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính với việc hoãn
phiên tòa. 3đ
2. Những nhận định sau đây đúng hay sai? 3đ
a. Trong quá trình xem xét vụ án hành chính theo trình tự phúc thẩm, tòa án cấp
phúc thẩm phát hiện trong giai đoạn xét xử sơ thẩm có đương sự chết mà chưa có
người thừa kế quyền, nghĩa vụ tố tụng thì tòa án cấp phúc thẩm sẽ ra quyết định
tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án.
b. TAND tỉnh A phải trả lại đơn khởi kiện vụ án hành chính mà người bị kiện là
chủ tịch UBND tỉnh B.
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1583 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đề thi luật tố tụng hành chính (giữa kỳ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi luật tố tụng hành chính (giữa kỳ)
1. Lý thuyết: so sánh tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính với việc hoãn
phiên tòa. 3đ
2. Những nhận định sau đây đúng hay sai? 3đ
a. Trong quá trình xem xét vụ án hành chính theo trình tự phúc thẩm, tòa án cấp
phúc thẩm phát hiện trong giai đoạn xét xử sơ thẩm có đương sự chết mà chưa có
người thừa kế quyền, nghĩa vụ tố tụng thì tòa án cấp phúc thẩm sẽ ra quyết định
tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án.
b. TAND tỉnh A phải trả lại đơn khởi kiện vụ án hành chính mà người bị kiện là
chủ tịch UBND tỉnh B.
c. Trong trường hợp thư kí tòa án bị thay đổi tại phiên tòa thì chủ tọa phiên tòa là
người quyết định.
d. Người bị kiện trong vụ án hành chính không có quyền yêu cầu người khởi kiện
bồi thường thiệt hại cho mình.
e. Quyết định giám đốc thẩm của UB thẩm phán toà án nhân dân cấp tỉnh là một
trong các đối tượng được xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm thuộc
thẩm quyền của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao.
f. Người khởi kiện có thể khởi kiện lại vụ án hành chính sau khi tòa án đã ra quyết
định đình chỉ việc giải quyết vụ án.
3. Bài tập: 4đ
Bà M thường trú tại xã T, huyện Y, tỉnh H do không tự nguyện thi hành quyết định
số 04 về việc thu hồi đất của UBND huyện Y nên đã bị chủ tịch UBND huyện Y
ban hành ra quyết định số 09 về việc xử phạt vi phạm hành chính do có hành vi
không trả lại đất đúng theo quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền. Không đồng ý với QĐ thu hồi đất nói trên, Bà M đã khiếu nại. Chủ tịch
UBND huyện Y ban hành ra quyết định số 15 với nội dung bác khiếu nại của bà M
giữ nguyên quyết định thu hồi đất. Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu
nại bà M đã khởi kiện quyết định thu hồi đất ra TAND.
1. Xác định tòa án có thẩm quyền giải quyết và những người tham gia tố tụng
trong vụ án.
2. Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính, người khởi kiện yêu cầu bổ sung
đối tượng khởi kiện là quyết định số 09 về việc xử phạt vi phạm hành chính. Hỏi
yêu cầu trên của người khởi kiện có được HĐXX chấp thuận không? vì sao?
3. Vụ việc trên đã được giải quyết bằng bản án của tòa án cấp sơ thẩm nhưng bị
các đương sự kháng cao. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án hành
chính, ông A là thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa phúc thẩm trong
quá trình nghiên cứu hồ sơ đã phát hiện thư ký tòa án và hội thẩm nhân dân ở
phiên tòa cấp sơ thẩm là anh em cùng cha khác mẹ nhưng họ đã không từ chối và
không bị thay đổi theo quy định của pháp luật nên ông A đã căn cứ và điểm b
khoản 1 điều 191 và điều 198 luật tố tung hành chính ra quyết định đình chỉ việc
giải quyết vụ án hành chính. Anh chị nhận xét gì về cách xử lý trên của thẩm phán
A.
