Đề thi học kì 2 môn vật lý - Trường Phan Đăng Lưu

Câu 1:Trong máy quang phổ lăng kính, sau khi qua dụng cụ nào, ánh sáng sẽ phân tán thành nhiều chùm

tia đơn sắc, song song?

A. Buồng ảnh.

B. Hệ tán sắc (lăng kính).

C. Ống chuẩn trực.

D. Thấu kính hội tụ L1

đặt gần khe sáng (nguồn sáng).

Câu 2:Câu nào sau đây khôngthuộc về thuyết lượng tử năng lượng do nhà vật lí Plăng (Max Planck)

đưa ra?

A. Chùm ánh sáng là chùm các phôtôn (các lượng tử ánh sáng). Cường độ của chùm sáng tỉ lệ với số

phôtôn phát ra trong 1 giây.

B. Lượng năng lượng mà mỗi lần một nguyên tử hay phân tử hấp thụ gọi là lượng tử năng lượng.

C. Lượng năng lượng mà mỗi lần một nguyên tử hay phân tử phát xạ gọi là lượng tử năng lượng.

D. Lượng tử năng lượng = hf trong đó h là một hằng số, f là tần số của ánh sáng bị hấp thụ hay được

phát xạ.

pdf4 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề thi học kì 2 môn vật lý - Trường Phan Đăng Lưu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 1/4 – Đề HK2 – Đề nghị SỞ GD-ĐT TPHCM THPT PHAN ĐĂNG LƯU Tổ Vật Lý Đề thi Học Kì 2 - Đề nghị LÝ 12NC Thời gian làm bài: 60 phút. (40 câu trắc nghiệm) Họ, tên học sinh:.....................................................Lớp: ................... STT: ................... Câu 1: Trong máy quang phổ lăng kính, sau khi qua dụng cụ nào, ánh sáng sẽ phân tán thành nhiều chùm tia đơn sắc, song song? A. Buồng ảnh. B. Hệ tán sắc (lăng kính). C. Ống chuẩn trực. D. Thấu kính hội tụ L1 đặt gần khe sáng (nguồn sáng). Câu 2: Câu nào sau đây không thuộc về thuyết lượng tử năng lượng do nhà vật lí Plăng (Max Planck) đưa ra? A. Chùm ánh sáng là chùm các phôtôn (các lượng tử ánh sáng). Cường độ của chùm sáng tỉ lệ với số phôtôn phát ra trong 1 giây. B. Lượng năng lượng mà mỗi lần một nguyên tử hay phân tử hấp thụ gọi là lượng tử năng lượng. C. Lượng năng lượng mà mỗi lần một nguyên tử hay phân tử phát xạ gọi là lượng tử năng lượng. D. Lượng tử năng lượng  = hf trong đó h là một hằng số, f là tần số của ánh sáng bị hấp thụ hay được phát xạ. Câu 3: Đối với nguyên tử hiđrô bán kính các quỹ đạo dừng A. tăng tỉ lệ với các số nguyên liên tiếp. B. giảm tỉ lệ với các số nguyên liên tiếp. C. tăng tỉ lệ với bình phương các số nguyên liên tiếp. D. bằng nhau. Câu 4: Trong hiện tượng quang dẫn, khi chất bán dẫn được chiếu sáng thích hợp thì A. ion tách khỏi mạng liên kết và trở thành tự do. B. điện trở suất của chất bán dẫn giảm. C. độ dẫn điện của chất bán dẫn giảm. D. nhiệt độ của chất bán dẫn giảm. Câu 5: Quang phổ của nguyên tử hiđrô A. chỉ có 3 dãy vạch. B. có nhiều hơn 3 dãy vạch. C. chỉ có 2 dãy vạch. D. chỉ có một dãy vạch. Câu 6: Hiện tượng quang điện trong được ứng dụng trong (I) quang điện trở. (II) đèn ống. (III) pin quang điện. A. cả (I), (II) và (III). B. chỉ (I) và (III). C. chỉ (I) và (II). D. chỉ (II) và (III). Câu 7: Ký hiệu (I) là sóng vô tuyến; (II) là tia catôt; (III) là tia hồng ngoại. Trong không khí (coi là chân không) các tia nào có cùng tốc độ? A. (II) và (III). B. Cả (I), (II), (III). C. (I) và (III). D. (I) và (II). Câu 8: Hai vạch quang phổ đầu tiên trong dãy Banme của nguyên tử hiđrô có bước sóng lần lượt là 1 = 6563 0 A và 2 = 4861 0 A . Tính bước sóng vạch đầu tiên của dãy Pasen A. 2792 0 A . B. 1702 0 A . C. 18.744 0 A . D. 11424 0 A . Câu 9: Năm 1887, Nhà vật lí người Đức, Héc (Heinrich Rudolf Hertz) làm thí nghiệm về hiện tượng quang điện ngoài, đã dùng tia gì chiếu vào tấm kẽm tích điện âm và kết quả cho thấy tấm kẽm bị mất điện tích âm? A. Tia hồng ngoại. B. Tia tử ngoại. C. Tia sáng màu lục. D. Tia sáng màu tím. Câu 10: Câu nào sai khi nói về sự phát quang? A. Bước sóng