Câu 1: 3 đSo sánh tạm đình chị việc giải quyết vụ án hành chính với đình chỉ việc
giải quyết vụ án hành chính.
Câu 2: Nhận định đúng sai : 3 đ
a. Trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính, nếu người làm chứng vắng
mặt thì HĐXX phải ra quyết định hoãn phiên tòa.
b. Khi không đồng ý với bản án, quyết định đình chỉ vụ án giải quyết khiếu kiện
về danh sách cử tri bầu cư đại biểu quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu
HĐND đương sự có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm.
c. Tòa án có thể áp dụng pháp luật tố tụng dân sự trong quá trình giải quyết vụ án
hành chính.
d. VKS không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm đối với quyết định
đình chỉ việc giải quyết vụ án trong trường hợp quyết định đó được tòa án ban
hành trong giai đoạn xét xử phúc thẩm
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1415 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Đề thi luật tố tụng hành chính (90 phút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi luật tố tụng hành chính (90")
Câu 1: 3 đSo sánh tạm đình chị việc giải quyết vụ án hành chính với đình chỉ việc
giải quyết vụ án hành chính.
Câu 2: Nhận định đúng sai : 3 đ
a. Trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính, nếu người làm chứng vắng
mặt thì HĐXX phải ra quyết định hoãn phiên tòa.
b. Khi không đồng ý với bản án, quyết định đình chỉ vụ án giải quyết khiếu kiện
về danh sách cử tri bầu cư đại biểu quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu
HĐND đương sự có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm.
c. Tòa án có thể áp dụng pháp luật tố tụng dân sự trong quá trình giải quyết vụ án
hành chính.
d. VKS không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm đối với quyết định
đình chỉ việc giải quyết vụ án trong trường hợp quyết định đó được tòa án ban
hành trong giai đoạn xét xử phúc thẩm.
e. Người làm chứng trong vụ án hành chính không bao giờ bị thay đổi.
f. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm nếu người bị kiện hủy bỏ quyết định
hành chính tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án.
Câu 3: 4 đ
Cục trưởng cục thuế t/p H ban hành q/đ số 2898/QĐ-CT về việc áp dụng thuế và
truy thu thuế đối với c/ty TNHH KN có trụ sở đặt tại quận BT, thành phố H với
nội dụng truy thu thuế từ năm 2007 đến năm 2010 là 1.100.900.000 đ và nộp thuế
bổ sung số tiền 950.000.000 đ. Không đồng ý với q/đ nêu trên, nên ông A là giám
đốc của c/ty TNHH KN đã khiếu nại đến Cục trưởng cục thuế thành phố H nhưng
hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại vẫn không được giải quyết nên đã
khởi kiện tại TAND.
a. Tòa án có thẩm quyền thụ lý và những người sẽ tham gia tố 5ung trong trường
hợp trên?
b. Vụ việc đã được tòa án thụ lý giải quyết. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ
thẩm công ty TNHH KN tổ chức lại doanh nghiệp và sát nhập vào cty TNHH HK.
Tòa án cấp sơ thẩm sẽ giải quyết như thế nào?
c. Giả sử vụ việc trên đã được giải quyết bằng bản án của tòa án cấp sơ thẩm
nhưng bị khởi kiện kháng cáo hợp lệ nhưng trước khi mở phiên tòa phúc thẩm
người khởi kiện rút kháng cáo. Tòa án cấp phúc thẩm sẽ giải quyết như thế nào?
Người ra đề: ThS Lê Việt Sơn
Duyệt đề: TS GVC Nguyễn Thị Phương Huyền,
BÀI LÀM
Câu 1: 3 đ
So sánh tạm đình chị việc giải quyết vụ án hành chính với đình chỉ việc giải quyết
vụ án hành chính.
Câu 2: Nhận định đúng sai : 3 đ
a. Trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính, nếu người làm chứng
vắng mặt thì HĐXX phải ra quyết định hoãn phiên tòa.
=> Nhận định Sai,
Trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính, nếu người làm chứng vắng mặt
thì HĐXX có thể ra quyết định hoãn phiên tòa hay không tùy theo quyết định của
HĐXX, nếu xét thấy người làm chứng đã cung cấp lời khai làm chứng đầy đủ,
không cần có mặt tại phiên tòa thì HĐXX có thể tiếp tục xét xử vắng mặt người
làm chứng này, không bắt buột phải ra quyết định hoãn phiên tòa.
b. Khi không đồng ý với bản án, quyết định đình chỉ vụ án giải quyết khiếu
kiện về danh sách cử tri bầu cư đại biểu quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại
biểu HĐND đương sự có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm.