BÀI LÀM
1. Lý thuyết: so sánh tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính với việc hoãn
phiên tòa. 3đ
Giống nhau: Cả 2 đều dẫn đến việc giải quyết vụ án hành chính tạm thời bị dừng
lại.
Khác nhau:
- Hoãn phiên tòa là chỉ tạm thời hoãn giải quyết vụ án hành chính trong một thời
gian ngắn và sau đó sẽ phải sắp xếp đưa vụ án ra xét xử trở lại. Còn việc tạm đình
chỉ giải quyết vụ án chỉ đưa vụ án ra xét xử trở lại khi nguyên nhân dẫn đến việc
tạm đình chỉ không còn.
- Hoãn phiên tòa khi những người tham gia tố tụng vắng mặt trong lần đầu trong
phiên tòa xét xử, vắng người hoặc vắng người tiến hành tố tụng dẫn đến việc xét
xử ở phiên tòa không được đảm bảo, nên phải hoãn để xét xử lại. Còn việc tạm
đình chỉ giải quyết vụ án hành chính chủ yếu do tính pháp lý của việc đưa vụ án ra
xét xử không còn, cho nên phải tạm đình chỉ giải quyết vụ án chờ đến khi nào
nguyên nhân đình chỉ giải quyết vụ án được khắc phục như đương sự đã chết
nhưng chưa có người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng.
- Hoãn phiên tòa không là đối tượng khiếu nại của đương sự nhưng tạm đình chỉ
giải quyết vụ án hành chính là đối tượng khiếu nại, kiến nghị.
2. Những nhận định sau đây đúng hay sai? 3đ
a. Trong quá trình xem xét vụ án hành chính theo trình tự phúc thẩm, tòa án cấp
phúc thẩm phát hiện trong giai đoạn xét xử sơ thẩm có đương sự chết mà chưa có
người thừa kế quyền, nghĩa vụ tố tụng thì tòa án cấp phúc thẩm sẽ ra quyết định
tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án.
-> Sai.
Theo quy định thì trong trường hợp này, phải đình chỉ giải quyết vụ án hành chính
này cho đến khi nào có đương sự có người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng thì
mới tiếp tục xét xử sơ thẩm. Như vậy là đã vi phạm thủ tục tố tụng hành chính.
Tòa án phúc thẩm phải hủy án sơ thẩm, cho xét xử sơ thẩm lại mới đúng quy định
của pháp luật.
b. TAND tỉnh A phải trả lại đơn khởi kiện vụ án hành chính mà người bị kiện là
chủ tịch UBND tỉnh B.
-> Đúng
Trong trường hợp này thẩm quyền xét xử phải là tòa án nhân dân tỉnh B.???
c. Trong trường hợp thư kí tòa án bị thay đổi tại phiên tòa thì chủ tọa phiên tòa là
người quyết định.
-> Sai,
Trường hợp này phải do HĐXX quyết định.
d. Người bị kiện trong vụ án hành chính không có quyền yêu cầu người khởi kiện
bồi thường thiệt hại cho mình.
-> đúng
Chỉ có người khởi kiện, người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án hành
chính có quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại. Chứ người bị kiện thì không có
quyền này.
e. Quyết định giám đốc thẩm của UB thẩm phán toà án nhân dân cấp tỉnh là một
trong các đối tượng được xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm thuộc
thẩm quyền của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao.
-> Sai.
Quyết định giám đốc thẩm của UB thẩm phán TAND cấp tỉnh không được xem
xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm.
f. Người khởi kiện có thể khởi kiện lại vụ án hành chính sau khi tòa án đã ra quyết
định đình chỉ việc giải quyết vụ án.
-> Sai
Chỉ có thể khởi kiện lại vụ án nếu nguyên nhân làm đình chỉ việc giải quyết vụ án
không còn nữa và vẫn trong thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính.