của ánh sáng huỳnh quang ngắn hơn bước sóng của ánh sáng kích thích. B. Bước sóng của ánh sáng lân quang dài hơn bước sóng của ánh sáng kích thích. C. Ánh sáng huỳnh quang thường xảy ra với chất lỏng và chất khí. D. Ánh sáng huỳnh quang có thời gian phát quang ngắn hơn so với ánh sáng lân quang. Trang 2/4 – Đề HK2 – Đề nghị Câu 11: Chọn phương án đúng khi nói về tia tử ngoại. A. Là sóng dọc. B. Là sóng ngang. C. Có tần số lớn hơn tần số của tia X. D. Là bức xạ nhìn thấy được. Câu 12: Quang phổ của nguồn sáng nào dưới đây là quang phổ vạch phát xạ? A. Bóng đèn ống dùng trong gia đình. B. Cục than hồng. C. Đèn khí phát sáng màu lục dùng trong quảng cáo. D. Mẻ gang đang nóng chảy trong lò. Câu 13: Nếu hiệu điện thế giữa anôt và catôt của ống Rơnghen tăng thì bước sóng ngắn nhất của tia X do ống phát ra A. không thay đổi. B. giảm. C. có thể tăng hay giảm. D. tăng. Câu 14: Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A = 50, được coi là nhỏ. Một chùm ánh sáng trắng hẹp rọi vào một mặt bên của lăng kính dưới góc tới nhỏ. Tính góc giữa tia tím và tia đỏ biết lăng kính có chiết suất đối với ánh sáng đỏ và ánh sáng tím lần lượt là nđ = 1,64 và nt = 1,68. A. 12’. B. 24’. C. 20’. D. 36’. Câu 15: Quang phổ vạch phát xạ do chất nào bị nung nóng phát ra? A. Chất rắn. B. Chất khí ở áp suất cao. C. Chất lỏng. D. Chất khí ở áp suất thấp. Câu 16: Ánh sáng có bản chất lưỡng tính sóng điện từ và hạt lượng tử. Tính hạt hiện rõ hơn ở A. sóng điện từ có bước sóng càng ngắn. B. sóng điện từ có tần số càng nhỏ. C. hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng. D. hiện tượng giao thoa ánh sáng. Câu 17: Tia nào dưới đây có tốc độ trong chân không khác với các tia còn lại? A. Tia tử ngoại. B. Tia sáng màu xanh. C. Tia catôt. D. Tia X. Câu 18: Giới hạn quang điện của đồng là 0,30 m. Công thoát của êlectron khỏi tấm đồng là bao nhiêu? Cho h = 6,625.10-34Js; c = 3.108 m/s; 1 eV = 1,6.10-19 J. A. 1,38 eV. B. 4,14 eV. C. 6,625 eV. D. 10,6 eV. Câu 19: Chiếu lần lượt vào một tấm kim loại các bức xạ có bước sóng 1 và 2 = 0,41 thì động năng ban đầu cực đại của êlectron bứt ra khỏi tấm này là W1 và W2 = 3W1. Giới hạn quang điện của kim loại là 0 . Tính tỉ số 0 /1. A. 2. B. 1,5. C. 4. D. 3. Câu 20: Bức xạ có bước sóng 10-4 m thuộc vùng chứa A. ánh sáng thấy được. B. tia hồng ngoại. C. tia tử ngoại. D. tia X. Câu 21: Một bức xạ đơn sắc có tần số f = 1015 Hz . Tốc độ ánh sáng c = 3.108 m/s. Bức xạ trên là A. tia tử ngoại. B. tia hồng ngoại. C. tia đơn sắc đỏ. D. tia đơn sắc tím. Câu 22: Giới hạn quang điện của Cu là 0,30 m, của Ag là 0,26 m, của Zn là 0,35 m. Bức xạ có bước sóng 0,30 m có thể gây ra hiện tượng quang điện ở kim loại nào sau đây? A. Ag và Zn. B. Chỉ có Cu. C. Ag và Cu. D. Cu và Zn. Câu 23: Công suất của chùm ánh sáng vàng chiếu tới một vật là 1,98.10-18 W. Ánh sáng này có bước sóng  = 0,6 m. Có bao nhiêu phôtôn ánh sáng vàng đập vào vật trong một giây? Cho h = 6,6.10-34Js; c = 3.108 m/s. A. 600. B. 6000. C. 60. D. 6. Câu 24: Trong công nghiệp cơ khí, dựa vào tính chất gì của tia tử ngoại để tìm vết nứt trên bề mặt các vật bằng kim loại? A. Tác dụng sinh học. B. Tác dụng lên phim ảnh. C. Khả năng ion hóa. D. Làm một số chất phát quang. Câu 25: Khi chiếu một chùm sáng hẹp màu vàng từ không khí vào môi trường trong suốt có chiết suất n > 1, theo phương xiên góc với mặt phân cách thì chùm sáng hẹp đó A. đổi màu dần sang màu cam. B. đổi màu dần sang màu lục. C. vẫn có màu vàng. D. đổi màu dần sang màu lục hoặc cam tùy theo giá trị của chiết suất n. Trang 3/4 – Đề HK2 – Đề nghị Câu 26: Thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Y-âng cách nhau một