=> Nhận định sai,
Quyết định đình chỉ vụ án giải quyết khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại
biểu quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu HĐNN ở tòa án cấp sơ thẩm là
quyết định cuối cùng, chỉ có 1 cấp xét xử, không kháng cáo theo thủ tục phúc
thẩm.
c. Tòa án có thể áp dụng pháp luật tố tụng dân sự trong quá trình giải quyết
vụ án hành chính.
=> Nhận định đúng
Tòa án có thể áp dụng luật bồi thường nhà nước và pháp luật tố tụng dân sự trong
quá trình giải quyết vụ việc dân sự trong vụ án hành chính như đòi bồi thường
thiệt hại của người khiếu kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ
án hành chính.
d. VKS không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm đối với quyết
định đình chỉ việc giải quyết vụ án trong trường hợp quyết định đó được tòa
án ban hành trong giai đoạn xét xử phúc thẩm.
=> Nhận định sai
Viện kiểm sát cùng cấp và viện kiểm sát cấp trên một cấp có quyền kháng nghị
theo trình tự phúc thẩm đối với quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án trong
trường hợp quyết định đó được tòa án ban hàng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm.
Chỉ có Viện trưởng Viện kiểm sát và Chánh án TAND (cấp tỉnh & tối cao) mới có
quyền kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm và tái thẩm đối với quyết định hoặc
bản án được tòa án ban hành trong giai đoạn xét xử phúc thẩm.
e. Người làm chứng trong vụ án hành chính không bao giờ bị thay đổi.
=> Nhận định sai
Người làm chứng trong vụ án hành chính có thể được thay đổi nếu có sự đồng ý
của thẩm phán phụ trách vụ án hành chính hoặc HĐXX trong phiên tòa xét xử.
Điều này cũng đáp ứng nhu cầu cung cấp chứng cứ chứng minh cho đương sự
trong vụ án hành chính. Luật cũng không quy định về điều này.
f. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm nếu người bị kiện hủy bỏ quyết
định hành chính tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án.
=> Nhận định sai,
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm nếu người bị kiện hủy bỏ quyêt định hành
chính, và người khởi kiện rút đơn khởi kiện thì tòa án mới có quyền ra quyết định
đình chỉ việc giải quyết vụ án. Chẳng hạn như trong trường hợp người khởi kiện
đòi bồi thường thiệt hại do quyết định hành chính của người bị kiện gây ra, thì
việc hủy bỏ quyết định đó vẫn gây thiệt hại cho người khởi kiện, nếu người khởi
kiện không đồng ý rút đơn khởi kiện thì tòa án vẫn tiếp tục thụ lý giải quyết vụ án.
Câu 3: 4 đ
Cục trưởng cục thuế t/p H ban hành q/đ số 2898/QĐ-CT về việc áp dụng thuế và
truy thu thuế đối với c/ty TNHH KN có trụ sở đặt tại quận BT, thành phố H với
nội dụng truy thu thuế từ năm 2007 đến năm 2010 là 1.100.900.000 đ và nộp thuế
bổ sung số tiền 950.000.000 đ. Không đồng ý với q/đ nêu trên, nên ông A là giám
đốc của c/ty TNHH KN đã khiếu nại đến Cục trưởng cục thuế thành phố H nhưng
hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại vẫn không được giải quyết nên đã
khởi kiện tại TAND.
a. Tòa án có thẩm quyền thụ lý và những người sẽ tham gia tố tụng trong trường
hợp trên?
Tòa án có thẩm quyền giải quyết là TAND thành phố H, cụ thể Tòa hành chính
TAND thành phố H (xét thẩm quyền theo vụ việc, thẩm quyền theo cấp và lãnh
thổ)
Những người tham gia tố tụng gồm: Đương sự
- Người khởi kiện: Công ty TNHH KN
- Người bị kiện: Cục trưởng cục thuế thành phố H
- Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Không có.
Những người khác: Người làm chứng, người phiên dịch,.. không có.
b. Vụ việc đã được tòa án thụ lý giải quyết. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ
thẩm công ty TNHH KN tổ chức lại doanh nghiệp và sát nhập vào cty TNHH HK.
Tòa án cấp sơ thẩm sẽ giải quyết như thế nào?