3. Bài tập: 4đ
Bà M thường trú tại xã T, huyện Y, tỉnh H do không tự nguyện thi hành quyết định
số 04 về việc thu hồi đất của UBND huyện Y nên đã bị chủ tịch UBND huyện Y
ban hành ra quyết định số 09 về việc xử phạt vi phạm hành chính do có hành vi
không trả lại đất đúng theo quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.. Không đồng ý với QĐ thu hồi đất nói trên, Bà M đã khiếu nại. Chủ tịch
UBND huyện Y ban hành ra quyết định số 15 với nội dung bác khiếu nại của bà M
giữ nguyên quyết định thu hồi đất. Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu
nại bà M đã khởi kiện quyết định thu hồi đất ra TAND.
1. Xác định tòa án có thẩm quyền giải quyết và những người tham gia tố tụng
trong vụ án.
Thẩm quyền xét xử vụ án hành chính này là TAND huyện Y.
Người tham gia tố tụng trong vụ án bao gồm như sau:
+ Đương sự:
- Người khởi kiện: bà M.
- Người bị kiện: Chủ tịch UBND huyện Y
- Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan : không có.
+ Ngoài ra còn có: người đại diên cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người phiên dịch.
2. Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính, người khởi kiện yêu cầu bổ
sung đối tượng khởi kiện là quyết định số 09 về việc xử phạt vi phạm hành
chính. Hỏi yêu cầu trên của người khởi kiện có được HĐXX chấp thuận
không? vì sao?
Quyết định 09 là quyết định hành chính lần đầu, xử phạt vi phạm hành chính do có
hành vi không trả lại đất đúng theo quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền. Do đó cũng là đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính. Nên người
khởi kiện có quyền yêu cầu bổ sung đối tượng khởi kiện là quyết định số 09.
3. Vụ việc trên đã được giải quyết bằng bản án của tòa án cấp sơ thẩm nhưng
bị các đương sự kháng cao. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án
hành chính, ông A là thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa phúc
thẩm trong quá trình nghiên cứu hồ sơ đã phát hiện thư ký tòa án và hội
thẩm nhân dân ở phiên tòa cấp sơ thẩm là anh em cùng cha khác mẹ nhưng
họ đã không từ chối và không bị thay đổi theo quy định của pháp luật nên
ông A đã căn cứ và điểm b khoản 1 điều 191 và điều 198 luật tố tung hành
chính ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính. Anh chị nhận
xét gì về cách xử lý trên của thẩm phán A.
Trong trường hợp này thì tòa án cấp sơ thẩm đã vi phạm thủ tục tố tụng hành
chính, do đó chỉ có thể hủy bản án và xét xử lại án sơ thẩm. Đình chỉ giái quyết vụ
án là sai quy định của pháp luật.
Nội dung hướng dẫn của thầy,
Hôm trước khi lớp kiểm tra giữa kỳ xong Thầy đã giải đề thi tại lớp, nên Thầy đã
không chuyển đáp án đề thi giữa kỳ qua mail của lớp nữa.
Về bài giải mà bạn gởi, Thầy góp ý một số nội dung sau:
- Về câu hỏi lý thuyết: trình bày chưa đầy đủ các nội dung. Không chỉ riêng môn
Luật TTHC, đối với các câu hỏi lý thuyết để đạt điểm trọn vẹn cần phải trình bày
đầy đủ các ý. Đề bài là câu hỏi so sánh, do vậy khi so sánh chúng ta cần đưa ra các
tiêu chí khi so sánh: về cơ sở pháp lý, căn cứ áp dụng, thẩm quyền ban hành các
quyết định, hậu quả pháp lý, thời gian áp dụng, thời điểm áp dụng...
- Về phần nhận định: nhìn chung bạn đã trả lời được một số câu, tuy nhiên Thầy
lưu ý:
+ Đối với nhận định a, bạn lí giải nhìn chung rất tốt tuy nhiên bạn lập luận "theo
quy định thì trong trường hợp này, phải đình chỉ giải quyết vụ án hành chính này
cho đến khi nào có đương sự có người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng thì mới
tiếp tục xét xử sơ thẩm..." -> không phải đình chỉ mà tạm đình chỉ việc giải quyết
vụ án. "Như vậy là đã vi phạm thủ tục tố tụng hành chính. Tòa án phúc thẩm phải
hủy án sơ thẩm, cho xét xử sơ thẩm lại mới đúng quy định của pháp luật" (K3
Điều 205 Luật TTHC).