khoảng a = 0,3 mm, khoảng vân đo được là i = 3 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là D = 1,5 m. Bước sóng của ánh sáng là A. 0,40 m. B. 0,45 m. C. 0,60 m. D. 0,50 m. Câu 27: Tia X và tia tử ngoại khác nhau ở điểm nào? A. có tác dụng ion hóa không khí. B. có thể làm phát quang một số chất. C. không lệch trong điện trường, từ trường. D. tần số. Câu 28: Tia nào thường được dùng để diệt khuẩn, khử trùng nước? A. Tia hồng ngoại. B. Tia tử ngoại. C. Tia X. D. Ánh sáng thấy được. Câu 29: Tia laze không có đặc điểm nào dưới đây? A. Độ đơn sắc cao. B. Độ định hướng cao. C. Cường độ lớn. D. Tiêu thụ công suất lớn. Câu 30: Thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Y-âng. Nguồn sáng gồm hai bức xạ có bước sóng 1 = 0,675 m và 2 = 0,54 m. Tại chính giữa màn, hai vân sáng trung tâm cuả hai bức xạ này trùng nhau.Vị trí đầu tiên kể từ vị trí chính giữa này để hai vân sáng cuả hai bức xạ này trùng nhau ứng với vân sáng bậc mấy cuả bức xạ 2. A. 6. B. 4. C. 5. D. 9 Câu 31: Quang phổ của nguốn sáng nào dưới đây chỉ có một vạch? A. Đèn dây tóc nóng sáng. B. Đèn LED đỏ. C. Đèn ống. D. Mặt Trời. Câu 32: Dùng bức xạ có tần số f chiếu vào catôt của một tế bào quang điện thì dòng quang điện triệt tiêu khi đặt giữa anôt và catôt hiệu điện thế hãm có độ lớn U1. Nếu bức xạ có tần số 2f thì hiệu điện thế hãm có độ lớn A. tăng ít hơn 2 lần. B. tăng hơn 2 lần. C. không thay đổi. D. tăng gấp 2 lần. Câu 33: Câu nào sau đây không thuộc về thuyết lượng tử ánh sáng do nhà vật lí Anh-xtanh (Einstein) đưa ra? A. Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng cao sang trạng thái dừng có năng lượng thấp thì nguyên tử phát ra một phôtôn. B. Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các phôtôn đều giống nhau, mỗi phôtôn mang năng lượng  = hf. C. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn. D. Trong chân không, phôtôn bay với tốc độ c = 3.108 m/s dọc theo các tia sáng. Câu 34: Một chất phát quang có khả năng phát ra ánh sáng màu lam khi được kích thích. Hỏi khi chiếu vào chất đó ánh sáng đơn sắc nào dưới đây thì chất đó sẽ phát quang? A. Tím. B. Da cam. C. Đỏ. D. Lục. Câu 35: Giới hạn quang điện của đồng là 0,3 m; của natri là 0,5 m. Công thoát của êlectron khòi đồng là A1, khỏi natri là A2. Chọn hệ thức đúng. A. A2 = 1,5A1. B. A1 = 0,6A2. C. A2 = 0,6A1. D. A1 = A2. Câu 36: Tốc độ của êlectrôn đập vào đối catôt của ống Rơnghen là 3.000 km/s. Để tốc độ này tăng thêm 3000 km/s, hiệu điện thế giữa anôt và catôt phải A. tăng 4 lần. B. tăng 2 lần. C. tăng 9 lần. D. tăng 3 lần. Câu 37: Đặc điểm của suất điện động của một pin quang điện là A. có giá trị bằng 1,5 V. B. có giá trị không đổi, không phụ thuộc điều kiện bên ngoài. C. chỉ xuất hiện khi pin được chiếu sáng. D. có giá trị bằng 12 V. Câu 38: Trong thí nghiệm Y-âng với hai nguồn kết hợp S1, S2 cách nhau 3 mm và cách màn D = 2 m; khoảng cách từ vân sáng trung tâm đến vân tối thứ 5 là 1,8 mm. Tính bước sóng của ánh sáng đơn sắc đã dùng. A. 0,64 m. B. 0,72 m. C. 0,60 m. D. 0,68 m. Trang 4/4 – Đề HK2 – Đề nghị Câu 39: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng đơn sắc với hai khe Y-âng, nếu màn chắn nghiêng đi một góc so với mặt phẳng chứa hai khe thì trên màn A. thấy giao thoa ánh sáng nhưng khoảng cách giữa các vân sáng kế tiếp không còn bằng nhau. B. thấy màu cầu vồng. C. không thấy giao thoa ánh sáng. D. hình ảnh giao thoa ánh sáng giống hệt như khi chưa nghiêng màn. Câu 40: Chất nào có thể cho quang phổ hấp thụ? A. chỉ có chất lỏng. B. chỉ có chất khí. C. chỉ có chất rắn. D. cả ba chất rắn, lỏng và khí. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_dang_luu_1062.pdf