Công ty TNHH KN tổ chức lại doanh nghiệp và sát nhập vào công ty TNHH HK
thì công ty TNHH HK là người thừa kết quyền và nghĩa vụ tố tụng từ công ty
TNHH KN. Trong quá trình thụ lý giải quyết, nếu công ty TNHH KN chưa tổ
chức lại doanh nghiệp và sát nhập vào công ty TNHH HK hoàn tất, tức là chưa có
người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng thì Tòa án cấp sơ thẩm có quyền ra quyết
tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Nếu quá trình sát nhập hoàn tất, công ty TNHH KN
kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng thì Tòa án vẫn tiếp tục thụ lý vụ án.
c. Giả sử vụ việc trên đã được giải quyết bằng bản án của tòa án cấp sơ thẩm
nhưng bị người khởi kiện kháng cáo hợp lệ nhưng trước khi mở phiên tòa phúc
thẩm người khởi kiện rút kháng cáo. Tòa án cấp phúc thẩm sẽ giải quyết như thế
nào?
Trong trường hợp người khởi kiện kháng cáo hợp lệ bản án của tòa án cấp sơ thẩm
nhưng trước khi mở phiên tòa phúc thẩm người khởi kiện rút kháng cáo thì tòa án
cấp phúc thấm ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Người khởi kiện vẫn còn
quyền kháng cáo bản án nếu trong thời hạn kháng cáo án sơ thẩm.
Bài hướng dẫn của thầy
Thầy đã nhận được mail và điện thoại của một số bạn đề nghị hướng dẫn giải đáp
bài thi cuối kỳ. Trên cơ sở bài giải của lớp gởi, Thầy sẽ phân tích rõ những điểm
đúng, điểm sai từ bài làm của các để chúng ta cũng cố lại môn học.
- Đối với câu hỏi lý thuyết: Đây là câu hỏi so sánh, do vậy trong quá trình làm bài
chúng ta chúng ta phải nêu được hai nội dung cơ bản: điểm giống nhau và điểm
khác nhau (nhiều bạn chỉ nêu điểm khác nhau nhưng không trình bày điểm giống
nhau). Trong quá trình so sánh chúng ta dựa vào các tiêu chí để so sánh: cơ sở
pháp lý, căn cứ áp dụng, thẩm quyền áp dụng, thời điểm (giai đoạn áp dụng), hậu
quả pháp lý (Các bạn xem từ Điều 118 đến Điều 122 Luật TTHC để rút ra các nội
dung cần thiết).
- Đối với phần nhận định:
+ Nhận định a,b,c như lời giải của các bạn.
+ Nhận định d: đúng. Nhận định này hầu như tất cả các bạn trong lớp đều cho rằng
đây là nhận định sai.
"VKS không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm đối với quyết định đình
chỉ việc giải quyết vụ án trong trường hợp quyết định đó được tòa án ban hành
trong giai đoạn xét xử phúc thẩm".
Các đối tượng kháng nghị xét xử theo thủ tục phúc thẩm theo quy định của Luật
TTHC bao gồm bản án sơ thẩm và quyết định chưa có hiệu lực pháp luật được ban
hành trong giai đoạn xét xử sơ thẩm (các bạn xem Điều 173 Luật TTHC). Đọc kỹ
nhận định trên chúng ta nhận thấy: quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án trong
nhận định trên được ban hành trong giai đoạn xét xử phúc thẩm như vậy không
thuộc đối tượng kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Trong trường hợp Viện kiểm
sát trong quá trình thực hiện chức năng kiểm sát trong lĩnh vực tư pháp phát hiện
quyết định này là trái pháp luật thì thông qua các chủ thể có thẩm quyền chỉ có thể
kháng nghị để xét lại theo thủ tục đặc biệt là giám đốc thẩm, tái thẩm.
Phần giải thích trong bài giải của các bạn mâu thuẫn. Các bạn trả lời sai, nhưng
các bạn lại giải thích theo hướng đúng : "Viện kiểm sát cùng cấp và viện kiểm sát
cấp trên một cấp có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm đối với quyết định
đình chỉ việc giải quyết vụ án trong trường hợp quyết định đó được tòa án ban
hàng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm".
Mặt khác chúng ta thử suy nghĩ đơn giản: quyết định đình chỉ giải quyết vụ án
được ban hành trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, thì làm sao mà có thể tiếp tục bị
xét xử phúc thẩm bởi lẽ theo quy định của Luật TTHC, chúng ta chỉ thực hiện chế
độ hai cấp xét xử: cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm. Các bản án, quyết định của Tòa
án cấp phúc thẩm có hiệu lực thi hành ngay thì làm sao có thể tiếp tục bị xét xử
phúc thẩm. Trong trường hợp không đồng ý với bản án, quyết định cấp phúc thẩm
chỉ có thể hi vọng vào việc xét lại bản án theo thủ tục đặc biệt mà thôi.