+ Nhận định b đúng. Giải thích thêm để bạn hiểu: người bị kiện trong trường hợp
này là CT UBND tỉnh B, như vậy đây là QĐHC, HVHC của người có thẩm quyền
trong CQNN cấp tỉnh nên sẽ kiện tại Tòa án có trụ sở cùng địa giới hành chính nơi
CQNN (người có thẩm quyền- CTUBND tỉnh B) đã ban hành ra quyết định. Như
vậy, trường hợp này thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND tỉnh B (căn cứ vào
điểm c khoản 1 Điều 30).
+ Nhận định d: cần dựa vào tính chất của quan hệ pháp luật hành chính hoặc quan
hệ pháp luật về tranh chấp hành chính để giải thích.
+ Nhận định e: sai. Nhưng bạn giải thích như vậy là không đúng. "Quyết định
giám đốc thẩm của UB thẩm phán TAND cấp tỉnh không được xem xét lại theo
thủ tục giám đốc thẩm". Lưu ý Quyết định GĐT của UBTPTANDCT là một trong
những đối tượng kháng nghị theo thủ tục GĐT. Nhận định này sai ở chỗ: QĐ trên
thuộc t/q giải quyết của Tòa hành chính TANDTC chứ không phải thuộc thẩm
quyền giải quyết của HĐ TPTANDTC. (xem thêm Điều 219 Luật TTHC).
+ Nhận định f: đúng. Trong một số trường hợp nhất định, mặc dù vụ án đã bị đình
chỉ nhưng người khởi kiện vẫn có quyền khởi kiện lại vụ án nếu thời hiệu khởi
kiện vẫn còn. (xem Điều 121, xem thêm điểm a khoản 2 Điều 131).
Về bài tập:
1- Hầu hết các nội dung bạn đã giải quyết được. Tuy nhiên xác định người bị kiện
trong vụ án trên là chưa đúng. NBK là UBND huyện Y (ai là người có thẩm quyền
trong việc ban hành ra QĐHC thì đó là người bị kiện). Thầy đã nói trên lớp: theo
Luật đất đai năm 2003 thì chỉ có UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện mới có thẩm
quyền trong việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất...
2- Việc bổ sung QĐ số 09: chú ý vấn đề thời hiệu khởi kiện. Xem thêm về quyền
bổ sung, thây đổi yêu cầu tại Điều 145 và 146 Luật TTHC.
3. . Thầy nói rõ thêm:
- Trường hợp này Tòa cấp sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trong thủ tục tố tụng (vì
đây thuộc trường hợp phải từ chối hoặc bị thay đổi người THTT: xem k3 Điều 44,
k8 Điều 41...). Do vậy căn cứ K3 Điều 205, HĐXX PT (không phải cá nhân Thẩm
phán) sẽ hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử
lại.
Qua việc chấm bài thi giữa kỳ, Thầy có một số lưu ý với lớp:
- Cần tập trung giải quyết đúng nội dung câu hỏi, tránh lạc đề.
- Đối với phần lý thuyết: nên nêu đầy đủ các ý, nội dung câu hỏi tránh làm sơ sài
- Đối với phần nhận định: dù đúng hay sai cũng đều phải giải thích.
- Về nhận định và bài tập: tránh tự cho thêm các sự kiện sau đó suy diễn theo
nhiều hướng khác nhau (suy diễn lung tung). Đề bài như thế nào giải quyết như
vậy.
Như Thầy nói trên lớp: chúng ta thi đề đóng, do đó trong quá trình làm bài các bạn
chỉ cần nắm tinh thần của Điều luật để lập luận, không cần phải chỉ rõ quy định tại
điểm, khoản hay điều nào nếu như không nhớ.
Chúc các bạn sức khỏe và đạt kết quả tốt nhất!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 111_7849.pdf