- Nhận định e: đúng. Nhận định này thầy đã nói trên lớp. Trong TTHC việc làm
chứng là nghĩa vụ và trách nhiệm của những người chứng kiến, biết được các tình
tiết liên quan đến vụ án. Lời khai của người làm chứng là một trong những nguồn
của chứng cứ mà Tòa án căn cứ vào đó để ban hành ra phán quyết hợp pháp. Do
vậy, trong một vụ án hành chính nếu như có nhiều người làm chứng thì về nguyên
tắc tất cả những người này đều có trách nhiệm và nghĩa vụ phải tham gia vào quá
trình tố tụng. Chúng ta không đặt ra vấn đề thay đổi người làm chứng vì đây là
trách nhiệm và nghĩa vụ bắt buộc họ phải thực hiện, trong trường hợp Tòa án phát
hiện hoặc biết được lời khai của người làm chứng nào đó là không phù hợp với
các tình tiết khách quan của vụ án thì Tòa án không sử dụng lời khai này. Tòa án
sẽ sử dụng lời khai của các người làm chứng khác hoặc sử dụng các nguồn chứng
cứ khác theo quy định của Luật TTHC (các bạn xem thêm Đ 75 Luật TTHC).
- Nhận định f: sai. Giống như các bạn giải thích. Trong trường hợp này có 2
trường hợp: trường hợp thứ nhất như các bạn trình bày. Trường hợp 2 :Thầy đã
nói trên lớp: nếu người khởi kiện không đồng ý với việc hủy quyết định này thì
Tòa án sẽ tiến hành xét xử bình thường (các bạn xem thêm NQ số 04/2006).
- Phần bài tập:
1- Như bài giải của các bạn. Thầy giải thích thêm cho rõ (áp dụng theo quy tắc
Thầy đã nêu trên lớp để chúng ta dễ xác định).
- Thẩm quyền theo loại việc: K1 Điều 28 Luật TTHC đây là Quyết định về việc áp
dụng thuế và truy thu thuế.
- Thẩm quyền theo cấp: Quyết định này do Cục trưởng Cục thuế Thành phố H ban
hành (QĐHC từ cấp huyện trở lên thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp
tỉnh): quyết định của CQNN lớn hơn cấp huyện sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết
của TAND cấp tỉnh.
- Thẩm quyền theo lãnh thổ: Đây là QĐHC của CQNN cấp địa phương, mà người
khởi kiện là tổ chức do vậy kiện tại Tòa án nơi mà tổ chức này đặc trụ sở.
Do vậy, Tòa án có thẩm quyền giải quyết là TAND thành phố H, cụ thể Tòa hành
chính TAND thành phố H.
Về việc xác định NTGTT: các bạn còn thiếu người đại diện là ông A.
Rất nhiều bạn trong lớp xác định NKK là ông A. Như vậy sai bởi lẽ đối tượng bị
tác động của QĐHC này xâm phạm quyền và lợi ích của tổ chức là công ty TNHH
KN chứ không phải tác động đến cá nhân ông A. Các bạn lưu ý là, ông A thực
hiện việc khiếu nại và khởi kiện ra TAND với tư cách là người đại diện thay mặt
cho công ty thực hiện quyền khởi kiện bảo vệ quyền lợi của chính công ty.
2- Như các bạn giải thích. Thầy nêu rõ hơn:
Trong trường hợp này chủ yếu áp dụng quy định của pháp luật TTHC về việc kế
thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng (Điều 53 Luật TTHC). Tòa án sẽ có trách nhiệm
xác định tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng. Các phần lập luận như bạn đã
nêu.
Lưu ý: sáp nhập chứ không phải "sát nhập" như các bạn trình bày.
3- Như các bạn trình bày. Các bạn xem thêm K2 Điều 188, điểm b khoản 1, khoản
2 Điều 198 Luật TTHC.
Nhìn chung đề thi không khó, nhiều phần đặc biệt là nhận định và bài tập thầy đã
nêu trên lớp. Các kiến thức chỉ chủ yếu chỉ nằm trong Luật TTHC.
Hy vọng với đáp án này các bạn sẽ cũng cố một phần kiến thức, các bạn thi chưa
qua và những bạn chưa thi sẽ rút ra được những kinh nghiệm cho đợt thi lần 2.
Chúc cả lớp sức khỏe, thành đạt trong công việc và đạt kết quả cao nhất trong học
tập.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 112_9849.pdf